Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI BẢY


SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(2)
Kinh Thánh: Công. 2:1-13
Trong 2:1-13, chúng ta thấy việc báp-têm tín đồ Do-thái trong Thánh Linh. Các câu từ 1 đến 4 liên quan đến sự đổ đầy Thánh Linh về mặt gia tể. Trong bài này, chúng ta sẽ đặc biệt chú ý đến bốn câu này.
LINH THỂ YẾU VÀ LINH GIA TỂ
Công Vụ 2:1 và 2 chép: “Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả môn đồ nhóm lại một chỗ. Thình lình có tiếng từ trời đến như gió lốc thổi ào ào, đầy cả nhà họ ngồi”. Trong sự phục sinh của Chúa, Linh của sự sống phục sinh được ví như hơi thở, thở vào trong các môn đồ (Gi. 20:22) để họ hiện hữu và sống nếp sống thuộc linh về mặt thể yếu. Trong sự thăng thiên của Chúa, Linh của quyền năng thăng thiên đổ trên các môn đồ, ở đây được tượng trưng bằng gió, để các môn đồ thi hành chức vụ và chuyển động về mặt gia tể. Linh thể yếu của sự sống phục sinh là để tín đồ sống Christ; Linh gia tể của quyền năng thăng thiên là để họ thực hiện sứ mạng của Ngài.

Chúng ta cần nhìn rõ sự khác biệt giữa việc hà hơi trong Giăng chương 20 và thổi trong Công Vụ chương 2. Sự hà hơi trong Giăng chương 20 là để truyền Linh Ban Sự sống vào trong các môn đồ về mặt thể yếu để họ hiện hữu thuộc linh và sống nếp sống thuộc linh. Nhưng việc thổi trong Công Vụ chương 2 là để đổ ra Linh Quyền Năng về mặt gia tể trên tín đồ, là những người đã nhận dược Linh thể yếu rồi. Việc để Linh Quyền Năng ra không phải vì sự hiện hữu hay nếp sống thuộc linh của tín đồ, mà là vì chức vụ và vì chuyển động của tín đồ. Vì vậy, phương diện thể yếu của Linh là vì nếp sống, còn phương diện gia tể là vì chức vụ. Điều quan trọng là phải phân biệt hai phương diện của Linh, khi ấy chúng ta sẽ hiểu các Sách Phúc Âm và Sách Công Vụ cách đúng đắn. Nếu không chúng ta sẽ bị lẫn lộn.
Cách đây nhiều năm, một mục sư rất được tôn trọng nói rằng việc hà hơi trong Giăng chương 20 không phải là sự kiện, mà chỉ là trình diễn ngụ ý rằng sự kiện đó sẽ đến trong Công Vụ chương 2. Theo hiểu biết của ông, sau hành động trình diễn trong Giăng chương 20, các môn đồ phải chờ đợi 50 ngày nữa để nhận được sự kiện đó. Theo quan điểm của vị mục sư này, cả Giăng chương 20 lẫn Công Vụ chương 2 nói đến cùng một điều, chỉ khác ở chỗ một điều mô tả sự biểu diễn, còn điều kia mô tả sự kiện. Quan niệm này hoàn toàn sai. Như chúng tôi đã nêu, có sự khác biệt giữa việc hà hơi trong Giăng chương 20 và việc thổi trong Công Vụ chương 2. Hà hơi là vì sự sống, còn thổi là vì quyền năng.
Trong Phúc Âm Giăng, Linh Sự Sông trong sự phục sinh được ví sánh với nước để uống. Giăng 4:14 chép: “Hễ ai uống nước Ta cho, thì đời đời hẳn chẳng hề khát nữa; vì nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”. Giăng 7:37-39 chép: “Ngày chót, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Jesus đứng lên kêu rằng: ‘Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống. Kẻ nào tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng người ấy, y như Kinh Thánh đã chép vậy”. Ngài phán điều đó chỉ về Linh mà kẻ tin Ngài sẽ nhận lãnh; bởi bấy giờ Linh chưa, vì Jesus chưa được tôn vinh”. Trong Lu-ca 24:49, Linh gia tể được ví sánh như y phục để mặc: “Và nầy, Ta sai Đấng Cha Ta đã hứa giáng trên các ngươi; còn các ngươi hãy cứ ở trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao”. Nước dành cho sự sống ở bề trong, còn y phục dành cho công tác ở bề ngoài.
Hãy dùng viên cảnh sát làm minh họa cho sự khác nhau giữa Linh thể yếu vì sự sống bề trong và Linh gia tể vì quyền năng bề ngoài. Một viên cảnh sát không mặc đồng phục để hết khát nước. Tình trạng khát nước không thể được thỏa bằng cách mặc đồng phục. Viên cảnh sát mặc đồng phục khi sắp ra đi làm nhiệm vụ, tức là khi ông ta sẵn sàng công tác với tư cách một viên cảnh sát. Giả sử một viên cảnh sát uống chút gì đó cho hết khát nước rồi ra đi công tác mà không mặc đồng phục. Nếu ông làm như vậy sẽ không ai chú ý khi ông cố gắng ra lệnh trên đường phố. Dầu có uống bao nhiêu nước chăng nữa, viên cảnh sát vẫn phải mặc đồng phục khi sắp công tác với tư cách là một viên cảnh sát. Nếu ông mặc đồng phục, người khác sẽ tôn trọng ông. Qua minh họa này, chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa uống nước và mặc y phục. Ưông nước có tính cách bề trong, nhưng mặc y phục là vấn đề có tính cách bề ngoài.
Thật là một lỗi lầm nghiêm trọng khi nói việc hà hơi trong Giăng chương 20 là trình diễn còn sự thổi trong Công Vụ chương 2 là một sự kiện như mục sư kia đã nói nhiều năm về trước. Cách giải nghĩa Kinh Thánh như vậy là do thiếu hiểu biết đúng đắn và dẫn đến lẫn lộn. Sự hiểu biết đúng đắn mà chúng ta cần không những đòi hỏi phải nghiên cứu Kinh Thánh mà còn cần sự soi sáng thiên thượng cùng với kinh nghiệm đầy đủ. Nói rằng trong Giăng chương 20, Phi-e-rơ chưa nhận được Linh Sự Sống vào bên trong là không chính xác. Việc Chúa hà hơi trong chương ấy chắc chắn không phải là trình diễn. Theo Giăng 20:22, Chúa Jesus “hà hơi trên họ mà rằng: Hãy nhận lãnh Thánh Linh”. Đó không phải là trình diễn -đó là một sự kiện đã được hoàn tất. ở dây chúng ta có sự kiện về việc hà hơi của Linh Ban Sự sống vào trong các môn đồ vào ngày Đấng Christ phục sinh.
Hơi thở thần thượng trong Giăng 20:22 là Thánh Linh, và Thánh Linh là tổng kết chung cuộc của Đức Chúa Trời Tam- Nhất đã-trải-qua-tiến-trình đến với những người được chuộc của Ngài. Nói cách cụ thể, sự đến này dã diễn ra trong Giàng chương 20.
ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT TRỞ NÊN LINH BAN SỰSỐNG
Tân Ước khải thị rằng Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã nhục hoá. Đức Chúa Trời Tam-Nhất được tỏ ra trong xác thịt. Điều này có nghĩa là Đấng nhục hoá là Đức Chúa Trời trọn vẹn, là Đức Chúa Trời Tam-Nhất, Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Con vàĐức Chúa Trời Linh, chứ không chỉ là Con. Nói rằng Đức Chúa Trời trọn vẹn được tỏ ra trong xác thịt nghĩa là Đức Chúa Trời trọn vẹn đã được nhục hoá. Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên một con người sống trên đất, thi hành chức vụ, vào trong sự chết, chinh phục, đắc thắng sự chết, và ra khỏi sự chết để vào trong sự phục sinh. Trong sự phục sinh, Ngài đã trở nên Linh Ban Sự Sống. Vì vậy, Đức Chúa Trời Tam-Nhất là Đấng đã nhục hoá, sống trên đất, vào trong sự chết, và ra khỏi sự chết để vào trong sự phục sinh, đã trở nên Linh Ban Sự sống.
Giăng 1:14 chép: “Lời đã trở nên xác thịt” và lCô-rin-tô 15:45b chép: “A-đam Sau Cùng đã trở nên Linh Ban Sự sống”. “Xác thịt” trong Giăng 1:14 là “A-đam Sau Cùng” trong lCô-rin-tô 15:45. Bây giờ, A-đam Sau Cùng đã trở nên Linh Ban Sự Sống, và Linh này là sự biến hình của Đấng Christ nhục hoá.
Chúng ta cần nhận biết ai đã nhục hoá. Đấng nhục hoá là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên con người như là A-đam Sau Cùng, và A-đam Sau Cùng này đã trở nên Linh Ban Sự sống trong sự phục sinh. Vì vậy, vào ngày phục sinh, Ngài hiện ra cho các môn đồ, thở ra trên họ, và phán: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh”. Linh này là Ai? Linh này là sự hoàn thành chung cuộc của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình đến với những người được chuộc của Ngài.
Tất cả chúng ta cần thấy khải tượng về Đức Chúa Trời Tam- Nhất đã trở nên A-đam Sau Cùng, và A-đam Sau Cùng đã trở nên Linh Ban Sự Sống là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam- Nhất đã-trải-qua-tiến-trình đến với chúng ta. Về điều này, chúng ta không quan tâm đến các hội đồng, tín điều hay thần học truyền thống. Chúng ta chỉ quan tâm đến lời thuần khiết của Đức Chúa Trời. Lời khải thị rằng Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã trở nên A-đam Sau Cùng, và A-đam Sau Cùng này đã trở nên Linh Ban Sự Sống. Ngợi khen Chúa vì Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình đến với chúng ta như là Linh Ban Sự sống! Vào ngày Chúa phục sinh, Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải- qua-tiến-trình là- Linh Ban Sự sống đã được thở vào trong các môn đồ.
MẶC LẤY QUYỀN NĂNG TỪ TRÊN CAO
Năm mươi ngày sau, vào Lễ Ngũ Tuần, một điều gì thêm nữa đã xảy ra. Vào ngày ấy, Đấng Christ Thăng Thiên để ra chính Ngài là Linh về mặt gia tể trên các môn đồ để làm quyền năng, uy quyền, và đồng phục của họ. Một viên cảnh sát mặc đồng phục thì có uy quyền. Dầu chiếc xe hơi của anh em mạnh đến đâu, anh em vẫn phải vâng phục uy quyền của viên cảnh sát ấy. Đồng phục của cảnh sát là dấu hiệu về uy quyền của họ. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, 120 người được mặc lấy Linh gia tể như đồng phục thiên thượng.
Trong Lu-ca 24:49, Chúa bảo môn đồ chờ đợi cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao. Khi họ được mặc lấy quyền năng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ đứng lên phát ngôn có uy quyền và quyền năng, và mọi người đều bị bắt phục. Phi-e-rơ đã phát ngôn có uy quyền vì ông được mặc lấy đồng phục thiên thượng.
Chúng ta không nên tiếp nhận bất cứ sự dạy dỗ không chính xác nào về Thánh Linh trong Giăng chương 20 và Công Vụ chương 2. Chúng ta ngợi khen Chúa về việc hà hơi của Linh trong Giăng chương 20 và về sự thổi của Linh trong Công Vụ chương 2. Hà hơi là để sống còn thở là để chuyển động. Hơn nữa, hà hơi cho chúng ta sức mạnh bề trong còn thổi cho chúng ta uy quyền bên ngoài. Qua việc hà hơi và thổi, chúng ta được trang bị cách đầy đủ.
MỘT SỰ KIỆN ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH
Giống như đóng đinh là một sự kiện đã hoàn thành thì việc hà hơi của Linh Sự Sống và việc thổi của Linh Quyền Năng cũng là những sự kiện dã được hoàn thành. Chúng ta chỉ nên tin lời tường thuật này và nhận lấy sự kiện. Lời tường thuật ở đâu? Lời tường thuật ở trong Kinh Thánh. Những sự kiện là gì? Những sự kiện là Chúa đã thở Linh Sự Sống vào trong tín đồ của Ngài và đã thổi Linh Quyền Năng của Ngài trên họ.
Khi có ai đó nghe rằng phải tin lời tường thuật và nhận lãnh sự kiện về phương diện thể yếu và gia tể của Linh, có lẽ họ nói: “Tôi không cảm thấy Linh Sự Sống đã thở vào trong tôi, và tôi không cảm thấy Linh Quyền Năng ở trên tôi”. Nếu ai nói như vậy với tôi, tôi sẽ trả lời: “Anh có tin rằng Chúa Jesus chết cho anh không? Chắc chắn là anh tin dầu không cảm thấy gì cả. Anh tin vì Kinh Thánh nói như vậy. Tương tự như vậy, anh cần tin rằng Chúa Jesus đã thở chính Ngài là Linh Sự Sống vào trong các môn đồ, kể cả anh. Anh cũng cần tin Chúa Jesus đã thổi chính Ngài là Linh Quyền Năng trên tất cả chúng ta”.
Tất cả chúng ta hãy tin những sự kiện về việc hà hơi và thổi của Đấng Christ, giống như tin sự kiện đóng đinh của Ngài. Chúng ta có Linh Sự Sống về mặt thể yếu không? Có, chúng ta có Linh Sự Sống. Làm thế nào biết được? Chúng ta biết vì Kinh Thánh nói như vậy. Cũng có Linh Quyền Năng về mặt gia tể trên chúng ta không? Có, chúng ta có Linh Quyền Năng trên mình. Làm thế nào biết được? Chúng ta biết điều này là một sự kiện vì Kinh Thánh nói như vậy. Ngợi khen Chúa về sự đóng đinh, hà hơi, và thổi của Ngài! Ngợi khen Ngài, chúng ta biết những sự kiện này vì Kinh Thánh nói như vậy!
ĐẦY DẪY LINH ĐỔ RA Ở BÊN NGOÀI
Công Vụ 2:2 nói rằng gió đầy cả nhà nơi 120 người đang ngồi. Từ “đầy dẫy” ở đây theo tiếng Hi-lạp là pleroo, một từ có nghĩa là đầy dẫy bên trong, như gió đầy dẫy cả nhà.
Các câu 3 và 4 chép: “Lại có lưỡi như lửa hiện đến, chia ra, đậu trên mỗi người trong họ. Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Linh cho họ nói”. Từ “đầy dẫy” trong câu 4 theo tiếng Hi-lạp là pletho (cũng được dùng trong 4:8; 31; 9:17; 13:9; và Lu-ca 1:15, 41, 67). Từ Hi-lạp này có nghĩa là đầy dẫy ở bên ngoài. Theo cách dùng trong Sách Công Vụ, pleroo có nghĩa đầy dẫy bên trong một chiếc bình, như gió đầy dẫy bên trong căn nhà trong câu 2; pletho có nghĩa đầy dẫy bên ngoài con người, như trong câu này, Linh đầy dẫy các môn đồ ở bên ngoài. Các môn đồ được đầy dẫy (pleroo) Linh ở bên trong về mặt thể yếu (13:52), cho nếp sống Cơ-đốc của họ, và họ được đầy dẫy (pletho) Linh ở bên ngoài về mặt gia tể, cho chức vụ Cơ-đốc của họ. Linh đầy dẫy bên trong, tức Linh thể yếu, ở trong các môn đồ (Gi. 14:17; La. 8:11), trong khi Linh đầy dẫy bên ngoài, tức Linh gia tể, ở trên họ (Công. 1:8; 2:17).
Mỗi tín đồ trong Đấng Christ nên kinh nghiệm cả hai phương diện của Thánh Linh. Ngay cả Đấng Christ là con người cũng đã kinh nghiệm chính điều này. Ngài được sinh bởi Thánh Linh về mặt thể yếu (Lu. 1:35; Ma. 1:18, 20) để hiện hữu và để sống, và Ngài được xức dầu bằng Thánh Linh về mặt gia tể (Mat. 3:16; Lu 4:18) để thi hành chức vụ và chuyển động. Linh thể yếu ở trong Ngài và Linh gia tể ở trên Ngài.
BÁP-TÊM TÍN ĐỒ DO-THÁI TRONG THÁNH LINH
Sự đầy dẫy bên ngoài của Linh-đổ-ra là việc Đầu thăng thiên báp-têm Thân Thể của Ngài vào trong Linh. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tín đồ Do-thái, là phần thứ nhất của Thân Thể Ngài, đã được báp-têm; và tại nhà Cọt-nây, tín đồ dân Ngoại là phần thứ hai của Thân Thể Ngài cũng đã được báp-têm như vậy (10:44- 47). Nhờ hai bước này, Ngài đã báp-têm toàn bộ Thân Thể của Ngài vào trong Linh một lần đủ cả (1CÔ. 12:13), Đấng là sự áp dụng và là thực tại hóa của chính Ngài. Để báp-têm Thân Thể vào trong chính Ngài, Ngài đã báp-têm Thân Thể vào trong Linh. Đây là hoàn thành việc báp-têm trong Thảnh Linh được Đấng Christ là Đầu của Thân Thể, hứa trong Công Vụ 1:5.
Tôi khích lệ anh em nghiên cứu kỹ vấn đề đổ ra của Thánh Linh. Trong 2:1-13, chúng ta thấy Thánh Linh để ra trên các môn đồ về mặt gia tể, Đó là bước báp-têm tín đồ Do-thái trong Thánh Linh, về sau, tại nhà Cọt-nây, Đấng Christ báp-têm tín đồ dân Ngoại trong Thánh Linh. Qua hai bước ấy, Đấng Christ, Đầu, đã báp-têm cả Thân Thể Ngài trong Thánh Linh một lần đủ cả.