Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 65



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
 (7)

XVIII. TRUNG TÂM CỦA THÀNH
Quốc gia nào cũng có một trung tâm. Trung tâm của một quốc gia là thủ đô ca quốc gia ấy, tức nơi đặt chính quyền trung ương. Giê-ru-sa-lem Mới cũng có một trung tâm là ngai của Đức Chúa Trời Cứu Chuộc, tức ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên con (22:1).
Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong phần đầu của sách này (1:1—11:19), ngai của Đức Chúa Trời là trung tâm, và trong phần hai (12:1—22:21), đền thờ của Đức Chúa Trời là trung tâm. Chúng ta cũng đã suy xét cụm từ “từ nơi ngai ở trong đền thờ mà ra” (16:17, xin xem bài 49 và 50). Cuối sách Khải Thị, ngai của Đức Chúa Trời ở trong đền thờ. Vì vậy, ngai và đền thờ đã trở thành một.
Đức Chúa Tri của chúng ta không chỉ là Đức Chúa Trời ở trên ngai để quản trị, cũng không chỉ là Đức Chúa Trời trong đền thờ đề được biểu lộ. Ngài chính là Đức Chúa Trời trên ngai trong đền thờ để được biểu lộ qua sự quản trị của Ngài. Ngai của Đức Chúa Trời là để Ngài quản tr, còn đền thờ của Đức Chúa Trời là để Ngài biểu lộ, Sự kiện ngai ở trong đền thờ có nghĩa là sự quản trị của Đức Chúa Trời là để Ngài biểu lộ. Đức Chúa Trời quản trị để Ngài có thể được biểu lộ. Trong tương lai đời đời, ngai của Đức Chúa Tri sẽ ở tại trung tâm Giê-ru-sa-lem Mới, và sự biểu lộ của Ngài sẽ mở rộng đến ngoại vi. Vì vậy, Đức Chúa Trời chúng ta vừa là Đức Chúa Trời quản trị vừa là Đức Chúa Trời biểu lộ.

A. Ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên con
Khải Thị 22:1 chép: “Thiên sứ lại chỉ cho tôi xem sông nước sự sống giữa đường của thành, trong như thuỷ tinh, từ ngai Đức Chúa Tri và Chiên con chảy ra.” Ngai của Đức Chúa Trời và ca Chiên con, một ngai dành cho cả Đức Chúa Tri lẫn Chiên con, hàm ý rằng Đức Chúa Tri và Chiên con là một - Đức Chúa Tri-Chiên con, Đức Chúa Trời Cứu Chuộc, Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chuộc. Trong cõi đời đi, chính Đức Chúa Tri trên ngai sẽ là Đức Chúa Tri Cứu Chuộc của chúng ta mà từ ngai của Ngài tuôn ra sông nước sự sống để cung ứng và làm thỏa mãn chúng ta. Hình ảnh này mô tả thể nào Đức Chúa Tri Tam Nhất là Đức Chúa Trời, Chiên con và Linh, được tượng trưng bởi nước sự sống, ban phát chính Ngài vào trong những người được Ngài cứu chuộc dưi quyền làm đầu của Ngài (được hàm ý trong uy quyền của ngai) cho đến đời đời.
Xin lưu ý là không có hai ngai, một dành cho Đức Chúa Trời và một dành cho Chiên con. Theo từ liệu truyền thống được dùng trong Cơ Đốc giáo, việc chỉ về Đức Chúa Trời và Chiên con có nghĩa là hai Thân vị riêng biệt, Đức Chúa Trời và Chiên con cùng trên một ngai. Làm thế nào Đức Chúa Trời và Chiên con có thể ngồi trên một ngai? Phải chăng cả hai ngồi cạnh nhau? Trong 21:23, chúng ta thấy có một gợi ý để dẫn đến câu trả lời đúng cho các câu hỏi này. Trong câu này, Đức Chúa Trời được ví như ánh sáng, và Chiên con được ví như đèn. Ánh sáng và đèn không thể nào tách rời, cũng không thể nào đứng sát bên nhau. Trái lại, từ bên trong đèn, ánh sáng được chiếu ra. Vì vậy, Đức Chúa Trời là ánh sáng ở trong Chiên con là Đèn. Đức Chúa Trời và Chiên con không ngồi sát bên nhau, mà chính Đức Chúa Trời ở bên trong Chiên con là đèn và chiếu sáng qua Ngài.
Tôi muốn thấy những người dùng những sự dạy dỗ truyền thống về Đấng Tam Nhất để chống đối chúng ta sẽ giải thích thế nào về việc Đức Chúa Trời và Chiên con ở trên cùng một ngai. Tốt hơn là đừng dùng từ ngôi, vì nếu dùng từ liệu ấy, chúng ta sẽ bị rối rắm và không thể hiểu Kinh Thánh cách thấu đáo theo Lời thuần khiết. Kinh Thánh bầy tỏ rằng Đức Chúa Trời là ánh sáng, và Chiên con là đèn, Cuối cùng, vì ánh sáng ở trong đèn, nên ánh sáng với đèn không phải là hai thực thể, mà là một thực thể trong hai phương diện. Rất khó giải thích Đấng Tam Nhất theo ngôn ngữ loài người vì chúng ta đơn giản không có từ vựng hay thuật ngữ để bày tỏ lẽ thật này một cách đầy đủ. Chúng ta tuy không có những từ liệu thích đáng, nhưng có một bức tranh về Đức Chúa Trời là ánh sáng và về Đấng Christ, tức Chiên con, là đèn. Sự kiện cả hai đều ngồi trên một ngai cho thấy rằng Họ không phải là hai mà là một.
Đấng ở trên ngai vừa là Đức Chúa Trời, tức Đấng sáng tạo, vừa là Chiên con, tức Đấng cứu chuộc. Vì vậy, chúng ta có thể gọi Ngài là Đức Chúa Trời-Chiên con. Điều này có nghĩa Ngài là Đức Chúa Trời cứu chuộc. Đức Chúa Trời cứu chuộc này ở trên ngai quản trị của Ngài để có thể ban phát chính Ngài vào trong tất cả những người được Ngài cứu chuộc.
B. Trên đỉnh của núi vàng
Ngai trong Giê-ru-sa-lem Mới thì ở trên đỉnh của núi vàng. Một con đường trong thành này cuối cùng dẫn đến ngai. Từ ngai của Ngài, Chúa Jesus đã xuống trái đất để có thể đem Đức Chúa Trời vào trong con người. Đây là Đức Chúa Trời Tam Nhất ra từ chính Ngài để đến với loài người. Khi tiếp nhận Ngài vào bên trong, chúng ta được báp-têm vào trong Ngài. Báp-têm thực sự là lối vào Đức Chúa Trời Tam Nhất (Mat. 28:19, Hi văn), và lối vào Đức Chúa Trời Tam Nhất chính là lối vào ban đầu trong Giê-ru-sa-lem Mới. Ngay sau khi đi qua các cổng bằng ngọc trai, chúng ta thấy chính mình ở trên con đường bằng vàng dẫn chúng ta hướng lên ngai ca Đức Chúa Trời.
C. Là nguồn cung ứng sự sng duy nhất
Ngai Đức Chúa Trời tại trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới chính là nguồn cung ứng sự sống duy nhất. Chính bởi sự quản trị của Ngài mà Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống, sự cung ứng sự sống và ân điển đời đời, tuyệt đối, bao-hàm-tất-cả, Việc Ngài ban phát chính Ngài vào trong chúng ta tùy thuộc vào sự quản trị của Ngài. Do đó, trong nếp sống Hội thánh ngày nay có uy quyền thần thượng và sự quản trị Hội thánh. Trong nếp sống Hội thánh ngày nay có sự cai trị thần thượng, và sự cai trị ấy đến từ ngai của Đức Chúa Trời. Uy quyền thần thượng trong Hội thánh là để Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống, sự cung ứng sự sống và ân điển toàn túc. Chỉ bởi thuận phục uy quyền của Đức Chúa Trời, sự cai trị của Đức Chúa Trời, chúng ta mới có thể dự phần vào ân điển toàn túc của Ngài.
D. Với uy quyền thần thượng của quyền làm đầu
Ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên con tại trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới tượng trưng cho uy quyền thần thượng ca quyền làm đầu của Đức Chúa Tri trong Christ. Sự cung ứng sSống tuôn đổ ra từ uy quyền ấy, và việc vui hưởng sự cung ứng sự sống đem chúng ta đến dưới uy quyền ấy. Dòng chảy của nước sự sống không những ban cho chúng ta sự cung ứng sự sống, mà còn đem chúng ta đến với uy quyền thần thượng. Trong dòng chảy của nước sự sống có sự cung ứng sự sống và uy quyền thần thượng cùng với sự tương giao trong sự sống. Khi dự phần vào sự cung ứng sự sống, chúng ta được đem vào sự tương giao của sự sống dưới uy quyền của Đức Chúa Trời.
Tôi tiếc rằng một số Cơ Đốc nhân dùng quyển Uy quyền thuộc linh của anh Nee để tự lập mình lên làm uy quyền trên người khác. Loại uy quyền ấy mang tính chất tự tôn. Uy quyền đích thực đến từ ngai quản trị của Đức Chúa Trời tại trung tâm Giê-ru-sa-lem Mới qua vui hưởng sự cung ứng sự sống trong sự tương giao sự sống với Đức Chúa Trời.
XIX. SỰ CUNG ỨNG SỰ SỐNG CỦA THÀNH
 A. Sông nước sự sống
Bây giờ chúng ta phải suy xét Đức Chúa Trời cứu chuộc trên ngai ban phát chính Ngài vào trong tất cả những người được Ngài cứu chuộc như thế nào. Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong chúng ta qua dòng sông tuôn ra từ ngai. Theo câu 1, dòng sông ấy được gọi là “sông nước sự sống”. Dòng sông như được hình bóng bởi các dòng sông trong Sáng Thế Kí 2:10-14, Thi Thiên 46:4 và Ê-xê-chi-ên 47:5-9 chỉ về sự dư dật của sự sống trong dòng chảy của nó. Ấy là một dòng sông chảy qua bốn hướng của thành thánh như bốn ngả của một dòng sông trong Sáng Thế Kí 2:10-14. Một dòng sông này cùng với sự phong phú của nó trở nên nhiều dòng sông trong kinh nghiệm của chúng ta như được bày tỏ trong Giăng 7:38.
Nước sự sống là biểu tượng về Đức Chúa Trời trong Đấng Christ như là Linh tuôn chảy chính Ngài vào trong dân được Ngài cứu chuộc để làm sự sống và sự cung ứng sự sống của họ. Điều này được hình bóng bởi nước ra từ vầng đá bị đập (Xuất. 17:6; Dân. 20:11) và được tượng trưng bởi nước tuôn ra từ hông bị đâm của Chúa Jesus (Giăng 19:34). Ở đây, nước sự sống ấy trở nên dòng sông, tuôn ra từ ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên con để cung ứng và dầm thấm toàn bộ Giê-ru-sa-lem Mới. Vì vậy, thành ấy đầy dẫy sự sống thần thượng để biểu lộ Đức Chúa Trời trong vinh hiển sự sống của Ngài.
Chúng ta cần nhìn thấy dòng sông này cách chi tiết hơn. Sáng Thế Kí 2:10 chép: "Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả.” Theo câu này, một dòng sông cuối cùng trở nên bốn ngả chảy đến bốn hướng của đất. Trong Cựu Ước có nhiều chỗ đề cập đến dòng sông này. Thi Thiên 46:4 chép: "Có một con sông, các dòng nước nó làm vui thành Đức Chúa Trời.” Trong Ê-xê-chi-ên chương 47, nước tuôn chảy ra từ dưới ngạch cửa của nhà trở nên "một con sông, ta không lội qua được” (c. 5). Câu 9 của chương ấy chép rằng "nơi nào sông ấy chảy đến, thì mọi vật hay sông tức là vật động trong nước, đều sẽ được sống.”
Dòng sông ấy cũng được đề cập trong Tân Ước. Nói về con cái Israel và việc họ đi lang thang trong hoang mạc, 1 Cô-rin-tô 10:4 chép: "Thảy đều cùng uống một thức uống thuộc linh; vì họ uống nơi một vầng đá thuộc linh theo họ, vầng đá ấy là Đấng Christ.” Khi con cái Israel lầm bầm vì khát, Đức Chúa Trời bảo Môi-se đập vầng đá để nước tuôn đổ ra cho dân chúng uống (Xuất, 17:1-6). Môi-se làm như vậy và Chúa: "cũng khiến suối từ hòn đá phun ra, và làm cho nước chảy ra như sông” (Thi. 78:16). Nước ra từ vầng đá vỡ là hình bóng về Linh ban-sự-sống. Chúa Jesus đã đề cập đến Linh này trong Phúc Âm Giăng. Trong Giăng 4:10, Chúa nói với người nữ Sa-ma-ri rằng Ngài là Đấng ban cho nước sống, trong câu 14 Ngài phán: “Hễ ai uống nước Ta cho thì mãi mãi chắc chắn không còn khát nữa; nhưng nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, phun lên vào trong sự sống đời đi.” Hơn nữa, trong Giăng 7:37 và 38, Chúa Jesus phán: “Nếu ai khát, hãy đến với Ta và uống. Người nào tin vào Ta thì từ tận bản thể bề trong của người ấy sẽ tuôn ra các sông nước hằng sống, như Kinh văn đã nói.” đây, chúng ta thấy một dòng sông trở nên nhiều dòng sông. Các sông nước sống là nhiều dòng chảy của những phương diện khác nhau về sự sống ra từ một sông nước sự sống duy nhất, tức là Linh sự sống của Đức Chúa Trời (xem La. 15:30; ITê. 1:6; 2 Tê. 2:13; Ga. 5:22-23; La. 8:2). Vì vậy, nếu muốn hiểu ý nghĩa của sông nước sự sống được đề cập trong 22:1, chúng ta phải lần theo nguồn gốc và sự phát triển về vấn đề dòng sông này xuyên suốt Kinh Thánh.
1. Ra từ ngai của Chiên con - Đc Chúa Trời
Chúng ta đã thấy rằng sông nước sự sống ra từ ngai của Chiên con-Đức Chúa Trời. Dòng sông này không gì khác hơn là Linh tuôn chảy của Đức Chúa Trời như Linh ban-sự-sống. Trong 22:1, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Tam Nhất, tức Đức Chúa Trời, Chiên con và dòng sông, Đức Chúa Trời Cha là nguồn; Chiên con, tức Con là Đấng Cứu Chuộc; và dòng sông là Linh. Vì vậy, chúng ta có Cha là nguồn, Con là đường dẫn, và Linh là dòng chảy. Do đó, trong 22:1, chúng ta thấy sự tuôn chảy của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây là bức tranh về Đức Chúa Trời Tam Nhất ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Ngài tuôn đổ chính Ngài vào trong những người được Ngài cứu chuộc. Sự ban phát Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong chúng ta ra từ ngai quản trị của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là sự ban phát của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào sự quản trị của Ngài. Điều này hoàn toàn đúng trong nếp sống Hội thánh ngày nay. Sự ban phát từ sự cung ứng sự sống và từ ân điển toàn túc của Đức Chúa Tri ra từ ngai quản trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, trong Giê-ru-sa-lem Mới, sự ban phát này sẽ đến với mọi phần của thành, và toàn thành sẽ được đổ đầy, được dm thấm và được thấm đẫm Đức Chúa Trời Tam Nhất. Bằng cách này, thành ấy sẽ biểu lộ Đức Chúa Trời.
Hồi còn trẻ, tôi không thể hiểu Khải Thị 22.1, Tôi đọc về ngai và dòng sông nhưng không cách nào biết được những điều ấy có nghĩa gì. Khi ấy, thậm chí tôi không nhận thấy dòng sông có hình xoắn ốc. Vì không thấy gì, nên tôi không thể hiểu gì. Dần dần, nhờ những kinh nghiệm trải qua hơn bốn mươi năm, tôi đã đến chỗ hiểu được ý nghĩa của sông nước sự sống ra từ ngai của Đức Chúa Trời cứu chuộc. Qua kinh nghiệm ca mình, tôi đã thấy rằng mỗi khi thuận phục Đức Chúa Trời cứu chuộc, sẵn lòng nhận lấy Ngài là Đầu, thì ngay lập tức tôi cảm nhận điều gì đó sống động tuôn chảy bên trong tôi. Đây không phải là sự dạy dỗ hay giải nghĩa, mà hoàn toàn là kinh nghiệm. Một ngày nọ, tôi có thể nói: “Bây giờ tôi mới hiểu được Khải Thị 22:1. Tôi thực sự có một ngai bên trong mình, Vì thuận phục uy quyền và quyền làm đầu của ngai ấy, nên tôi có điều gì đó tuôn chảy bên trong.” Bức tranh về sông nước sự sống tuôn đổ ra từ ngai của Đức Chúa Trời cứu chuộc cho thấy rằng chúng ta phải nhận lấy Đức Chúa Trời cứu chuộc làm đầu và uy quyền của mình, và thuận phục quyền làm đầu của Ngài. Nếu chúng ta làm như vậy thì ngai của Ngài được thiết lập trong linh chúng ta và thậm chí trong khắp bản thể chúng ta. Từ ngai được lập lên này, Linh ban-sự-sống tuôn chảy bên trong chúng ta. Ngai này là trung tâm quản trị của Đức Chúa Trời cùng với quyền làm đầu của Ngài để ban phát chính Ngài vào trong tất cả những người được Ngài cứu chuộc hầu chúng ta có thể được dm thấm và được thấm đẫm chính Ngài để biểu lộ Ngài.
2. Tuôn chảy giữa đường của thành
Sông nước sự sống này tuôn chảy giữa đường của Giê-ru-sa-lem Mới. Đường của thành thánh thì bằng vàng (21:21), tượng trưng cho bản chất thần thượng. Sông nước sự sống tuôn chảy ở giữa đường hàm ý rằng sự sống thần thượng tuôn chảy trong bản chất thần thượng là con đường duy nhất dành cho nếp sống hằng ngày của dân được Đức Chúa Trời cứu chuộc. Ở đâu có sự sống thần thượng tuôn chảy, ở đó có bản chất thần thượng là con đường thánh mà nhờ đó dân Ngài bước đi; và con đường thánh của bản chất thần thượng ở đâu thì ở đó có sự sống thần thượng tuôn chảy. Sự sống thần thượng và bản chất thần thượng là con đường thánh, luôn luôn đi với nhau. Do đó, sông nước sự sống có sẵn dọc theo con đường thần thượng này, và chúng ta vui hưởng dòng sông ấy bằng cách bước đi trên con đường thần thượng.
3. Sáng như pha lê
Câu 1 cũng chép rằng sông nước sự sống sáng như pha lê. Sự kiện nước sự sống sáng như pha lê hàm ý rằng nước ấy không có gì mờ đục hay tối tăm. Khi nước sự sống này tuôn chảy trong chúng ta thì nước ấy thanh ty chúng ta và làm cho chúng ta trong suốt. Không gì trong suốt hơn dòng chảy sự sống bên trong chúng ta. Giả sử, anh em đi mua sắm tại một cửa hàng bách hóa. Mỗi khi anh em nói “A-men” với sự điều chỉnh bên trong của sự sống thần thượng thì không những anh em được làm cho mạnh mẽ, tưới mát và tươi mới, mà còn trở nên trong suốt như pha lê. Anh em sẽ trở nên trong suốt không chỉ đối với một vấn đề, mà trong suốt hầu như đối với mọi vấn đề.
Nước sự sống càng tuôn chảy bên trong chúng ta, nước ấy càng đem đi những điều che khuất tầm nhìn của chúng ta. Sông nước ấy làm cho chúng ta sáng suốt, và làm cho bản thể chúng ta, hoàn cảnh của chúng ta cùng mọi sự liên quan đến chúng ta trong suốt như pha lê. Nhiều Cơ Đốc nhân được cho biết là họ có thể biết ý chỉ của Đức Chúa Trời bằng cách đọc Kinh Thánh. Trước kia, tôi từng cố gắng hiểu biết ý chỉ của Đức Chúa Trời theo cách ấy. Nhưng càng đọc Kinh Thánh, tôi càng trở nên mù lòa, vì khi đọc Kinh Thánh, tôi vận dụng tâm trí để phân tích những gì Kinh Thánh nói và bảo chúng ta phải làm. Rất nhiều người trong chúng ta từng có loại kinh nghiệm như vậy. Càng phân tích Kinh Thánh, chúng ta càng trở nên mù lòa. Thay vì cố gắng hiểu biết ý chỉ của Đức Chúa Trời bằng cách phân tích Kinh Thánh, chúng ta nên thưa rằng: “Chúa Jesus ơi, con yêu Ngài và thuận phục quyền làm đầu cùng uy quyền của Ngài. Chúa ơi, xin thiết lập ngai của Ngài trong toàn bản th của con.” Nếu làm như vậy ngay lập tức anh em sẽ vui hưởng dòng chảy ở bên trong, và dòng chảy này sẽ làm cho anh em trong suốt như pha lê trong sự sống thn thượng. Mọi sự liên quan đến anh em, hoàn cảnh của anh em và tình trạng của anh em đều sẽ trở nên trong suốt. Kinh nghiệm của chúng ta làm chứng điều này là sự thật.
Nhiều người trẻ rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và muốn biết ý Chúa về vấn đề này. Trước hết họ cầu nguyện về vấn đề này, xin Chúa cho họ thấy người mà Ngài đã chuẩn bị cho mình. Sau đó, họ đến với các trưởng lão để tương giao. Các trưởng lão có thể chỉ ra cho họ một số nguyên tắc liên quan đến tuổi tác, học vấn, chủng tộc, bối cảnh gia đình, bản tính và tình trạng thuộc linh, Hơn bốn mươi năm trước, tôi từng là một chuyên gia đưa ra những nguyên tắc như yậy. Mỗi khi một thanh niên đến hỏi ý kiến tôi về hôn nhân thì tôi luôn luôn chỉ ra những vấn đề này để anh xem xét. Nếu anh xuất thân từ miền Bắc, thì thậm chí tôi còn khuyên anh đừng lập gia đình với người miền Nam vì giữa họ có những sự khác biệt. Hơn nữa, tôi sẽ khích lệ anh lập gia đình với người có tính tương tự. Nếu anh có tính nhanh nhẹn, tôi bảo anh đừng lập gia đình với một chị em có tính chậm chạp. Trước kia, tôi phần nào có khả năng thuyết phục, và những người trẻ đều đồng ý với tôi. Tuy nhiên, khi ở trong tình trạng thật, chúng ta nhận thấy rằng chỉ phân tích theo các nguyên tắc suông thì không hiệu quả. Càng phân tích theo tuổi tác, giáo dục, chủng tộc, tính khí và tình trạng thuộc linh, chúng ta càng mù. Sau nhiều năm, Chúa cho tôi thấy rằng phương cách đ biết ý chỉ của Ngài v hôn nhân không phải là phân tích theo cách như vậy. Trái lại, phương cách là đơn giản thuận phục quyền làm đầu của Ngài và để dòng chảy của Ngài chuyển động bên trong mình. Dòng chảy của Ngài càng chuyển động bên trong anh em, anh em sẽ càng trở nên trong suốt như pha lê. Tất cả chúng ta đều phải thuận phục Chúa và bước đi trên con đường bằng vàng của bản chất thần thượng. Chỉ có một con đường là con đường bằng vàng, Chúng ta phải thuận phục quyền làm đầu của Đấng Christ và nói: “Chúa Jesus ơi, Ngài là Đầu và Chúa tể trị của con. Con thuận phục Ngài.” Khi chúng ta làm như vậy thì bên trong sẽ có một dòng chảy tuyệt diệu biết bao! Và đó thật là một sự cung ứng bề trong! Ngay lập tức, dòng chảy làm cho chúng ta trong suốt, và chúng ta biết chắc về ý chỉ của Chúa. Khi làm như vậy, chúng ta có thể nói: “Mắt của tôi không còn bị che nữa, Mọi bức màn đã được cất đi, và tôi được sáng tỏ. Và anh em thấy rõ toàn bộ hoàn cảnh.” Đây không phải là giáo lí mà là kinh nghiệm. Chỉ bởi kinh nghiệm anh em mới có thể hiểu được vấn đề này.
4. Hoàn toàn miễn phí
Nước của sông nước sự sống thì hoàn toàn miễn phí (22:17; 21:6). Chúng ta không cần trả bất cứ điều gì để uống nước ấy. Dù nước sự sống là miễn phí, nhưng nước ấy chỉ miễn phí trên con đường thần thượng, chứ không có ở bất cứ nơi nào khác. Vì vậy, chúng ta phải đến với con đường thần thượng để uống nước sống ấy. Dù không cần trả bất cứ điều gì để nhận được nước sự sống, nhưng anh em cần đi trên con đường bằng vàng. Vì vậy, người nào muốn nhận được món quà miễn phí này là nước sự sống thì phải ăn năn. Ăn năn có nghĩa là thay đổi tâm trí, thay đổi trong quan niệm về đời sống của mình. Ngay cả Cơ Đốc nhân cũng cần thay đổi trong quan niệm về bước đi Cơ Đốc của mình. Chúng ta phải quay khỏi mọi sự không phải là con đường bằng vàng và đến với con đường bằng vàng. Đây là ý nghĩa thật của ăn năn. Sau khi đã quay khỏi mọi sự khác mà đến với con đường bằng vàng, chúng ta có th nhận miễn phí nước sự sống. Từ kinh nghiệm của mình, tất cả chúng ta đều có thể làm chứng đó là sự thật.
B. Cây sự sống
Câu 2 chép: “Bờ sông bên nầy và bên kia đều có cây sự sống.” Một cây sự sống mọc hai bên bờ sông cho thấy rằng cây sự sống là cây nho, lan rộng và mọc dọc theo dòng chảy của nước sự sống đ dân Đức Chúa Trời nhận lấy và vui hưng. Điều này hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời từ ban đầu (Sáng. 2:9) cho đến đời đời, Cây sự sống đã đóng lại đối với loài người do sự sa ngã của con người (Sáng. 3:22-24), nhưng mở ra cho tín đồ qua sự cứu chuộc của Đấng Christ (Hê. 10:19-20), Vui hưởng Đấng Christ là cây sự sống ngày nay chính là phần hưởng chung của tín đồ (Giăng 6:35, 57), Trong vương quốc thiên hi niên, tín đồ đắc thắng sẽ vui hưng Đấng Christ là cây sự sống như phần thưởng của mình (2:7), Cuối cùng, trong trời mới đất mới, tất cả những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc sẽ vui hưởng Đấng Christ là cây sự sống như phần hưởng đời đời của mình cho đến đời đời (22:14, 19).
1. Đăng Christ như là sự cung ứng sự sống
Cây sự sống là Đấng Christ như sự cung ứng sự sống của chúng ta. Đấng Christ trước hết là Chiên con của Đức Chúa Trời đ cứu chuộc chúng ta (Gi, 1:29), và sau đó là cây sự sống để cung ứng sự sống cho chúng ta (Gi. 6:35). Sự cứu chuộc của Đấng Christ là để truyền chính Ngài là sự cung ứng sự sống vào trong chúng ta. Ngài không những là Chiên con của Đức Chúa Trời mà còn là cây sự sống.
2. Mọc ở hai bên bờ ca dòng sông sự sống
Cây sự sống mọc ở hai bên bờ của dòng sông sự sống. Cây ấy không mọc thẳng lên mà lan rộng như là một cây nho. Vì vậy, cây sự sống mọc dọc theo dòng chảy của nước sự sống. Đấng Christ, tức cây sự sống, là sự cung ứng sự sống có sẵn dọc theo dòng chảy của Linh như là nước sự sống. Nơi nào Linh tuôn chảy thì nơi đó có sự cung ứng sự sống của Đấng Christ. Tất cả những điều này ở trong và ở cùng bản chất thần thượng là con đường thánh của chúng ta như được tượng trưng bởi con đường. Đây vừa là sự cung ứng của thành thánh vừa là phương cách thành được cung ứng.
Tôi phải mất nhiều năm mới hiểu ba vấn đề được đề cập trong câu 1 và 2 - con đường, dòng sông và cây sự sống, giữa đường có dòng sông; do đó, con đường tự động trở thành hai bờ sông. Cây sự sống mọc lên như là một cây nho trên hai bờ sông.
Mãi đến khi có đầy đủ kinh nghiệm, tôi mới có thể hiểu những điều này. Con đường, dòng sông và cây sự sống đều liên quan với nhau. Sau khi đi qua cánh cổng bằng ngọc trai và đi trên con đường bằng vàng thì ngay lập tức anh em có dòng sông tuôn chảy Dọc theo dòng chảy của nước sống có cây sự sống. Bức tranh này rất rõ ràng.
Bây giờ, chúng ta hãy áp dụng bức tranh này cho nếp sống hằng ngày của mình. Giả sử, có một chị em đi mua sắm tại cửa hàng bách hóa. Thậm chí trước khi chị bước vào cửa hàng thì bản chất thần thượng là con đường bên trong đã bắt đầu điều chỉnh chị. Không có lời nói nào mà chỉ có sự điều chỉnh bề trong. Chị ấy bước vào cửa hàng và cầm lên một vật gì đó. Sự điều chỉnh bề trong nói: “Hãy bỏ xuống”, nhưng chị bào chữa cho mình, tự nhủ rằng hôm nay chị mua món đồ này thì không sao, và sẽ không làm như vậy nữa. Tuy nhiên, từ thời điểm ấy, dòng chảy bên trong dừng lại. Sau khi về nhà, chị nhận thấy mình không thể cầu nguyện. Dù chị cố gắng mở miệng nói điều gì đó với Chúa, nhưng không có lời nào ra từ bản thể bề trong của chị. Đây là một minh họa tiêu cực cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không theo sự điu chỉnh bề trong của bản chất thần thượng.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một minh họa tích cực. Giả sử, khi sự điều chỉnh bên trong bảo chị đừng mua món đồ ấy, chị nói: “A-men, Chúa ơi, a-men.” Ngay lập tức chị nhận thấy mình bước đi trên con đường bằng vàng. Đồng thi chị cảm nhận dòng chảy bên trong được tăng cường và củng cố. Chị cũng cảm nhận rằng dòng chảy bên trong đem đến cho chị sự cung ứng phong phú của sự sống. Đó chính là vui hưởng cây sự sống. Sau đó, có lẽ chị không còn muốn ở lại trong cửa hàng. Khi rời cửa hàng, thậm chí chị có thề cảm thấy muốn ca hát và hô lớn ha-lê-lu-gia. Bước đi trên con đường bằng vàng, uống dòng sông tuôn chảy và vui hưởng tất cả sự phong phú của cây sự sống nghĩa là như vậy.
Khó mà hiểu được con đường bằng vàng, nước sự sống và cây sự sống nếu chúng ta đến với những điều ấy theo cách giáo lí. Nhưng nếu chúng ta xem xét kinh nghiệm của mình thì hiểu những điều ấy rất dễ. Mỗi khi chúng ta chịu quy phục trọn bản thể của mình dưới quyền làm đầu của Đức Chúa Trời Cứu Chuộc thì ngai của Ngài sẽ được lập bên trong chúng ta. Dòng sông sự sống tuôn chảy ra từ ngai ấy. Dòng sông sự sống ấy tuôn chảy giữa con đường bằng vàng, và dọc theo dòng sông tuôn chảy ấy có cây sự sống, tức cây nho mọc dọc theo bờ sông làm sự cung ứng sự sống phong phú của chúng ta. Ngai đang ở tại đây, chờ đợi chúng ta thuận phục quyền làm đầu và uy quyền của Đức Chúa Trời Cứu Chuộc. Ngay khi chúng ta thuận phục quyền làm đầu này thì ngay lập tức Linh ban-sự-sống tuôn chảy bên trong chúng ta, và chúng ta thấy mình ở trên con đường bằng vàng. Khi bước đi dọc theo con đường bằng vàng, chúng ta nhận thấy rằng dòng chảy bề trong của Linh ban-sự-sống thật tuyệt diệu, tươi mới, vui thỏa và cung ứng. Muốn mô tả đầy đ dòng chảy này bên trong chúng ta thì phải cần đến rất nhiều lời lẽ. Dọc theo dòng chảy của nước sống này có sự phong phú của cây sự sống là cây mọc bên dòng chảy của con sông. Điều này có nghĩa là dòng chảy ca con sông ở đâu thì ở đó có cây sự sống cung ứng cho chúng ta. Trong kinh nghiệm của mình, tôi có một ngai, dòng chảy của nước sự sống và Đấng Christ như là cây sự sống mọc lên bên trong tôi một cách rất thực tiễn. Đây không phải là hiểu biết giáo lí, mà hoàn toàn là vấn đề kinh nghiệm trong sự sống.
3. Sinh ra mười hai trái
Câu 2 cũng chép rằng cây sự sống sinh trái mười hai mùa, tháng nào cũng ra trái. Trái cây sự sống sẽ là thức ăn ca những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc cho đến đời đời. Các trái ấy luôn luôn tươi, sinh trái mỗi tháng, mười hai mùa mỗi năm.
Sự kiện có 12 trái (mùa) hàm ý rằng trái cây sự sống thì phong phú và đầy đủ để hoàn tất sự quản trị đời đi của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ lại ý nghĩa của số 12: đó là sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời cho gia tể của Ngài cho đến đời đi. Vì vậy, 12 trái (mùa) là vì Sự hoàn thành đời đời trong sự quản trị của Đức Chúa Trời cho gia tể của Ngài.
“Mỗi tháng” được đề cập cho thấy rằng trong trời mới đất mới, mặt trăng vẫn còn để chia ra 12 tháng. Mặt tri cũng còn để chia ra ngày đêm, mỗi phần có mười hai tiếng đồng hồ. Dù con số tượng trưng cho Hội thánh là số 7, biểu thị rằng Đức Chúa Trời được thêm vào loài người, tức tạo vật của Ngài, trong thời kì hiện nay của Ngài, nhưng số 12 là con số của Giê-ru-sa-lem Mới, biểu thị Đức Chúa Trời được hòa quyện với con người trong sự quản trị đời đời của Ngài. Trong Giê-ru-sa-lem Mới có 12 nền với tên 12 sứ đồ, 12 cổng là 12 viên ngọc trai với tên 12 chi phái, và 12 trái (mùa) của cây sự sống, về phương diện không gian, thành có kích thước là 12.000 sta-đi-om mỗi chiều, tức 1.000 nhân với 12, và tường thành cao 144 cúp-bít, tức 12 nhân với 12. Về phương diện thời gian, trong trời mới đất mới có 12 tháng mỗi năm, 12 giờ mỗi ngày, và 12 giờ mỗi đêm.
4. Được vui hưởng bởi tất c những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc
Tất cả những người đã được Đức Chúa Tri cứu chuộc sẽ vui hưởng cây sự sống cho đến đời đời (22:14). Chúng ta vui hưởng cây sự sống là vì sự quản trị của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cứu chuộc chúng ta để vui hưởng cây sự sống, và sự vui hưởng này là vì sự quản trị của Đức Chúa Trời trong gia tể đời đời của Ngài.
5. Lá cây dùng để chữa lành các dân
Câu 2 cũng chép: “Lá cây dùng để chữa lành cho các dân.” Theo Kinh Thánh, lá làm biểu tượng cho việc làm của con người (Sáng. 3:7). Theo kí thuật của Kinh Thánh, lần đầu tiên con người dùng lá để làm khố che thân. Lá cây s sống tượng trưng cho việc làm của Đấng Christ, Tín đồ được tái sinh ăn trái cây sự sống, nhận Đấng Christ là sự sống và sự cung ứng sự sống của họ ở bên trong để họ có thể vui hưởng sự sống thần thượng cho đến đời đời; trong khi các dân phục hồi được chữa lành bởi lá cây sự sống, nhận lấy những công việc của Đấng Christ làm sự chỉ dẫn và luật lệ của mình ở bên ngoài, để có th sống cuộc sống con người mãi mãi. Khi các dân quan sát cách Chúa Jesus làm việc này việc kia và cách Ngài cư xử thì những việc làm của Ngài sẽ trở thành nguồn chữa lành cho họ, và nhờ được chữa lành mà sự sống con người của họ sẽ kéo dài mãi mãi.
XX. SỰ CAI TRỊ CỦA THÀNH
Những người trong Giê-ru-sa-lem Mới “sẽ cai trị cho đến đi đời vô cùng” (22:5). Giê-ru-sa-lem Mới sẽ cai trị trên các dân dưới sự chiếu sáng của nó. Khải Thị 21:24 chép: “Và các dân sẽ bước đi nhờ ánh sáng của thành.” Vào cuối thời đại này, một phần lớn cư dân trên đất sẽ bị giết trong thời điểm tiếng kèn thứ sáu và thứ bảy. Những người còn lại sẽ bị Đấng Christ phán xét tại ngai vinh hiển của Ngài khi Ngài trở lại trên đất. Những người bị định tội, tức “dê”, sẽ bị rủa sả mà chịu diệt vong trong hồ lửa, trong khi những người được xưng công chính, tức “chiên” sẽ được ban phước mà thừa hưởng vương quốc đã sắm sẵn cho họ từ khi sáng lập thế giới (Mat, 25:31-46). Họ sẽ không được cứu và được tái sinh để làm tín đồ Tân Ước, mà chỉ được phục hồi tình trạng nguyên thủy của con người khi được Đức Chúa Trời tạo dựng. Họ sẽ làm các dân, tức công dân của vương quốc thiên hi niên, mà trong đó các tín đồ đắc thắng sẽ làm vua (20:4, 6) và dân sót được cứu của Israel sẽ làm thầy tế lễ (Xa. 8:20-23). Sau vương quốc thiên hi niên, một phần trong các dân ấy sẽ bị ma quỷ lừa dối mà phản loạn chống lại Chúa, và sẽ bị lửa từ trời thiêu hủy (20:7-9). Phần còn lại sẽ được chuyển vào đất mới để làm các dân sống quanh Giê-ru-sa-lem Mới và bước đi dưới ánh sáng của thành ấy. Họ sẽ là dân được đề cập trong 21:3 và 4. Với tư cách là con người được tạo dựng nhưng chưa được tái sinh, họ sẽ được bảo tồn để sống mãi mãi trong tình trạng thọ tạo của mình bởi được lá cây sự sống chữa lành. Ngay cả sự chết đối với họ cũng không còn (21:4). Trong sự chiếu sáng của Glê-ru-sa-lem Mới bằng vinh hiển thần thượng, họ sẽ không còn ở trong sự tối tăm nữa.
Khải Thị 21:24 cũng chép về Giê-ru-sa-lem Mới rằng “các vua trên đất sẽ đem vinh hiển mình vào đó.” Các vua trên đất ở đây chính là vua của các dân trên trái đất mới. Các thánh đồ đã được cứu chuộc và tái sinh sẽ làm vua trên các vua ấy (22:5), vả Đấng Christ sẽ làm Vua của các vua cho đến đời đời, Vinh quang của các dân sẽ là sản vật tốt nhất của họ (Sáng. 31:1,16; Ê-xơ-tê 1:4), còn sự tôn trọng sẽ là tình trạng quý báu của họ và là địa vị cao trọng của họ.