Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Nhân Vật Thánh Kinh- Si La


--Tên Tuổi-
Si-la có hai tên được sử dụng trong Kinh Thánh, Si-la và Si-vanh. Tên Si-la được sử dụng 13 lần trong Tân Ước, tất cả trong sách Công-vụ (15:22, 27, 32, 34, 40, 16:19, 25, 29, 17: 4, 10, 14, 15; 18 : 5). Tên khác của ông, Si-vanh, chỉ được sử dụng bốn lần và chỉ có trong các thư tín (1Phiero 5:12, 1Tê 1: 1, 2Tê 1: 1, 2 Cor 1:19). Ông Edmond Hiebert đã lưu ý: "Si-la rõ ràng là hình thức tiếng Hy Lạp của tên Aramaic cho tên Sau-lơ, một tên theo tiếng Hê-bơ-rơ, trong khi Si-vanh là tên La-tinh của ông ta. Si-la có thể đã chọn tên La-tinh vì sự giống nhau của nó trong âm thanh với tên Hê bơ rơ của ông". Người khác lại gợi ý: "Cái tên Si-vanh là một danh hiệu Rôma, một dạng của chữ Si-la được La tinh hóa" (Gillman 1992: 6: 22). Tên Latin của ông cho biết ông có quốc tịch La Mã. Lưu ý lời của Phao-lô nói cho các thẩm phán tại Phi-líp: “Chúng tôi [Phaolô và Si-la] là công dân Rô-ma, thế mà khi chưa định tội, họ đã đánh đòn chúng tôi giữa công chúng rồi tống giam vào ngục; bây giờ họ lại lén lút thả chúng tôi sao? Không thể được! Họ phải đích thân đến đây để thả chúng tôi!”(Công vụ 16:37). Giống như Phao-lô, Si-la có quốc tịch La Mã. Làm thế nào ông đã nhận được quốc tịch đó, chúng ta không biết.

--Phác họa Tiểu sử Cuộc đời của ông-
Hãy bắt đầu với một bản phác thảo ngắn gọn về cuộc đời của vị sứ đồ nầy. Phần đầu cuộc đời của Si-la hơi mơ hồ. Chúng ta có những gợi ý trong Kinh Thánh cũng như các lời phát biểu trong các bài viết của các vị giáo phụ ban đầu về những gì Si-la đã làm. Theo truyền thống của hội thánh, Si-la là một trong bảy mươi môn đồ được Chúa Giêsu sai đến Bê-rê trong khoảng thời gian vào năm 29. Lu-ca đã viết về sự kiện này, nhưng không cung cấp cho chúng ta tên của những cá nhân này: "Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi môn đồ khác và sai từng đôi một đi trước Ngài vào tất cả các thành và các nơi mà chính Ngài sẽ đi sau " (Luca 10: 1). Chúng ta không có cách nào xác nhận truyền thống này, nhưng điều thú vị cần lưu ý là bất cứ khi nào Si-la đi trong chuyến đi truyền giáo, ông luôn tuân theo nguyên tắc "từng đôi" do Chúa Giê-su lập ra và có người khác đi với ông, tức là Si-la và Phi-e-rơ, Si-la và Giu-đe, Si-la và Phao-lô, hoặc Si-la và Ti-mô-thê (xem Mác 6: 7).
Chúng ta có một gợi ý trong Công vụ 15 về vai trò mà Si-la lãnh trong những năm đàu xây dựng hội thánh ở Giê-ru-sa-lem. Lần nữa Lu-ca viết rằng, lần này liên quan đến quyết định của hội thánh vào năm 49 sau Công nguyên: "Sau đó, các sứ đồ và trưởng lão cùng cả Hội Thánh quyết định chọn những người trong số họ và phái đi với Phao-lô và Ba-na-ba đến An-ti-ốt. Họ phái Giu-đa, cũng gọi Ba-sa-ba và Si-la, là hai người thuộc hàng lãnh đạo trong vòng anh em" (15:22). Chú ý hai điều về Giu-đa và Si-la, họ đã được chọn là những người từ trong hội thánh tại Giê-ru-sa-lem cũng như những người lãnh đạo trong hội chúng. Điều này chỉ ra rằng Si-la đã tích cực tham gia vào công việc của Chúa ở Giê-ru-sa-lem.
Chúng ta cũng có thể giả định, bởi vì việc xây dựng hội thánh đầu tiên ở Giê ru sa lem là thuộc người Hê-bơ-rơ, và Si-la cũng là người Hê-bơ-rơ.
Một trong những giáo phụ đầu tiên của hội thánh có tên là Eusebius Hieronymus, còn được gọi là Jerome (khoảng 347-419 ), đã đồng là tác giả một cuốn sách được gọi là Lives of Illustrious Men (Đời sống những người nổi tiếng). Jerome là thư ký cho giáo hoàng Damascus từ năm 382-385 và có vẻ như đã tiếp cận được một số hồ sơ của Tòa thánh Vatican trước đó, điều này có thể giúp ông trong công việc viết quyển sách này, viết ở Bết lê-hem vào năm 492. Trong các cuộc đời đó, Jerome và Gennadius cho ra bản phác thảo tiểu sử về 135 tác giả Cơ Đốc từ thời Phi-e-rơ đến cuối thế kỷ thứ 5 sau CN.
Trong tiểu sử của Phi-e-rơ, Jerome viết: "Simon Phi-e-rơ, con của Giăng, từ làng Bết-sai-đa ở tỉnh Ga-li-lê,  em của Anh-rê, là một sứ đồ, và chính mình ông là trưởng các sứ đồ. Sau khi làm giám mục hội thánh của An-ti-ốt và đã rao giảng cho những người Hê bơ rơ tản lạc nhiều nơi- những người tín đồ tin vào phép cắt bì, tại Pontus, Galatia, Cappadocia, châu Á và Bithynia - Phi-e-rơ đã được đưa đẩy lên Rome vào năm thứ hai của sê sa Cơ-lau-đe" (Nicene và Post-Nicene Fathers, 2nd series, 3 : 361). Hoàng đế Cơ-lau-đe trị vì từ năm 41 đến năm 54, vì vậy năm thứ hai là năm 42 S.C.
Nếu Jerome đúng trong bản tuyên bố theo trình tự thời gian này, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến niên đại của cuộc đời Si-la và ngày trước tác thơ I Phi-e-rơ. Theo I Phi-e-rơ 5:12, hoặc là Si-la cùng với Phao-lô ở Rô-ma vào năm 42, viết thư này cho anh ta trở lại với các tín hữu mà họ vừa rao Tin lành ở Pontus, Galatia, Cappadocia, Châu Á và Bithynia (sau đây gọi là các vùng thăm viếng cuộc hành trình truyền giáo đầu tiên của Phi-e-rơ], và hoặc Si-la là người vận chuyển thư tín này trở về các hội thánh mới thành lập ở những vùng này. Tôi nghi ngờ Si-la đã viết cả bức thư nầy  (I Phi-e-rơ) cùng với Phi-e-rơ ở Rôma cũng như có trách nhiệm đưa nó trở lại các hội thánh trong năm 42 S.C.
Mỗi sách bình luận về thơ I Phi-e-rơ và sách Công vụ, cũng như mọi bài viết mà tôi đã đọc về Si-la đều ghi lại thời gian viết thơ I Phi-e-rơ là vào đầu những năm 60. Họ cũng gợi ý Si-la đi cùng với Phi-e-rơ sau khi Si-la phục vụ tại Cô-rin-tô vào đầu những năm 50. Tôi không chia sẻ những quan điểm này.
Sứ đồ Phi-e-rơ đã không tập trung vào một đặc điểm nổi bật nào của Si-la khi ông viết thư tín đầu tiên của mình. Si-la trung thành với Chúa và công việc của Ngài. "Tôi nhờ Sin-vanh, người tôi xem như một anh em tín cẩn" (5:12).
Sau khi Si-la trao thư, chúng ta có thể cho rằng ông đã trở lại Giê-ru-sa-lem để tiếp tục chức vụ của mình trong thành phố đó. Bảy năm sau, ông có mặt ở trong thành phố cho Giáo Hội nghị Giê-ru-sa-lem (Công-vụ 15:22, 27, 32-34, 40-41).
Tại Hội đồng Giê-ru-sa-lem đã quyết định rằng một người dân ngoại không phải chịu phép cắt bì để được cứu. Các sứ đồ và các trưởng lão trong Hội thánh Giêrusalem đã viết một bức thư cho tín hữu người ngoại bang tại An-ti-ố (ở Orontes), Sy-ri và Cilicia và gửi nó qua tay Paul và Ba-na-ba, nhưng chỉ thị cho Giuđa và Si-la đi với họ và tuyên rao bằng lời nội dung của bức thư và làm rõ mọi câu hỏi mà mọi người có thể có (Công vụ 15:22, 27).
Trong khi ở An-ti-ốt, Giu-đa và Si-la "khuyến khích và củng cố" hội thánh trong thành phố đó (Công-vụ 15:32). Sau một thời gian, họ được đưa về Jerusalem, nhưng Si-la quyết định ở lại lâu hơn một chút nữa (15:33, 34).
"Sau đó ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba: “Chúng ta hãy trở lại thăm viếng anh em trong mỗi thành mà chúng ta đã rao giảng đạo Chúa, xem họ như thế nào.”  Ba-na-ba muốn đem theo Giăng cũng gọi là Mác.  Nhưng Phao-lô thì nghĩ không nên đem Mác theo, vì Mác đã lìa bỏ hai người tại Pam-phi-ly, không cùng họ tiếp tục công tác.  Do đó, có sự tranh luận gay gắt đến nỗi hai người phân rẽ nhau: Ba-na-ba đem Mác cùng đáp tàu đi đến đảo Síp.  Còn Phao-lô thì lên đường, sau khi đã chọn Si-la, và nhờ anh em giao phó mình cho ân điển Chúa.  Ông đi khắp Sy-ri và Si-li-si, làm cho các Hội Thánh được vững mạnh (15: 36-41).
 Si-la là đồng công của Phao-lô từ An-ti-ốt trên đường Orontes tới Cô-rinh-tô (Công-vụ 15: 41-18: 17). Dọc đường, họ mời một người trẻ tuổi tên là Ti-mô-thê làm môn đệ ông ( Công 16: 3, xem Ti-mô-thê 2: 2) và đưa cho các hội thánh trong các thành phố mà họ thăm viếng các nghị định của Hội đồng Giê-ru-sa-lem (16: 4). Trong thời gian lưu lại tại Cô-rinh-tô, Si-la  đã tham gia vào công tác truyền giáo (2 Cor 1:19) cũng như làm đồng tác giả hai tác phẩm cho hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, cùng với Phao-lô và Ti-mô-thê (1 Tê 1: 1; 2 Tê. 1: 1).
(Internet)