Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

NHỜ ÂN ĐIỂN TRỊ VÌ TRONG SỰ SỐNG



Trong các sứ điệp trước chúng ta đã bàn về một số điều tiêu cực mà từ đó chúng ta cần được cứu trong sự sống của Đấng Christ: luật của tội lỗi, sự thế tục, sự thiên nhiên, cá nhân chủ nghĩa, sự chia rẽ và sự tự đồng hóa. Bây giờ chúng ta tiến đến sự việc trị vì trong sự sống.
                         Ân Điển Trị Vì Cho Sự Sống Đời Đời
La mã 5: 17 chép: “Vậy nếu bởi sự quá phạm của một người, sự chết đã nhơn một người ấy mà làm vua rồi, thì huống chi những kẻ nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công nghĩa cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Đấng Christ mà trị vì trong sự sống càng hơn là dường nào.” Đây là câu chuyện duy nhất trong Kinh thánh diễn giảng về sự trị vì trong sự sống. Cặp theo câu 17, câu 21 chép, “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự chết mà làm vua thể nào, thì ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sống đời đời bởi Jesus Đấng Christ Chúa chúng ta.” Có lẽ anh em đã nghe rằng ân điển dư dật, nhưng có thể anh em không có quan niệm về ân điển trị vì. Nhưng ân điển là vị vua trị vì trên mọi sự. Dù theo văn mạch câu 21 đến sau câu 17, nhưng theo kinh nghiệm nó đi trước câu 17. Theo câu 21, ân điển trị vì đến sự sống đời đời, ngụ ý sự trị vì của ân điển xuất phát từ sự sống đời đời. Trong sự sống đời đời này, chúng ta sẽ trị vì.

Dù có nhiều sách cơ đốc viết về sự đắc thắng, chiến thắng, tôi không biết có sách nào luận về sự trị vì trong sự sống. Một số sách đã viết về sự đồng trị vì với Đấng Đấng Christ trong nước Thiên hi niên. Tuy nhiên, trị vì trong sự sống không chỉ là sự việc cho tương lai thôi. Đây là kinh nghiệm của chúng ta hôm nay. Tôi không hài lòng với các lời hứa về việc làm vua trong tương lai; tôi khao khát trị vì trong sự sống như vị vua hôm nay. Trong La mã 5: 17, Phao lô không ám chỉ vương quốc Thiên hi niên. Nếu anh em suy gẫm các câu này theo văn mạch của nó, anh em sẽ nhận thức rằng Phao lô đang diễn giải về đời sống hiện tại hằng ngày của chúng ta. Ngợi khen Chúa, thậm chí hôm nay chúng ta có thể làm vua trong sự sống.
                             Sự Tiếp Diễn Của Tin Lành Giăng
Trước khi xem xét thêm sự việc trị vì trong sự sống, chúng ta cần suy nghĩ mối liên hệ giữa Tin lành Giăng và sách La mã. La mã tiếp diễn Tin lành Giăng. Giăng 1: 4 chép: “Trong Ngài có sự sống, ” rồi câu 14 cùng chương chép: “Lời đã trở nên xác thịt và đóng trại giữa chúng ta... đầy ân điển và thực tại (lẽ thât).” Câu 16 tiếp tục: “Vì trong sự đầy đủ của Ngài chúng ta nhận được cả, ân điển gia trên ân điển.” Do đó trong chương đầu của Giăng, chúng ta có sự sống và ân điển. Trong Giăng 10: 10 Chúa Jesus phán: “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và được càng dư dật.” Giăng 8: diễn giảng về một số điều tiêu cực nào đó, như tội lỗi và sự chết. Câu 24 chép: “Vì nếu các ngươi chẳng tin Ta là Đấng hằng hữu thì các ngươi chắc chết trong các tội lỗi mình.” Điều này có nghĩa những kẻ không tin Chúa Jesus sẽ cứ ở trong sự chết. Hơn nữa trong câu 34, Chúa có vài lời về việc làm nô lệ cho tội lỗi: “Quả thật, quả thật Ta nói cùng các ngươi, hễ ai phạm tội là tôi mọi của tội lỗi.” Trong câu 36, Chúa diễn giảng về việc được giải phóng: “Nếu Con buông tha các ngươi, thì các ngươi được tự do thật.” Những kẻ ở dưới ách nô lệ của tội lỗi và trong sự chết có thể được buông tha tự do bởi Con hằng sống của Đức Chúa Trời, Đấng là thực tế hằng sống. Vì vậy, trong Tin lành Giăng chúng ta có sự sống, ân điển, sự dư dật của sự sống, tội lỗi, sự chết, ách nô lệ, sự phóng thích khỏi tội lỗi và sự chết.
Tất cả các điều này được tìm thấy trong La mã, nơi đó lẽ thật về các điều đó được khai triển nhiều thêm. Dù cả Giăng và La mã bàn luận nhiều điều cùng đề tài và thậm chí dùng cùng một số từ liệu, Tin lành Giăng không diễn giảng về ân điển trị vì, hay về sự trị vì trong sự sống. Sự dùng chữ “Trị vì” trong sách La mã có liên quan ân điển và sự sống bày tỏ sự phát triển có ý nghĩa trên những gì bao gồm trong Tin lành Giăng. Dù Phúc âm Giăng phong phú, sâu nhiệm và dù nó luận về sự dư dật của sự sống, sách ấy không chép về sự trị vì của ân điển cũng như về sự trị vì của sự sống. Vì cớ Phao lô là người đang trị vì trong ân điển và trong sự sống, ông có thể diễn giảng các điều như vậy trong sách La mã. Trái ngược với nhiều cơ đốc nhân hôm nay Phao lô không chời đợi Thiên hi niên mới trị vì với Đấng Christ.
Trong La mã 5: chúng ta được bảo rằng ân điển trị vì và những kẻ tiếp nhận sự dư dật của ân điển có thể trị vì trong sự sống. Trị vì là làm vua; tức là chế phục cái gì đó và cai trị trên điều đó. Trị vì cũng có nghĩa là có sự thống trị hay vương quốc. Sinh hoạt cơ đốc của chúng ta ngày nay không chỉ là cuộc đời đắc thắng, đây cũng là đời sống vương giả, cuộc sống trị vì. Chúng ta có thể làm vua hằng ngày.
                         Cai Trị Trên Ba Kẻ Thù Chủ Yếu
Là các vua trị vì trong sự sống, chúng ta phải chế phục các kẻ thù và cai trị chúng. Đừng coi vợ hay chồng mình như kè thù mà anh em phải cai trị. Theo cả Tin lành Giăng và sách La mã, các kẻ thù chủ yếu của ta là tội lỗi, sự chết và Sa tan. Thậm chí tánh nổi giận của chúng ta cũng không phải là kẻ thù chính yếu. Nếu tội lỗi, sự chết và Sa tan bị đánh bại, cơn giận của anh em cũng sẽ bị đánh bại và thậm chí trở thành điều đáng yêu. Tội lỗi là những gì làm cơn giận của anh em thành quá khó chịu. Cùng nguyên tắc, lý do mà bản ngã quá xấu xí là vì tội lỗi, sự chết và Sa tan lập chỗ cư ngụ trong chúng ta. Nếu các điều này bị chế phục rồi, thậm chí bản ngã ta cũng sẽ xinh đẹp. Vì vậy, chúng ta chỉ có ba kẻ thù chính: tội lỗi, sự chết và Sa tan.
Phao lô bàn về các kẻ thù này trong sách La mã. Trong 8: 2 mà diễn giảng về luật của tội lỗi và sự chết, chúng ta thấy rằng hai kẻ thù, tội lỗi và sự chết. Rồi trong 16: 20 Phao lô ám chỉ đến Sa tan: “Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ sớm chà nát Sa tan dưới chân anh em .” Đừng chờ trông làm vua trên vợ hay chồng mình. Hỡi các người làm chồng, Chúa lập anh em làm đầu đối với vợ các anh, nhưng đừng làm vua cai trị nàng. Hỡi các bậc cha mẹ, đừng làm vua cai trị trên con cái mình. Nhưng chúng ta phải trị vì như vua trên tội lỗi, sự chết và Sa tan. Đối với các thành viên của gia đình mình và các anh chị em trong Hội thánh, chúng ta là đầy tớ. Nhưng đối với tội lỗi, sự chết và Sa tan anh em là vua.
         Đức Chúa Trời Được Phân Phát Vào Chúng Ta Để Làm
                                   Phần Hưởng Của Chúng Ta
Nếu chúng ta muốn biết ân điển trị vì cho đến sự sống đời đời có nghĩa là gì, chúng ta phải hiểu biết cách đúng đắn về ân điển. Ân điển là chính Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta trong Đấng Christ và được phân phát vào linh chúng ta để làm phần hưởng của chúng ta. Nếu chúng ta có sự hiểu biết thấu suốt về Kinh thánh, chúng ta sẽ nhận thức rằng Đức Chúa Trời không có chủ tâm ban điều gì khác cho chúng ta hơn chính Ngài. Tất cả các điều gì khác hơn Đức Chúa Trời  đều là hư không. Sa lô môn, vị vua khôn ngoan nói: “Hư không của sự hư không, mọi sự đều hư không” (Truyền đạo 1: 2). Theo lời Phao lô, mọi điều ngoài Đấng Christ đều là phân (rác rến) (Phi líp 3: 8). Phần hưởng duy nhất của chúng ta là Đức Chúa Trời và ân điển là Đức Chúa Trời như phần hưởng cho chúng ta tham dự, kinh nghiệm và vui hưởng.
Nếu chúng ta xem Giăng 1: 1 và 1: 14 theo thượng hạ văn, chúng ta sẽ thấy ân điển là Đức Chúa Trời đến cùng chúng ta để được phân phát vào trong chúng ta và cho chúng ta vui hưởng. Giăng 1; 16 chép: “ Vì từ trong sự đầy đủ của Ngài chúng ta đều nhận được cả, và ân điển gia trên ân điển.” Trong La mã 5: 17, Phao lô không chỉ diễn giảng về sự tiếp nhận ân điển, nhưng về sự dư dật của ân điển. Vì cớ ân điển thì hằng sống và lớn lên, nó dư dật. Ân điển dư dật này cũng trị vì. Ân điển không phải là một yếu tố không có sự sống, mà nó là một Thân vị sống, thậm chí là chính Đức Chúa Trời.
                                             Hai Vua
Trong La mã đoạn 5, cả tội lỗi và ân điển đều được nhân hóa. Như câu 21 chỉ dẫn, hoặc tội lỗi hay ân điển đều trị vì được, ân điển theo tích cực hay tội lỗi theo tiêu cực. Tội lỗi là sự hóa thân của bản chất tà ác của Sa tan trong xác thịt chúng ta, còn ân điển là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ hóa thân trong linh chúng ta. Vì vậy, chúng ta có hai vua: tội lỗi và ân điển bên trong mình. Trong xác thịt mình, chúng ta có vua của tội lỗi, còn trong linh mình chúng ta có vua của ân điển. Tình trạng chiến tranh đang giàn ra giữa hai vua này.
                           Tiếp Nhận Sự Dư Dật Của Ân Điển
Có thể anh em ao ước làm sao có thể có sự dư dật của ân điển. Dường lối duy nhất để có nó là tiếp nhận. Khi tiếp nhận chúng ta không lao tác hay trả một giá nào. Chúng ta chỉ tiếp nhận. Cả Giăng và La mã nói về sự tiếp nhận ân điển. Chúng ta đã thấy Giăng 1: 16 chép, từ sự đầy dẫy của Ngài chúng ta đã nhận ân điển gia trên ân điển. Trong La mã 5: 17 Phao lô nói về việc chúng ta tiếp nhận sự dư dật của ân điển. Chúng ta cần đến cùng chính Đức Chúa Trời, chính là ân điển và cứ tiếp tục tiếp nhận ân điển đến khi chúng ta có thể được đầy dẫy ân điển. Chỉ khi đó chúng ta được đầy dẫy ân điển và có thể kinh nghiệm sự trị vì của ân điển. Khi ấy ân điển được đầy dẫy trong chúng ta, dư dật trong chúng ta và rồi trị vì trong chúng ta. Ân điển trị vì luôn luôn theo sau ân điển dư dật.
Nếu chúng ta thiếu hụt ân điển, ân điển không thể trị vì trong chúng ta. Chỉ khi lấy ân điển đầy dẫy trong chúng ta và từ chúng ta tuôn tràn, chúng ta có thể kinh nghiệm sự trị vì của ân điển. Khi ân điển trị vì, tội lỗi, sự chết và Sa tan bị chế phục và ở dưới chân chúng ta, chúng ta trở thành vua trong ân điển. Khi ân điển trị vì trong chúng ta, chúng ta trị vì trong sự sống.
Đừng nghĩ rằng kinh nghiệm trị vì trong sự sống bởi ân điển là sự không có thể. Tôi có thể làm chứng rằng chúng ta chắc chắn có thể trị vì trong sự sống. Bất cứ khi nào chúng ta được đầy dẫy ân điển, ân điển tuôn tràn và trị vì. Rồi nhờ ân điển chúng ta trị vì trong sự sống trên tội lỗi, sự chết và Sa tan. Chúng ta không chỉ được tự do khỏi ba kẻ thù chính, nhưng trị vì trên chúng. Nguyên tắc trị vì trong sự sống được khải thị trong chương 5, nhưng kinh nghiệm trị vì trong sự sống thì ở chương 8. Trị vì trong sự sống thì lớn hơn và cao hơn việc được cứu trong sự sống của Đấng Christ.
                                 Mở Ra Để Được Đầy Dẫy
Trong sự việc này, giáo lý, dạy dỗ và khuyên lơn không hiệu lực. Theo một nghĩa, thậm chí sự cầu nguyện của chúng ta không có kiến hiệu giúp chúng ta đủ sức trị vì trong sự sống bởi ân điển. Điều duy nhất có hiệu nghiệm là đến cùng nguồn sự sống thần thượng và mở chính mình ra từ nơi sâu thẳm bên trong mình ra để được dầy dẫy Đức Chúa Trời như ân điển. Để được đầy dẫy chúng ta phải xin Chúa cất bỏ mọi sự cách trở và hư hỏng. Chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ôi, con sẵn sàng cất bỏ mọi ngăn trở. Con muốn giữ mình mở ra cách trực tiếp với Ngài. Chúa ôi, xin đầy dẫy con cách hoàn bị bởi chính Ngài như ân điển.” Bất luận anh em đang ở đâu, làm việc, trường học, lái xe, hãy mở ra với Chúa để được đầy dẫy chính Ngài như ân điển. Đây là những gì ngụ ý là tiếp nhận sự dư dật của ân điển. Khi anh em tiếp nhận ân điển theo lối này, anh em sẽ nhận đầy dẫy ân điển và cuối cùng ân điển tuôn tràn từ bên trong anh em. Rồi anh em sẽ trị vì trong sự sống bởi ân điển trên tội lỗi, sự chết và Sa tan. Ba kẻ thù này sẽ bị chế phục hoàn toàn  trong kinh nghiệm của anh em.

Tôi lỗi, sự chết và Sa tan vẫn đang hoạt động trong chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đến cùng nguồn thiên thượng và mở chính mình cách triệt để để được đầy dẫy ân điển, chúng ta sẽ trị vì trên chúng trong sự sống. Đây là nhu cầu chúng ta hôm nay trong sinh hoạt Hội thánh. Dù tôi đánh giá rất nhiều mọi điều có trong Tin lành Giăng, nhưng chúng ta phải tiến lên từ Giăng đến La mã 5: 17 và 21 để tiếp nhận sự dư dật của ân điển đến nỗi ân điển có thể trị vì bên trong chúng ta và chúng ta có thể trị vì trong sự sống.