Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

NHÂN LOẠI TÁM NGƯỜI SAU NƯỚC LỤT


Đa số học giả nghiên cứu chữ viết của người Trung Quốc đều đồng ý rằng chữ Trung Hoa đã được phát minh từ khoảng năm 2500 T.C. Điều nầy phù hợp với sự phân tán các chủng tộc của loài người sau tháp Babel, là khoảng năm 2218 T.C. Và có lẽ sách Sáng Thế Ký được Môi-se viết vào khoảng năm 1490 T.C

Sau khi bị phân tán khỏi tháp Babel, từ vùng Lưỡng hà (Iraq), người Trung Hoa cổ đại di trú về định cư tại Hoa lục. Các nhà thông thái Trung Hoa sáng chế ra Hán tự. Điều lạ lùng là Hán tự có nhiều chữ diễn tả ý nghĩa câu chuyện của 11 chương đầu tiên trong sách Sáng thế ký của Thánh kinh. Dù hiện nay có một số nhà thần học Tân phái đả phá Kinh thánh và phủ nhận tác quyền thần thượng của Kinh Thánh, nhất là sách Sáng Thế ký. Họ nói câu chuyện Sáng thế ký chỉ là chuyện thần thoại, nhưng ý nghĩa sâu sắc của nhiều chữ Hán đã minh chứng Sáng thế ký là sự thật, là Lời của Đức Chúa Trời.

   Sau cơn nước lụt xoá sạch nhân loại cũ, nhân loại mới chỉ có 8 người trong một thời gian chừng hai năm, rồi mới sinh sôi nẩy nở. Vì Kinh Thánh chép, “Đây là dòng dõi của Sem: Cách hai năm, sau cơn nước lụt, Sem được một trăm tuổi, sanh A-bác-sát” (Sáng thế ký 11:10).


Thánh Kinh chép, “Nhằm năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, chánh ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống;  mưa sa trên mặt đất trọn bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.  Lại cũng trong một ngày đó, Nô-ê với vợ, ba con trai: Sem, Cham và Gia-phết, cùng ba dâu mình đồng vào tàu. Họ và các loài, thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng trên mặt đất tùy theo loại, chim tùy theo loại, và hết thảy vật nào có cánh, đều từng cặp theo Nô-ê vào tàu; nghĩa là mọi xác thịt nào có sanh khí,  một đực một cái, một trống một mái, đều đến vào tàu, y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn; đoạn, Đức Giê-hô-va đóng cửa tàu lại.---Vậy, Nô-ê cùng vợ người, các con trai và các dâu người ra khỏi tàu.Các thú, rắn, chim cùng mọi vật hành động trên mặt đất tùy theo giống đều ra khỏi tàu--Vậy, Nô-ê cùng vợ người, các con trai và các dâu người ra khỏi tàu.  Các thú, rắn, chim cùng mọi vật hành động trên mặt đất tùy theo giống đều ra khỏi tàu”. Sáng-thế ký 7:11-15; 8:18-19;11:10).



Điều vô cùng kỳ diệu là các nhà thông thái Trung Hoa đem con số 8 vào một số chữ Hán để diễn tả cuộc sống của loài người có liên hệ câu chuyện nhân loại 8 người nầy như sau. Số 8 cũng là con số nói lên sự khởi đầu mới của nhân loại mới, nhân loại thứ hai.


1. Chữ “Hồng”: to lớn, nước lụt” --vast, flood.

Hồng có nghĩa là to lớn hay nước lụt. Chữ bên trái là “thuỷ”-nước. Chữ bên phải ở trên là hai người nắm tay liên kết nhau, chữ ở dưới là “bát” –tám người. Tám người liên kết nhau, trôi trên nước, là nước lụt, vì trong tàu Nô-ê có 8 người. Tại sao không 7 người mà là 8? Số 8 là sự tình cờ hay cố ý của  các nhà thông thái?

2. Chữ “Thuyền”: Tàu to lớn—large boat


 Chữ thuyền gồm có chữ “chu” (thuyền nhỏ) bên trái. Bên phải có chữ “bát” (tám) ở trên và “khẩu” (miệng) ở dưới. Thuyền chở tám người là chiếc tàu. Tại sao không 10 người mà là 8 theo Kinh thánh vậy?


3.Chữ “Huyệt”: hang sâu, động trong lòng núi.—cave, den.



Khi Gia đình Nô-ê ra khỏi tàu, có thể họ sống trong một cái hang rất to, vì chưa xây nhà được. Chữ “huyệt” gồm có mái che ở trên và chữ “bát” (tám người) ở dưới. Cái huyệt là chỗ 8 người gia đình Nô-ê đã trú ẩn một thời gian khá lâu. Nếu các bạn thêm chữ “khẩu” (cái miệng) ở dưới chữ “bát”, các bạn sẽ có thêm chữ “cốc”. Cốc cũng là hang, là động, là huyệt trong núi. Các nhà thông thái Trung Hoa ghi lại hình ảnh 8 tổ phụ của họ là gia đình Nô ê đã sống trong hang qua hai chữ “huyệt” và “cốc”.  Sáng thế ký là câu chuyện có thật chăng vậy bạn?


4.Chữ “Không”: hư không, trống rỗng.—empty, hollow. vaccuum -(Chỉ giải phẩu chữ bên trái mà thôi)



Ông bà Nô-ê cũng còn sức khỏe nên cả gia đình 8 người phải ra đồng lo trồng hoa mùa để kiếm sống. Khi 8 người ra đi, cái hang trống trơn, không có ai ở nhà. Nên các nhà thông thái thêm chữ “công” (công việc) vào phía dưới chữ “huyệt” để tạo thành chữ “không”, có nghĩa là trống không. Tại sao các nhà thông thái cứ ghi lại cuộc sống của 8 tổ tiên của họ bằng chữ viết Trung quốc như thế?

5. Chữ “Công”: công cộng, công chúng—common to all, public.

   Chữ “công” gồm chữ “bát” (tám nguời) ở trên và chữ phía dưới mà chỉ một người sống. Chữ nầy ám chỉ Nô-ê là người lớn nhất trong 8 người, ông đứng trước 7 nguời kia để nói năng cách công khai. Nên “công” là công cộng, công khai.

6.       Chữ “Phân”: chia lìa, phân chia.—division, to divide


Chữ “phân” gồm có hai chữ: trên là “bát” (tám người); dưới là chữ “đao” (con dao). Con dao đã chia cắt tám người ra, mà tám người thay mặt cả nhân loại. Đó là sự phân tán nhân loại khoảng 100 năm sau cơn nước lụt, lúc đó Nô-ê còn sống. “Hê-be sanh được hai con trai; tên của một người là Bê-léc, vì đất trong đời người đó đã chia ra;--Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên , vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất” (Sáng-toê1-ký 10:25; 11:8-9). Sự phân tán nhân loại là biến cố vĩ đại, nên các nhà sáng chế chữ Trung Quốc đã ghi lại biến cố chia lia đó thành chữ “phân” như vậy. Lạ lùng thay phải không các bạn?

7. Chữ “Thuyết”: nói--speak, tell, say.





Chữ “thuyết” (nói) gồm có chữ “huynh” (anh cả) ở dưới và chữ “bát”(tám người) ở trên và chữ “ngôn” (lời nói) bên trái. Người anh cả nói năng trước mặt tám người.

Tóm lại, tám là con số ám chỉ sự khởi đầu mới. Tám người gia đình Nô-ê là hạt nhân sinh ra nhân loại hiện nay của chúng ta. Lịch sử, kinh nghiệm của tám người đó đã gây ấn tượng sâu xa trong tấm lòng của các nhà thông thái Trung Hoa, nên khi họ sáng chế ra chữ Hán của dân tộc mình, là một loại chữ tượng hình, họ có ghi lại các kỷ niệm, ý nghĩa, lịch sử tổ phụ tám người của họ và lịch sử 11 chương đầu tiên trong Sáng thế ký vào kho từ vựng phong phú của chữ viết của họ. Đức Chúa Trời dùng Hán tự để xác nhận tính chân thật của Lời Ngài, là Sáng thế ký cho thời đại bội đạo của chúng ta hiện nay.
Minh Khải biên soạn.

Tham khảo: The discovery of Genesis—by C.H.Kang and Ethel R.Nelson