Ê-xê-chi-ên 43:10-13, “Hỡi con người, khá cho
nhà Y-sơ-ra-ên biết nhà nầy, hầu cho chúng nó xấu hổ về tội lỗi mình. Chúng nó
khá đo theo kiểu nó. Khi chúng nó hổ thẹn
về mọi điều mình đã làm, ngươi khá giơ hình nhà nầy ra cho chúng nó, là những
hình thế, đường ra, lối vào, hết thảy các hình trạng, hết thảy những mạng lịnh
nó, hình nó, và hết thảy lệ luật nó. Hãy viết mà tả ra mọi điều đó trước mặt
chúng nó, hầu cho chúng nó giữ lấy cả hình nó và cả lệ luật nó để làm theo. Nầy
là luật của nhà: Cả châu vi nó ở trên chót núi, là nơi rất thánh. Ấy là luật của
nhà như vậy”.
Đọc mấy cây kinh thánh trên đây, chúng ta thấy
rằng, khi tư tưởng thần thượng, được đền thờ và thành Jerusalem tượng trưng, bị
bỏ rơi và lạc mất thì vinh quang Chúa cũng đã ra đi, Ê-xê-chi-ên được ban cho sự
xức dầu và viết ra tầm nhìn về một ngôi nhà thuộc thiên mới mẻ, một ngôi nhà
trong từng chi tiết được đo đạc và xác định từ trên cao. Cũng vậy, khi Hội thánh Tân Ước mất đi sự trong sạch, chân
lý và quyền năng, cùng tính cách và trật tự thuộc thiên của nó, thì vinh quang
nguyên sơ của những ngày Tân Ước đầu tiên đó cũng ra đi nốt, thì sứ đồ Giăng đã
được Thánh Linh cảm thúc đưa ra sự trình
bày mới mẻ, tuyệt vời, thiên thượng, thuộc linh, về thân vị của Chúa Jêsus; --một
sự trình bày thuộc thiên mới mẻ mà chúng ta có trong phúc âm Giăng, ba lá thư của
ông, và sách Khải huyền: và chúng ta cũng phải nhớ rằng Phúc âm được Giăng viết
vào thời điểm đó, thực tế là bản văn cuối cùng của kinh Tân ước.
Có lẽ tầm quan trọng thực sự của điều này đã
không rơi trên chúng ta với sức mạnh và ấn tượng sâu xa. Chúng ta tiếp nhận các
sách Phúc âm trong sự sắp xếp các sách Tân ước, và ngay lập tức chúng ta được
đưa trở lại những ngày trong đời của Chúa trên trái đất.
Đã có ba sách phúc âm trước rồi, tại sao phúc
âm Giăng lại được viết ra thật muộn vậy? Có phải nó được viết ra như một hồ sơ bổ
túc về cuộc đời của Chúa Jêsus ở đây trên trái đất đi song song với ba hồ sơ
khác, hầu có thể có một lịch sử về đời sống trần thế của Chúa Jêsus được gìn giữ
kĩ hơn chăng?
Các Phúc
âm được đọc với quan điểm nghiên cứu cuộc đời của Chúa Jêsus trong khi Ngài ở trên trái đất. Điều đó có thể
rất tốt, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là ý định chính yếu của Đức
Thánh Linh trong việc truyền cảm hứng cho việc viết ra những Phúc âm đó. Và điều
này đặc biệt được thấy trong trường hợp Phúc âm Giăng, được viết rất lâu sau mọi
sách khác, vì khi Giăng viết những bài viết cuối cùng của mình, các sứ đồ khác
đã ở trong vinh quang rồi. Phúc âm của Giăng được viết khi Hội thánh Tân ước,
như chúng ta đã nói, đã mất đi hình dạng ban đầu của nó, mất quyền năng và đời
sống thuộc linh, mất tính cách thiên thượng và trật tự Đức Chúa Trời xếp đặt.
Phúc âm Giăng được viết giữa các điều kiện như được nêu trong các thông điệp gửi
đến bảy hội thánh ở châu Á vào đầu sách Khải huyền, và điều kiện đó có thể được
suy ra rất rõ ràng từ các bức thư của ông.
Đích điểm trước mắt là gì? Vâng, Giăng viết, mọi
hội thánh không còn giống như ý định Đức Chúa Trời muốn; họ không còn đại diện
cho tư tưởng của Đức Chúa Trời. Thứ tự, trật tự trên trời, đã bị phá vỡ và đổ vỡ
nhiều hơn nữa. Bản chất thiên đàng đã bị mất đi và nhiều điều trần tục đang
hình thành trong Cơ Đốc giáo; cuộc sống thực sự mất đi và vinh quang đã ra đi.
Với tình huống đó, Đức Chúa Trời phản ứng bằng cách đưa ra một sự trình bày mới
về Con Ngài theo một cách thuộc thiên và thuộc linh; nên những đặc điểm của
Giăng viết thuộc về thiên đàng và sự thuộc linh. Điều đó không đúng sao? Ồ vâng,
đây là một cái nhìn mới về Con của Ngài. Nhưng chúng ta nhìn thấy những gì!
Không chỉ là Jêsus của Na-xa-rét, mà là
Con Người, Con Đức Chúa Trời; và chính là Đức Chúa Trời đã được khải thị và bày
tỏ trong con người, từ cõi đời đời với tất cả sự trọn vẹn của bản chất thần thượng,
mà dân của Ngài có thể nhìn thấy.
Vì vậy, chúng ta phải nhận được quan điểm của Đức
Thánh Linh trong phúc âm Giăng, và trong
các tác phẩm khác của ông, và chỉ thấy điều này, cách phục hồi của Đức Chúa Trời,
khi tư tưởng đầy đủ và nguyên thủy của Ngài đã bị mất đi và sự mặc khải thiên
thượng đã rời đi, khi vinh quang trên trời
đã bị rút lui, thi Ngài mang Con Ngài trở
lại lần nữa. Đức Chúa Trời không mang bạn trở lại với kỹ thuật của Giáo Hội hay
phúc âm hay giáo lý, nhưng đưa Con Ngài ra trước mắt dân chúng, mang Đấng
Christ một lần nữa trong tính cách vĩ đại theo ý nghĩa thiên thượng và thuộc
linh của Ngài ra trước mắt dân của Ngài.
Đó là câu trả lời được tìm thấy trong Giăng với
những điều kiện mà chúng ta gặp trong Tân Ước, điều này cho thấy rõ ràng rằng
Giáo Hội đang mất vị thế trên trời, và mọi thứ đều đến, và toàn bộ sự việc đang
trở thành thế tục. Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Ngài sẽ theo cách nào để cứu lấy mục
đích của mình dường như nguy hiểm đến mức bị mất? Ngài sẽ mang Con Ngài ra trước
mắt dân chúng một lần nữa. Hãy nhớ câu trả lời của Đức Chúa Trời luôn luôn có
trong Con Ngài cho mọi chuyển động. Cho dù phong trào có trên thế giới khi nó
hướng đến Antichrist (câu trả lời của Đức Chúa Trời cho Antichrist sẽ là Đấng
Christ trong ngọn lửa vinh hiển thần thượng của Ngài), hay nó ở trong Giáo Hội
trong sự suy đồi và bội đạo, câu trả lời của Đức Chúa Trời luôn luôn sẽ có trong Con Ngài.
8-10-2018