Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

SỰ DƯ DẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI RÚT LẤY TỪ NGUỒN GỐC- 2




    Trong bài học đầu tiên vừa qua của tôi trong loạt bài "Sự Dư Dật Của Đức Chúa Trời", trước tiên chúng ta nhìn vào những từ ngữ liên hệ với sự dư dật, mang ý nghĩa cụ thể của chúng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự dư dật thực sự bày tỏ. Sau đó, tôi tiếp tục trình bày cách chi tiết hai trong số năm nguyên tắc cơ bản đầu tiên, mà tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã tiết lộ cho tôi từ Kinh Thánh. Chúng là: 1) Sự cung ứng của Đức Chúa Trời nằm trong lời hứa của Ngài - những lời hứa này được dự bị cho chúng ta trong Lời của Đức Chúa Trời. Và 2) Những lời hứa là cơ nghiệp của chúng ta - chúng thuộc về chúng ta một cách hợp pháp. Giống như khi Giô-suê bước vào đất hứa. Đức Chúa Trời đã hứa với ông rằng mọi nơi bàn chân trần của ông đạp đến đều sẽ thuộc về ông - nhưng điều đó tùy thuộc vào việc Giô-suê bước đi trên đó.
   Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nguyên tắc thứ ba trong sự cung ứng của Đức Chúa Trời.


- Nguyên Tắc Thứ Ba
   Những lời hứa là biểu hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không bao giờ hứa bất cứ điều gì mà không phải là ý muốn của Ngài. Chúng ta cần hiểu sự kiện quan trọng này.
   Giả sử tôi có một đứa con trai nhỏ và tôi nói với anh ta, "Nếu con dọn dẹp nhà  xe, xếp đặt mọi vật theo thứ tự và làm việc tốt, cha sẽ cho con mười đô la". Con trai tôi đồng ý và đi vào quét sạch nhà để xe, làm công việc tốt và xếp đặt mọi thứ gọn gàng, có trật tự. Anh ta quay lại thưa với tôi, “Bố ơi, con muốn mười đô la của mình”. Bạn sẽ nghĩ gì về tôi, nếu tôi nói, “cha chưa bao giờ định cho con mười đô la. Đó không phải ý muốn của cha”? Bạn sẽ cho tôi như một người không đáng tin cậy và không thể tin được - một thất bại cho một người cha.
   Vì vậy,  với những lời hứa của Đức Chúa Trời thì cũng như vậy. Giả sử chúng ta khám phá một lời hứa đáp ứng nhu cầu của mình, và rồi chúng ta ngoan ngoãn đáp ứng các điều kiện mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Nếu sau đó chúng ta đến với Ngài vì những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ không bao giờ nói với chúng ta, “Đúng là Ta đã hứa với con điều đó, nhưng Ta không bao giờ thực sự muốn trao cho con. Đó không phải là ý muốn của Ta”. Hành vi như vậy thậm chí sẽ không hợp với một người cha trần thế. Điều đó sẽ hoàn toàn mâu thuẫn với bản chất của Đức Chúa Trời, là Thiên Phụ của chúng ta. Thực ra, chính Chúa Jêsus đã đảm bảo với chúng ta điều ngược lại: “Vậy, nếu các con là người xấu còn biết cho con cái mình các vật tốt, huống chi Cha ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài sao!”( Lu-ca 11:13). Vậy thì chúng ta thấy,  những lời hứa của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ ý muốn của Ngài.
    Khi chúng ta biết ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể cầu nguyện với sự tin tưởng. Chúng ta hãy xem 1 Giăng 5: “Đây là sự vững tâm mà chúng ta có được trước mặt Ngài [Đức Chúa Trời]” (câu 14). Chữ Hy lạp ở đây dịch là “sự tin tưởng” nghĩa đen là “tự do ngôn luận”. Tất nhiên, đó là một từ ngữ rất quan trọng trong  bối cảnh chính trị của người Hy Lạp. Một trong những điều họ chiến đấu vì nền dân chủ là quyền tự do ngôn luận, rất quen thuộc với nền dân chủ Mỹ.
   Vì vậy, câu kinh thánh đó có thể chép, "sự tự do ngôn luận nầy chúng ta có trong Đức Chúa Trời”. Ý nghĩa là sự tin tưởng đó cần phải được thể hiện trong những gì chúng ta nói. Chỉ nói suông khi "tin trong tấm lòng " thì không đủ ; chúng ta cũng phải “xưng nhận bằng môi miệng” (xin xem Rô-ma 10:10). “Đây là sự vững tâm mà chúng ta có được trước mặt Ngài: Ấy là nếu chúng ta cầu xin điều gì theo ý muốn Ngài thì Ngài nghe chúng ta.  Và nếu chúng ta biết Ngài nghe bất cứ điều gì chúng ta cầu xin thì chúng ta biết là mình đã nhận được điều cầu xin rồi” (1 Giăng 5: 14–15).
  Mọi sự cầu nguyện thành công xoay quanh sự hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời. Một khi chúng ta biết rằng chúng ta đang cầu xin điều gì đó theo ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta biết mình có sự trả lời. Không phải “chúng ta sẽ có nó,” nhưng “chúng ta có nó.” Trong Mác 11:24 Chúa Jesus nói, “ Vì vậy Ta bảo các con, bất cứ điều gì các con xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin rằng mình đã nhận được rồi [điều nầy chính xác, dịch sát nghĩa], thì các con sẽ được điều ấy”. Khi nào chúng ta nhận được? Khi chúng ta cầu nguyện. Việc tiếp nhận là hiện tại – ngay bây giờ. Trải nghiệm thực tế làm thành những gì chúng ta đã nhận được -  câu “sẽ có chúng” - thường là trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta không nhận được bây giờ, chúng ta sẽ không có về sau này.
   Lời giảng dạy của Mác 11:24 đồng ý chính xác với Giăng 5: 14–15. Trong mỗi trường hợp, bài học là: chúng ta phải tiếp nhận, bởi đức tin, vào đúng lúc chúng ta cầu nguyện. Sau đó, chúng ta phải mạnh dạn thể hiện sự tin tưởng của mình rằng chúng ta đã nhận được rồi— ngay cả trước khi sự việc nhận được thực sự được thể hiện trong kinh nghiệm của chúng ta.
    Một trong những chiến thuật yêu thích của ma quỷ là khiến chúng ta phải tạm dừng lại trong khoảnh khắc tương lai mà đáng lẽ chúng ta nên chiếm lấy ngay bây giờ. Trong cuốn sách của tôi, “Sống Bởi Đức Tin”, tôi minh họa điều này với một câu chuyện luôn luôn rất sống động đối với tôi.
   Là một người trẻ khoảng hai mươi tuổi, trong khi tôi đang theo học ngành triết học Hy Lạp tại trường đại học Cambridge, Anh Quốc, tôi đã được cấp một khoản trợ cấp thăm nước Hy Lạp nghiên cứu các cổ vật khác nhau ngay tại chỗ. Tôi đã đi với một người bạn của mình, là con trai  phó hiệu trưởng của trường đại học Cambridge. Chúng tôi ở trong một khách sạn tại Athens và đi ra ngoài cùng giờ mỗi buổi sáng để tham quan trong ngày.
   Mỗi ngày khi chúng tôi bước ra khỏi khách sạn, có một nhóm em bé đánh giày trên vỉa hè đang chờ để đánh bóng đôi giày của chúng tôi. Bây giờ, nếu bạn chưa bao giờ sống ở Trung Đông hoặc các nước Địa Trung Hải, bạn sẽ thấy khó hình dung cảnh này. Nhưng ở những nước này, những em bé đánh giày ưa quyết định! Tôi ngụ ý là chúng sẽ đánh bóng đôi giày của bạn cho dù bạn muốn hay không!
    Mỗi buổi sáng, những em bé đánh giày đến gần chúng tôi và nói, “Đánh bóng giày của ông nha?” Mỗi buổi sáng chúng tôi đều nói bằng tiếng Hy Lạp, “Không!” - “Ochi!” Khi bạn nói “không” bằng tiếng Hy Lạp, bạn nói ochi và đồng thời bạn quay đầu lại. Chuyển động của cái đầu thực thi ý nghĩa của từ ngữ đó. Nhưng mỗi buổi sáng những em bé đánh giày đã đi trước và dù thế nào đi nữa cũng đánh bóng được đôi giày của chúng tôi.
   Vì phương pháp này không hiệu quả, một buổi sáng kia bạn tôi quyết định thử một chiến thuật khác. Khi chúng tôi ra khỏi cửa khách sạn và những em bé đánh giày tiếp cận chúng tôi, hỏi, "đánh giầy cho hai ông nha?" Bạn tôi trả lời bằng tiếng Hy Lạp, "Avrio".  Lời nói đó làm mấy em đánh giày ngần ngại. Chúng dừng lại một lúc và nhìn chúng tôi cách không chắc chắn. Lợi dụng sự do dự tạm thời của chúng, chúng tôi đã thoát khỏi việc đánh bóng đôi giày. Bạn có thể đoán ý nghĩa của từ ngữ  avrio không? Nó có nghĩa là "ngày mai".
   Nhiều lần khi bạn đang đi trên con đường của mình mong chiếm được phước lành của Đức Chúa Trời, ma quỷ lui tới với bạn cùng một chiến thuật. Hắn không nói, “Không.” Nhưng hắn nói, “Ngày mai nha”. Kết quả là, bạn do dự chỉ một lúc và vì vậy không chiếm được phước lành mà bạn đang cầu nguyện.
   Điều Kinh Thánh nói là thời gian thuận tiện phải không? Ngay bây giờ! Mọi người thường nói, “Hôm nay là thời gian thuận tiện” Nhưng Kinh thánh không nói điều đó. Kinh thánh nói, "Bây giờ là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!” (2 Cô-rinh-tô 6: 2). Đức Chúa Trời đang sống trong cõi đời đời ngay bây giờ. Khi bạn gặp Đức Chúa Trời,  không bao giờ là ngày hôm qua và không bao giờ ngày mai. Tên của Ngài không phải là “Ta đã là,” cũng không phải “Ta sẽ là”, nhưng luôn luôn là “TA LÀ--I AM” (Ta Hằng Hữu) (Xin xem Xuất Ai-cập Ký 3:14).

- Nguyên Tắc Thứ Tư-
   Tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời hiện nay có sẵn cho chúng ta qua Đấng Christ. Là cơ sở cho nguyên tắc này, chúng ta hãy xem xét 2 Cô-rinh-tô 1:20. Đây là một câu then chốt khi chúng ta đối phó với “các nhà theo thuyết thời kỳ phân phát” [dispensationalists] - tức là những người chuyển hầu hết các phước lành và các sự cung ứng của Chúa hoặc cho quá khứ (“thời đại sứ đồ”) cho hoặc tương lai (“thiên hi niên”). Có một số phiên bản khác nhau dịch câu này, nhưng với tôi có vẻ như phiên bản King James mới nói rõ ràng và dứt khoát những gì nó có thể nói được.
   “Vì trong Ngài [Jesus], tất cả mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đều là “Có”. Do đó, cũng bởi Ngài mà chúng ta đều nói “A-men” để tôn vinh Đức Chúa Trời”.
    Dù bạn sử dụng bản dịch nào, có một số từ ngữ chìa khóa nhất định không thay đổi.
   -Trước hết, "tất cả mọi lời hứa" - không phải một số, nhưng tất cả.
   -Thứ hai, "" —không "đã là" hoặc "sẽ là".
   -Thứ ba, “trong Ngài” —không chỉ là một ống dẫn mà qua đó Đức Chúa Trời làm cho những lời hứa của Ngài có sẵn cho chúng ta. Ống dẫn độc đáo, đầy đủ đó là Chúa Jesus.
   -Thứ tư, “để tôn vinh Đức Chúa Trời”. Mọi lời hứa mà chúng ta chiếm được trong ý muốn của Đức Chúa Trời đều tôn vinh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sắp xếp những lời hứa của Ngài đến nổi khi chúng ta chiếm được chúng, Ngài được vinh hiển.
    Rô-ma 3:23 nói, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời”. Có nhiều cách dịch khác nhau về câu đó, nhưng về bản chất tôi hiểu nó có nghĩa là, “Bởi tội lỗi của chúng ta, chúng ta đã cướp lấy vinh quang của Ngài”. Vậy thì, làm sao chúng ta hoàn trả lại Đức Chúa Trời vinh quang vốn thuộc về Ngài? Có một cách được tìm thấy trong Rô-ma 4, trong đó nói về Áp-ra-ham rằng ông "càng mạnh mẽ trong đức tin và tôn vinh Đức Chúa Trời, hoàn toàn tin chắc rằng Đức Chúa Trời có quyền năng để thực hiện những gì Ngài đã hứa" (câu 20–21). Vì vậy, chúng ta trả lại cho Đức Chúa Trời vinh quang mà tội lỗi của chúng ta đã cướp bóc Ngài, bằng cách tin tưởng những lời hứa của Ngài. Chúng ta càng yêu cầu những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta càng làm vinh hiển Ngài. Và tất cả những lời hứa của Ngài giờ đây có sẵn cho chúng ta qua Đấng Christ.
   Cuối cùng, tôi thích hai từ ngữ nhỏ xuất hiện cuối cùng trong 2 Cô-rinh-tô 1: 20— “mà (bởi) chúng ta”. Nó không phải là “bởi các sứ đồ”; hoặc “bởi hội thánh đầu tiên”; hoặc “bởi những Cơ đốc nhân đặc biệt” — chẳng hạn như “các nhà giảng Tin lành hay những người truyền giáo”. Đó là “bởi chúng ta” “Chúng ta” có nghĩa là bạn và tôi. Tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời hiện nay có sẵn cho bạn và tôi qua đức tin nơi Đấng Christ. Tất nhiên, bạn không cần tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Thực tế, bạn không thể yêu cầu tất cả lời hứa của Đức Chúa Trời trong một khoảnh khắc. Nhưng bất kỳ lời hứa nào bạn cần điều đó phù hợp với hoàn cảnh của bạn, đều có sẵn cho bạn ngay bây giờ. Đây là cách tôi tổng hợp nó: Mọi lời hứa phù hợp với hoàn cảnh của bạn và đáp ứng nhu cầu của bạn là dành cho bạn ngay bây giờ.
   Đó là nguyên tắc thứ tư: tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời hiện có sẵn cho chúng ta qua Đấng Christ.

- Nguyên Tắc Thứ Năm
   Việc ứng nghiệm những lời hứa của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta, nhưng khi chúng ta đáp ứng các điều kiện của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời ban cho một lời hứa, nó không bị giới hạn trong một bộ phận hoàn cảnh cụ thể. Không dễ dàng cho Đức Chúa Trời hoàn thành những gì Ngài đã hứa.
   Một sai lầm phổ biến mà chúng ta mắc phải khi đối mặt với lời hứa của Đức Chúa Trời là nói, “Vâng, tôi thấy đó là những gì Đức Chúa Trời phán. Nhưng trong tình thế đặc biệt này, thì quá trầm trọng”, rồi niềm tin của chúng ta bị lung lay. Sự thật của sự việc là, lời hứa của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào các hoàn cảnh mà chúng ta tìm thấy chính mình lâm vào khi đó. Hoàn cảnh không có sự khác biệt. Bạn có thể một trăm tuổi và vợ bạn có thể chín mươi tuổi, nhưng nếu Đức Chúa Trời nói bạn sắp có con trai, bạn sẽ có con trai.
    Nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì xung quanh bạn hoặc trong bạn. Không có gì về vật lí, không có gì tạm thời, và không có gì trong thế giới, không gian, hay thời gian có thể thay đổi những lời hứa đời đời của Đức Chúa Trời. Đó là bài học. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thường xuyên cho phép những con người có đức tin lâm vào hoàn cảnh hoàn toàn bất khả năng. Ngài muốn làm rõ ràng rằng không có trường hợp nào mà những lời hứa của Ngài phụ thuộc vào một tập hợp các tinh thế thuận lợi. Trên thực tế, Ngài thường cho phép hoàn cảnh trở nên bất lợi đối với chúng ta.
   Đức tin thiết thực từ chối không  cho hoàn cảnh gây ảnh hưởng. Ví dụ, khi Ê-li muốn lửa từ trời xuống thiêu hóa của lễ trên bàn thờ của mình, ông đã hy sinh đổ nước ba lần và để cho nước chảy xung quanh lấp đầy mương. Sau đó, ông nói, "Bây giờ hãy xem những gì Đức Chúa Trời có thể làm". Và khi ngọn lửa giáng xuống, nó đốt cháy nước, đốt cháy bụi,  đốt cháy gỗ,  đốt cháy của lễ. Lửa của Đức Chúa Trời không có vấn đề gì với một mương nước đầy hơn với gỗ khô. Ướt hoặc khô, khó khăn hoặc dễ dàng, có thể hoặc không thể được — điều đó không tạo ra khác biệt gì với Đức Chúa Trời.
    Có lẽ gương mẫu đáng chú ý nhất về sư kiện này là việc Đức Chúa Trời cung cấp cho Y-sơ-ra-ên trong vùng hoang dã. Trong bốn mươi năm, Ngài cho họ ăn, mặc quần áo, cung cấp cho họ, và Ngài hướng dẫn khoảng ba triệu người - đàn ông, đàn bà, người già, trẻ sơ sinh, gia súc, mọi thứ - trong một vùng sa mạc khô cằn không có nước, không thực phẩm - không có gì trong thực tế, ngoại trừ cát bụi và mặt trời. Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi con đường của Ngài và phán, “Hãy làm cho điều đó nên khó khăn, hầu Ta bày tỏ cho các con những gì Ta có thể làm”. Trong thực tế, Ngài làm cho nó trở nên khó khăn. NgàiĐấng sắp xếp tình hình.
   Điều rất quan trọng là phải hiểu rằng bạn không được để cho sự tập trung của mình chuyển từ lời hứa sang tình thế. Bất cứ khi nào bạn làm điều đó, như Phi-e-rơ đi trên mặt nước biển, bạn bắt đầu chìm xuống.

- Năm Nguyên Tắc
   Chúng ta hãy xem xét lại năm nguyên tắc đó để xác định chúng trong tâm trí của bạn, và sau đó kết thúc bài học đầu tiên của loạt bài này. Chúng là: sự cung ứng của Đức Chúa Trời ở trong những lời hứa của Ngài.
-Những lời hứa là cơ nghiệp của chúng ta.
-Những lời hứa của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ ý muốn của Ngài.
-Tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời hiện nay có sẵn cho chúng ta qua Đấng Christ.
-Việc ứng nghiệm những lời hứa của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta, nhưng khi chúng ta đáp ứng các điều kiện của Đức Chúa Trời.
   Trong bài học tiếp theo của tôi trong loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét cách Kinh Thánh đánh giá từng cái trong hai sự đối lập mà chúng ta đang nghiên cứu — đó là, nghèo đói so với giàu có, thiếu thốn so với sự dư dật.