Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Nê-hê-mi - một người hầu việc với một gánh nặng-


-
Nê-hê-mi, một người đàn ông trong Cựu Ước, đã viết ra câu chuyện của chính mình trong cuốn sách mang cùng tên.
Ông sống vào thời của vị vua vĩ đại là Ạt-ta-xét-xe ở Su-sơ, thủ đô của đế chế Ba Tư cũ. Ạt-ta-xét-xe là con của vua A-suê-ru của sách Ê-xơ-tê. Vào lúc Nê-hê-mi đang làm quan, thì bà Ê-xơ-tê là kế mẫu, và là thái hậu của nhà vua. Ở đó, Nê-hê-mi được thuê làm quan hầu rượu của nhà vua - anh ta là người bạn tâm giao tín cẩn của nhà vua, ở một vị trí có trách nhiệm và phải đảm bảo rằng nhà vua không bị đầu độc bởi thức ăn và đồ uống được dâng lên.
Là một người Do Thái, Nê-hê-mi ở trong một môi trường không phải là nhà thực sự của anh ta. Người Do Thái từ vương quốc phía nam Israel bị dẫn vào cảnh giam cầm của Ba-by-lôn và chỉ sau khoảng 70 năm, người Do Thái đầu tiên mới có thể trở về Jerusalem. Nê-hê-mi chưa trở về quê hương, nhưng anh ta đã hoàn thành chức vụ của mình trong sự trung thành và kỷ luật ở Su-sơ.
Vào một ngày nào đó, anh của Nê-hê-mi là Ha-na-ni từ Jerusalem trở về Su-sơ cùng với một số bạn đồng hành (chương 1: 2). Ngày này đã trở thành một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Nê-hê-mi!

"Họ nói với tôi rằng: “Những người còn sống sót sau lưu đày ở lại trong tỉnh bị hoạn nạn và tủi nhục lắm, còn tường thành Giê-ru-sa-lem thì đổ nát và các cửa thành đã bị lửa đốt cháy.” Khi nghe những lời ấy, tôi ngồi than khóc, đau buồn mấy ngày; tôi kiêng ăn và cầu nguyện với Đức Chúa Trời của các tầng trời rằng… "(Nê-hê-mi 1:3,4)
-
--Nê-hê-mi có được thông tin-
Mặc dù Nê-hê-mi sống ở Su-sơ cách Jerusalem khoảng 1300 km, anh ta rất quan tâm đến tình hình của người Do Thái ở Jerusalem và thành thánh. Anh đã biết về "sự bất hạnh" và "sự xấu hổ" lớn lao của đồng hương mình - thực tế là bức tường và cổng thành Jerusalem vẫn còn trong đống đổ nát, thông tin đó đột ngột thiêu đốt lòng dạ anh ta!
Tại sao Nê-hê-mi quan tâm rất nhiều về thành phố Jerusalem? Từ câu 9 của chương đầu tiên, chúng ta biết rằng Jerusalem là nơi mà Đức Chúa Trời đã chọn để cho "Danh Ta ngự ở đó" (xem thêm Phục truyền 12 và 16) .Jerusalem là nơi quan tâm hiện tại của Đức Chúa Trời nên Nê-hê-mi quan tâm đến nơi này vì anh ta muốn sống theo ý Chúa, nhưng đó cũng là nơi chôn cất tổ phụ của anh.
Chúng ta hãy tự hỏi mình có mối quan tâm nào về ở nơi mà Đức Chúa Trời hứa sẽ hiện diện trong Tân Ước không? “Vì nơi nào có hai, ba người nhân danh Ta được họp nhau lại thì Ta sẽ ở giữa họ”(Ma-thi-ơ 18:20) Đây là nơi chúng ta nên quan tâm, các cuộc nhóm họp của hội chúng địa phương. Theo nghĩa rộng hơn, đó là các sự nhóm họp của Đức Chúa Trời nói chung mà chúng ta nên quan tâm. Chúng ta liên quan đến những gì đang xảy ra trong các hội chúng địa phương như thế nào? -- chuyện gì đang xảy ra ở Cơ Đốc giáo giới? Bạn có quan tâm không, vì đó là nơi Chúa đặt Danh Ngài?
-
--Nê-hê-mi trở thành người phục vụ-
Đáp ứng trực tiếp với thông tin này, chúng ta được cho biết rằng Nê-hê-mi ngồi xuống. – Anh khóc, đau khổ nhiều ngày, cầu nguyện và kiêng ăn trước mặt Chúa trên trời. Những gì anh nghe được ở đó không khiến Nê-hê-mi lạnh lùng hay thờ ơ- Tin tức đó đã đẩy anh vào sự cầu nguyện và có một nỗi đau buồn thực sự đối với tình trạng của thánh dân ở Jerusalem. Nếu anh đau khổ trong nhiều ngày, thì chắc chắn không phải là một ngọn lửa tình cảm ngắn ngủi thoáng qua, mà là một phản ứng đáng tin cậy từ tấm lòng anh.
Trước tiên, Nê-hê-mi không nói chuyện với người nào khác về những gì anh ta đã nghe, nhưng gì đã cầu nguyện. Lời cầu nguyện của anh rất có ý nghĩa và mang tính giáo dục cho chúng ta:
--chương 1: 4: “Khi nghe những lời ấy, tôi ngồi than khóc, đau buồn mấy ngày; tôi kiêng ăn và cầu nguyện với Đức Chúa Trời của các tầng trời …”
-- Anh tôn vinh ngợi khen vinh quang của Đức Chúa Trời. câu 5
--Sau đó anh thú nhận tội lỗi của dân tộc và cảm biết về tội riêng của mình- câu 6-7
-- Anh đã nhắc nhở Đức Chúa Trời về những lời hứa và hành động của Ngài trong quá khứ (câu 8-10),
--Anh xin Chúa khiến vua Ạt-ta-xét-xe thương xót và ban ân huệ cho anh (c.11) để đối mặt với cảnh ngộ của Jerusalem và để hướng dẫn việc xây dựng các bức tường.
Cá nhân tôi tin rằng thái hậu Ê-xơ-tê đã gây ảnh hưởng trên nhà vua rất nhiều nên Nê-hê-mi mới được vua chọn làm quan hầu rượu, và được vua cho về Jerusalem làm tổng trấn đến 12 năm.
Phải mất 3-4 tháng, kể từ tháng Kít-lơ đến tháng Ni-san, Nê-hê-mi đến trước mặt nhà vua và trình bày yêu cầu của anh ta với vua ở đó – sau khi anh ta cầu nguyện, và đau khổ nhiều về tình cảnh Jerusalem. Lòng anh phải rúng động nhiều biết bao khi anh đứng trước nhà vua ngày hôm đó khi vua hỏi anh tại sao vẻ mặt lại buồn rầu? Có vẻ mặt buồn rầu trước mặt vua có thể làm cho Nê-hê-mi bị chặt đầu, nhưng Châm ngôn 21: 1 nói lòng vua ở trong tay của Chúa, Ngài có toàn quyền chuyển động nó, nên Nê-hê-mi được bảo toàn mạng sống. Theo quy luật của đế quốc Ba-tư cổ đại, những ai mặc áo rách rưới ngồi trước cửa vua, như Mạc đô-chê, hay có vẻ mặt buồn bã đứng trước mặt vua đều bị chém đầu.
Sau đó Nê-hê-mi có thể về quê hương, anh ta được vua sai đi và trang bị đầy đủ cho các nhiệm vụ - Vậy Nê-hê-mi đã được chuẩn bị cho chức vụ mà bây giờ nằm ​​trước mặt anh.
Nếu Chúa làm cho chúng ta nhận thức được nhu cầu, có lẽ trong một khu vực truyền giáo cụ thể, trong hoặc ngoài nước, hoặc trường hợp khẩn cấp ở địa phương nào đó, thì khi đó Chúa sẽ trang bị cho chúng ta đủ phương tiện cho công việc.
Sự quan tâm đau khổ sẽ trở thành gánh nặng thực sự trong cuộc sống của bạn hoặc của tôi, từ đó một phụng sự có thể xuất hiện. Chẳng hạn, khi chúng ta nghe về nhiều sự chia rẽ giữa con cái Chúa, nghe về hội thánh mình quen đa ngủ mê, đang hâm hẩm, nghe vế các tà giáo tấn công hội thánh, chúng ta cảm thấy thế nào? Chúa chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng về một Thân Thể hữu cơ sống động của Đấng Christ-- không do tổ chức điều động--. Đó có phải là mong muốn của chúng ta không?
-
--Nê-hê-mi đã xây dựng lại các bức tường của Jerusalem, nhưng trước tiên anh ta đã khóc trên đống đổ nát!
Chúng ta có thực sự cảm thấy gánh nặng cho các phụng sự chúng ta làm không? Đã bao giờ chúng ta khóc vì những rắc rối trong hội thánh mà chúng ta phải đối đầu với sự giúp đỡ của Chúa chưa? Chúng ta cũng đọc về Chúa Jêsus rằng Ngài "động lòng thương xót" trước cảnh ngộ của dân chúng, vì nó giống như một đàn chiên không có người chăn (Math 9:36). Chúng ta có động lòng thương xót khi nhìn thấy các tà giáo như đàn muông sói háu ăn đang đang bắt dần các con chiên ngây dại của Chúa chăng? Chúng ta hãy xin Chúa đặt gánh nặng lên chúng ta về vấn đề này !