Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

VINH QUANG – SỰ NỞ HOA CỦA SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG

 Kết quả hình ảnh cho photo of the flowers blossoming

Vinh quang của Đức Chúa Trời là một điều rất khó cho bất cứ ai định nghĩa hay giải thích. Trong lời cầu nguyện của Chúa Jesus cùng Cha ở Giăng 17, Ngài nói, “Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con” (Giăng 17: 22). Vinh quang  này là gì? Vinh quang mà nguyên soái của chúng ta đang hướng dẫn chúng ta bước vào là vinh quang mà Ngài đã ban cho chúng ta. Dù vinh quang đã được ban cho chúng ta rồi, chúng ta vẫn cần bước vào đó. Khó điễn giảng về vinh quang này là dường nào! Một số người nói vinh quang này là tình trạng lộng lẫy mà chúng ta sẽ bước vào trong tương lai và điều đó sẽ làm cho chúng ta xao xuyến cùng hồi hộp rất nhiều. Khi tôi có nghe loại nói năng này trong quá khứ, tôi đã không hài lòng về điều đó. Thâm sâu bên trong, tôi cảm thấy rằng điều đó quá kém cỏi. Nếu anh em quay lại hỏi tôi, tôi sẽ phải nói rằng thật hết sức khó khăn để định nghĩa vinh quang thần thượng là gì mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho chúng ta.

Tân Ước bảo cho chúng ta rằng chúng ta đã được kêu gọi vào vinh quang và rằng vinh quang này đã được định theo trí tuệ của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời quá khứ. I Cô rinh tô nói rằng trong cõi đời đời quá khứ Đức Chúa Trời đã chỉ định rằng chúng ta sẽ được đem vào vinh quang này. Cả I Tê sa lô ni ca và I Phi e rơ 5: 10 bảo rằng chúng ta đã được kêu gọi vào vinh quang này.
Còn theo Cô lô se 3: 4 khi Đấng Christ hiện ra, chúng ra sẽ hiện ra với Ngài trong vinh quang của Ngài. Vinh quang này là gì? Có thể có rất nhiều Cơ đốc nhân nghĩ rằng vinh quang chỉ là một loại chiếu sáng suông. Tôi không nói rằng vinh quang đó không phải là sự chiếu sáng hay chói sáng như vậy, vì cớ tôi đã không bước vào nó và không dám nói rằng sự hiểu biết này về vinh quang là sai lầm. Tuy nhiên, tôi nói rằng một sự hiểu biết như vậy thì quá khách quan và tuyệt đối theo đúng các sự suy xét khách quan. Nói rằng vinh quang mà chúng ta sẽ bước vào chỉ là một loại chiếu sáng suông có thể đúng, nhưng đó là hoàn toàn quan niệm khách quan.
Chúng ta có thể minh họa sự việc này về vinh quang bằng thí dụ cây hoa Cẩm chướng. Hột giống cây Cẩm chướng rất nhỏ bé. Nếu anh em gieo hạt giống này xuống xuống đất, nó sẽ mọc lên để cuối cùng đạt giai đoạn nở hoa. Khi cây Cẩm chướng trổ bông, đó là sự vinh quang của nó. Có một diễn trình dài phải xảy ra từ giai đoạn hạt giống đến giai đoạn nở hoa. Đang khi cây Cẩm chướng trải qua tiến trình này, nó phải chiến đấu khá nhiều. Nếu anh em đã làm hột giống Cẩm chướng, anh em có thể kể cho chúng tôi anh em phải trải qua nhiều chiến đấu là dường nào. Trước hết cây Cẩm chướng phải chiến đấu chống chính mình, vì cớ nguyên tố bên trong hột giống phải chiến đấu chống cái vỏ và phá vỡ ra để xuất hiện. Rồi cây Cẩm chướng phải chiến đấu chống lại đất đai mà trong đó nó mọc lên. Vì cớ đất giúp đỡ cây Cẩm chướng lớn lên, chúng ta có thể gọi là đất làm lớn lên. Tuy nhiên, thậm chí đất làm mọc lên này là một sự phá hỏng đối với cây Cẩm chướng. Dù cây con cần đất và đất đai giúp nó mọc lên, song le, nó là sự phá hỏng đối với sự tăng trưởng của cây Cẩm chướng. Cây Cẩm chướng phải chiến đấu chống với chính đất đai mà giúp đỡ nó mọc lên. Cuối cùng, sau nhiều chiến đấu, cây Cẩm chướng đến giai đoạn nở hoa. Đó là vinh quang của cây Cẩm chướng. Sự trổ bông của nó là vinh quang của nó.
Mọi người chúng ta, không có ngoại lệ, giống như hột Cẩm chướng. Qua sự tái sinh, sự sống của vinh quang đã vào chúng ta. Bây giờ chúng ta chúng ta có hột giống của vinh quang bên trong mình. Sự sống mà chúng ta có bên trong mình như hột giống, là sự sống của vinh quang. Đây là Đấng Christ bên trong chúng ta, hy vọng về vinh quang (Côl 1: 27). Vinh quang không phải là một sự chiếu sáng chói lọi suông trong không khí. Điều đó quá khách quan. Nhưng điều đó không phải là vinh quang mà Kinh thánh nói đến. Vinh quang được khải thị trong Kinh thánh là chính sự nở hoa nguyên tố thần thượng của Đức Chúa Trời. Một ngày kia, nguyên tố thần thượng của Đức Chúa Trời sẽ nở hoa.
Hãy suy gẫm sự biến hình của Chúa Jesus trên đỉnh núi (Math 17: 1 - 2). Khi Chúa Jesus đã lên trên ngọn núi đó và được hóa hình, vinh quang Shekinah đã giáng trên Ngài từ bên ngoài, tức từ các từng trời thứ ba chăng? Ngài đã bước vào sự chiếu sáng hay chói sáng nào chăng? Không, vinh quang đã chiếu sáng từ bên trong Ngài. Đó là tại sao điều đó được gọi là sự biến hình. Cũng vậy, vinh quang mà chúng ta sẽ được đưa vào là chính vinh quang mà đang ở bên trong chúng ta ngay bây giờ. Điều đó không có tính khách quan suông; nó hoàn toàn chủ quan. Thật có sự khác biệt dường nào giữa điều này và sự dạy dỗ theo truyền thống về vinh quang! Vào lúc chúng ta được tái tạo, hột giống của vinh quang đã được gieo vào trong chúng ta. Điều này mầu nhiệm.
Trong sự tái sinh nguyên tố sự sống đã vào bản thể chúng ta. Nguyên tố sự sống này không phải là vật nhỏ mọn; đó là nguyên tố thần thượng của Đức Chúa Trời. Mọi điều Đức Chúa Trời là đều ở trong bản thể này, nguyên tố sự sống này, đều đã vào trong bản thể chúng ta. Ô, chúng ta đều cần nhận thức những gì đã xảy ra cho mình khi chúng ta đã được tái tạo là dường nào! Nguyên tố thần thượng của Đức Chúa Trời đã vào trong chúng ta rồi.
Khi dân Y sơ ra ên vào đất Ca na an, họ đã bắt đầu nở hoa. Đó là vinh quang của họ. Giai đoạn trổ bông đó cũng là giai đoạn chiến đấu, vì họ đã bắt đầu chiến đấu hầu như ngay sau khi vào Đất Hứa. Trận đánh đầu tiên họ đã chiến đấu là tại Giê ri cô. Tiếp sau Giê ri cô, họ đã tiếp tục chiến đấu mãi đến khi Đa vít đánh bại mọi kẻ thù và Đền thờ được xây dựng, Rồi vinh quang của Đức Chúa Trời đã dầy dẫy Đền thờ đã từ trên giáng xuống; thực ra, vinh quang vốn ở với con dân Y sơ ra ên. Từ ngày họ vượt qua Hồng Hải, vinh quang đã ở với họ. Vinh quang đã ở trong trụ mây và trụ lửa (Xuất 14: 19, 24). Khi họ xây dựng Đền thờ, Đền thờ đã đầy dẫy vinh quang. Lần nữa tôi nói rằng vinh quang đã không đến từ trên cao. Nó đã có mặt rồi, chờ đợi dân chúng tăng trưởng và phát triển. Khi con dân Y sơ ra ên được phát triển đầy đủ, vinh quang đã đầy dẫy Đền thờ.
Cũng vậy, chúng ta đều đã có khởi đầu của mình vào lúc chúng ta tái sinh. Đó là lễ Vượt qua của chúng ta.Từ lễ Vượt qua của chúng ta, thời kỳ hột giống đó cứ tăng trưởng. Sự trưởng tiến này là một tiến trình chiến đấu. Thậm chí bây giờ chúng ta vẫn đang ở dưới diễn trình bước vào vinh quang.
                       Vinh Quang Đức Chúa Trời Được Biểu Hiện
Trong Kinh thánh, vinh quang là Đức Chúa Trời được biểu hiện. Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời được biểu hiện đó là vinh quang. Nhưng bất cứ khi nào Đức Chúa Trời được giấu kín, che giấu, không có vinh quang. Khi Đức Chúa Trời được nhìn thấy, có vinh quang. Anh em không bao giờ có thể thấy Đức Chúa Trời mà không thấy vinh quang Ngài. Trong khi Đức Chúa Trời không thấy được là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời thấy được là vinh quang. Vinh quang được nhìn thấy khi con dân Y sơ ra ên hành trình từ Ai cập vào Đất Hứa (Xuất 13: 21). Suốt cả ngày Đức Chúa Trời đã được nhìn thấy như đám mây và suốt cả đêm Ngài được nhìn thấy như trụ lửa, đó là vinh quang. Trong Tin lành Giăng chúng ta đọc rằng Ngôi Lời là Đức Chúa Trời, rằng Ngôi Lời đã trở thành xác thịt và cư trú giữa vòng chúng ta, rằng chúng ta đều ngắm xem vinh quang Ngài (Giăng 1: 1, 14). Giăng 1: 18 chép: “Chẳng ai từng thấy Đức Chúa Trời bao giờ, duy Con Độc sanh ở trong lòng Cha, là Đấng giãi bày Cha.”
                         Sự Biểu Hiện Phối Hợp Của Đức Chúa Trời
Căn cứ trên hiểu biết này về vinh quang, chúng ta có thể hỏi: Mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời là gì? Mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời là để biểu hiện chính chính Ngài trong một đường lối phối hợp. Nếu anh em đọc sách Khải thị cách cẩn thận, anh em sẽ thấy rằng toàn thể thành phố Giê ru sa lem mới mang vinh quang của Đức Chúa Trời (Khải 21: 10 – 11). Điều này có nghĩa toàn thể thành phố sẽ là sự biểu hiện phối hợp của Đức Chúa Trời. Trong Giê ru sa lem mới, Đức Chúa Trời ở trong Chiên Con, và Chiên Con là ngọn đèn chung với Đức Chúa Trời đang soi sáng trong và qua Đấng là ánh sáng (Khải 21: 23). Tất nhiên ánh sáng này sẽ soi sáng xuyên qua vách tường của thành phố, một bức tường được làm bằng bích ngọc, trong suốt như thủy tinh và biểu hiện hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nếu anh em đã hỏi tôi vinh quang là gì, tôi sẽ nói rằng đó là vinh quang. Được đưa vào vinh quang đơn giản có nghĩa là được đưa vào sự biểu hiện vinh diệu đó về Đức Chúa Trời.
Khải 21: 11, một sự miêu tả về Giê ru sa lem mới, chép: “Có vinh quang của Đức Chúa Trời. Sự sáng của thành giống như bửu thạch rất quý, dường như bích ngọc, trong suốt như thủy tinh.” Câu 18 cùng chương chép: “Tường thì xây bằng bích ngọc.” Toàn bộ bức tường thành phố được làm bằng bích ngọc, biểu hiện chính hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nếu anh em đọc Khải thị 4: 3, anh em sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời, Đấng ngồi trên ngai có dáng mạo bích ngọc: “Đấng ngự đó xem giống như bích ngọc.” Dáng mạo của Đức Chúa Trời giống như bích ngọc, và vách thành phố được làm bằng bích ngọc biểu hiện cùng dáng mạo như Đức Chúa Trời. Đây là vinh quang mà thành phố mang. Vinh quang như vậy không phải là sự chiếu sáng khách quan. Vinh quang ở đây là thực tại thần thượng  được biểu hiện. Thực tại thần thượng đã biểu hiện qua Thân thể tập thể là vinh quang. Đây là vinh quang mà chúng ta đang bước vào. Vinh quang mà chúng ta sẽ bước vào không phải là sự chiếu sáng hay chói sáng khách quan, đó là chính Đức Chúa Trời chiếu sáng từ, xuyên qua và từ bên trong chúng ta mà ra.
Vinh quang trong Giê ru sa lem mới ở đâu? Nó ở trung tâm, trong lòng của thành phố. Đức Chúa Trời, nguồn gốc của vinh quang, ở trên ngai trong trung tâm của Giê ru sa lem mới. Đức Chúa Trời trên ngai là bản thể, thể yếu và nguyên tố của vinh quang. Trong Khải thị 21: vinh quang đó được gọi là ánh sáng (Khải 21: 23). Ánh sáng đó không phải là ánh sáng thiên nhiên, nhưng ánh sáng của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, cũng không phải ánh sáng nhân tạo như ngọn đèn. Không, đó là ánh sáng thần thượng, chính mình Đức Chúa Trời. Đây là nguồn gốc của vinh quang. Đức Chúa Trời như ánh sáng chiếu sáng trong và qua Chiên Con như ngọn đèn, tất nhiên chiếu sáng qua toàn thể thành phố mang dáng mạo của chính Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhìn vào Giê ru sa lem mới, chúng ta thấy sự biểu hiện của dáng mạo Đức Chúa Trời, tức là ánh sáng trong ngọn đèn chiếu sáng xuyên qua bích ngọc. Đây là vinh quang. Vinh quang là Đức Chúa Trời được biểu hiện qua dân được cứu chuộc của Ngài. Ô, tất cả chúng ta đều cần thấy vinh quang này thực sự là gì biết dường nào!
Để vượt qua con sông đến bờ của vinh quang, đến miền của vinh quang không có nghĩa chúng ta sẽ bước vào vinh quang theo một ý nghĩa vật lý và bước đi trên con đường bằng vàng. Không, những điều thuộc về Đức Chúa Trời và mục đích trường  cửu của Đức Chúa Trời rất huyền nhiệm, thuộc linh và thần thượng đến nỗi không có lời lẽ nào của loài người có thể minh họa chúng cách đầy đủ và không tâm trí nào của con người có thể am hiểu chúng cách đầy đủ được. Vì cớ điều này, Kinh thánh dùng các biểu hiện để tượng trưng thực tại thuộc linh. Khi Kinh thánh nói rằng Đấng Christ là Chiên Con, dĩ nhiên không có nghĩa Ngài thực sự là một Chiên Con có bốn chơn và cái đuôi. Khi Kinh thánh nói rằng Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1: 29). Điều đó ám chỉ sự cứu chuộc thần thượng.
Là một toàn bộ, Kinh thánh khải thị rằng Hữu Thể thần thượng, Đức Chúa Trời toàn năng và huyền bí muốn có một sự biểu hiện đầy đủ xuyên qua một dân phối hợp. Vì mục đích này, Ngài đã sáng tạo vũ trụ bao gồm các từng trời và trái đất. Vì mục đích này, Ngài sáng tạo cách đặc thù và đặc biệt con người như một thực thể phối hợp để chứa đựng Ngài, để được đầy dẫy Ngài, để sống với Ngài và bởi nhờ Ngài mà hiện hữu hầu biểu hiện Ngài. Tất nhiên con người phối hợp này sẽ là Giê ru sa lem mới như sự biểu hiện phối hợp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ ở đó như trung tâm, thể yếu, bản thể, nội dung, sự sống và mọi sự cho người phối hợp này. Đức Chúa Trời sẽ được chiếu sáng ở đó. Ngài sẽ chiếu sáng từ bên trong người phối hợp này. Vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ ở đó, và mọi chi thể của người phối  hợp này sẽ được đem vào vinh quang đó.
Bây giờ chúng ta có thể nắm được ý nghĩa của vinh quang mà chúng ta đang được đem vào đó. Vinh quang này không phải là sự chiếu sáng khách quan; đó là chính Đức Chúa Trời được biểu hiện. Khi Đức Chúa Trời bước vào chúng ta, Ngài là sự sống; khi Ngài hoạt động trong chúng ta, Ngài là ánh sáng; và khi Ngài được biểu hiện trong chúng ta, Ngài là vinh quang. Đây là mục tiêu trường cửu của Đức Chúa Trời mà Ngài đang hướng dẫn chúng ta bước vào. Hiện giờ Đức Chúa Trời đang đem chúng ta vào miền của vinh quang đó là chính Đức Chúa Trời được biểu hiện.
                                 Bên Trong Bức Màn
Chúa Jesus như Nhà Thám hiểm và Người Tiên phong đã bước vào bên trong bức màn (Hê 6: 19 - 20). Bức màn là gì? Bức màn là cái gì đó phân cách chúng ta với sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Mọi con sông là một bức màn phân cách chúng ta với sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Nhờ vượt qua sông Giô đanh, con sông của sự chết, Jesus đã bước vào bức màn. Bên trong bức màn không có gì cả trừ ra sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Ngài ở đó bây giờ trong vinh quang. Có một người trong vinh quang. Điều này có nghĩa có một người trong sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Thậm chí hơn nữa, có một người đó là sự biểu hiện của Đức Chúa Trời, một người đó là vinh quang của Đức Chúa Trời.
                   Đấng Christ Như Vinh Quang Bên Trong Chúng Ta
Chúa Jesus, con người kỳ diệu này, đó là kiểu mẫu, gương mẫu, Người Tiên phong, Nhà Thám hiểm và Nguyên Soái. Ngày kia đã ngự vào chúng ta. Chúng ta có thể đã không cảm biết điều đó, nhưng Ngài đã bước vào chúng ta. Dù chúng ta có thể biết rằng Chúa Jesus đã vào trong chúng ta, chúng ta có thể không biết Ngài là loại Jesus nào, vì phần lớn tín đồ hiểu Ngài theo mức độ thấp thỏi của sự rao giảng Phúc âm. Chúa Jesus này là ai mà đã bước vào chúng ta? Ngài không chỉ là Cứu Chúa, Ngài là Đấng đã dẫn đầu cuộc chạy đua vào vinh quang, Đấng mà đã bước vào sự biểu hiện đầy trọn của Đức Chúa Trời, Đấng mà thậm chí ngày nay là sự biểu hiện đầy đủ của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus này, đó là biểu hiện của Đức Chúa Trời, sự chói lói của vinh quang Đức Chúa Trời (Hê 1: 3), là Jesus mà đã bước vào trong chúng ta. Vì vậy, Cô lô se 1: 27 chép: “Đấng Christ trong anh em, là hy vọng về vinh quang.” Trong quá khứ, có thể đa số điều chúng ta đã có thể nói là: Đấng Christ là sự sống đời đời trong chúng ta. Nếu chúng ta không có Cô lô se 1: 27, chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng rằng Chúa Jesus đang ở trog chúng ta là hy vọng về vinh quang. Hy vọng của chúng ta về vinh quang là chính mình Đấng Đấng Christ.
Hy vọng này vẫn là hy vọng cho chúng ta vì cớ nó đã không từ chúng ta mà ra. Một khi anh em gieo một hột giống Cẩm chướng xuống đất, anh em có hy vọng về sự trổ hoa của nó. Dù anh em chưa thấy nó trổ bông, anh em tin rằng nó sắp trổ bông. Đấng Christ ở trong chúng ta là hy vọng về vinh quang. Vì hột giống của vinh quang đã được gieo vào chúng ta, chúng ta đều hy vọng thấy nó nở hoa.

Về một phương diện, Đấng kỳ diệu này ở bên trong bức màn, đang cư trú ở đó trong sự biểu hiện của Đức Chúa Trời và như sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Về phương diện khác, Ngài đã ngự vào chúng ta. Chúng ta không nên cố sức hiểu điều này trong tâm trí nhỏ bé của ta, nói rằng “Đấng Christ đã ở trong bức màn và bây giờ Ngài đã ngự vào tôi. Vì Ngài đang ở trong tôi, Ngài phải không còn ở đó.” Đó là tư tưởng thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta không nên ở trong tâm trí nhỏ bé của mình. Chúng ta phải vượt qua sông. Chúng ta có thể dùng thí dụ về điện lực để minh họa Đấng Christ có thể ở đó  bên trong bức màn và ở đây bên trong chúng ta đồng thời. Điện lực ở trong nhà máy điện cũng như ở trong phòng chúng ta. Khi điện lực vào phòng, nó không rời bỏ nhà máy điện. Cũng vậy, về một phương diện, Đấng Christ ở đó bên trong bức màn, về diện khác Ngài ở bên trong chúng ta. Ngài không lìa bỏ vinh quang để bước vào chúng ta, Ngài đang cung cấp từ đó đến đây. Ngài đã vào bên trong bức màn như Nhà Thám hiểm, Đấng Tiên phong, bước vào vinh quang mà là sự biểu hiện đầy trọn, vinh diệu của Hữu thể thần thượng. Bây giờ Ngài đang ở trong vinh quang như Nguyên Soái sự cứu rỗi chúng ta. Một ngày kia Nguyên Soái sự cứu rỗi này bước vào trong chúng ta, Ngài không bao giờ rời bỏ vinh quang. Đúng ra, Ngài đã đem vinh quang vào trong chúng ta. Điều này diệu kỳ. Khi Nguyên Soái của sự cứu rỗi đã vào trong chúng ta, vinh quang đã vào chung với Ngài. Nói cách khác, Nguyên Soái của sự cứu rỗi đã vào trong chúng ta để làm vinh quang ít nhất Ngài đã bước vào để làm hột giống của vinh quang. Bây giờ tất cả chúng ta đều có hột giống của vinh quang này, đó là chính mình Nguyên Soái của sự cứu rỗi ở bên trong chúng ta.Tại sao Ngài được gọi là Nguyên Soái? Vì cớ Ngài đã đi đầu để mở đường vào vinh quang, như Nhà Tiên phong, Ngài đầy đủ tư cách làm Nguyên Soái của chúng ta.
                       Đấng Christ Tái Lâm Từ Bên Trong Và Bên Ngoài
La mã 8: 30 chép rằng những kẻ “Mà Ngài xưng nghĩa, Ngài cũng đã vinh quang hóa.” Điều này không có nghĩa đặt chúng ta vào vinh quang. Đặt chúng ta vào vinh quang là một điều và vinh quang hóa chúng ta là điều khác. Rồi II Tê sa lô ni ca 1: 10 chép, “Khi Ngài sẽ đến để được vinh hóa trong các thánh đồ Ngài.” Ngày kia, vào đúng thì giờ, Đấng Christ sẽ đến để được vinh quang hóa trong chúng ta. Điều này có nghĩa Ngài sẽ đến từ bên trong chúng ta. Nếu anh em biết Kinh thánh, anh em sẽ nhận thức rằng, về một diện, Đấng Christ đang tái lâm từ bên ngoài, và về diện khác, Ngài đang tái lâm từ bên trong chúng ta. Ngài đã được gieo vào bên trong chúng ta như hột giống sự vinh quang. Hột giống này sẽ lớn lên đến khi nó đạt đến giai đoạn nở hoa. Rồi vinh quang sẽ xuất ra. Tôi tin vào sự tái lâm sát nghĩa của Chúa. Nhưng trong Kinh thánh quan niệm về sự tái lâm của Ngài không nông cạn như thế. Tại sao Chúa chưa đến? Rất dễ cho Ngài ngự xuống từ trên cao. Ngài có thể làm điều đó vào bất cứ lúc nào. Nhưng không dễ cho Ngài bước ra từ trong chúng ta. Dù Ngài có thể từ trên cao giáng xuống vào bất cứ lúc nào, dân chúng mà từ bên trong họ Ngài có thể tái lâm đang ở đâu? Rất dễ cho Ngài chiếu sáng trên chúng ta, nhưng khó cho Ngài được vinh hóa trong chúng ta. Dễ cho Ngài đặt chúng ta vào vinh quang, nhưng không quá dễ để vinh hóa chúng ta. Thí dụ nếu một người có nước da nhợt nhạt, thì dễ tô màu nước da bằng cách tô màu bên ngoài. Nhưng để cho sự nhợt nhạt của anh ta được biến đổi ở bên trong thành tình trạng đỏ hồng thì cần thời gian tăng trưởng. Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời đang hướng dẫn nhiều con vào vinh quang, nhưng cũng nói rằng Ngài sẽ vinh hóa chúng ta. Vinh hóa chúng ta có nghĩa là có vinh quang mà đã gieo vào chúng ta làm thấm nhuần toàn hữu thể chúng ta. Khi toàn hữu thể chúng ta đã được ngấm vào và thấm nhuần với nguyên tố của sự vinh quang, vinh quang đó sẽ xuất ra từ trong chúng ta. Đây là những gì có nghĩa là vinh hóa chúng ta. Khi chúng ta kinh nghiệm sự vinh quang hóa này, chúng ta sẽ ở trong sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó chúng ta sẽ đầy trọn ở bờ bên kia, đầy đủ ở trong sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Đây là vinh quang của chúng ta.

Đấng Christ đã mở đường, và bây giờ Ngài là Nhà Thám hiểm, Đấng Tiên phong và Nguyên Soái đang dẫn dắt chúng ta vào vinh quang. Vì điều này, Ngài đã vào chúng ta như Nguyên Soái, như hột giống của sự vinh quang. Thậm chí bây giờ Ngài đang cung cấp chính Ngài vào trong chúng ta như bánh và rượu nho để duy trì và nâng đỡ chúng ta. Đây là Nguyên Soái của sự cứu rỗi. Đang khi chúng ta đang tiến về phía vinh quang, vinh quang ở bên trong chúng ta. Ngợi khen Ngài.