Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

KHAI THỊ BÀI 46




 TRÁI ĐẦU MÙA
Trong chương 12, chúng ta thấy một khải tượng rõ ràng về người nữ hoàn vũ sinh ra người con trai và đối đầu với con rồng lớn. Tất cả chúng ta đều có ấn tượng sâu xa về dấu hiệu này. Trong chương 13, chúng ta thấy hai con thú là Anti-christ và tiên tri giả, và cả hai đều cộng tác với con rồng là Sa-tan để chống đối Đức Chúa Trời và ngăn cản việc hoàn thành gia tể của Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng ta có thêm những vấn đề trọng yếu trong chương 14. đây, chúng ta không những thấy trái đầu mùa (cc. 1-5) mà còn thấy những điều theo sau sự cất lên của trái đầu mùa (cc. 6-13): sự rao giảng phúc âm đời đời (cc. 6-7), sự sụp đổ của Ba-by-lôn tôn giáo (c. 8), lời cảnh báo chống lại sự thờ phượng con thú cùng hình tượng của nó và chống lại dấu của con thú (cc. 9-11), và sự tử đạo trong đại nạn (cc. 12-13). Ngoài ra, chương 14 còn đề cập đến mùa gặt (cc. 14-16) và lò ép rượu lớn (cc. 17-20). Chương 14 có bốn phần chính: sự cất lên của trái đầu mùa; những điều theo sau sự cất lên của trái đầu mùa; mùa gặt là thu hoạch phần lớn tín đồ; và lò ép rượu lớn là gặt hái những người gian ác trên đất. Vì thế, chương này cho biết những người sống trên đất vào thời kì cuối cùng sẽ được đối xử như thế nào.

Mọi người trên đất đều thuộc về một trong hai loại người: một là dân của Đức Chúa Trời, hai là không phải dân của Đức Chúa Tri. Dân của Đức Chúa Trời bao gồm Cơ Đốc nhân và người Israel, tức những người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời. Israel không được đề cập trong chương này vì đã được đề cập trong chương 7 với khải tượng về việc đóng ấn 144.000 người Israel được chọn. Chương này bày tỏ cách Đức Chúa Trời đối xử với phần hưởng Cơ Đốc trong dân Ngài. Giữa vòng phần này trong dân Ngài cũng có hai nhóm người chính: trái đầu mùa là những người chín sớm, và vụ mùa là những người chín muộn. Giữa s cất lên của trái đầu mùa và sự cất lên của vụ mùa, có bốn điều sẽ xảy ra: sự rao giảng phúc âm đời đời; sự sụp đổ của Ba-by-lôn Lớn, tức Ba-by-lôn tôn giáo là Thi-a-ti-rơ; sự cảnh báo đối với việc thờ phượng con thú; và sự tử đạo lớn trong đại nạn. Sau vụ mùa, tình trạng giữa vòng các Cơ Đốc nhân sẽ được giải quyết. Nhưng những người mà không phải là dân của Đức Chúa Trơi thì vẫn còn ở trên đất. Họ không đưực xem là lúa mì trong ruộng của Đức Chúa Trời mà bị xem là nho trong cánh đồng gian ác. Nho ấy sẽ được gom lại để đưa vào lò ép rượu lớn và bị Chúa Jesus đạp (cc. 19-20). Khi ấy, cả trái đất sẽ được dọn dẹp sạch sẽ. Cho nên, chương 14 là một chương rất ý nghĩa, tiết lộ tình trạng của mọi người trên đất sẽ được xử lí như thế nào. Đức Chúa Trời thật khôn ngoan, công chính và tể trị. Bởi sự khôn ngoan, công chính và tể trị của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ xử lí mọi người trên đất một cách chính đáng và vào thời điềm đúng đắn. Ngợi khen Ngài!
Những gì được nói tiên tri trong Kinh Thánh chỉ là nguyên tắc. Chúng ta không có những chi tiết. Nếu Chúa bày tỏ cho chúng ta tất cả những chi tiết về những gì sẽ xảy ra thì Kinh Thánh đã có hàng ngàn trang, và chúng ta không thể nào mang Kinh Thánh đi đây đó. Chúng ta cảm tạ Chúa về sự khôn ngoan của Ngài. Chúng tôi đã chỉ ra rằng tất cả các thế lực trên thế giới, từ Ba-by-lôn cho tới đế quốc La Mã được phục hưng sắp đến cùng với mười vương quốc, đều được đại diện bởi pho tượng lớn mà Nê-bu-cát-nết-sa thấy trong một giấc mơ (Đa. 2:31-33). Đầu tượng trưng cho Ba-by-lôn; ngực và cánh tay tượng trưng cho Mê-đô-Ba Tư; bụng và vế tượng trưng cho Hi Lạp; và hai ống chân tương trưng cho đế quốc La Mã. Đế quốc La Mã bị chia thành hai phần, được tượng trưng bởi hai chân của pho tượng lớn, là một sự kiện lịch sử. Giai đoạn đưực chỉ ra bởi mắt cá chân thì mơ hồ. Hiện tại chúng ta đang sống trong giai đoạn mơ hồ này. Từ khi đế quốc La Mã chấm dứt vào năm 476 s.c, có một khoảng thời gian trống, nhưng khoảng thời gian trống ấy được lấp đầy bởi giáo hội Thi-a-ti-rơ. Đến gần cuối quãng thời gian lâu dài ấy, đế quốc La Mã sẽ được phục hưng và được tổng kết trong mười vương quốc được tượng trưng bởi mười ngón chân của pho tượng. Theo Đa-ni-ên chương 2, mười vương quốc ấy sẽ bị đập nát bởi một hòn đá chẳng phải bởi tay đc ra (cc. 34-35). Hòn đá ấy là Đấng Christ, tức Đấng đến từ các tầng trời để đập vỡ cả pho tượng, bao gồm mọi sự từ Nê-bu-cát-nết-sa đến Sê-sa cuối cùng. Trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời dùng một pho tượng hình người để vẽ một bức tranh rõ ràng về những giai đoạn khác nhau của các thế lực trên thế giới. Đây là phương cách và nguyên tắc của li tiên tri trong Kinh Thánh. Theo một ý nghĩa, lời tiên tri trong Kinh Thánh rất ngắn gọn.
Nguyên tắc về việc cất lên của dân Đức Chúa Trời cũng cùng một nguyên tắc như vậy. Giữa sự cất lên của những người đắc thắng và sự cất lên của phần lớn tín đồ có một sự khác biệt. Chúng ta đã bàn về vấn đề cất lên trong bài 29 và 30. Dựa trên nguyên tắc từ hai loại cất lên ấy, bây giờ chúng ta đến với trái đầu mùa.
I. TRÁI ĐẦU MÙA
A. Trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên con
Trái đầu mùa cho Đức Chúa Tri và Chiên con đưc đề cập trong câu 4 là những người trưởng thành sớm nhất trong mùa gặt của Đức Chúa Trời. Những người đắc thắng sớm ấy sẽ là những người chín trước tiên trên cánh đồng của Đức Chúa Trời. Vì thế, họ sẽ được gặt hái trước mùa gặt như trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên con. Theo các câu từ 14 đến 16 thì mùa gặt sẽ được thu hoạch sau. Điều này có nghĩa là họ sẽ được cất lên các tầng trời trước mùa gặt, cũng như trái đầu mùa của miền đất tốt tươi được gặt hái và đem vào đền thờ Đức Chúa Trời trước mùa gặt (Lê. 23:10-11; Xuất. 23:19). Những sự kiện được ghi lại trong các câu từ 6 đến 13 đều sẽ diễn ra trong đại nạn (Mat. 24:21), biểu thị rõ và chứng minh mạnh mẽ rằng những người đắc thắng đầu tiên, như là trái đầu mùa trong các câu từ 1 đến 5, sẽ được cất lên trước đại nạn, còn mùa gặt trong các câu từ 14 đến 16, bao gồm phần lớn tín đồ, thì sẽ được cất lên ở gần cuối đại nạn.
B. Một trăm bốn mươi bốn ngàn
Câu 1 chép: “Tôi lại thấy, kìa, Chiên con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn.” Trong quá khứ đã có nhiều giáo sư tranh luận không biết con số này theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Có người nói rằng con số 144.000 không phải con số theo nghĩa đen, còn những người khác thì nói rằng như 7 thành phố trong chương 2 và 3 theo nghĩa đen thì con số 144.000 cũng phải theo nghĩa đen. Con số ấy chắc chắn là một con số thật, nhưng có một ý nghĩa biểu tượng. Dù con số ấy theo nghĩa đen, nhưng nó có một ý nghĩa thuộc linh. Bằng cách áp dụng một nguyên tắc nào đó, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa thuộc linh của con số này.
Một trăm bốn mươi bốn ngàn là 1.000 nhân 12 nhân 12. Mười hai là con số trọn vẹn trong sự quản trị đi đời của Đức Chúa Trời. Một trăm bốn mươi bốn (21:17) là 12 nhân với 12, tượng trưng cho sự trọn vẹn của sự trọn vẹn, sự trn vẹn chung cuộc một cách đầy đủ nhất. Con số này là 1.000 nhân với sự trọn vẹn chung cuộc.
Số 12 không đưc hình thành bởi 6 cộng 6, mà là 3 nhân 4. Tôi không nói điều này cách khinh suất hoặc không có cơ sở, số 12 trong Kinh Thánh được hình thành bởi 3 nhân với 4. Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố của số 12 - 12 nền, tên của 12 sứ đồ (21:14), 12 cổng, 12 thiên sứ, tên 12 chi phái của Israel (21:12), 12 viên ngọc trai (21:21), 12 tháng, 12 loại trái cây (22:2). Chiều cao của tường thành là 144 cúp-bít (12 nhân vói 12, 21:17), và chiều kích của thành là 12.000 sta-đi-om (1.000 nhân với 12, 21:16). Trong mọi phương diện, Giê-ru-sa-lem mới là một thành phố của số 12. Chúng ta biết số 12 trong Giê-ru-sa-lem Mới được hình thành bởi 3 nhân với 4 là do sự kiện thành ấy có 4 mặt, mỗi mặt có 3 cổng (21:13). Chắc chắn số 3 tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam Nhất. Bức tranh mô tả Giê-ru-sa-lem Mới trong chương 21 và 22 khải thị Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong 22:1, chúng ta thấy ngai của Đức Chúa Trời và Chiên con mà từ ngai ấy tuôn ra sông nước sự sống, Ở đây, chúng ta có Cha, Con và Linh ban phát chính Ngài vào trong thành. Đó là Đức Chúa Trời Tam Nhất. Chính thành phố này đại diện cho tạo vật của Đức Chúa Trời, được tượng trưng bởi số 4 (4 sinh vật, 4:6). Trong Giê-ru-sa-lem Mới, vấn đề không phải là 3 cộng 4, mà là 3 nhân 4. Ngày nay, con số của chúng ta là số 7, như trong 7 Hội thánh, 7 giá đèn. Nhưng trong cõi đời đời, con số của chúng ta sẽ là 12, 3 nhân với 4, tượng trưng cho sự hòa quyện giữa Đức Chúa Trời Tam Nhất với con người, Vì thế, số 12 tượng trưng cho sự hòa quyện thần tính với nhân tính. Thật tuyệt diệu biết bao! Sự hòa quyện này là đề hoàn tất gia tể của Đức Chúa Trời, hoàn tất sự quản trị gia tề của Đức Chúa Trời. Vì vậy, số 12 tượng trưng cho sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời để thực hiện gia tể của Ngài.
Ở đây không chỉ là số 12 mà là 1.000 lần của 12 nhân vi 12. Mười hai nhân với 12 có nghĩa là sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời vì gia t của Đức Chúa Trời trong sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời vì gia tể của Đức Chúa Trời. Điều này tương tự như những cách gọi Bài ca của những bài ca (Nhã Ca), Chúa cùa các chúa, và Vua của các vua. Mười hai nhân với 12 có nghĩa là sự trọn vẹn của những sự trọn vẹn, Sự trọn vẹn này không phải là tạm thời mà là đời đời. Đó là sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời để hoàn thành gia tể của Đức Chúa Trời. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ tuyên bố với cả vũ trụ rằng dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời sẽ là 12 trong số 12, tức là- sự trọn vẹn trong số những sự trọn vẹn. Khi trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ là sự trọn vẹn trong sự quản trị của Đức Chúa Trời để hoàn thành gia tể của Đức Chúa Trời cho đến đi đời. Nhưng trong chương 14, chúng ta có 1.000 lần 12 nhân với 12, 1.000 nhân với sự trọn vẹn trong sự trọn vẹn. Đãy là ý nghĩa của con số 144.000. Một trăm bốn mươi bốn ngàn trái đầu mùa là những tín đồ hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta may mắn đưc đứng trên vai của rất nhiều giáo sư lớn đã đi trước chúng ta. Chúng ta cảm tạ Chúa vì họ. Những gì chúng ta thấy được về ý nghĩa của con số này là dựa trên sự hiểu biết ca họ. Tuy nhiên, Chúa cho chúng ta thấy điều gì đó hơn những gì Chúa đã cho họ thấy. Dù con số 144.000 là theo nghĩa đen, nhưng con số ấy có một ý nghĩa thuộc linh, ngụ ý rằng mỗi người đắc thắng đang sống là một phần trong sự trọn vẹn của sự quản trị của Đức Chúa Trời để thực hiện gia tể của Ngài cho đến đời đời. Làm người đắc thắng đang sống là một vấn đề lớn lao. Làm trái đầu mùa là vì sự trọn vẹn của sự quản trị của Đức Chúa Trời để hoàn thành gia tể Ngài cho đến đời đời.
C. Đưc mua khỏi đất
Câu 3 chép rằng 144.000 người ấy "đã đưc mua khỏi đất.” Điều này chứng tỏ rằng họ không còn ở trên đất nữa mà đã đưc cất lên đến các tầng trời. Vào thời điểm của các câu từ 1 đến 5, trái đầu mùa không còn ở trên đất nữa vì đã đưc mưa "khỏi đất.” Họ đã được mua bằng huyết của Chiên con, và được cất từ đất lên trời.
D. Được chuộc mua t giữa loài người
Câu 4 chép rằng trái đầu mùa "được mua từ giữa loài người ” Điều này hàm ý rằng họ không còn ở giữa loài người nữa, mà ở trên các tầng trời.
E. Cùng đứng với Chiên con trên núi Si-ôn
Trái đầu mùa cùng đứng với Chiên con trên núi Si-ôn (c. 1). Si-ôn được đề cập trong câu 1 không phải là Si-ôn thuộc đất mà là Si-ôn ở trên các tầng trời (Hê. 12:22). Những người cùng đứng với Chiên con trên núi Si-ôn là những người được cất lên các tầng trời trước khi Anti-christ bắt bớ tôn giáo. Sau sự cất lên ấy, Anti-christ sẽ bắt bớ dân chúng và ép buộc họ thờ lạy hắn. Do sự kiện này, chúng ta biết rằng những người đắc thắng đang sống được cất lên trước đại nạn.
F. Có danh của Chiên con và danh của Cha trên trán họ
Câu 1 cũng cho biết rằng 144.000 người ấy có danh của Chiên con và danh của Cha ghi trên trán mình. Danh hiệu ấy nói lên rằng họ là một với Chiên con và với Cha, và họ thuộc về Chiên con và Cha. Danh của Chiên con và danh của Cha ghi trên trán của những người đắc thắng sớm ấy thì tưong phản với tên con thú được viết trên trán những kẻ thờ hắn (13:16-17).
G. Hát một bài ca mới
Câu 3 chép: “Chúng hát một bài ca mới trước ngai và trước bốn sinh vật cùng các trưởng lão; không ai học được bài ca đó, trừ ra mười bốn vạn bốn ngàn người đã được chuộc mua khỏi đất mà thôi.” Một trăm bốn mươi bốn ngàn người ấy hát một bài ca mới trước ngai, bốn sinh vật và các trưởng lão. Ngoại trừ trái đầu mùa, không người nào có thể học bài ca ấy, vì không ai khác có kinh nghiệm tất yếu đó. Những bài ca luôn luôn ra từ kinh nghiệm. Nếu không có kinh nghiệm, anh em không có gì để hát. Vì 144,000 người đắc thắng có những kinh nghiệm đặc biệt và cụ thể về Đấng Christ nên họ có thể hát một bài ca mà những người khác không hiểu được. Một số Cơ Đốc nhân không hiểu những bài ca của chúng ta. Dù họ có thể nói những bài ca ấy kì lạ nhưng chúng ta thì nói những bài ca ấy ngọt ngào và thanh cao. Mỗi khi hát những bài ca nào đó, chúng ta vô cùng vui mừng. Nhưng những người không có kinh nghiệm thì không hiểu chúng ta đang hát gì. Chỉ những người đã kinh nghiệm mới có thể học hát được bài ca của 144.000 người,
Câu 2 chép: “Tôi nghe một tiếng từ trời như tiếng nhiều dòng nước, như tiếng sấm lớn; tiếng mà tôi nghe đó lại như tiếng đàn hạc của kẻ gảy đàn hạc mình vậy”. Nhiều dòng nước tượng trưng cho tiếng động âm ĩ, tiếng sấm lớn tượng trưng cho tiếng động uy nghiêm, và tiếng đàn hạc tượng trưng cho âm thanh dễ chịu.
Sự uy nghiêm của tiếng sấm lớn sẽ làm cho Sa-tan khiếp sợ. Nếu vào ngày ấy, tiếng hát cùa 144.000 người sẽ ồn ào thì tiếng hát của chúng ta ngày nay không nên ồn ào sao? Tiếng hát của chúng ta càng ồn ào càng tốt. Tất nhiên, những người tôn giáo sẽ kết án việc ấy. Tiếng hát của 144.000 người nghe giống như những dòng nước của thác Niagara. Thật ra tôi tin rằng tiếng hát sẽ ồn ào hơn thác Niagara nhiều. Cơ Đốc giáo ngày nay thật chết chóc và theo lề luật. Nhưng chúng ta phải ồn ào chứ đừng chết chóc. Tuy nhiên, tiếng hát ồn ào của chúng ta không nên mang tính trình diễn mà phải phát xuất từ linh chúng ta. Trong sách Thi Thiên, ít nhất có 8 lần chúng ta được bảo hãy tạo ra tiếng ồn ào vui mừng cho Chúa (Thi. 95:1-2; 98:4; 100:1). Tiếng ồn ào sôi động, vui mừng ấy phải tự động ra , từ linh chúng ta. Khi chúng ta đầy dẫy kinh nghiệm ngọt ngào về Chúa, linh chúng ta sẽ được đầy tràn. Cách duy nhất để bày tỏ sự vui mừng là tạo ra tiếng ồn ào vui mừng cho Chúa. Vì thác Niagara đẫy dẫy nước va chạm mạnh nên tiếng động của nó không phải là trình diễn. Khi nhóm với nhau chúng ta phải như vậy. Chỉ bởi kinh nghiệm chúng ta mới có thể hiểu điều này. Tôi có thể làm chứng rằng tôi đã kinh nghiệm điều này. Đôi khi, đang lúc chúng ta tạo ra tiếng ồn ào sôi động trong linh, ca hát và ngợi khen Chúa thì âm nhạc ngọt ngào ra từ tiếng động ầm ĩ ấy. Nếu đã kinh nghiệm điều này, anh em sẽ     có thể nói “A-men” với những gì tôi đang chia sẻ. Nhưng làm như vậy đã xúc phạm đến một số người nói rằng họ không thể chịu nổi tiếng ồn. Tuy nhiên, đó không phải là cách của tồi mà lầ cách của Chúa, cách theo Kinh Thánh. Nếu ngày nay không luyện tập theo cách như vậy thì sau này anh em cũng sẽ phải học làm như vậy.
H. Chưa bị ô uế vi phụ nữ
Câu 4 nói về trái đu mùa rằng họ “chưa bị ô uế với phụ nữ, vì vốn còn đồng thân.” Như đã có một cuộc tranh luận về con số 144.000 người là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì cũng đã có một cuộc tranh luận về cách hiểu chữ đồng thân được đề cập trong câu này. Theo phần Lời này, tất cả 144,000 người đắc thắng đang sống là những người đồng thân. Một số người nói sự đồng thân ấy là theo nghĩa đen, còn những người khác thì nói mang tính thuộc linh. Sự đồng thân ở đây chắc hẳn là sự đồng thân được Chúa đề cập trong Ma-thi-ơ 19:11-12. Tuy nhiên, cùng một nguyên tắc này có thể đưc áp dụng cho chị em (1 Cô. 7:7, 34, 37). Nguyên tắc đồng thân là chúng ta không nên để bất cứ điều gì thuộc đất làm cho ô uế. Nếu chúng ta chỉ chấp nhận điều này theo nghĩa đen thì tất cả các chị em sẽ bi loại ra. Nhưng loại các chị em khỏi những người đắc thắng đang sống là không đúng.
Để làm người đắc thắng đang sống, chúng ta phải được gìn giữ bởi ân điển của Chúa khỏi mọi sự ô uế và ô nhiễm để sống trên đất như những người đồng thân. Theo cách nhìn cùa người thế giới thì có đi xem phim hay không cũng chẳng quan trọng mấy. Nhưng theo quan điểm của những người được cứu thì nếu tôi đến rạp chiếu phim là điều nghiêm trọng. Nếu làm như vậy, tôi sẽ bị ô uế. Chúng ta phải sống một đòi sống của người đồng thân, một đời sống trinh khiết. Lí do tôi không uống rượu, hút thuốc là vì tôi không muốn bị ô uế. Thỉnh thoảng một số anh em mời tôi uống bia nhưng tôi luôn từ chối. Sự thương xót và ân điển của Chúa đã gìn giữ tôi suốt hơn 50 năm. Tôi sẽ không bán rẻ chính mình do bị ô nhiễm bởi việc uống bia. Dù uống bia có thể không tội lỗi, nhưng tôi sẽ không để bia làm ô uế tình trạng đồng thân của mình. Nhưng đừng quá cứng nhắc về những điều như vậy. Tôi có thể ngồi cùng với các anh em là những người đang uống bia mà không bị phiền hà gì. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề cứng nhắc mà là vấn đề chúng ta muốn gìn giữ chính mình như những người đồng thân cho Chúa. Tất cả chúng ta đều phải nói: “Chúa Jesus ơi, con yêu Ngài. Vì yêu Ngài nên con cứ giữ tình trạng đồng thân cho Ngài. Chúa ơi, con không muốn bị bất cứ điều gì làm ô uế hay làm ô nhiễm. Chúa ơi, con muốn gìn giữ chính mình cho Ngài.” Hồi còn trẻ, ngày nào tôi cũng cầu nguyện như vậy. Tôi cảm tạ Chúa biết bao vì Ngài đã thực sự đáp lời cầu nguyện của tôi.
Suốt nhiều năm đi đây đó, tôi đã ở trong nhiều tình huống khác nhau. Trong những tình huống ấy có rất nhiều sự cám dỗ. Nhưng tôi có thể làm chứng, thậm chí trước mặt kẻ kiện cáo rằng ân điển ca Chúa đã gìn giữ tôi. Dù trong các phòng của , khách sạn có truyền bính, nhưng Chúa có thể lầm chứng cho tôi rằng tôi chưa lần nào bật truyền hình lên xem. Xem truyền hình không có gì là tội lỗi nhưng tôi sẽ bị ô uế. Khi ở trong phòng, tôi thưa: “Chúa ơi, con không muốn bị ô uế. Con muốn được gìn giữ như một người đồng thân cho Ngài. Chúa ơi, con không đến thành phố này để xem truyền hình mà là vì chứng cớ của Ngài. Con biết rằng các anh chị em không thể nhìn thấy con đang làm gì trong phòng khách sạn nhưng các quỷ có thể nhìn thấy.” Nếu tôi bật truyền hình lên xem thì chứng cớ của tôi cho Chúa đã không có tác động. Nhưng vì lương tâm của tôi có thể làm chứng rằng tôi không bị ô uế và tôi được gìn giữ như một người đồng thân cho Chúa Jesus nên sự phát ngôn của tôi đã có tác động.
Biến sự cứu rỗi của Chúa thành vấn đề pháp lí cứng nhắc là đáng trách. Đừng bao giờ nói rằng chúng ta không thể làm những điều gì đó vì Hội thánh cấm. Quả là một thái độ đáng thương biết bao! Đối với chúng ta, đây không phải là vấn đề
pháp lí mà là vấn đề yêu Chúa. Chúng ta yêu mến Chúa Jesus và tha thiết muốn được gìn giữ như những người đồng thân trinh khiết cho Ngài. Mỗi khi ở trong cửa hàng bách hóa, tôi đều ngửa trông Chúa để Ngài gìn giữ tôi khỏi bị ô uế. Làm người đồng thân có nghĩa là như vậy. Cả anh em lẫn chị em đều có thể làm người đồng thân cho Chúa Jesus. Nếu anh em cầu nguyện với Chúa theo cách như vậy vâ muốn sống như một người đồng thân thì tất cả "những con bọ” sẽ nằm dưới chân anh em. Đó là cách làm người đắc thắng sống, làm một trong những trái đầu mùa.
Anh em có thể thắc mắc về sự khác biệt giữa những người đắc thắng trong chương 12 và những người đắc thắng trong chương 14. Trong chương 12 chúng ta có người con trai, còn trong chương 14 chúng ta có trái đầu mùa. Trong những sứ điệp về chương 12, chúng ta thấy rõ rằng người con trai là để chiến đấu và đánh bại Sa-tan. Vì thế, người con trai xử lí kẻ thù. Trái đầu mùa thì không để chiến đấu mà để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và Chiên con. Đức Chúa Trời và Chiên con cần vui hưởng. Chúng ta, tức những người đắc thắng đang sống, sẽ là trái đầu mùa đ thỏa đáp nhu cầu vui hưởng của Đức Chúa Trời và Chiên con.
Kẻ thù là Ma quỷ ở trên trời phải bị người con trai ném xuống, tức người sẽ thi hành sự phán xét của Chúa trên hắn. Đó là chức năng của người con trai. Nhưng trên các tầng trời có một nhu cầu khác là Đức Chúa Trời phải được thỏa mãn. Đức Chúa Trời đang đói khát. Ngài muốn nếm trái đầu mùa để được thỏa mãn.
Ở đây, chúng ta lại thấy sự khôn ngoan tể trị của Chúa. Những người đắc thắng đã chết trải suốt các thế kỉ sẽ làm người con trai, tức những chiến sĩ. Dù chúng ta là những người đang sống trên đất cũng phải chiến đấu chống lại kẻ thù nhưng không cần lúc nào cũng chiến đấu với hắn. Sau khi đã giảng cho Sa-tan một thời gian, anh em cần phải quên hắn đi. Kẻ thù thật quỷ quyệt. Một khi anh em bắt đầu giảng cho hắn thì hắn sẽ dẫn dụ anh em liên tục giảng và nói: “Da mặt ta đã trở nên rất dày, và ta không cảm thấy xấu hổ chút nào. Ta muốn nghe ngươi giảng hoài.” Hắn làm như vậy để khiến anh em phân tầm không yêu mến Chúa. Vì vậy, sau khi đã giảng cho Ma quỷ một thi gian, chúng ta nên nói: “Hỡi Ma quỷ, ta không còn thì giờ để giảng cho ngươi nữa. Thay vào đó, ta muốn dùng thì giờ để nói với Chúa là ta yêu mến Ngài biết bao. Ta muốn cứ ở vi Chúa ta cách yêu thương. Sa-tan kia, ngươi là kẻ thù của Chúa và cũng là kẻ thù của ta. Ta đã giảng cho ngươi đủ rồi. Hãy cút đi - bây giờ là thời điểm ta vui hưởng tuần trăng mật với Chúa của ta.” Hãy học chiến lược này. Đừng giảng cho Sa-tan quá lâu. Sau khi đã giảng một thời gian, anh em phải dừng lại và dành thì giờ yêu mến Chúa và thưa rằng: “Chúa ơi, con vui hưởng việc ngắm xem Ngài và nói chuyện với Ngài, Chúa ơi, con muốn làm thỏa lòng Ngài, hiệp một với Ngài, và ở lại trong sự hiện diện của Ngài.” Hãy dành thì giờ yêu mến Chúa một cách thân mật. Nếu chưa bao glờ có một thì giờ như vậy thì anh em thiếu sót. Chỉ ở trong tình trạng không có tội thì vẫn chưa đủ. Chỉ tốt lành hay đúng đắn cũng chưa đủ. Chúng ta phải yêu Chúa. Dù không thích từ yêu, nhưng tôi buộc phải dùng chữ ấy. Tất cả chúng ta đều cần yêu Chúa Jesus, thưa với Ngài rằng: “Ô Chúa Jesus, con yêu Ngài và Ngài biết rằng con yêu Ngài. Chúa ơi, vì con yêu Ngài nên có những việc con sẽ không làm.” Đó là cách trở nên người đắc thắng đang sống. Dù chắc chắn Chúa cần người con trai để chiến đấu với kẻ thù của Ngài nhưng Ngài cần trái đầu mùa, tức người yêu của Ngài, thậm chí còn nhiu hơn nữa để lầm thỏa mãn Ngài.
Theo hình bóng, trái đầu mùa không đưc đem vào nhà của nông phu mà đem vào nhà Đức Chúa Tri là đền thờ, đề làm thỏa mãn Ngài. Ngay cả đối với Chúa Jesus là trái đầu mùa thì cũng vậy (1 Cô. 15:20, 23). Vào buổi sáng ngày phục sinh, Chúa không cho phép Ma-ri chạm đến Ngài. Ngài phán: “Đừng chạm vào Ta, vì Ta chưa lên với Cha” (Gi. 20:17). Dường như Chúa nói rằng: “Đừng rờ đến Ta, vì Ta phải trình dâng sự tươi mới của Ta trong sự phục sinh lên Cha Ta. Cha Ta phải là Đấng đầu tiên nếm sự tươi mới của sự phục sinh của Ta.” Tất cả chúng ta đều cần học tập trình dâng chính mình một cách tươi mới, thân mật và yêu thương cho Chúa để Ngài vui hưởng. Nếu anh em từ chối không làm gì đó hoặc chạm đến điều gì đó chỉ vì anh em sợ thì anh em vẫn chưa trên bình diện cao để làm người yêu của Chúa, Trái lại, anh em đang ở bình diện thấp nhất. Chúng ta phải ở trên bình diện cao nhất, từ chối không làm điều gì đó không phải vì sợ mà là vì yêu Chúa. Các chị em muốn ở với chồng thay vì về nhà với cha mẹ vì họ yêu chồng. Cũng vậy, vì tôi yêu mến Chúa nên tôi sẽ kiềm chế không làm điều gì đó. Có thể tôi có quyền tự do làm những việc đó và làm những việc đó không có gì sai trái, nhưng vì yêu Chúa Jesus nên tôi không làm những việc ấy. Đây là ý nghĩa thật của phần Lờí này.
Chúng ta cần theo nguyên tắc trong câu 4. Nguyên tắc này là chúng ta, chị em cũng như anh em, phải gìn giữ tình trạng trinh khiết của mình, ngửa trống Chúa đề bởi ân điển của Ngài, Ngài gìn giữ chúng ta cho chính Ngài. Chúng ta không những phải là chiến sĩ mà còn phải là trái đầu mùa, tức những người chín sớm để làm thỏa lòng Chúa. Chúng ta cần nói: “Chúa ơi, để Ngài được thỏa mãn, con muốn được chín sớm. Chúa ơi, con không quan tâm đến sự cất lên của con mà chỉ quan tâm đến việc Ngài được thỏa mãn. Con muốn được cất lên các tầng trời để làm thỏa lòng Ngài. Chúa ơi, hễ con có thể làm thỏa lòng Ngài thì dù con có dưới đất hay trên trời cũng không khác biệt gì.” Đó là thái độ của những người đắc thắng đang sống.
Vì đối với trái đầu mùa, họ đâu cũng không quan trọng nên chúng ta không được cho biết là họ được cất lên; thay vào đó, chúng ta đơn giản được biết rằng 144.000 trái đầu mùa cùng đứng với Chiên con trên núi Si-ôn. Như chúng tôi đã chỉ ra, đây chắc chắn không phải là Si-ôn dưới đất mà là Si-ôn trên các tầng trời. Nếu anh em là một trong những người đắc thắng đang sống thì đối với anh em, có được cất lên hay không cũng không khác biệt gì. Vì anh em đã ở trong hiện diện ca Chúa , rồi nên sự cất lên sẽ không đến như điều ngạc nhiên. Anh em trong hiện diện của Ngài tại đây trên đất hay trong hiện diện của Ngài tại đó trên núi Si-ôn thì cũng không thành vấn đề. Khi lên đó, anh em sẽ không ngạc nhiên. Nói như thế này là sai: “, tôi ở đây với Chúa. Tôi đang ở trong hiện diện của Ngài!” Những người được cất lên như trái đầu mùa sẽ không cảm thấy ngạc nhiên. Trái lại, họ sẽ nói: “Chúa Jesus ơi, con đã liên tục ở với Ngài suốt nhiều năm. Chúa ơi, con ở tại Anaheim hay ở trên tầng trời thứ ba cũng không khác biệt gì.” Đối với những người ngoài thì việc anh em đứng trên núi Si-ôn là điều đáng ngạc nhiên, nhưng đối vi anh em thì điều đó không nên ngạc nhiên. Đó phải là một kinh nghiệm bình thường. Nếu xa chồng suốt nhiều năm thì chị em sẽ “mừng quýnh” khi gặp chồng. Nhưng nếu luôn luôn ở với chồng thì chắc chắn chị em sê không “mừng quýnh” như vậy. Anh em có thực sự yêu mến Chúa không? Hiện giờ, anh em có ở trong sự tương giao thân mật vi Ngài, đang được gìn giữ trong Ngài như một người đồng thân hay không? Nếu được như vậy thì sự cất lên sẽ không làm anh em ngạc nhiên; đó sẽ là một kinh nghiệm bình thường.
Dù các câu Kinh Thánh về trái đầu mùa nêu lên một loại cất lên nhưng các câu ấy thật ra không nói gì về sự cất lên. Chúng ta biết người con trai “được cất đi” nhưng chúng ta đưực biết trái đầu mùa cùng đứng với Chiên con trên núi Si-ôn. Nếu anh em hỏi họ xem đã đến đó khi nào thì họ có thề đáp: “Đơn giản là chúng tôi đang ở đây. Chúng tôí không có cảm giác gì đặc biệt về việc ở đây, vì chúng tôi đã ở trong hiện diện Chúa suốt nhiều năm rồi. Chúng tôi đã sống trong bầu không khí này từ lâu rồi.” Đó là sự cất lên của những người đắc thắng đang sống. Họ là trái đầu mùa, tức những người làm thỏa mãn cơn đói của Đức Chúa Trời Cha và Chiên con là Đấng Cứu Chuộc. Những người trưởng thành sớm nhất trong vụ mùa của Đức Chúa Trời không phải để chiến đấu mà là để làm thỏa lòng.
I. Trong miệng họ chẳng có lời dối nào
Câu 5 chép về trái đầu mùa rằng “Trong miệng họ chẳng có lời dối nào.” Lời nói dối là sự biểu lộ của Sa-tan và đại diện cho hắn. Ma quỷ là cha của mọi kẻ nói dối, và lời nói dối bắt nguồn từ hắn (Gi. 8:44). Sự kiện trong miệng những người đắc thắng không có lời nói dối nào hàm ý rằng trong sự bày tỏ của họ không có gì thuộc Sa-tan. Nếu chúng ta sống một đời sống yêu mến Chúa thì không lời nói dối hay sự dối trá nào ra từ miệng chúng ta. Dù tôi ghét nêu lên điều này nhưng suốt nhiều năm tôi chịu khổ vì những lời nói dối của những Cơ Đốc nhân đích thực. Thật đáng xấu hổ! Trong sự khôi phục của Chúa, trong miệng chúng ta không được có lời nói dối hay sự dối trá nào. Khi nói: “Có”, chúng ta có ý nói có, và khi nói: “Không”, chúng ta có ý nói không. Nếu không thể trả lời rõ ràng có hoặc không thì chúng ta không nên nói gì cả. Trong trường hợp như vậy, chúng ta nên vận dụng sự khôn ngoan của mình mà đừng nói gì, để không lời dối hay sự dối trá nào ra từ miệng chúng ta. Chúng ta không liên hệ gì đến Sa-tan, k nói dối và nguồn của những lời dối.
J. Không có tì vết gì
Câu 5 cũng chép rằng trái đầu mùa không có tì vết gì. Điều này hàm ý rằng họ không có vết nhơ hay nếp nhăn nào mà hoàn hảo trong sự thánh biệt của Đức Chúa Trời (Êph. 5:27), tuyệt đối được thánh hoá cho Đức Chúa Trời và hoàn toàn được dầm thấm Đức Chúa Trời (ITê. 5:23).
K. H Chiên con đi đâu, họ cũng theo đó
Một trăm bốn mươi bn ngàn trái đầu mùa “theo Chiên con đến bất cứ nơi nào Ngài đi (c. 4). Không phải Chiên con đi theo chúng ta mà chúng ta đi theo Ngài đến bất cứ nơi nào Ngài đi. Tất cả chúng ta đều phải học tập bài học đi theo Ngài bất cứ nơi nào Ngài đi.