Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

HÃY XEM NGƯỜI NẦY!




   “Vậy, Đức Chúa Jêsus đi ra, đầu đội mão gai, mình mặc áo điều. Phi-lát nói với họ: “Hãy xem người nầy!” (Giăng 19: 5). Khi nói những lời đó, Phi-lát đã có nhận ra  rằng ông đã trích dẫn và làm ứng nghiệm lời của tiên tri Xa-cha-ri 6:12, “Nầy có một người” không? Hầu như chắc chắn là không! Tuy nhiên, những lời của Xa-cha-ri  chỉ đề cập trực tiếp đến Chúa Jesus cũng như những lời của Phi-lát khi ông ta  giới thiệu Ngài cho quần chúng.

  Từ ngữ tiếng Hy Lạp được Phi-lát sử dụng ngụ ý “con người” là một thành viên của loài người, không có sự ám chỉ cụ thể nào về giới tính. Nhưng từ ngữ tiếng Hê-bơ-rơ  được Xa-cha-ri  sử dụng biểu thị "con người" là người nam rõ ràng hơn là người nữ. Cả hai ý nghĩa này đều áp dụng cho Chúa Jesus. Ngài là hiện thân hoàn hảo của cả hai: nhân tính và nam tính. Ngài là những gì mọi con người nên là, nhưng không ai khác từng có như vậy.
   Sự hóa thân của Đức Chúa Trời là con người trong thân vị của Chúa Jesus được các tiên tri trong Cựu ước nói trước.  Ê-sai đã tuyên bố, “Nầy, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Ê-sai  7:14). Trong Ma-thi-ơ 1:23, tên Hê-bơ-rơ Em-ma-nu-ên được dịch là “Đức Chúa Trời ở với chúng ta”. “Dòng dõi Em-ma-nu-ên” là dòng dõi “Thần Nhân”, pha trộn hai bản chất của Đức Chúa Trời và của con người.

 -Con Người-
   Là “Con Người” danh hiệu Jesus  đã áp dụng cho chính Ngài nhiều hơn bất kỳ tên nào khác.  Điều này tương ứng với cụm từ Hê-bơ-rơ  “ben Adam”, nghĩa đen là “con của A-đam.” Vì vậy, tên đó xác định Jesus là một thành viên của chủng tộc A-đam. Hòa hợp với điều này, Phao-lô gọi Ngài là “A-đam cuối cùng” (1 Cô-rinh-tô 15:45).
   Nhân tính đích thực của Jesus cũng được nhấn mạnh như vậy trong suốt phần còn lại của kinh Tân ước. Ví dụ, tác giả của thơ Hê-bơ-rơ nói về Ngài, “Vì con cái thì cùng chung huyết nhục, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng mang lấy huyết nhục giống như họ. …Vì rõ ràng, không phải Ngài giúp đỡ các thiên sứ, nhưng giúp đỡ dòng dõi Áp-ra-ham” (Hê-bơ-rơ 2:14, 16).
   Chúa Jesus là một hậu duệ trực hệ của dòng dõi Áp-ra-ham - và do đó Ngài cũng là hậu tự của A-đam. Ngài đã không nhận lấy bản chất thiên thần, nhưng Ngài đã mang bản chất thật của con người.
   Gia phả của Chúa Jesus trong mỗi sách Tin mừng hòa hợp với sự trình bày đặc biệt của từng Tin mừng về Ngài. Ma-thi-ơ  theo dấu vết Ngài trở lại Áp-ra-ham, nhấn mạnh tính đồng nhất của Ngài với Y-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 1: 1–17). Lu-ca theo dấu Ngài trở lại với A-đam, nhấn mạnh sự đồng nhất của Ngài với toàn thể loài người (Lu-ca 3: 23–38). Giăng trình bày Ngài không có bất kỳ phả hệ nào của con người, mà là Lời vĩnh cửu, cùng tồn tại với Đức Chúa Trời (Giăng 1: 1–2). Mác cũng tương tự như vậy, không  cho Ngài có phả hệ, nhưng vì một lý do khác: theo phong tục cổ xưa, một người đầy tớ (hay nô lệ) không cần phả hệ.
   Mặc dù nhờ sự hóa thân trở thành con người hoàn toàn, nhưng Chúa Jesus không bao giờ đình chỉ tính cách thần thượng. Trong Ngài Đức Chúa Trời và con người đã được pha trộn hoàn toàn.

 --Hai Bản Chất Trong Sự Cân Bằng
   Hai bản chất của Đức Chúa Trời và con người trong Chúa Jesus  được đặt cạnh nhau trong các đoạn khác nhau của các sách Tin Mừng. Trong Giăng 4: 5–14, chúng ta đọc cách Chúa Jêsus, như là con người,  mệt nhọc về thể chất và ngồi xuống bên cạnh  giếng của Gia-cốp. Tuy nhiên, một chút sau đó Ngài đã nói như Đức Chúa Trời đang nói chuyện với người đàn bà Sa-ma-ri: “nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ khát nữa.Nước Ta cho sẽ trở thành một mạch nước trong người ấy, tuôn trào đến tận sự sống đời”. Bởi những lời này, Chúa Jesus đã tự nhận mình là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, người mà Thánh Vịnh chép rằng: “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa” (Thi thiên 36: 9).
    Bên bờ biển Ga-li-lê, Chúa Jesus đã tiếp nhận sự thờ phượng của Phi-e-rơ, phủ phục dưới chân Ngài và kêu la, “Lạy Chúa (Jesus), xin lìa khỏi con, vì con là người có tội” (Lu ca 5:8). Nhưng sau đó, trên cùng biển Ga-li-lê, nhân tánh thật sự là Con người của Chúa Jêsus lộ bản chất khi Ngài đã ngủ, nên “các môn đồ đến đánh thức Ngài và nói: “Thầy ơi, Thầy ơi,chúng ta chết mất!” (Lu-ca 8: 23–24).
   Trong Ai-cập Ký 3: 13–14, Chúa đã tiết lộ cho Môi-se Danh thần thượng không thay đổi của Ngài, “TA LÀ” (Hằng Hữu). Mười lăm thế kỷ sau, trong vườn Ghết-sê-ma-nê, khi xác định chính Ngài cho những người đến bắt giữ mình, Chúa Jêsus phát âm cùng những từ ngữ, "TA LÀ". –“Họ đáp: “Jêsus, người Na-xa-rét.” Đức Chúa Jêsus nói: “Chính Ta đây!” Giu-đa, kẻ phản Ngài, cũng đứng đó với họ.  Khi Đức Chúa Jêsus nói: “Chính Ta đây” thì họ đều lùi lại và ngã xuống đất” Giăng 18: 5–6).  Cụm từ “Chính Ta đây!” là “TA LÀ”.  Khi Danh thánh nầy được Đấng có Danh ấy phát ra, có quyền năng thần thượng lớn đến nổi những kẻ muốn bắt Chúa Jesus “đều lùi lại và ngã xuống đất”. Đây là minh chứng cho thần tính không thay đổi của Ngài. Tuy nhiên, từ thời điểm đó trở đi, là con người, Chúa Jêsus phải chịu đựng sự xấu hổ và đau đớn trong phiên tòa xét xử Ngài, bị đánh đập và đóng đinh.

- Đức Chúa Con Làm Mẫu –
   Trong Ê-phê-sô 1: 5 Phao-lô nói về tất cả tín đồ mà Đức Chúa Trời có “con đường đã “tiền định trước cho chúng ta địa vị quyền làm con của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo mục đích tốt đẹp của ý muốn Ngài”.
   Trong Rô-ma 8:29 Ngài không mô tả thêm về mục đích Đức Chúa Trời cho các con cái của Ngài: "Để dễ dàng hơn cho ai mà Ngài [Đức Chúa Trời] biết trước, Ngài cũng đã tiền định được đồng hóa theo Chúa Jesus, phù hợp với hình ảnh của Con Ngài hầu Ngài [Chúa Jesus] có thể là “làm Con trưởng giữa nhiều anh em”. Vì vậy, Chúa Jesus là Con Trai kiểu mẫu- Một Đấng “mà ngoài Ngài tất cả chúng ta phải đều phù hợp với sự hoàn hảo hoặc trưởng thành sắp đến. Dù dao động, chính Ngài là "con đường mới và sống" bởi đó mà chúng ta “tiếp tục tiến tới sự hoàn hảo”, "vào nơi chí thánh" và dạn dĩ "đến gần" Đức Chúa Trời. (Xem Hê-bơ-rơ 6:1,10:19-20).
   Con đường dẫn Chúa Jesus đến sự hoàn hảo là cùng một con đường  mà mỗi người chúng ta phải bước theo. Con đường đến sự trưởng thành không dễ dàng hơn cho Chúa Jesus, cũng như  dành cho chúng ta. Ngài đã “bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê-bơ-rơ 4:15). Trong bản chất con người của mình, Chúa Jêsus trải qua mọi hình thức cám dỗ mà bất kỳ ai trong chúng ta đã kinh nghiệm - và chưa bao giờ Ngài bị dồn vào thế phạm  tội. Thật quan trọng cho chúng ta biết bao là phải nhận ra rằng bị cám dỗ thì không phải là phạm tội lỗi ! Tội lỗi chỉ xuất hiện khi chúng ta đầu hàng sự cám dỗ.
   Điều gì đã làm cho Chúa Jesus có khả năng,  bất chấp nhân tính thật của mình, để đắc tháng tất cả sự cám dỗ? Cơ sở thành công của Ngài nằm trong động cơ nhất tâm, không thay đổi của Ngài: là làm theo ý muốn của Cha. Điều đó được Đa-vít báo trước trong Thi thiên 40: 7–8: “Bấy giờ con nói: “Có con đây. Trong quyển sách đã có chép về con.” Lạy Đức Chúa Trời của con, con vui thích làm theo ý muốn Chúa” (so sánh với Hê-bơ-rơ 10: 7.)
   Trong suốt chức vụ trên đất của mình, Chúa Jêsus nhiều lần tiết lộ điều này như là động lực cơ bản của tất cả những gì Ngài đã làm. Ngài không bao giờ có thể biết được sự thỏa mãn đầy đủ và cuối cùng cho đến khi Ngài đã hoàn thành mọi công việc mà Cha Ngài đã giao cho Ngài.
    Bên cạnh giếng Gia-cốp, Ngài phán với các môn đồ của mình, “Lương thực của Ta là làm theo ý muốn của Đấng đã sai Ta, và hoàn tất công việc của Ngài” (Giăng 4:34). Trong các bài giảng tiếp theo, Ngài hai lần tái khẳng định điều này: “Ta không tìm ý riêng mình, nhưng tìm ý của Đấng đã sai Ta” (Giăng 5:30); “Vì Ta từ trời xuống, không phải để làm theo ý Ta, mà làm theo ý Đấng đã sai Ta” (Giăng 6:38).                 
   Trong lời cầu nguyện như thầy tế lễ thượng phẩm của Ngài khi gần chấm dứt chức vụ trần gian của mình, Chúa Jêsus có thể thưa với Chúa Cha, “con đã ..hoàn tất công việc Cha giao cho Con làm" (Giăng 17: 4). Cuối cùng, trong những giây phút cuối cùng qua sự đau đớn của Ngài trên thập tự giá, Ngài thốt lên tiếng kêu tuyệt vời, đắc thắng, “mọi việc đã hoàn tất!” (Giăng 19:30). Không dao động, không nao núng, với sự trả giá bằng của cuộc đời riêng của mình, Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ mà Cha giao phó cho Ngài. Với sự bảo đảm đó, Ngài giao thác tâm linh của minh vào tay Cha (Lu-ca 23:46).
   Cùng một động lực nắm giữ Chúa Jêsus tránh khỏi tội lỗi và đưa Ngài vượt qua đến sự chiến thắng hoàn thành sẽ làm điều tương tự cho chúng ta. Chúng ta phải đến điểm quyết tâm đơn thành rằng mục đích tối cao của cuộc đời mình, như con cái của Đức Chúa Trời, là làm theo ý muốn của Thiên Phụ chúng ta. Khi nào mọi mong muốn hoặc tham vọng cá nhân khác chịu khuất phục động cơ duy nhất, trọng yếu này, chúng ta có thể vẫn ngập ngừng hoặc vấp ngã nhiều lần nữa, nhưng tội lỗi sẽ không bao giờ lấy lại quyền thống trị trên chúng ta và chiến thắng cuối cùng sẽ là của chúng ta.
         
--Sự Công Bình Và Lòng Trung Thành Trong Sự Căng Thẳng
   Trong Ê-sai 11: 5 vị tiên tri đặt ra hai khía cạnh tương quan với tính cách của Chúa Jesus: "Sự công chính sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, Và sự thành tín sẽ làm dây ràng hông”. Sự công bình là thái độ đúng đắn đối với Đức Chúa Trời; lòng trung tín (hay lòng trung thành) là một thái độ đúng đắn đối với con người. Thứ tự là điều quan trọng. Sự công bình đến trước lòng trung thành. Nhiệm vụ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời là chính yếu. Chúng ta không được miễn thực hiện bất kỳ sự tận tâm nào cho hoàn tất đối với người lãnh nhiệm vụ nào đó đưa ra làm cản trở nghĩa vụ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhưng với Đấng « một lần các yêu cầu của Đức Chúa Trời có nhận được do công nhận, sự trung thành chúng ta quan sát mọi nghĩa vụ và cam kết với con người”.
   Luôn có khả năng gây căng thẳng cho sự hòa giải giữa sự công bình với lòng trung thành - tức là, trong cách điều chỉnh đúng các đòi hỏi của Đức Chúa Trời và những đòi hỏi của con người. Đời sống và sự giảng dạy của Chúa Jesus cho chúng ta  các ví dụ khác nhau về mức độ căng thẳng này được xử lý.
   Khi diễn giải luật của Môi-se, Chúa Jêsus đã đề ra hai điều răn lớn cơ bản trong chính xác trong thứ tự  đúng của chúng: thứ nhất, "Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi", thứ hai,"Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình” (Ma-thi-ơ 22:36–40).
   Cuộc sống riêng của Ngài được minh họa cả hai hình thức của tình yêu trong sự hoàn hảo của chúng, nhưng luôn luôn trong thứ tự ưu tiên của chúng.
   Trong sự cố duy nhất thời thơ ấu của Chúa Jesus được ghi lại trong Tân Ước, sự căng thẳng giữa hai nghĩa vụ này xuất hiện lần đầu tiên. Năm mười hai tuổi, Ngài đã được Giô-sép và Ma-ri đưa đến Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt qua, nhưng Ngài vẫn ở lại trong đền thờ sau khi những thân nhân còn lại trong đoàn của Ngài đã lên đường trên hành trình của họ trở lại Na-xa-rét. Cuối cùng, Giô-sép và Ma-ri trở lại Giê-ru-sa-lem và thấy Ngài “đang ngồi giữa các giáo sư Do Thái giáo, vừa nghe vừa hỏi” (Lu ca 2: 42–46).
   Ma-ri nói với Ngài: “sao con làm cho hai ta ra nông nỗi nầy? Cha (Giô-sép) con và mẹ đã lo lắng tìm con”. Nhưng Chúa Giê-su trả lời: “Cha mẹ không biết rằng con phải lo việc Cha con sao?” (Lu ca 2: 48–49). Lưu ý ứng dụng kép của từ ngữ “người cha” trong những câu này, đưa ra nghĩa vụ kép với Đức Chúa Trời và với con người. Trong thực tế, Chúa Jesus đã nói, “Những đòi hỏi của Thiên Phụ tôi ưu tiên hơn những đòi hỏi được biết đến như cha của tôi trên trái đất”. Tuy nhiên, hồ sơ tiếp tục, “Ngài đi theo họ [Giô-sép  và Ma-ri ]  trở về Na-xa-rét và phục tùng họ” (Luke 2:51). Một khi Chúa Jêsus đã hoàn thành nghĩa vụ của Ngài đối với Cha trên trời của Ngài, Ngài cũng trung tín trong mọi bổn phận đối với Giô Sép như là cha trần thế của Ngài. Ngài là Con mẫu mực trong mọi phương diện, kết hợp sự công bình đối với Đức Chúa Trời với lòng trung thành đối với Giô-sép.
   Sau đó, khi Chúa Jêsus đã bước vào chức vụ công khai của mình, mẹ và các anh em của Ngài đã tìm kiếm một cuộc gặp mặt với Ngài, nhưng “Ngài chỉ tay về phía các môn đồ và nói: “Đây là mẹ Ta và anh em Ta! Vì hễ ai làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy” (Ma-thi-ơ 12: 46–50).
   Ở đây một lần nữa có một sự điều chỉnh tinh tế của những cái ưu tiên. Mối quan hệ thuộc linh của các môn đồ với  Đức Chúa Trời Cha, được sản xuất bởi sự vâng lời của họ, được chỗ ưu tiên hơn mối quan hệ hoàn toàn tự nhiên với mẹ của Ngài và các em của Ngài (những người không phải là những môn đồ thời đó).
   Tuy nhiên, trên thập tự giá, một trong những hành động cuối cùng của Chúa Jesus là giao thác mẹ của Ngài cho môn đệ yêu dấu của Ngài, là Giăng,  nuôi dưỡng, nhờ đó cung cấp cho bà một đứa con trai để dự bị và chăm sóc cho bà sau khi Ngài qua đời. (Xin xem Giăng 19: 25–27.) .Do đó Ngài dự bị cho mẹ mình, Ngài đã trung thành hoàn thành nghĩa vụ phàm nhân cuối cùng của minh.

- Vẫn Là Con Người Đến Đời Đời!
   Thật là kỳ diệu, bằng sự hóa thân, Chúa Jêsus trở nên con người  chân chính và trọn vẹn. Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất của tất cả là: Ngài chưa bao giờ ngừng làm một con người! Trong khi thừa nhận thực tế của hóa thân, nhiều Cơ Đốc nhân bỏ qua ấn tượng rằng Chúa Jêsus là một con người chỉ trong một khoảng ba mươi ba năm, và bây giờ không còn là con người nữa. Nhưng Tân Ước dạy cách khác.
   Viết ít nhất ba mươi năm sau khi Chúa Jêsus thăng thiên, Phao-lô nói với Ti-mô-thê: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đấng Christ Jêsus, cũng là người” (1 Ti-mô-thê 2: 5).
   Mọi thứ được Phao-lô nói ở đây theo động từ thì hiện tại. Chúa Giê-xu ngự ngai cách trung thành vẫn là Người. Có một Người có quyền làm nghĩa vụ của Đức Chúa Trời “được ban cho tất cả mọi thẩm quyền trên thiên đàng và trên trái đất, và là Đấng chế phục tất cả các thiên thần, chấp chánh và quyền lực”. (Xin xem Ma thi ơ 28:18, Ê-phê-sô 1: 20–21, 1 Phi-e-rơ 3:22- là Đấng đã lên trời, đang ngự bên phải Đức Chúa Trời, được các thiên sứ, các chủ quyền và mọi thế lực suy phục).
   Thấy trước lời tiên tri nầy về huyền nhiệm Đấng Thần Nhân được tôn cao lên bên tay hữu của Đức Chúa Trời, Đa vít, tác giả thi thiên đã kêu gào trong kinh ngạc:
   Loài người là gì mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi mà Chúa thăm viếng nó? Chúa dựng nên loài người kém Đức Chúa Trời một chút, Đội cho người mão miện vinh quang và tôn trọng. Chúa ban cho con người quyền cai trị công việc của tay Chúa; Khiến muôn vật phục dưới chân người” (Thi thiên 8: 4–6).
   Suy ngẫm về mầu nhiệm của Jesus, Đấng Thần Nhân-  đã được tôn lên bên tay phải của Đức Chúa Trời, Đấng có thể đưa ra một câu trả lời đầy đủ hoặc cuối cùng cho câu hỏi, "Con người là gì?"