Thánh ca số 51, câu 3 của HTTLVN ghi:
“Lúc chơn tôi sắp phải qua Giô đanh,
Nguyền tôi khỏi tán đảm, khiếp can;
Dắt tôi ngang qua dòng nước tuôn mạnh,
Dìu tôi bước lên Ca-na-an,
Chính lúc đó tôi ca vang thiên thành…”.
Theo một phương diện tương đối, con dân Chúa áp dụng đất hứa
Ca- na- an là thiên đàng, nhưng nếu làm vậy thì chúng ta còn chiến tranh sau khi vào thiên
đàng sao?. Nên theo hình bóng học, theo ánh sáng Tân ước, đất hứa tiêu biểu cho
hai thực sự như sau:
&- Sự tranh chiến hiện nay của các tín nhân trưởng thành
với các lực lượng tà ác trên khoảng không mà thơ Ê-phê-sô giải thích- Eph.1:3,
2: 6, 6:10-12 “Vì chúng ta tranh đấu chẳng phải với thịt và huyết, bèn là với
chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm nầy, với lũ tà linh độc
ác ở thiên không”
& -Sự an nghỉ của các thánh đồ đắc thắng trong vương quốc
1000 năm của Đấng Christ trên trái đất cũ. Thơ Hê-bơ-rơ luận giải sự kiện nghỉ
ngơi sa-bát nầy cách minh bạch.
Hôm nay tôi mạo muội giải thích đất hứa là một chiến trường
thuộc linh của những tín đồ già dặn:
*Các thiên sứ ác, các quỷ nhỏ hùng cứ trong tâm trí các tín
nhân từ lâu đời, xuyên tạc, phao phản và ngăn trở họ vào chiếm hữu sự giàu có
thuộc linh trong đất hứa ngay ngày hôm nay. Dân 13: 33: “Chúng tôi đã thấy ở đó
những người khổng lồ (con cháu của Anaq, thuộc hạng người khổng lồ). Quay mắt
nhìn mình, thật chúng tôi chỉ như những con châu chấu, và trước mắt họ, chúng
tôi chỉ như thế đó!"(Bản Công Giáo).
*Đa số dân Chúa đã lưu lạc dông dài nhiều năm trong sa mạc
thuộc hồn, sống cuộc đời xác thịt, không muốn vào đất hứa và cũng không đủ khả
năng đánh thắng các lực lượng ác độc trong đó. “Sao Yavê lại dẫn chúng tôi vào
đất ấy để cho gươm đâm ngã xuống, để vợ yếu con thơ làm mồi cho giặc? Thà để
chúng tôi về lại Aicập” (Dân. 14:3 BCG)
*Mãi sống trong sa mạc tâm lí, trong đồng hoang xác thịt, thì
đương nhiên sinh ra các căn bệnh mãn tính như: thèm khát thức ăn Ai-cập cũ, muốn
trở lại nơi lưu đày khổ sai, nổi loạn với Chúa, tranh cạnh lẫn nhau (trong các
loại hội thánh trên cả địa cầu). Dân. 14:4 CG, “Và họ bảo nhau: "Ta đặt
người cầm đầu mà trở về Aicập!"
Sau khi thế hệ nhiễm chất Ai-cập thâm căn qua đi, ngoại trừ với
2 cựu chiến binh, Chúa điều động thế hệ mới của dân thánh trải qua các bước sau
đây, nhiên hậu họ mới có thể chiếm hữu xứ Ca-na-an và vui hưởng thổ sản trong
đó:
·
Chết
dưới sông Giô-đanh:
Giô-suê 4:8-9- miêu tả cảnh mười hòn đá được dựng tại giữa sông
Giô đanh, và việc đem 10 hòn đá khác dưới đáy sông ấy lên chất thành một đống
trên bờ tại Ghinh-ganh.
Galati 2:20 “Tôi đã bị đóng đinh trên thập tự-giá với Đấng
Christ…”. Bản Anh văn là: “I have been crucified with Christ…”. Có bản dịch rõ
ràng hơn là: “I am crucified with Christ…”.—“Tôi vẫn đang bị đóng đinh với Đấng
Christ”. Sự sống bản ngã phải kinh nghiệm sự chết mỗi ngày, nhưng mạng sống vật
lí của chúng ta vẫn tồn tại.
Báp-têm trầm mình tại Biển Đỏ là cắt đứt cuộc đời cũ tại Ai cập,
còn chết dưới sông Giô đanh là bản ngã bị giết chết hằng ngày, như Phao lô từng
nói, “Vì cớ Ngài chúng tôi bị giết cả ngày- we are being put to death all day
long” (Rô 8:36). Bạn có đang bị giết chết mỗi ngày chăng?
·
Cắt
bì tại Ghinh-ganh:
Theo chiều thuận của giáo lí, chúng ta nghĩ mình phải dứt bỏ
xác thịt trước rồi mới vác thập giá mỗi ngày để giết bản ngã. Chúa bảo Giô-suê
chất 12 hòn đá lấy dưới sông tại Ghinh ganh và dân Israel đóng trại tại đó.
Cũng tại Ghinh ganh nầy, dân Israel là thế hệ thứ hai, phải chịu cắt bì.
Sa-tan trộn lẫn với hồn thành bản ngã, sa-tan trộn với thân
thể tín đồ thành xác thịt. Xác thịt không phải là thân xác tín đồ, mà là thói
quen, là thực hành, là hành vi tự động tội lỗi của tín nhân. Cho nên cắt bì, hay
giết xác thịt là “giết các thói quen, cắt bỏ các hành vi của thân thể”. Rô 8:13
“vì nếu anh em đang sống theo xác-thịt, anh em phải chết; nhưng nếu bởi Linh
anh em đang giết chết các việc làm của thân-thể, anh em sẽ sống”.
Đây không phải là khổ tu, ép xác. Người có tánh ưa móc túi,
ăn cắp, thì không cần phải chặt tay, mà phải chặt bỏ, phải giết chết việc làm,
hành vi, thói quen ăn cắp của mình. Đó là sự cắt bì thật.
·
Vũ
trang cho chiến sĩ:
Tại sao Đa-vít không thể mang khí
giáp của vua Sau-lơ, vì người thuộc linh không thể sử dụng phương cách của người
xác thịt:
--Ê-phê-sô 6:14,1 Tê. 5: 8,“ĐÃ MANG VÀO
TẤM GIÁP CHE NGỰC CỦA SỰ CÔNG-CHÍNH mặc vào--- áo-giáp che ngực của đức-tin và
tình thương”. Đức tin để tiếp thu Chúa và tình yêu để vui hưởng Ngài. Người trưởng
thành quân bình trong hai cơ năng nầy, mới đủ sức chống chỏi sa-tan.
--Ê-phê-sô 6: 14, “Bởi vậy hãy đứng vững,
ĐÃ THẮT CHẶT LƯNG ANH EM VỚI LẼ-THẬT”. Thiếu sự hiểu biết lẽ thật mà tiếp nhận
lời giảng sai lạc là sự chiến bại.
--Ê-phê-sô 6: 15; “mang giày CÁC BÀN
CHÂN CỦA ANH EM VỚI SỰ CHUẨN-BỊ CỦA TIN-LÀNH BÌNH-AN”. Đôi giày cách li anh em
với bụi đất. Khi bạn dời nhà đến một khu dân cư mới, mà ngay ngày đầu tiên bạn
xưng Danh Chúa ra với họ, thì trong những tuần lễ sau đó, họ không bao giờ mời
bạn ăn giỗ kị cơm trong nhà của họ, hay mời bạn đi xem phim, đánh bạc. Giày
phúc âm đã cách li bạn với họ.
--Ê-phê-sô 6: 16, “hãy cầm lên cái
thuẫn đức-tin, với nó anh em sẽ có thể dập tắt tất cả các tên lửa của kẻ dữ
đó”. Niềm tin vững mạnh dập tắt những tên lửa, loại trừ những tin đồn hoảng loạn
của quỷ dử bắn vào tâm trí.
--Thi 140:7, “Chúa đã che-phủ đầu con
trong ngày chiến-trận”. Phao-lô nói mão sự cứu rỗi, còn chiến sĩ thành thục là vua
Đa-vít, nói Chúa phải che phủ đầu chúng ta. Thời đại cuối cùng nầy càng ngày
càng có nhiều Cơ Đốc nhân bị chứng mất ngủ, vì tâm trí tín đồ là chiến trường
gay cấn nhất. Bạn có chế phục được các tư tưởng cuồng loạn do ác linh khích động
và bắt chúng quy hàng Đấng Christ chăng?- 2 Cor 10: 5 “Chúng tôi đang phá-hủy
các suy-đoán và mọi sự kiêu căng nổi lên chống lại sự hiểu biết về Đức Chúa TRỜI,
và bắt tù mọi tư-tưởng vào sự vâng-phục Christ”.
Trước khi chuyển quân chiếm hữu đất hứa,
Chúa đã ban sự đắc thắng cho Giô-suê trước: “Mọi chỗ mà lòng bàn chân của các ngươi
giẫm lên, Ta đã ban nó cho các ngươi, đúng như Ta đã nói với Môi-se” (Giô suê
1:3). Cho nên ngày nay chúng ta không cố sức chiến đấu để đánh bại sa-tan và
các quyền lực hắn trên thiên không, mà là chiến đấu gìn giữ địa vị đã đắc thắng
trong Chúa rồi. Bạn thấy đó, tất cả mọi khí giáp Chúa ban cho như mão, giáp, thắt
lưng, thuẫn, giày đều để phòng thủ, chỉ có thanh gươm, vừa phòng thủ và vừa tấn
công.
--Ê-phê-sô
6:17-18 theo nguyên văn: “and take the sword of the Spirit, which is the word
(rhema) of God, by means of all prayer and petition praying at every time in
spirit”-Nắm lấy gươm của Đức Linh mà Linh là Lời (rhema) của Đức Chúa Trời, bởi
phương tiện của mọi sự cầu nguyện và nài xin, cầu nguyện mọi lúc trong tâm
linh”.
Lời văn tự kinh thánh, logos của Chúa, là lời cố định. Khi lời
kinh thánh được chúng ta dùng làm lời cầu nguyện khẩn cấp, liên tục nhai ngấu
nghiến, lời đó trở thành rhema, lời sống động chủ quan trong chúng ta lúc đó. Lời đó khiến chúng ta nóng cháy và sinh động mạnh
mẽ. Tuyên bố một số câu kinh thánh văn tự nào đó mặt sa tan, hắn cũng sợ hãi
tháo lui, nhưng hắn sẽ càng khiếp sợ chạy biến khi chúng ta tuyên bố dõng dạc
những lời rhema của Kinh thánh đang sôi sục trong chúng ta lúc ấy. Đó là cách sử
dụng gươm của Đức Linh, mà Linh là rhema, lời sống của Đức Chúa Trời trong một
thời điểm nào đó mà thôi. Bạn có phân biệt logos và rhema của Chúa chăng? Nhờ
nhai ngấu nghiến logos sẽ trở thành rhema.
·
Chiếm
hữu xứ sở.
Giô Suê 18:1, “Toàn thể cộng đồng con cái Israel hội lại ở
Silô, nơi họ đã đặt Trướng Tao phùng (lều hội kiến). Cả xứ đã phải hàng phục
trước mặt họ”. Cám ơn Chúa, trước những cựu chiến binh như Giô-suê, Ca-lép và
đoàn hậu tấn, cả xứ Ca-na-an, ngụ ý bầy ác linh khoảng không đã chịu hàng phục
trước dân Chúa. Sách Công vụ chương 19 thuật lại chuyên 7 con trai của ông Sê-va
tại thành Ê-phê-sô đóng kịch là chiến sĩ bách chiến bách thắng của Chúa, đã bị
các ác linh: “vồ lên chúng và trấn áp tất cả bọn chúng và chế-ngự chúng, đến nỗi
chúng bỏ chạy ra khỏi nhà đó trần-truồng và bị thương”. Chỉ có những người như
Giô-suê, Ca-lép, những chiến sĩ thuộc linh chân thật, mới chiến thắng các quỷ
và chiếm xứ được mà thôi.
·
Vui
hưởng tài nguyên đất hứa:
Giô suê 5: 5:11 HD, “Vào ngày sau lễ Vượt Qua, chính ngày đó,
họ ăn thổ sản trong xứ, bánh không men, và hột rang”. Còn bản Công giáo dịch:
“Hôm sau Vượt qua, họ đã ăn thổ sản trong xứ, bánh không men và cốm lùi, đúng tủy
ngày ấy”.
Những ai chưa qua Mĩ bao giờ, nhưng nếu ba hoa miêu tả những
loại rau củ quả bên đó, những Việt kiều Mĩ sẽ nhanh chóng bịt miệng những người
đó ngay. Bạn ơi, đừng tưởng việc tiếp nhận, vui hưởng thổ sản xứ Ca na an, tương
tự như việc có được khải thị tươi mới từ Kinh thánh, là việc quá tầm thường, dễ
giả mạo! Đó là khám phá những sự kiện thuộc linh, tiếp nhận được những khải thị
tươi mới từ Kinh thánh, như cây gậy khô cằn của A-rôn ra hoa, nẩy nụ và trái hạnh
nhân chín thơm ngon. Kinh thánh đã 3500 tuổi, như một quyễn sách khô cằn, bạn
có thể được Chúa ban cho những khải thị, những sự mở ra mới mẻ từ Kinh thánh cổ
điển nầy chăng? Đó là minh chứng chân thật nhất rằng bạn đã vào được xứ thánh
và đang vui hưởng thổ sản trong đó rồi.
Kết luận-
Từ ngữ “trên trời” thường xuất hiện trong thơ Ê-phê-sô và một
số sách Tân ước, như “ân phước trên trời”, “đồng ngồi với Christ trên trời”…
không nói về vị trí trên trời mà diễn tả tình trạng và địa vị thuộc trời của Cơ
Đốc nhân sống đắc thắng trong Đấng Christ hôm nay. Xin Chúa cho chúng ta thấy địa
vị đắc thắng của mình trong Chúa, được Chúa làm cho mạnh mẽ trong người bề
trong, được Đức Thánh Linh tập huấn cách sử dụng thành thục mọi khi giáp của
Chúa, hầu chúng ta hàng phục được “những thiên phủ, những bậc uy linh, những đỗng
lý của vũ hoàn hắc ám này, với những thần linh ác quái chốn hoằng thiên”
(Ê-phê-sô 6:12 CG). Bằng chứng cho địa vị chiến thắng, cho tình trạng sống trong
lãnh vực thuộc thiên, là chúng ta luôn vui hưởng thổ sản phong phú, tươi mới của
đất Ca-na-an ngay ngày hôm nay. Xin Chúa gia ân trên chúng ta hết thảy. A men.
Bát-xi-lai- 21-4-2020