Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI HAI



SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(8)
Kinh Thánh: Công. 15:1-34
Công Vụ 15:1-34 ghi lại rắc rối gây nên do những người quả quyết rằng một người không thể được cứu nếu không chịu cắt bì theo luật lệ Môi-se (c. 1). Về điều này, một hội đồng gồm các sứ đồ và trưởng lão được tổ chức tại Giê-ru-sa-lem (cc. 1-21). Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những gì đã xảy ra tại hội đồng này và giải pháp cho vấn đề ấy là gì (cc. 22-33).

LỜI CHỨNG CỦA PHI-E-RƠ
Tẩy Sạch Lòng Chúng Ta Bởi Đức Tin
“Khi đã biện luận nhiều rồi, Phi-e-rơ bèn đứng dậy nói cùng chúng rằng: Anh em ơi, anh em biết rằng Đức Chúa Trời đã sớm chọn tôi trong anh em, để dân Ngoại nhờ miệng tôi mà được nghe Lời về Phúc Âm và tin. Đức Chúa Trời là Đấng biết mọi lòng, đã làm chứng cho họ mà ban Thánh Linh cho họ cũng như cho chúng ta, chẳng phân biệt chúng ta với họ, song đã tẩy sạch lòng họ bởi đức tin” (cc. 7-9). Lời của Phi-e-rơ về sự tẩy sạch lòng chúng ta bởi đức tin cho thấy Đức Chúa Trời không quan tâm đến những qui định thuộc luật lệ bề ngoài là điều không thể tẩy sạch bản thể bề trong của con người, nhưng Ngài quan tâm đến sự tẩy sạch lòng người ở bề trong. Điều này tương ứng với điều Chúa nhấn mạnh trong Mác 7:1-23. Sự tẩy sạch lòng người chỉ có thể được thực hiện bởi Thánh Linh với sự sống thần thượng, chứ không phải bởi qui định bề ngoài của văn tự chết chóc.

Thử Đức Chúa Trời
Trong Công Vụ 15:10, Phi-e-rơ nói tiếp: “Vậy bây giờ cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời, gán vào cổ môn đồ một cái ách mà tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chẳng từng mang nổi?”
Ách này là ách Kinh Luật, tức là sự giam cầm dưới ách nô lệ (Ga.5:1). Ách nô lệ trong Ga-la-ti 5:1 là sự giam cầm của Kinh Luật, làm cho những người giữ Kinh Luật thành nô lệ dưới ách cột trói. Đòi hỏi người ta giữ luật của ách nô lệ không chỉ làm cho họ thành nô lệ mà còn là thử Đức Chúa Trời. Thậm chí Đức Chúa Trời không thể và không muốn bắt người ta giữ luật của văn tự.
ĐƯỢC CỨU BỞI ÂN ĐIỂN
Trong Công Vụ 15:11, Phi-e-rơ nói tiếp: “Song chúng ta tin rằng nhờ ân điển của Chúa Jesus, chúng ta được cứu cũng một cách như họ vậy”. Ân điển này bao hàm Thân Vị của Chúa và công tác cứu chuộc của Ngài (La. 3:24). Phi-e-rơ và tín đồ Do-thái được cứu bởi ân điển này, không phải nhờ giữ luật Môi-se. về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, giữ Kinh Luật không có nghĩa gì cả dầu đối với người Do-thái hay dân Ngoại. I
Thiếu Hụt Trong Lời Chứng Của Phi-e-rơ
Theo 15:7, Phi-e-rơ chỉ nói sau khi đã tranh luận nhiều. Thật ra, Phi-e-rơ không nên cho phép họ tranh luận như vậy. Lẽ ra ông nên nói ngay: “Anh em ơi, tôi xin nhắc anh em nhớ lại những gì Chúa Jesus đã nói với chúng ta. Ngài bảo rằng chúng ta sẽ là chứng nhân của Ngài tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, Sa-ma-ri và thậm chí đến nơi xa xôi nhất của trái đất này. Anh em nghĩ Chúa có ý nói chúng ta cần phải cắt bì cho mọi người Ngoại Bang sao? Chắc chắn Ngài không có ý đó”. Nếu Phi-e-rơ nói như vậy, những người tham dự hội đồng hẳn đã lắng nghe ông.
Lời Phi-e-rơ nói trong 15:7-11 là tốt, nhưng không đủ mạnh. Tại sao ông khống nhắc đến Lời Chúa trong 1:8? Tại sao ông chỉ nhắc họ Đức Chúa Trời đã quyết định rằng qua ông, dân Ngoại sẽ nghe Lời Phúc Âm và tin? Lẽ ra Phi-e-rơ nên nói: “Anh em biết rằng vào những ngày đầu, Chúa Jesus bảo rằng chúng ta sẽ là chứng nhân của Ngài ngay cả tại miền xa xôi nhất của trái đất này”. Trong Công Vụ chương 15, có lẽ Phi-e-rơ vẫn còn có phần sợ sệt. Ông không dạn dĩ và không sử dụng uy quyền mà Đầu đã giao cho ông. Nếu sử dụng uy quyền ấy, hẳn ông đã giải quyết nan đề và ngăn chặn dòng “chất độc” tà giáo. Hẳn ông đã giải quyết dòng chảy ấy tận gốc. Tuy nhiên, Phi-e-rơ đã không làm điều ấy cách thích đáng.
Trong 15:8, Phi-e-rơ nói Đức Chúa Trời là Đấng biết lòng mọi người. Đó là cách diễn đạt khá yếu. Lẽ ra, Phi-e-rơ nên nói Đức Chúa Trời là Đấng hoạch định gia tể của Ngài, Đấng hình thành gia tể của Ngài, tức sự ban phát của Ngài. Là người dạn dĩ hơn Phi-e-rơ, Phao-lô đã nói như vậy trong các Thư Tín của mình. Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho dân Ngoại phải chăng chỉ vì sự kiện Ngài biết lòng họ? Chúa ban cho Phi-e-rơ chìa khóa chỉ để Đức Chúa Trời có thể vào tẩy sạch lòng của dân Ngoại thôi sao? Chắc chắn Phi-e-rơ nêu nhiều điểm tốt ở đây, nhưng lời trình bày của ông quá yếu. Sự yếu ớt này làm chúng ta thắc mắc không biết ông có thật sự biết gia tể của Đức Chúa Trời đầy đủ không.
Trong 15:10, Phi-e-rơ hỏi: “Cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời?” Thật ra, không những họ thử Đức Chúa Trời mà còn vô hiệu hóa gia tể của Đức Chúa Trời. Một lần nữa, lời của Phi-e-rơ trong câu 10 là tốt, nhưng vẫn còn yếu. Phi-e-rơ là sứ đồ đứng đầu và Chúa đã ban cho ông một mức lượng uy quyền. Nhưng trong Công Vụ chương 15, ông không sử dụng uy quyền ấy. Dầu sao chúng ta vẫn ngợi khen Chúa về lời chứng và sự tương giao của Phi-e-rơ.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng lẽ ra Phi-e-rơ nên nhắc mọi người trong hội đồng ấy về Lời Chúa trong 1:8. Lẽ ra Phi-e-rơ cũng nên làm chứng với họ về khải tượng ông thấy tại Giốp-bê (10:9-16). Lẽ ra ông nên nói: “Tôi xin thuật cho anh em những gì đã xảy ra cho tôi tại Giốp-bê. Đang khi cầu nguyện, tôi thấy khải tượng một tấm vải lớn trong đó có tất cả những loài thú bốn chân, những loài bò sát trên đất, và các loài chim trên trời. Rồi Chúa bảo tôi hãy làm thịt và ăn. Khi tôi từ chối làm điều đó, Chúa bảo tôi lần thứ hai và lần thứ ba rằng hãy làm thịt và ăn. Chúa bảo tôi rằng điều gì Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, tôi không nên cho là phàm tục nữa. Sau khi thấy khải tượng ấy, tôi đi đến Sê- sa-rê. Khi tôi đang nói, Thánh Linh giáng trên những người ở trong nhà”. Lẽ ra Phi-e-rơ phải làm chứng về Lời Chúa trong 1:8, khải tượng mình thấy, và những gì đã xảy ra tại nhà Cọt- nây. Lẽ ra ông nên lấy những điều đó làm nền tảng để bảo những người có mặt tại hội đồng hãy quên Kinh Luật, sự cắt bì, và những luật lệ về sự ăn uống của người Lê-vi đi. Nhưng Phi-e- rơ đã không đủ dạn dĩ để làm như vậy.
Khi Chúa Jesus nói đến trường hợp của bà góa tại Sa-rép-ta xứ Si-đôn và Na-a-man người Sy-ri (Lu. 4:25-27), ngụ ý rằng Phúc Âm của Ngài sẽ xoay sang dân Ngoại, những người trong nhà hội đầy lòng giận dữ và muôn giết Ngài. Tương phản với Chúa trong Lu-ca chương 4, Phi-e-rơ rất thận trọng, không dám đề cập đến khải tượng mình đã thấy. Sự kiện Phi-e-rơ không nhắc đến khải tượng Chúa ban cho ông không những cho thấy ông thiếu dạn dĩ, mà còn cho thấy bầu không khí tại Giê-ru-sa- lem rất nặng nề.
Thật ra, khi tà thuyết về sự cắt bì này vừa xuất hiện tại Giê- ru-sa-lem, Phi-e-rơ lẽ ra phải vận dụng ân tứ Chúa đã ban cho mình để khai sáng tình trạng u ám về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem, theo khải thị Chúa đã ban cho ông và những sứ đồ khác trong Công Vụ 1:8 và khải tượng ông nhận được tại Gi- ốp-bê trong Công Vụ chương 10 về dân Ngoại. Nếu ông làm như vậy, tà thuyết thuộc Do-thái Giáo ấy đã bị ngăn chặn ngay từ đầu và không lan tràn đến các Hội Thánh trong thế giới Ngoại Bang. Nhưng ông không làm điều đó, cho nên Phao-lô phải đứng dậy thực hiện cuộc giải phẫu để cắt bỏ khối ung thư về chủng tộc là chứng bệnh có thể hủy diệt gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời và giết chết Thân Thể Đấng Christ.
LỜI TƯƠNG GIAO CỦA GIA-CƠ
Khi Phi-e-rơ làm chứng xong, những người tham dự hội đồng đều im lặng. Sau đó “họ nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại những dấu kỳ phép lạ mà Đức Chúa Trời đã dùng mình làm ra giữa dân Ngoại” (c. 12). Sau đó chúng ta có lời tương giao của Gia-cơ (cc. 14-21).
Ông Sử Dụng Cựu ước
Trong 15:13-14, sau khi mọi người yên lặng, Gia-cơ nói: “Anh em ơi, xin nghe tôi. Si-mê-ôn vừa thuật lại thể nào ban đầu Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngoại để từ trong họ lấy ra một dân cho danh Ngài”. Ở đây “Si-mê-ôn” chỉ về Si-môn (Gi. 1:40, 42).
Trong câu 16 và 17, Gia-cơ trích sách A-mốt để cho thấy lời của các tiên tri là thống nhất về việc từ trong các dân Ngoại lấy ra một dân cho danh của Đức Chúa Trời: “Trong ngày đó, Ta sẽ dựng lại đền tạm của Đa-vít, là nhà đã đổ, và tu bổ lại những chỗ rách nát của nó. Ta sẽ dựng lại những nơi đổ nát và xây nó lại như ngày xưa; đến nỗi chúng nó sẽ thâu được những dân sót của Ê-đôm và hết thảy các nước được xưng bởi danh Ta”. Đền tạm của Đa-vít chỉ về vương quốc I-xra-ên. Xây dựng lại đền tạm của Đa-vít là phục hồi vương quốc I-xra-ên.
Tôn Cao Quốc Gia I-xra-ên
Việc Gia-cơ trích dẫn phần Cựu Ước này tôn cao quốc gia I- xra-ên. Trong Công Vụ 1:6, các sứ đồ hỏi Chúa Jesus rằng: “Thưa Chúa, có phải lúc nầy Ngài khôi phục nước I-xra-ên chăng?” Quốc gia I-xra-ên mà các sứ đồ và những người Do-thái nhiệt thành khác đang trông mong, là vương quốc vật chất, khác với Vương Quốc sự sống của Đức Chúa Trời, là điều Đấng Christ đang xây dựng qua việc rao giảng Phúc Âm của Ngài. Khi các sứ đồ hỏi Chúa về việc khôi phục vương quốc I-xra-ên, Ngài đáp: “Thời hạn và nhật kỳ mà Cha đã tự quyền định lấy, thì các ngươi chẳng nên biết. Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng rồi làm chứng nhân cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến cùng trái đất” (cc. 7-8). Mặc dầu Chúa nói lời ấy, nhưng để giải quyết tình hình trong Công Vụ chương 15, Gia-cơ một lần nữa lại tôn cao quốc gia I-xra-ên. Từ “hầu cho” trong 15:17 cho thấy rằng trước hết Chúa sẽ tái thiết quốc gia I-xra-ên và sau đó các dân Ngoại, tức phần còn lại của nhân loại, sẽ tìm kiếm Chúa.
Lời Tiên Tri về Thời Đại sắp Đến
Thật ra, phần Gia-cơ trích trong Cựu Ước không áp dụng cho tình hình trong Công Vụ chương 15. Nhưng đó là lời tiên tri liên quan đến việc Chúa tái thiết quốc gia I-xra-ên sau khi Ngài trở lại. Lúc ấy, theo lời tiên tri, tất cả các quốc gia sẽ tìm kiếm Chúa. Một lời tiên tri tương tự được tìm thấy trong Xa-cha-ri chương 8. Theo chương ấy, khi quốc gia I-xra-ên được phục hồi, “có nhiều dân và nhiều nước mạnh sẽ đến tìm kiếm Đức Giê-hô-va vạn quân tại Giê-ru-sa-lem, và ở đó nài xin ơn Đức Giê-hô-va” (Xa. 8:22). Nếu nghiên cứu kỹ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy các phần lời ấy không đề cập đến thời đại ân điển hiện tại mà nói về thời đại sau khi Chúa trở lại. Trong thời đại sắp đến, Chúa sẽ xây dựng lại đền tạm sụp đổ của Đa-vít; tức là Ngài sẽ phục hồi quốc gia I-xra-ên. Kế đến, dân Ngoại sẽ đến để tìm kiếm Chúa.
Khi chúng ta chỉ ra rằng phân đoạn Gia-cơ dùng trong Công Vụ chương 15 áp dụng cho thời đại sắp đến, một số người có thể sẽ nói: “Anh không nên giải nghĩa những câu Gia-cơ dùng như vậy. Thay vào đó, anh chỉ nên giải nghĩa chúng theo nguyên tắc mà thôi, ở đây, Gia-cơ nói rằng không sớm thì muộn Chúa sẽ bao hàm các dân Ngoại”. Nhưng theo tình hình trong Công Vụ chương 15, nói rằng không sớm thì muộn dân Ngoại sẽ bước vào là không đủ. Trong chương này, Gia-cơ dùng một phần trích trong Cựu Ước mà không hề biện biệt. Các câu ông trích không chỉ về thời đại hiện tại mà chỉ về thời đại sắp đến. Như vậy, thật ra Gia-cơ vay mượn một đoạn trích từ Cựu Ước.
So Sánh Với Cách Chúa Jesus Và Phao-lô
Sử Dụng Cựu Ước
Đến đây, so sánh cách Gia-cơ sử dụng Cựu ước với cách Chúa Jesus sử dụng Cựu ước trọng Lu-ca chương 4 là rất ích lợi. Qua việc trưng dẫn trường hợp bà góa và Na-a-man, Chúa cho thấy Đức Chúạ Trời sắp để dân I-xra-ên sang một bên và quay sang dân Ngoại. Khi nhắc đến các trường hợp ấy, Chúa Jesus rất dạn dĩ, còn những người trong nhà hội bị xúc phạm và muốn giết Ngài. Bằng cách so sánh Gia-cơ đang cố gắng làm hài lòng những người Do-thái giáo khi nói rằng không phải Đức Chúa Trời để dân I-xra-ên sang một bên, mà trước hết Ngài muôn xây dựng lại quốc gia I-xra-ên và sau đó Ngài quay sang dân Ngoại. Nếu so sánh cách Gia-cơ dùng Cựu Ước với cách của Chúa, chúng ta sẽ thấy Gia-cơ trưng dẫn Kinh Thánh rất yếu.
Giống Chúa Jesus, Phao-lô cũng dạn dĩ trong cách dùng Cựu Ước. Hãy xem những gì ông làm trong Công Vụ chương 13. Khi người Do-thái phủ nhận Lời Phúc Âm, Phao-lô dạn dĩ nói: “Lời Đức Chúa Trời cần phải truyền cho các ông trước hết; nhưng vì các ông đã duồng bỏ lời ấy, từ xét mình không xứng đáng được sự sống đời đời, nên nầy, chúng tôi xoay qua dân Ngoại” (c. 46). Sau đó Phao-lô trưng dẫn Ê-sai 49:6: “Ta đã lập ngươi làm sự sáng cho dân Ngoại, để ngươi làm sự cứu rỗi cho đến cùng trái đất”. Như chúng tôi đã chỉ ra, lời trích dẫn này chỉ về Đấng Christ là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng mà Đức Chúa Trời đã lập làm sự sáng cho dân Ngoại để sự cứu rỗi của Ngài đến đầu cùng trái đất. Vì hiệp một với Đấng Christ trong việc thực hiện sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nên Phao-lô áp dụng lời này cho chính mình trong chức vụ rao giảng Phúc Âm để xoay Phúc Âm khỏi người Do-thái vì họ khước từ, mà hướng đến dân Ngoại.
Trong chức vụ của Ngài trên đất, Chúa bày tỏ một diều tương tự như vậy với người Do-thái ngoan cố trong Lu-ca 4:24-27. Trong Công Vụ chương 13, Phao-lô không nói rằng họ quay sang dân Ngoại vì Đức Chúa Trời đã tái thiết quốc gia I-xra-ên. Trái lại, ông tuyên bố họ quay sang dân Ngoại vì người Do-thái đã khước từ Lời Đức Chúa Trời.
Trong Công Vụ chương 15, phần trích dẫn Cựu Ước của Gia-cơ được tiếp nhận nồng nhiệt. Nếu Gia-cơ mạnh mẽ như Chúa Jesus và Phao-lô, trưng dẫn những phần thích hợp trong Cựu Ước về việc Đức Chúa Trời để I-xra-ên sang một bên và thăm viếng dân Ngoại thì những người Do-thái hẳn đã chống đối ông dữ dội.
Xem xét cách Gia-cơ dùng Cựu Ước giúp chúng ta học được phương cách đúng đắn để nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta cần đi sâu vào Lời thành văn. Nếu thật sự biết Kinh Thánh, chúng ta sẽ phê phán đúng đắn cách Gia-cơ trích dẫn Cựu Ước. Tôi thật sự không hiểu tại sao Gia-cơ không trưng dẫn lời rõ ràng và dứt khoát của Chúa trong Công Vụ 1:8 thay vì trưng dẫn lời gián tiếp trong Cựu Ước. Điều này cho thấy ông thuộc về cựu Ưởc nhiều hơn, và không thuộc về gia tể Tân ước của Đức Chúa Trời bao nhiêu.
Bày Tỏ Những Gì Ông Phán Quyết
Trong 15:19-20, Gia-cơ tiếp tục tương giao để đưa ra sự phán đoán của ông: “Vậy, tôi nghị quyết (hoặc [phán quyết]) rằng chẳng nên quấy rối những dân Ngoại trở lại cùng Đức Chúa Trời, song phải viết thơ dặn họ kiêng cữ sự ô uế của hình tượng, sự gian dâm, vật chết ngột, và huyết”. Lời này kém hơn lời Phao-lô khuyên bảo tín đồ trong chương 13 và 14. Giả sử một người nào đó nói với anh em rằng: “Các thánh đồ thân mến, anh em biết chúng ta đang sống trong một dòng dõi cong quẹo và lầm lạc, đầy dẫy thờ hình tượng và gian dâm. Tôi truyền bảo anh em hãy kiêng cữ sự ô uế của hình tượng, gian dâm, bất cứ điều gì chết ngột và huyết”. Chắc chắn các thánh đồ ngày nay không hài lòng khi nghe một lời khuyên như vậy. Nhưng đó là điều Gia-cơ đã tương giao trong Công Vụ chương 15.
Trong câu 21, Gia-cơ nêu lên lý do cho lời ông phán quyết về vấn đề ấy: “Vì từ đời xưa, trong mỗi thành vẫn có người rao giảng luật Môi-se, bởi mỗi ngày Sa-bát người ta đều có đọc luật ấy trong nhà hội”. Ở đây, chúng ta có cơ sở cho sự tương giao của Gia-cơ. Ông nói với chúng ta rằng để giải quyết nan đề do những người Do-thái giáo tà giáo gây ra, chúng ta cần lưu tâm đến sự kiện luật Môi-se được đọc trong nhà hội mỗi ngày Sa-bát. Đó là lý do Gia-cơ nêu lên để truyền cho dân Ngoại kiêng cữ sự ô uế của hình tượng, gian dâm, vật chết ngột, và huyết. Cách giải quyết này không thể làm thỏa lòng Phao-lô là người đã nói trong Ga-la-ti 2:19 rằng: “Vì bởi luật pháp tôi đã chết đối với luật pháp, để tôi được sống đối với Đức Chúa Trời”. Trái với lời ấy, sự tương giao của Gia-cơ làm cho tín đồ Tân Ước trở lại xem trọng Kinh Luật. Điều này cho thấy lời kết luận của Gia-cơ vẫn còn chịu ảnh hưởng của luật Môi-se do xuất thân Do-thái Giáo nặng nề của ông. Như chúng ta sẽ thấy, ảnh hưởng của bối cảnh này vẫn tồn tại thậm chí cho đến thời diểm Phao-lô đến thăm Giê-ru-sa-lem lần cuối (Công. 21:20-26).
Theo những gì đã nói trong Thư Tín của mình, Gia-cơ hẳn là người rất tôn giáo. Có lẽ do ông tôn giáo và do đạt đến tình trạng hoàn hảo thực tiễn của Cơ-đốc nhân nên ông nổi tiếng cùng với Phi-e-rơ và Giăng để trở nên rường cột, thậm chí là người đứng đầu trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem (Ga. 2:9). Tuy nhiên, ông không mạnh mẽ đối với khải thị về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, nhưng vẫn ở dưới ảnh hưởng của xuất thân Do-thái Giáo cũ kỹ-thờ phượng Đức Chúa Trời bằng các lễ nghi và sống cuộc đời kính sợ Đức Chúa Trời. Điều này được Công Vụ 21:20-24 và Gia-cơ 2:2-11 minh chứng.
Gia-cơ 2:8-11 cho thấy tín đồ Do-thái vào thời Gia-cơ vẫn còn thực hành và giữ luật Cựu Ước. Điều này tương đương với lời Gia-cơ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nói với Phao-lô trong Công Vụ 21:20. Gia-cơ, các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, và hàng ngàn tín đồ Do-thái vẫn ở trong tình trạng pha trộn đức tin Cơ- đốc với luật Môi-se. Thậm chí họ khuyên Phao-lô thực hành một sự pha trộn Do-thái Giáo nửa vời như thế (Công. 21:17-26). Họ không biết rằng thời kỳ phân phát Kinh Luật đã hoàn toàn chấm dứt, và thời kỳ phân phát ân điển phải được hoàn toàn tôn trọng. Họ không biết rằng bất cứ coi thường nào về sự khác biệt giữa hai thời kỳ phân phát này cũng đều nghịch lại với sự quản trị mang tính thời kỳ phân phát của Đức Chúa Trời và sẽ là tổn hại lớn cho kế hoạch gia tể của Đức Chúa Trời để xây dựng Hội Thánh là sự biểu lộ của Đấng Christ.
Tôi cảm thấy rất tiếc vì lời phán quyết của Gia-cơ hoàn toàn dựa trên sự mộ đạo, đời sống tin kính của ông, như được thấy qua việc ông đề cập đến những điều thờ lạy hình tượng, sự gian dâm, những vật chết ngột và huyết; nhưng hoàn toàn không dựa vào sự quản trị của gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy ông hoàn toàn ở dưới bầu không khí đầy mây mù của bối cảnh Do-thái Giáo, chứ không ở dưới bầu trời quang đãng của gia tể Tân Ước Đức Chúa Trời.
GIẢI PHÁP
Công Vụ 15:22-33 mô tả giải pháp cho nan đề. Thật ra, giải pháp này là một sự thỏa hiệp, nhưng dầu sao vẫn tốt hơn là không có gì cả.
Các câu từ 23 đến 29 tường thuật lại nội dung bức thư những người ở tại Giê-ru-sa-lem viết và gửi Phao-lô với Ba-na-ba đem đến An-ti-ốt. Trong câu 26, chúng ta được biết Sau-lơ và Ba-na- ba là “những người liều mạng sống mình vì danh Chúa Jesus Christ”. Theo nghĩa đen tiếng Hi-lạp, từ “mạng sống” có nghĩa là “hồn”. Từ này không những chỉ về mạng sống của họ nhưng còn chỉ về chính bản thể của họ, mà họ đã từ bỏ vì danh Chúa Jesus.
Câu 30-31 chép: “Vậy, khi đã được phái đi, họ bèn xuống An- ti-ốt, nhóm họp hội chúng và trao thơ cho. Khi đọc thơ rồi, thì chúng đều vui mừng vì được yên ủi”. Một mặt, các tín đồ tại An- ti-ốt vui mừng vì họ không cần phải chịu cắt bì. Mặt khác, họ cần phải giữ một số đòi hỏi của Kinh Luật. “Con cáo” Kinh Luật đã bị chôn, nhưng người ta vẫn còn thấy “cái đuôi” của nó. Vì vậy, giải pháp này thật ra là một sự thỏa hiệp.
Theo chương 18 của Sách Công Vụ, thậm chí Phao-lô cũng không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của Do-thái Giáo. Câu 18 chép: “Phao-lô còn ở lại đó nhiều ngày nữa, rồi từ biệt anh em, đáp thuyền qua Sy-ri, có Bê-rít-sin và A-qui-la cùng đi. Vì có lời hứa nguyện, nên ông cắt tóc tại Sen-cơ-rê”. Đó là lời hứa nguyện cá nhân mà người Do-thái có thể thực hiện bất cứ nơi nào cùng với việc cạo đầu để dâng lời cảm tạ. Phao-lô là người Do-thái và ông giữ sự hứa nguyện này, nhưng ông không áp đặt điều đó trên dân Ngoại. Theo nguyên tắc lời dạy dỗ của ông về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, lẽ ra Phao-lô nên từ bỏ mọi sự thực hành của Do-thái Giáo thuộc về thời kỳ phân phát Cựu Ước. Tuy nhiên, ông vẫn còn một lời hứa nguyện riêng như vậy. Tôi thấy khó tin rằng người viết sách La-mã và Ga-la-ti như Phao-lô lại có thể giữ một lời hứa nguyện như vậy. Theo nguyên tắc, Phao-lô sai lầm trong vấn đề này. Dĩ nhiên ông không sai lầm nặng bằng Gia-cơ trong Công Vụ chương 21. Như chúng ta sẽ thấy, Chúa không nhượng bộ việc Phao-lô cùng những người kia giữ lời hứa nguyện Na-xi-rê.
Điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cách giải quyết nan đề trong Công Vụ chương 15 là một sự thỏa hiệp. Nan đề được giải quyết và rối loạn lắng dịu. Tuy nhiên, gốc rễ của chất độc chưa được dứt bỏ. Vì rễ được phép tồn tại, nên nó lại xuất hiện trong chương 21. Sự pha trộn chúng ta thấy trong Công Vụ chương 21 đã có mặt trong Công Vụ chương 15. Đó là một sự pha trộn tôn giáo, một sự pha trộn gia tể Đức Chúa Trời với Do-thái Giáo của thời kỳ phân phát cũ. Tình trạng pha trộn này là hậu quả của sự thỏa hiệp. Do sự thỏa hiệp này mà nan đề trong Công Vụ chương 15 chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, giải pháp dở dang này vẫn tốt hơn là không có giải pháp gì cả.
HỌC TẬP ĐỐI DIỆN VỚI
TÌNH TRẠNG THỎA HIỆP NGÀY NAY
Về nguyên tắc, tình trạng ngày nay giống như tình trạng trong Sách Công Vụ. Vẫn còn nhiều sự thỏa hiệp. Vì vậy, chúng ta đang nghiên cứu Kinh Thánh không phải chỉ để học giáo lý mà cũng được cảnh tỉnh và được huấn luyện để đôi diện với tình trạng hiện nay.
Vào năm 1964, tôi đã một số Thánh Ca về Đấng Christ là Linh. Một ngày nọ, người bạn của tôi cũng là đồng công, nói với tôi rằng: “Phải, Tân ước thật sự nói Đấng Christ là Linh. Nhưng nếu chúng ta dạy điều này, Cơ-đốc nhân sẽ không chấp nhận. Tốt hơn, chúng ta không nên dạy rằng Đấng Christ là Linh”. Tôi nói với anh em ấy rằng: “Sự xưng công chính bởi đức tin đã được khôi phục nhờ Martin Luther. Giáo Hội Công Giáo chống đối điều đó. Nếu Martin Luther quyết định không dạy dỗ sự xưng công chính bởi đức tin vì Giáo Hội Công Giáo không muốn chấp nhận điều đó, thì làm thế nào có sự khôi phục được?”
Một số người từng ở giữa chúng ta trong sự khôi phục của Chúa đã làm hại sự dạy dỗ của anh Nghê. Họ biết anh dạy điều gì, nhưng họ sợ Cơ-đốc Giáo truyền thống nên họ không dám dạy cùng điều đó. Thay vì thế, họ đã thoả hiệp. Khi dịch một số sách của anh Nghê, thậm chí người dịch đã thay đổi một vài từ của anh để tránh bị lên án.
Năm 1964, tôi được mời đến nói chuyện lần thứ tư hay lần thứ năm với một nhóm Cơ-đốc nhân tại Dallas. Người hướng dẫn chương trình nhắc nhở tôi rằng: “Anh Lý à, xin đừng nói về Hội Thánh. Người ở đây không chấp nhận sự dạy dỗ của anh về Hội Thánh. Nhưng chúng tôi đón nhận lời anh chia sẻ về Đấng Christ là sự sống. Chúng tôi ưa thích điều đó, và được giúp đỡ qua điều đó”. Không trả lời đồng ý hay không, tôi nói: “Anh à, mỗi khi tôi cung ứng Đấng Christ là sự sống, kết quả sẽ là Hội Thánh. Làm thế nào anh yêu cầu tôi cung ứng Đấng Christ là sự sống mà lại mong kết quả không phải là Hội Thánh?” Tôi nói tiếp với anh rằng chức vụ của tôi là chức vụ của Đấng Christ và kết quả của chức vụ ấy luôn luôn là Hội Thánh.
Tôi ở đó một tuần cung ứng cho nhóm Cơ-đốc nhân ấy tại Dallas. Mãi cho đến buổi tối cuối cùng của hội đồng tôi mới nói về Hội Thánh. Linh phát ngôn trong tôi không thể chịu nổi tình trạng tôi im lặng về Hội Thánh. Tôi không quan tâm đến việc mình có được mời trở lại hay không. Tôi biết mình phải nói một lời về Hội Thánh. Khi tôi yêu cầu những người tham dự mở La-mã chương 12, người hướng dẫn chương trình biết tôi định nói về Thân Thể Đấng Christ là Hội Thánh. Những người mời tôi thất vọng. Tuy nhiên, tôi tiếp tục nói một lời mạnh mẽ về Hội Thánh, và qua bài chia sẻ ấy, một sồ người được chinh phục cho sự khôi phục của Chúa.
Tất cả những trường hợp ấy dạy chúng ta phải cảnh giác về sự thỏa hiệp. Qua việc nghiên cứu Sách Công Vụ, nguyện tất cả chúng ta đều học cách đối diện với tình trạng thỏa hiệp ngày nay.