“Vậy, trước hết ta khuyên dặn con phải dâng lời
khẩn nguyện, cầu xin, cảm tạ và cầu thay cho mọi người” (1 Ti-mô-thê 2: 1) .Phao-lô
nói với chúng ta rằng ưu tiên hàng đầu của một hội thánh Cơ đốc là sự cầu nguyện.
Ông đề cập đến nhiều hình thức cầu nguyện khác nhau, một hình thức trong đó là sự
cầu thay. Cầu thay là nói giùm, là can thiệp giùm. Can thiệp có nghĩa là
"chen vào giữa hai bên". Người cầu thay là một người chen vào giữa Đức
Chúa Trời và những người xứng đáng chịu sự phẫn nộ và trừng phạt của Ngài. Người
cầu thay giơ tay lên với Đức Chúa Trời và nói, “Đức Chúa Trời ơi, những người nầy
xứng đáng chịu sự phán xét của Ngài; Ngài có mọi quyền phạt họ; nhưng nếu Ngài đánh
đập họ, xin Ngài nên đập con trước, bởi vì con đang đứng giữa Ngài và họ”.
Trong kinh Cựu Ước, chúng ta thấy nhiều văn kiện khác nhau của các thành
phố và quốc gia được dung tha sự phán xét thần thượng thông qua chức vụ của một
người cầu thay. Chúng ta sẽ nghiên cứu một số ví dụ này, nhưng trước tiên,
chúng ta hãy xem xét chức vụ cầu thay trong đời sống của Chúa chúng ta, Jesus Christ.
--Sự cầu thay trong cuộc sống của Chúa Jesus
Sự cầu thay là một trong những dấu hiệu lớn lao của chức vụ Chúa Jesus.
Chương 53 của sách Ê-sai đưa ra một mô tả về công việc chuộc tội của Ngài, kết
thúc bằng câu 12: nói rằng “Vì thế, Ta sẽ
chia phần cho Người đồng với những người lớn. Người sẽ chia chiến lợi phẩm với
những kẻ mạnh; Vì Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, Đã bị liệt vào hàng
tội nhân, Đã mang lấy tội lỗi nhiều người, Và cầu thay cho những kẻ phạm tội”.
Có bốn điều được ghi chép ở đó về Chúa Jesus. Thứ nhất, Ngài đã đổ tâm hồn
mình ra cho đến chết. Lê-vi-ký 17:11 chép tâm hồn của mọi xác thịt ở trong máu,
nên Chúa Jesus đổ tâm hồn mình ra cho đến chết, là khi Ngài đổ huyết mình ra.
Thứ hai, Ngài bị kể vào hàng những kẻ phạm pháp, khi Ngài bị đóng đinh chung với
hai tên trộm cướp. Thứ ba, Ngài mang tội lỗi của nhiều người; Ngài trở thành của
lễ chuộc tội cho tất cả chúng ta. Thứ
tư, Ngài cầu thay cho những người quá phạm; Ngài đã làm điều nầy trên thập tự
giá khi Ngài thưa: “Lạy Cha, xin tha thứ
cho họ, vì họ không biết họ làm gì” (Lu-ca 23:34). Ngài nói, “Sự phán xét
là xứng đáng dành cho họ, hãy giáng điều đó trên con” Và điều đó đã xảy ra.
Hê-bơ-rơ 7 nói về việc Chúa Jêsus sau khi Ngài đã chết, phục sinh và
thăng thiên. Chúng ta được biết rằng Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm của
chúng ta ngồi bên tay phải của Đức Chúa Trời. Bởi vì Ngài có một chức tư tế
không thể thay đổi được, không bao giờ có ai vượt qua Ngài, “Bởi đó, Ngài có thể cứu toàn vẹn những người
nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những người
ấy” (Hê-bơ-rơ 7:25)
Nếu chúng ta nghiên cứu về cuộc sống và chức vụ của Chúa Jesus, chúng ta
sẽ đạt được một sự so sánh khá thú vị: Ngài trải qua ba mươi năm trong bóng tối
trong cuộc sống gia đình hoàn hảo; ba năm rưỡi trong chức vụ công khai đầy kịch
tính; và gần hai ngàn năm trong sự cầu thay, không mắt người thường nào
nhìn thấy. Từ khi Ngài thăng thiên, Ngài đã cầu thay cho chúng ta trước mặt
Cha.
--Các Khuôn Mẫu Cựu Ước – Áp-ra-ham
Các thánh đồ vĩ đại
nhất thường là những người cầu thay lớn nhất vì họ là những người gần gũi với tấm
lòng của Đức Chúa Trời nhất. Kinh Cựu Ước bao gồm các ví dụ về một số người cầu
thay tuyệt vời.
Trong Sáng Thế Ký 18, chúng ta tìm thấy Chúa với hai thiên thần, đến
thăm lều của Áp-ra-ham. Vào cuối chuyến viếng thăm của Ngài, Chúa phán: “Lẽ nào Ta giấu Áp-ra-ham điều Ta sắp làm
sao?” (Câu 17). Nói cách khác, Chúa xem Áp-ra-ham như một người bạn thân
thiết của Ngài mà Ngài sẽ chia sẻ ý nghĩ và kế hoạch của mình. Vì vậy, Chúa nói
với Áp-ra-ham: “Tiếng than trách về
Sô-đôm và Gô-mô-rơ thật quá lớn, tội lỗi các thành đó thật nghiêm trọng! Ta phải
ngự xuống để xem chúng có làm như tiếng đã kêu thấu đến Ta không. Có hay không
thì Ta sẽ biết” (câu 20–21).
Áp-ra-ham đã quan tâm nhiều đến Sô-đôm bởi vì cháu của ông, Lót, đang sống
ở đó. Áp-ra-ham biết rằng nếu sự phán xét đến trên Sô-đôm, Lót và gia đình ông
sẽ chịu khổ chung với dân còn lại của thành phố.
Cảnh tượng này tiếp tục: “Vậy, các
vị (thiên thần) từ đó đi về phía Sô-đôm, nhưng Áp-ra-ham vẫn đứng chầu trước mặt
Đức Giê-hô-va [để giữ Ngài lại].
Áp-ra-ham đến gần và thưa: “Chúa sẽ tiêu diệt cả người công chính lẫn
người gian ác sao? Giả sử trong thành có
năm mươi người công chính thì Ngài cũng sẽ tiêu diệt hết sao? Không bao giờ
Chúa làm như vậy! Chẳng lẽ Chúa tiêu diệt người công chính chung với kẻ gian
ác, xem người công chính cũng như kẻ gian ác sao? Không bao giờ Chúa làm như vậy!
Đấng phán xét toàn thế gian lại không thực thi công lý sao?”
Áp-ra-ham phải có can đảm mới dám nói với Chúa
theo cách đó. Tuy nhiên, Áp-ra-ham biết rằng điều đó hoàn toàn không hợp với bản
tính của Đức Chúa Trời, và ngược lại với
công lý của Ngài, khi cho sự phán xét giáng xuống trên người công bình.
Thi-thiên 91: 7–8 vạch ra lời tiên tri này: “Sẽ có nghìn người sa ngã bên ngươi, Và vạn người sa ngã bên phải ngươi.
Nhưng tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi. Ngươi chỉ lấy mắt mình nhìn xem Và sẽ thấy
sự báo trả cho kẻ ác”. Bất cứ điều gì đến như là sự phán xét trên kẻ ác thì
sẽ không bao giờ chạm vào người công bình. Người công chính có thể ở giữa sự
phán xét như vậy, nhưng nó sẽ không chạm đến anh ta.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng có sự khác biệt giữa sự phán xét và sự bắt bớ
vì sự công bình. Kinh Thánh nói rằng người công bình sẽ kinh nghiệm sự bắt bớ.
Điểm khác biệt là sự phán xét từ Đức Chúa Trời dành cho sự gian ác, đến trên kẻ
ác; trong khi sự bức hại cho sự công bình đến trên người công bình, đều do kẻ
ác gây ra.
Vì vậy, với lòng dũng cảm thánh thiện và niềm xác tín mãnh liệt rằng Đức
Chúa Trời phải tuyệt đối công bình, Áp-ra-ham đặt ra nan đề để thách thức Chúa
theo nguyên tắc này: “Lạy Chúa, nếu có năm mươi người công bình trong thành phố
đó, Ngài sẽ tha cho thành phố đó không?” Chúa trả lời Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ
tha cho thành phố đó nếu có thể tìm được năm mươi người công chính. Thế còn bốn
mươi lăm? Ngài sẽ tha cho nó vì bốn mươi lăm người công bình không?” -Và Chúa
nói rằng Ngài sẽ tha cho nếu bốn mươi lăm người công bình có thể được tìm thấy
trong đó. Và như vậy cuộc trò chuyện tiếp tục. . . bốn mươi. . ba mươi . . .
hai mươi, cho đến khi cuối cùng Áp-ra-ham đến sự thách thức cuối cùng của mình:
“Giả như chỉ có mười người công chính trong toàn thành phố đó. Ngài sẽ tha cho
thành vì cớ mười người không? ”-Và Chúa nói rằng Ngài sẽ tha cho thành vì cớ mười
người công chính.
Đó là một sự mặc khải kinh khủng! Nếu sự tính toán của tôi là chính xác,
Sô-đôm là một thành phố lớn trong thời đó, với dân số không dưới 10.000 người.
Vì lợi ích của mười trong số 10.000 người, Đức Chúa Trời đã sẵn sàng tha cho
toàn bộ thành phố. Đó là tỉ lệ một trên một ngàn!
Một trên một ngàn! Kinh thánh dường như sử dụng cụm từ này để chỉ ra một
người có sự công bình nổi bật. Đức Chúa Trời nói, “Nếu Ta có thể tìm thấy trong
Sô-đôm một người công chính trong hàng nghìn người, Ta sẽ tha cho toàn thành phố”.
Nếu chúng ta áp dụng tỷ lệ này cho thành phố của mình hôm nay, chúng ta có đủ
tư cách để trở thành một trong những người công bình không?
- Sự Cầu
thay Của Môi-se
Ví dụ thứ hai của chúng ta về một người cầu thay là Môi-se. Trong Xuất
hành 32, chúng ta thấy ông lên núi Si-nai để tiếp nhận giao ước từ Đức Chúa Trời.
Sau khi ông đã ra đi nhiều ngày, dân chúng mất kiên nhẫn và thúc giục A-rôn tạo
các vị thần cho họ thờ phượng. Vì vậy, A-rôn lấy bông tai vàng và làm ra một
con bê bằng vàng đúc, xung quanh đó Y-sơ-ra-ên bắt đầu nhảy múa và thờ phượng.
Khi điều này xảy ra trong trại, Đức Chúa Trời phán với Môi-se trên núi
và nói: “Hãy xuống đi, vì dân mà con đưa
ra khỏi đất Ai Cập đã hư hỏng rồi. Chúng đã vội rời bỏ đường lối mà Ta truyền dạy,
đúc cho mình một tượng bò con, thờ lạy tượng đó” (câu 7-8).
Tại thời điểm căng thẳng này với số phận của Y-sơ-ra-ên như đang treo
trên cái cân, có một lưu ý của sự hài hước trong cuộc trò chuyện tiếp theo giữa
Đức Chúa Trời và Môi-se. Khi nói về Y-sơ-ra-ên với Môi-se, Đức Chúa Trời gọi họ
là "dân của ngươi". Nhưng Môi-se, không muốn chấp nhận trách nhiệm
này, đưa nó trở lại cho Đức Chúa Trời và thưa, "dân của Ngài". Cả Đức
Chúa Trời cũng như Môi-se đều không muốn chịu trách nhiệm về Y-sơ-ra-ên tại thời
điểm đó! Trong khi đó, Y-sơ-ra-ên tiếp tục nhảy múa quanh bò con vàng, hoàn
toàn không biết rằng số phận của họ đã được giải quyết bởi cuộc đối thoại giữa Đức
Chúa Trời và Môi-se.
Đức Chúa Trời tuyên bố với Môi-se rằng: “Vậy bây giờ hãy để mặc Ta, để cơn thịnh nộ Ta nổi lên và tiêu diệt
chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn” (câu 10). Lưu ý rằng Đức
Chúa Trời sẽ không làm gì trừ phi Môi-se cho phép Ngài. Nhưng Môi-se sẽ không
thoát ra khỏi đường lối của Đức Chúa Trời. Là một người cầu thay can thiệp, ông
vẫn đứng giữa Đức Chúa Trời và dân chúng.
Cuối cùng, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ dùng Môi-se để chuộc lại lời
hứa của Ngài hứa với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp bằng cách bắt đầu mọi sự với
Môi-se và làm ông thành một quốc gia vĩ đại. Mặc dù dân nầy chẳng là gì ngoài một
gánh nặng đối với ông kể từ khi rời Ai Cập, Môi-se vẫn đã cầu thay cho họ (câu
11-12).
Mối quan tâm của Môi-se là vì thanh danh của Đức Chúa Trời. Ông nói,
“Chúa ơi, nếu Ngài mang những người này ra khỏi Ai –cập và họ bị hư mất ở vùng
núi, người Ai Cập sẽ nói rằng Ngài có ý định xấu xa chống lại họ nên Ngài đưa họ
ra ngoài”.
Vào phần cuối Xuất Ai-cập Ký 32, chúng ta tìm thấy sự cầu thay của Môi-se
kết thúc. Sau khi ông ta trở về trại và sắp xếp mọi thứ theo thứ tự, ông nói với
dân chúng (câu 30–32):
“Ngày hôm sau, Môi-se nói với dân
chúng: “Anh em đã phạm một trọng tội. Nhưng bây giờ ta sẽ lên gặp Đức
Giê-hô-va, có lẽ ta sẽ chuộc được tội cho anh em.” Vậy Môi-se trở lên gặp Đức Giê-hô-va và thưa
với Ngài rằng: “Ôi! Dân nầy đã phạm một trọng tội, họ đã làm cho mình tượng thần
bằng vàng. Nhưng bây giờ xin Chúa tha tội cho họ! Nếu không, xin Ngài xóa tên
con khỏi sách Ngài đã viết”.
Đó là
sự cầu thay can thiệp! “Chúa ơi, họ xứng đáng cho Ngài hình phạt; xin tha lỗi
cho họ đi. Nhưng nếu không, Chúa ơi, hãy để sự phán xét của họ giáng trên con”.
Người cầu thay can thiệp là người đứng giữa Đức Chúa Trời và đối tượng đáng bị
sự thạnh nộ của Ngài. Thi thiên 106 cung cấp một lời bình luận thần thượng về sự
việc này (câu 19–23):
“Tổ phụ chúng con đã đúc một con
bò tơ tại Hô-rếp, Và thờ lạy tượng ấy. Họ đổi Đấng vinh quang của mình Để lấy
hình tượng con bò ăn cỏ. Họ quên Đức
Chúa Trời là Đấng đã giải cứu họ, Và làm những việc vĩ đại cho họ ở Ai Cập;
Ngài thực hiện những việc kỳ diệu trong xứ Cham, Và các điều kinh khiếp bên bờ
Biển Đỏ. Vì vậy, Chúa phán rằng Ngài sẽ hủy diệt họ. Nhưng Môi-se là người được
Chúa chọn, Đứng nơi sứt mẻ trước mặt Ngài, Để xin Ngài đừng giận mà hủy diệt họ”.
Môi-se đứng trong nơi sứt mẻ do tội lỗi của dân Đức Chúa Trời và thưa,
“Lạy Chúa, tôi đang ngăn chặn khoảng cách sứt mẻ. Cú đòn hình phạt của Ngài
không thể giáng trên họ, trừ khi nó rơi trên con trước tiên”.
Dân số ký 16 ghi lại một gương mẫu khác về sự cầu thay. Ở đây Môi-se và
A-rôn cùng nhau là những người cầu thay. Đức Chúa Trời đã có tối thượng quyền xử
lý sự nổi loạn của Cô-rê, Đa-than và A-bi-ram bằng cách làm cho trái đất mở miệng
ra và nuốt sống họ. Nhưng: “ngày mai, cả
hội chúng Y-sơ-ra-ên cằn nhằn chống lại Môi-se và A-rôn. Họ nói: “Các người đã
giết con dân của Đức Giê-hô-va!” Khi
đang hiệp nhau chống lại Môi-se và A-rôn, hội chúng nhìn về phía Lều Hội Kiến,
thấy đám mây bao phủ Lều và vinh quang của Đức Giê-hô-va hiện ra. Môi-se và A-rôn đến đứng trước Lều Hội Kiến, và Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy tránh
xa hội chúng nầy, Ta sẽ tiêu diệt họ trong giây lát.” Nhưng hai người sấp mặt
xuống đất” (câu 41–45).
Đó là vị trí của người cầu thay– phủ phục trước mặt Đức Chúa Trời, biết
rằng sự phán xét sắp đổ xuống.
Về mặt cá nhân, tôi ngạc nhiên trước ân huệ của Chúa có trong Môi-se và
A-rôn. Mọi người đã chống lại họ mà họ không có lý luận. Tuy nhiên, đối với những
người chỉ trích họ, họ sẵn sàng cầu thay-- ngay cả khi có nguy cơ mất mạng sống
của chính mình.
--Môi-se nói với A-rôn và hướng dẫn ông ta:
"Rồi Môi-se bảo A-rôn rằng:
“Anh hãy lấy lư hương bỏ lửa từ bàn thờ vào và bỏ hương liệu lên trên, rồi mau
mau đi đến hội chúng mà làm lễ chuộc tội cho họ, vì cơn thịnh nộ của Đức
Giê-hô-va đã nổi lên và tai họa đã bắt đầu.” A-rôn làm như Môi-se đã bảo và chạy
đến giữa hội chúng. Kìa,tai họa đã phát khởi giữa dân chúng. A-rôn dâng hương
và làm lễ chuộc tội cho dân chúng. Ông đứng
giữa kẻ chết và người sống thì tai họa liền dừng lại “(câu 46–48)
Ngôn ngữ trong đoạn văn này nhấn mạnh tính khẩn cấp của sự cầu thay can
thiệp. Môi-se nói với A-rôn, "Đi nhanh lên. .. A-rôn đã không còn đi nữa;
ông ta “chạy”- Mỗi khoảnh khắc của sự chậm
trễ sẽ gây thiệt hại nhiều mạng sống con người.
Từ ngữ “tai họa” cho thấy một cái gì đó rất dễ lây nhiễm và để làm sự
chuộc tội A-rôn vô tư phải quyết tâm phơi bày chính mình với sự lây nhiểm đó.
Ông ta đã liều mạng sống của mình. Khi ông đứng đong đưa cái lư hương, khói bốc
lên thành một vạch trắng và phân chia kẻ sống với người chết. Khi làn khói trắng
bay lên từ lư hương, tai họa đã dừng lại. Đó là sự cầu thay can thiệp: - với
nguy cơ liều mạng sống của chính bạn -- giữa người chết và những người sắp chết,
rồi dâng lên lời cầu nguyện nhiệt thành và cầu khẩn, giống như làn khói trắng
đó từ lư hương, cho đến khi tai họa ngừng lại.
- Thiếu Những Người Cầu Thay-
Ê-xê-chi-ên 22: 23–31 ghi
lại cho chúng ta một cảnh tượng khác. Cảnh này tương tự như cảnh vừa qua ở chỗ
nó miêu tả tội lỗi của dân Đức Chúa Trời, nhưng khác biệt ở chỗ không có người cầu
thay nào được tìm thấy, để có thể đứng giữa tội lỗi của con người và sự phán
xét của Đức Chúa Trời.
“Lại có lời Đức Giê-hô-va phán với
tôi: “Hỡi con người, hãy nói với nó (Y-sơ-ra-ên) rằng: ‘Ngươi là đất chẳng được
tẩy sạch, trong ngày thịnh nộ chẳng được mưa dào. Những kẻ tiên tri của nó lập
mưu giữa nó …Các thầy tế lễ nó phạm luật pháp Ta … Các nhà lãnh đạo ở giữa nó
giống như muông sói xé mồi; …. Dân trong xứ làm điều bạo ngược, phạm tội trộm cướp,
khuấy rối kẻ nghèo nàn, thiếu thốn…. Ta
đã tìm một người trong chúng để xây lại tường thành, vì đất mà đứng chỗ sứt mẻ
trước mặt Ta hầu cho Ta không hủy diệt nó, nhưng Ta chẳng tìm được một ai. Do
đó, Ta đã đổ cơn thịnh nộ trên chúng…”
Tất cả các thành phần của dân chúng đã thất bại hoàn toàn -- tiên tri, thầy
tế lễ, quan trưởng, dân chúng. Mỗi phần trong số này là một yếu tố nào đó trong
xã hội. Các “tiên tri” là những người chịu trách nhiệm mang thông điệp trực tiếp
từ Đức Chúa Trời. “Các thầy tế lễ” là những người lãnh đạo
cơ chế tôn giáo. Các “nhà lãnh đạo” là những nhà cầm quyền thế tục. "Dân
chúng" là phần còn lại của dân tộc, những người bình thường. Thứ tự trong
bốn phần tử này được liệt kê ra đều có ý nghĩa. Quá trình thối nát bắt đầu với
sự lãnh đạo thuộc linh; sau đó chính quyền thế tục cũng bị hư hỏng; cuối cùng cả
nước bị ảnh hưởng. (Đây là trật tự ở Hoa kì hiện đại và nhiều quốc gia khác.)
Mặc dù tất cả thành phần của xã hội do đó bị hư hỏng, tình hình vẫn chưa
tuyệt vọng. Đức Chúa Trời đã tìm kiếm một người, một người cầu thay can thiệp,
để đứng trong khoảng trống và dựng lên hàng rào để Ngài có thể tha cho cả nước.
Nhưng bởi vì Ngài không thể tìm được một ai, nên Ngài đổ ra trên chúng sự phẫn
nộ của Ngài và “tiêu hủy chúng bằng ngọn lửa cơn thịnh nộ của Ngài”. Một người --
một người cầu thay can thiệp - có thể cứu cả một dân tộc khỏi sự phán xét!
- Cần Những Người Cầu Thay-
Kinh Thánh cho thấy sự phán xét là theo đúng ánh sáng đã được ban cho.
Ánh sáng càng lớn, sự phán xét càng nghiêm trọng hơn. Khi chúng ta tìm hiểu
phương tiện truyền thông mà qua đó lẽ thật đang lan truyền ngày nay -- truyền hình,
đài phát thanh, sách vở, phương tiện kỷ thuật số. Tôi nói rằng không có thế hệ
nào trên mặt đất đã từng có được ánh sáng thuộc linh lớn hơn thế hệ này.
Đức Chúa Trời đã nói chuyện với tôi một cách rõ ràng vào năm 1953 khi
tôi vẫn còn là một mục sư ở Anh quốc. Ngài nói: “sẽ có một sự phục hưng lớn lao
ở Hoa Kỳ và Anh Quốc”. Vì điều này, Đức Chúa Trời đã đề ra một sự đòi hỏi cơ bản:
- sự vâng phục. Tôi tin rằng sự phục hưng vĩ đại đang đến -- nếu Đức Chúa Trời
có thể tìm thấy những người cầu thay can thiệp để ngăn cản sự phán xét của Ngài
và kêu xin sự thương xót của Ngài.
Cuối cùng, hãy để tôi cung cấp cho bạn bốn tư cách mà tôi thấy trong mọi
người cầu thay thực sự. Thứ nhất, một người cầu thay, giống như Áp-ra-ham, phải
có một niềm xác tín tuyệt đối về sự công bình của Đức Chúa Trời: rằng Đức Chúa
Trời sẽ không bao giờ đưa ra sự phán xét trên người công chính, chỉ trên kẻ ác
mà thôi. Đồng thời, người ấy phải có một tầm nhìn rõ ràng về công lý tuyệt đối và
không thể tránh khỏi—là sự phán xét của Đức Chúa Trời trên kẻ ác.
Thứ hai, người phải có một cái nhìn sâu sắc về vinh quang của Đức Chúa
Trời, giống như Môi-se, người đã hai lần từ chối lời đề nghị của Đức Chúa Trời,
khi Ngài muốn làm ông thành tổ tiên của một dân tộc vĩ đại nhất trên trái đất.
Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời quan trọng với ông hơn là danh tiếng của cá nhân
ông. Thứ ba, một người cầu thay phải có một sự quen biết thân mật với Đức Chúa
Trời. Người phải được chuẩn bị dám liều mạng sống của chính mình, như A-rôn,
người đã bỏ lơ sự lây nhiểm của tai họa hầu tiếp lấy chỗ đứng của ông ta giữa
người chết và người sống.
Và cuối cùng, làm một người cầu thay can
thiệp sẽ nhận được sự dũng cảm thánh thiện. Bạn phải liều mạng sống của mình,
giống như A-rôn và nói, "Tôi sẽ chạy thoát nguy cơ mắc tai họa, nhưng tôi
đang đi để đứng ở đấy!"
Không có sự kêu gọi nào cao hơn việc làm một người cầu thay. Khi bạn trở
thành một người cầu thay, bạn đã lên ngôi. Con người sẽ không thấy bạn bởi vì bạn
sẽ ra khỏi tầm mắt của người ta, vượt quá tấm màn thứ hai; nhưng trong Nước Đức
Chúa Trời, cuộc sống của bạn sẽ được tính theo thời gian và cõi vĩnh cửu.