Trong La mã 1: 9 Phao lô nói rằng ông đã phụng sự Đức
Chúa Trời trong Phúc âm của Con Ngài. Phúc âm này bao gồm nhiều chi tiết diệu kỳ:
danh phận con cái, sự chứng minh, sự phục sinh, sự xưng nghĩa, sự thánh hoá, sự
biến đổi, sự đồng hóa, sự vinh hóa và sự biểu lộ. Trong sứ điệp này chúng ta sẽ
suy nghĩ một chi tiết thêm nữa: sự lựa chọn của ân điển. Nếu chúng ta muốn biết
Phúc âm của Con Đức Chúa Trời cách hoàn toàn, chúng ta cần thấy rằng sự lựa chọn
của Đức Chúa Trời được bao hàm trong đó. Sự lựa chọn của Ngài là sự lựa chọn của
ân điển. Như La mã 11: 5 chép: “Hiện nay cũng vậy theo sự lựa chọn của ân điển
thì có một số còn sót lại.”
Sự
Lựa Chọn Của Đức Chúa Trời
Trong xã hội, sự lựa chọn có liên quan sự sinh ra, sự
nuôi dưỡng, học vấn và thành đạt trong thế giới. Sự lựa chọn thần thượng tuyệt
đối khác biệt. Chúng ta đã được lựa chọn thậm chí trước khi chúng ta được sinh
ra. Thực vậy, trước buổi sáng thế. Sự lựa chọn của loài người tùy thuộc trên
người dân là gì trong chính họ. Những ai tốt, có hứa hẹn, hay thành công có lẽ
được lựa chọn. Ngược lại sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không tùy thuộc trên
chúng ta là gì, nhưng hoàn toàn tùy thuộc trên Đức Chúa Trời và khát vọng của
Ngài.
Trong chương 9, Phao lô đã dùng trường hợp của Gia cốp và
Ê sau như một minh họa về sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Trước khi họ được sinh
ra, Đức Chúa Trời phán cùng Rê bê ca, “Đứa lớn sẽ sẽ hầu việc đứa nhỏ.” Sự lựa
chọn của Đức Chúa Trời đã được tạo ra trước khi hai đứa trẻ được sinh ra. Trước
khi chúng là điều gì, thiện hoặc ác. Điều này có như vậy hầu cho “Mục đích của
Đức Chúa Trời theo sự lựa chọn cứ còn mãi, chẳng phải cứ việc làm, bèn là bởi Đấng
kêu gọi” (La 9: 11). Song le khi còn ở trong bụng mẹ, Gia cốp đã tranh đấu để
được sinh ra trước. Do sự thương xót của Đức Chúa Trời mà Gia cốp đã không
thành công. Nếu Gia cốp thành công, ông ta đã không tiếp nhận được sự lựa chọn
của Đức Chúa Trời.
Theo một ý nghĩa rất
thiết thực, chúng ta đều là Gia cốp đang tranh đấu để làm đầu. Chính từ lúc
mình được sinh ra, chúng ta đã có quan niệm rằng mình phải tranh đấu để chiếm
được điều gì cho chính mình. Thậm chí chúng ta có thể cứ liên tục thất bại,
chúng ta cứ tiếp tục nỗ lực. Chúng ta y như Gia cốp, người chiếm đoạt cách ám
muội, kẻ mà Đức Chúa Trời đã tiền định làm thứ hai nhưng vẫn cứ tranh đấu đứng thứ nhất. Ngợi khen Đức
Chúa Trời vì bàn tay chế ngự của đức thương xót đã ngăn giữ chúng ta thành công
trong các nỗ lực của mình! Ngài chế ngự chúng ta vì cớ Ngài đã lựa chọn chúng ta, vì cớ Ngài đã lựa chọn
chúng ta từ lâu trước khi chúng ta được sinh ra.
Sự
Lựa Chọn, Sự Tiền Định Và Sự Kêu Gọi
Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời có liên quan sự tiền định
và sự kêu gọi của Ngài. Về ba điều, sự lựa chọn là thứ nhất, tiếp theo là sự tiền
định và kêu gọi. Thứ nhất, Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta. Rồi Ngài xác định
chúng ta, tức là tiền định chúng ta. Cả sự lựa chọn và tiền định xảy ra trước
khi chúng ta được sinh ra. Rồi vào một thời điểm nào đó trong đời sống chúng
ta, Đức Chúa Trời đã bước vào kêu gọi chúng ta.
Ê phê sô 1: 4 và 5 chép: “Cũng như trước buổi sáng thế
Ngài đã lựa chọn chúng ta trong Đấng Christ, để chúng ta nên thánh khiết, không
chỗ trách được trước mặt Ngài, lại nhơn sự thương yêu và y theo sự đẹp lòng của
ý chỉ Ngài, Ngài đã dự định cho chúng ta nhờ Jesus Đấng Christ được danh phận
con cái.” Trước khi vũ trụ hiện hữu, Đức Chúa Trời đã lựa chọn và tiền định
chúng ta cho danh phận con cái. Chúng ta cần vận dụng linh mình trong đức tin để
tin lời này, mà được chép trong Kinh thánh. Vào ngày do Đức Chúa Trời ấn định,
chúng ta đã được sinh ra. Cuối cùng cũng vào thời điểm do Đức Chúa Trời quy định,
chúng ta được cứu. Thậm chí dù chúng ta không có chủ tâm tin Chúa Jesus, chúng
ta cũng được đến chỗ tin Ngài vì cớ chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn và
tiền định. Đây là sự lựa chọn của ân điển trong sự thương xót của Đức Chúa Trời
được biểu lộ. Như Phao lô nói trong La mã 9: 16 “Vậy điều đó chẳng phải bởi kẻ
mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót.”
Sự Sắp Xếp
Của Đức Chúa Trời Trong Đời Sống Chúng Ta
Nếu chúng ta nhìn lại trong quá khứ của mình, chúng ta sẽ
thờ lạy Chúa. Chúng ta sẽ nhận thức rằng các bước đi của chúng ta đã không do
mình, nhưng do Ngài. Trước khi chúng ta được sinh ra, Ngài đã lựa chọn, tiền định
chúng ta cùng sắp xếp mọi sự liên hệ đến chúng ta, bao gồm thời kỳ và địa điểm
chúng ta sinh ra.Hơn nữa Ngài ấn định mọi ngày tháng và mọi nơi chốn chúng ta
phải ở. Theo sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, tôi đã được sinh ra trong thế kỷ hai
mươi. Hơn nữa tôi đã được sinh ra trong khu vực dễ tiếp xúc với các cơ đốc nhân.
Điều này hoàn toàn từ Đức Chúa Trời. Hơn nữa, đời sống của tôi với Chúa minh chứng
rằng đường lối của chúng ta do Ngài quyết định, và kinh nghiệm của tôi chứng tỏ
điều đó là không do kẻ nào mong muốn hay do kẻ nào bôn ba, nhưng do Đấng bày tỏ
sự thương xót. Mọi sự xảy ra cho chúng ta là việc do sự thương xót thần thượng.
Bằng Chứng Lựa Chọn Của Đức Chúa Trời
Tôi không mong muốn bước vào sự tranh luận thần đạo về
trách nhiệm của con người trong mối liên quan với tối thượng quyền của Đức Chúa
Trời. Tất cả chúng ta đã trở thành cơ đốc nhân vì cớ sự lựa chọn này. Nhiều người
trong chúng ta thậm chí không biết tại sao mình trở thành cơ đốc nhân trong chỗ
thứ nhất. Một số anh em chúng ta có thể thậm chí đã nỗ lực ngừng tin Chúa,
nhưng chúng ta đã không thành công khi làm như vậy. Về một mặt làm cơ đốc nhân
là kỳ diệu, nhưng về mặt khác điều đó cực kỳ nỗ lực và khó khăn. Chúng ta các
cơ đốc nhân, không chỉ là Gia cốp, nhưng cũng là Gióp. Vì sự lựa chọn của Đức
Chúa Trời, chúng ta đã không có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ trở thành cơ đốc
nhân. Bây giờ chúng ta đã tin Chúa Jesus, chúng ta không thể trốn thoát Ngài.
Điều này minh chứng rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Bên trong chúng ta có cái gì đó khiến chúng ta tin Chúa,
hoặc chúng ta muốn tin Ngài hay không. Điều này đến từ sự lựa chọn của ân điển.
Chúng ta có thể muốn có “Sự ly dị” với Chúa, nhưng Ngài khước từ ký tên chứng
thư ly hôn. Ngài không sợ bất cứ nỗ lực nào mà chúng ta cố trốn thoát Ngài. Tuy
nhiên Ngài biết rằng chúng ta có thể nổ lực vất vả, chúng ta không thể tách được.
Đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất tỏ rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Sự lựa chọn thần thượng của ân điển diệu kỳ dường nào!
Sự Lựa
Chọn Của Đức Chúa Trời và Sự Rao Giảng Phúc Âm
Chúng ta thấy sự lựa chọn của Đức Chúa Trời theo đường lối
thực tiễn trong sự việc chúng ta rao giảng Phúc âm. Một số người vô tín có thể
tham dự cùng buổi nhóm và nghe cùng sứ điệp. Tuy nhiên, chỉ một số người đáp ứng.
Điều này khó giải thích. Chúng ta chỉ có thể quy cho sự lựa chọn, sự tiền định
và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Tôi nhớ câu chuyện kể về D. L. Moody. Ngày kia có một
sinh viên bày tỏ mối lưu tâm rằng qua sự rao giảng Phúc âm của anh ta, một ai
đó có thể được cứu mà vốn không được Đức Chúa Trời lựa chọn thì sao. Moody bảo
cùng anh ta là đừng bối rối, nhưng chỉ tiếp tục rao giảng Phúc âm. Hơn nữa
Moody nói rằng anh nên cho phép bất cứ ai muốn tin thì cứ tiếp nhận Chúa. Moody
tiếp tục nói rằng trên lối vào Thiên đàng có ghi các chữ: “Bất cứ ai muốn có thể
đến,” nhưng sau khi một người đi qua cổng vào, anh ta sẽ thấy các chữ này ghi
khắc ở phía trong: “Được chọn từ trước buổi sáng thế.”
Mọi Sự Việc Của Đức Thương Xót Đức
Chúa Trời
Nếu chúng ta muốn hầu việc Đức Chúa Trời cách đúng đắn
trong Phúc âm của Con Ngài, chúng ta phải biết rằng Phúc âm bao gồm sự lựa chọn
của ân điển. Tin lành hoàn toàn là sự việc sự thương xót tối thượng của Đức
Chúa Trời. Nhiều năm trước, tôi có vài nhận thức về điều này, nhưng ngày nay sự
nhận thức của tôi mạnh mẽ hơn. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm tôi càng được
thuyết phục cách mạnh mẽ và sâu xa rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta đều từ Đức
Chúa Trời. Mọi sự đều là sự việc từ đức thương xót của Đức Chúa Trời. Chúng ta
càng thấy được điều này, chúng ta sẽ càng tự phát mang trách nhiệm trước mặt Đức
Chúa Trời.
Tuy nhiên, thậm chí mang trách nhiệm cũng do sự thương
xót của Đức Chúa Trời. Tại sao một tín đồ sẵn lòng mang trách nhiệm của mình
còn số khác lại không? Câu trả lời nằm trong sự thương xót của Đức Chúa Trời.
Trong La mã 9: 15, Phao lô trích lời Chúa: “Ta sẽ thương xót kẻ Ta thương xót.”
Vì cớ sự thương xót của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn của ân điển Ngài, chúng
ta đã đáp ứng Phúc âm trong khi kẻ khác không đáp ứng. Chúng ta đã tiếp nhận một
lời về Đấng Christ như sự sống chúng ta trong khi kẻ khác khước từ tiếp nhận,
chúng ta tiếp lấy con đường sự khôi phục của Chúa hôm nay khi kẻ khác thối lui
không tiếp lấy. Một số người có thể làm chứng rằng dù họ ở trong sự khôi phục của
Chúa hôm nay, nhưng những kẻ đã dẫn họ đến con đường này lại không bước theo đường
này.
Về sự khôi phục của Ngài, Đức Chúa Trời đã thương xót kẻ
mà Ngài muốn thương xót. Chúng ta ở trong sự khôi phục của Chúa không vì cớ
chúng ta thông minh hơn các kẻ khác hay vì cớ chúng ta tìm kiếm Chúa hơn các kẻ
khác. Việc chúng ta ở đây trong sự khôi phục hoàn toàn vì sự thương xót của Đức
Chúa Trời. Nếu anh em suy gẫm thế nào Chúa đã đem anh em vào sinh hoạt Hội
thánh trong sự khôi phục của Chúa, anh em sẽ thờ lạy Ngài vì sự thương xót của
Ngài. Tôi tin rằng trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta ở giữa vòng số dân sót
theo sự lựa chọn của ân điển (11: 5). Về Phúc âm, chức vụ sự sống và sinh hoạt
Hội thánh trong sự khôi phục của Chúa, Đức Chúa Trời đã thương xót chúng ta.
Chúng ta phải ngợi khen Ngài dường bao về ân điển tối thượng của Ngài!
Chúng ta không nên tin cậy chính mình hay nghĩ rằng mình ở
đây là vì cớ gì đó hay đã làm được gì đó. Việc chúng ta ở đây trong khôi phục của
Chúa hôm nay không phải do chúng ta mong muốn hay bôn ba, nhưng do Đức Chúa Trời,
Đấng bày tỏ sự thương xót. Sự thương xót diệu kỳ làm sao, đã làm cho chúng ta
được cứu và giúp chúng ta sẵn lòng tiếp lấy đường lối của Chúa! Hơn nữa đó là
do sự thương xót mà chúng ta sẵn sàng được phân rẽ khỏi thời đại gian ác hôm
nay. Thế giới vừa hấp dẫn và quyến rũ. Song tôi có thể làm chứng rằng tôi không
thích thú các sự việc của thế giới. Tôi được che phủ bằng một loại cách điện thần
thượng, một sự cách điện giữ tôi khỏi hệ thống thế giới. Đây là phương diện
khác trong sự thương xót của Chúa.
Thờ Lạy Chúa vì Đức Thương Xót Của
Ngài
Nếu chúng ta muốn hầu việc Chúa, chúng ta phải biết linh,
sự sống trong Linh và sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Hơn nữa chúng ta phải biết
sự thương xót của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn của ân điển. Hồi quá khứ, tôi
đã mơ ước một công việc thịnh đạt ở Hoa bắc, thậm chí ở nội địa Mông cổ và Mãn
châu. Nhưng giấc mơ đó không bao giờ hoàn thành và thay vào đó bởi sự thương
xót của Chúa tôi đang ở trong xứ này ngày nay (Hoa kỳ - 1969). Tôi ngưỡng trông
Chúa hầu Ngài sẽ cho chúng ta ấn tượng sâu đậm về việc đức thương xót của Ngài
khi lựa chọn chúng ta. Đừng đặt tin cậy nơi những gì anh em có thể làm hay nơi
những gì anh em qui hoạch làm. Hơn nữa, hãy cúi xuống trước mặt Đức Chúa Trời
và thờ lạy Ngài vì đức thương xót Ngài. Anh em càng thờ lạy Chúa về đức thương
xót Ngài, anh em sẽ càng được nhấc lên. Thay vì nỗ lực gánh trách nhiệm, anh em
sẽ nhận thấy rằng đức thương xót của Chúa, Ngài đang gánh vác anh em. Tất cả
chúng ta đều cần biết Chúa trong đường lối này. Thật là sự thương xót lạ lùng
làm sao mà Ngài đã lựa chọn, tiền định, kêu gọi và đặt chúng ta trong sự khôi
phục của Ngài. Về tương lai của mình chúng ta không tin nơi chính mình, nhưng
nơi Ngài và nơi sự thương xót kỳ diệu của Ngài. Mọi sự liên hệ chúng ta đều do
Chúa đề khởi. Mọi sự từ Ngài, không có gì từ chúng ta. Tôi có thể làm chứng rằng
chúng ta càng thờ lạy Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài, chúng ta càng được
ở trong lòng Ngài cách sâu xa và chúng ta càng hiệp một với Ngài.
Tin Cậy Nơi Đức Thương
Xót Của Chúa
Đừng nỗ lực gánh trách nhiệm. Thay vào đó, hãy thờ lạy Đức
Chúa Trời vì sự lựa chọn của Ngài. Nếu chúng ta làm điều này Ngài sẽ gánh trách
nhiệm, gánh vác anh em. Chúng ta càng nỗ lực tự gánh trách nhiệm chúng ta sẽ
càng đau khổ bề trong. Khẩu vị bên trong chúng ta sẽ cay đắng. Nếu chúng ta thờ
lạy Chúa vì đức thương xót Ngài và kinh nghiệm việc Ngài chịu trách nhiệm gánh
vác chúng ta, khẩu vị bề trong chúng ta sẽ ngọt như mật ong. Một lý do làm tôi
hạnh phúc hằng ngày là tôi đã học tập tin cậy đức thương xót của Chúa và thờ lạy
Ngài vì điều đó. Nhiều năm trước tôi thường cầu xin Chúa làm nhiều điều cho
tôi. Nhưng bây giờ tôi cầu nguyện bằng cách cảm tạ Ngài vì đức thương xót của
Ngài. Ngài phán rằng Ngài sẽ thương xót kẻ mà Ngài muốn thương xót, và tỏ lòng
trắc ẩn kẻ mà Ngài muốn tỏ lòng trắc ẩn. Nếu chúng ta vui hưởng sự thương xót của
Chúa và thờ lạy Ngài vì sự lựa chọn của Ngài, chúng ta sẽ ở trên các từng trời.
Bước đồng đi lên của chúng ta với Chúa là sự việc không
do chúng ta muốn bôn ba, nhưng do sự thương xót của Chúa. Việc chúng ta muốn
không có hiệu lực, việc chúng ta bôn ba hư không. Tuy nhiên sự thương xót của Đức
Chúa Trời hoạt động theo đường lối diệu kỳ. Chúng ta hay thay đổi và liên tục
lên xuống bất thường. Hầu như tình trạng thuộc linh của chúng ta như thời tiết
không cố định. Do đó, chúng ta cần thấy rằng sự lựa chọn của ân điển không tùy
thuộc trên chúng ta, nhưng tùy thuộc trên việc Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta
trước khi thế giới bắt đầu. Những gì chúng ta kinh nghiệm ngày nay đều có liên
quan đến sự lựa chọn của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời quá khứ. Nếu thấy được
như vậy, chúng ta sẽ không còn nhìn mình nữa, hay hoàn cảnh xung quanh của
mình, nhưng nhìn chăm nơi Ngài.
Phúc Âm Của
Ân Điển
Phúc âm mà trong đó chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời là Phúc
âm ân điển, không phải Phúc âm của việc làm. Như La mã 11: 6 chép: “Nhưng nếu
đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải bởi công việc nữa; bằng chẳng thì ân điển
không còn phải là ân điển nữa.” Tuy nhiên, sự kiện lựa chọn của Đức Chúa Trời hoàn
toàn là sự việc của ân điển Ngài, thì không có nghĩa chúng ta tự do làm bất luận
điều gì mình muốn. Nếu đây là thái độ của chúng ta, khi ấy hoặc chúng ta đã
không được Đức Chúa Trời lựa chọn hay chúng ta là kẻ thối lui đối với sự lựa chọn
của Đức Chúa Trời. Ô, chúng ta hãy quên chính mình, quên tình trạng của mình,
hãy cứ nhìn xem Chúa. Hãy cứ liên tục thưa rằng: “Chúa ôi, chúng tôi ngợi khen
Ngài vì sự lựa chọn của ân điển Ngài. Chúa ôi, chúng tôi thờ lạy Ngài vì đức
thương xót của Ngài.” Đây là Phúc âm được khải thị trong sách La mã.