Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI




SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU

QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(16)
Kinh Thánh: Công. 18:23¾19:20
Trong 18:19-21, Phao-lô đến thăm thành phố chiến lược Ê-phê- sô trong một
thời gian ngắn. Khi từ giã, họ ông nói: “Ví bằng Đức Chúa Trời khứng, thì tôi còn
sẽ trở lại cùng anh em nữa” (c. 21). Như chúng ta sẽ thấy, trong cuộc hành trình
thứ ba của ông (18:23¾21:17), Phao-lô trở lại Ê-phê- sô và ở đó suốt ba năm
(18:24¾19:41).
Công Vụ 18:23 chép: “Người ở đó ít lâu, rồi lại đi, lần lượt trải khắp miền
Ga-la- ti và Phi-ri- gi, làm cho cả môn đồ được vững vàng”. Đó là phần đầu cuộc
hành trình thứ ba của Phao-lô, và cuộc hành trình ấy chấm dứt ở 21:17.


CHỨC VỤ CỦA A-BÔ- LÔ

Được Dạy Dỗ Trong Đường Lối Của Chúa
Nhưng Chỉ Biết Báp-têm Của Giăng

Công Vụ 18:24-25 chép: “Bấy giờ có một người Do-thái tên là A-bô- lô, sanh
tại A-léc- xan-tri, đến Ê-phê- sô, vốn có tài hùng biện và am hiểu Kinh Thánh.
Người từng thọ giáo về đạo Chúa, có lòng sốt sắng giảng và dạy kỹ càng những
điều về Jesus, nhưng chỉ biết báp-têm của Giăng mà thôi”. Trong câu 25 “đường
lối Chúa” không phải là giáo lý về Chúa, mà là đường lối thực tế trong đó tín đồ
Tân Ước nên bước đi.
Theo 18:25, A-bô- lô chỉ biết báp-têm của Giăng. Điều này cho thấy A-bô- lô
không có khải thị đầy đủ về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời mặc dầu ông được
hướng dẫn trong đường lối của Chúa. Vì vậy, kết quả của chức vụ ông có sự thiếu
sót (19:2).
Câu 26 chép tiếp: “Người khởi giảng cách dạn dĩ trong nhà hội, Bê-rít- sin và
A-qui- la nghe rồi, bèn đem người về, giải nghĩa đường lối Đức Chúa Trời cho
người càng đúng đắn hơn”. Trong Công Vụ “đường lối” (9:2; 19:9, 23; 22:4;
24:14, 22) chỉ về sự cứu rỗi trọn vẹn của Chúa trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa
Trời. Đó là đường lối, phương cách Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong
tín đồ qua sự cứu chuộc của Đấng Christ và sự xức dầu của Linh; đó là phương
cách tín đồ nhận lãnh Đức Chúa Trời và vui hưởng Ngài; đó là phương cách tín đồ
thờ phượng Đức Chúa Trời trong linh bằng cách vui hưởng Ngài và theo Jesus bị
bắt bớ bằng cách hiệp một với Ngài; và đó là cách tín đồ được đem vào trong Hội
Thánh và được xây dựng nên Thân Thể của Đấng Christ để mang chứng cớ của
Jesus.

Giúp Đỡ Các Tín Đồ Nhờ Ân Điển

Công Vụ 18:27-28 chép tiếp: “Người muốn đi qua A-chai, thì anh em khích lệ
người và viết thơ cho môn đồ tiếp đãi người. Khi tới rồi, người nhờ ân điển mà
giúp đỡ nhiều cho kẻ đã tin, vì người kịch liệt thuyết phục người Do-thái cách
công nhiên, lấy Kinh Thánh chỉ tỏ Jesus là Đấng Christ”. Theo nguyên văn tiếng
Hi-lạp, từ “ân điển” trong câu 27 có nghĩa là “ân điển ấy”, bày tỏ ân điển đặc biệt
mà A-bô- lô vui hưởng trong Chúa. Ân điển ấy là chính Đức Chúa Trời trong Đấng
Christ là phần hưởng cho tín đồ trong Đấng Christ. Như chúng tôi đã nêu ở chỗ
khác, ân điển này là Đấng Christ Phục Sinh trở nên Linh Ban Sự Sống (lCô.
15:45), đem Đức Chúa Trời đã-trải- qua-tiến- trình trong sự phục sinh vào trong
chúng ta để làm sự sống và nguồn cung ứng sự sống hầu chúng ta có thể sống
trong sự phục sinh. Vì vậy, ân điển là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên sự sống và
mọi sự cho chúng ta.

Học Hỏi Qua Trường Hợp Của A-bô- lô

Qua những gì ghi lại trong Công Vụ chương 18, chúng ta có thể nhận thấy A-
bô-lô rất tốt. Không những ông thánh thiện và tin kính giống Ga-ma- li-ên, mà còn
biết đường lối của Chúa. Tuy nhiên, mặc dầu A-bô- lô biết đường lối của Chúa,
ông chưa biết gia tể của Đức Chúa Trời cách đầy đủ. Tình trạng thiếu hiểu biết này
được bày tỏ qua việc ông chỉ biết báp-tệm của Giăng. Dĩ nhiên Giăng Báp-tít làm

chứng về Chúa, A-bô- lô tiếp nhận Chúa và biết đường lối của Chúa đến một mức
độ nào đó. Đường lối Tân Ước của Chúa đã được thực hành nhiều năm, nhưng A-
bô-lô không biết gì thêm về gia tể của Đức Chúa Trời ngoài chức vụ của Giăng
Báp-tít. A-bô- lô hiểu biết Kinh Thánh rất nhiều và được xem là một giáo sư lớn,
nhưng trong sự nhận biết chuyển động của Chúa, ông không tiến xa hơn chức vụ
của Giăng Báp- tít.
Có một bài học dành cho chúng ta qua trường hợp của A-bô- lô trong Công
Vụ chương 18. Có lẽ chúng ta nghĩ mình ở trong đường lối của Chúa, nhưng có
thể chúng ta vẫn chưa thật sự cập nhật với chuyển động của Chúa. Có lẽ chúng ta
chưa có khải tượng về chuyển động hiện nay của Chúa trên đất. A-bô- lô thì tốt
theo Kinh Thánh và mạnh mẽ trong việc giải nghĩa Lời, nhưng ông lại lạc hậu
trong chuyển động của Chúa. Đó là tình trạng giữa vòng nhiều Cơ-đốc nhân ngày
nay. Họ yêu mến Chúa và biết Kinh Thánh ở một mức độ nào đó, nhưng họ không
cập nhật trong chuyển động của Chúa. Trong cuộc đời Cơ-đốc của mình, tôi đã
gặp nhiều thánh đồ như vậy. Những thánh đồ ấy không nhận biết Chúa đã tiến xa
hơn trong chuyển động của Ngài. Khải tượng của họ không theo kịp chuyển động
của Chúa.
Đang khi xem xét trường hợp của A-bô- lô, tất cả chúng ta đều cần hạ mình và
làm cho linh mình trống không. Chúa Jesus nói: “Phước cho kẻ nghèo khó trong
linh, vì Vương Quốc thiên thượng là của kẻ ấy” (RcV, Mat. 5:3). Nghèo khó trong
linh không những là khiêm nhường, mà còn có nghĩa là linh được làm cho trống
không, trống không tận trong những nơi sâu thẳm của bản thể mình. Nhiều nhà
lãnh đạo Do-thái nhận biết chuyển động của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước,
nhưng không thấy Đức Chúa Trời dự định có một bước khởi đầu mới cho gia tể
Tân Ước của Ngài. Những nhà lãnh đạo tôn giáo này đã bị đầy ắp trong linh của
họ. Vì vậy, Chúa Jesus chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều cần nghèo khó trong linh.
Chúng ta cần nghèo khó trong linh để có thể thấy chuyển động cập nhật của Chúa.
Nếu đọc kỹ suốt Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy rằng từ thời điểm Sáng Thế Ký
chương 4 trở đi, Chúa đã chuyển động từng bước một. Ngài đã chuyển động cách
đặc biệt vào thời Hê-nóc và Ê-nót; Ngài chuyển động cách khác hơn vào thời Nô-ê
và những cách khác vào thời Áp-ra- ham, Môi-se, Đa-vít, Ê-li và Xa-cha- ri. Chúa
đã chuyển động thêm nữa qua Giăng Báp-tít.
Vì Chúa luôn luôn tiến tới trong chuyển động của Ngài, chúng ta không nên
bằng lòng đứng yên một chỗ. Thay vào đó, nên hạ mình và dốc để những gì đã làm
đầy linh của mình để linh đó có thể nhận lãnh được một điều gì đó mới mẻ trong
chuyển động của Chúa.

BÙ ĐẮP SỰ THIẾU HỤT
TRONG CHỨC VỤ CỦA A-BÔ- LÔ

Công Vụ 19:1-2 chép: “Trong khi A-bô- lô ở Cô-rin- tô, Phao-lô đã trải qua
miền trên, rồi xuống Ê-phê- sô, gặp mấy môn đồ, thì hỏi rằng: Khi anh em tin có
nhận lãnh Thánh Linh chăng? Họ đáp rằng: Không, chúng tôi cũng chưa hề nghe
có Thánh Linh nào”, ở đây, chúng ta thấy sự thiếu hụt trong kết quả của chức vụ

A-bô- lô, tức thiếu khải thị trọn vẹn về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Mặc
dầu A-bô- lô rất tốt, nhưng có sự thiếu hụt trong kết quả của chức vụ ông, và điều
đó tạo nên nan đề. Vì vậy, khi Phao-lô đến Ê-phê- sô, ông cần phải bù đắp sự thiếu
hụt của chức vụ A-bô- lô.
Qua tình trạng trong 19:1-7, chúng ta cần học hỏi rằng có thể chúng ta không
trọn vẹn trong chức vụ của mình và sự thiếu sót ấy có thể tạo nên một tình trạng
thiếu hụt cần được người khác bù đắp. Tuy nhiên trước khi thiếu sót ấy được bù
đắp, chức vụ thiếu sót của chúng ta có thể gây nên rắc rối. Vì đây có thể là trường
hợp của chức vụ mình nên chúng ta cần hạ mình và cầu nguyện để kẻ thù không
có chỗ nào tiến vào phá hoại nếp sống Hội Thánh.

Lần Cuối Giăng Báp-tít Được Đề Cập

Trong 19:3-7, chúng ta thấy sự thiếu hụt được bù đắp qua Phao-lô. Trong câu
3, ông hỏi các môn đồ tại Ê-phê- sô rằng: “Vậy thì anh em đã chịu báp-têm nào?
Họ đáp: Báp-têm của Giăng”. Đó là lần cuối cùng Giăng Báp-tít được nhắc đến
trong Tân Ước. “Cuối cùng, tại đây ông hoàn toàn nhường chỗ cho Đấng Christ”
(Bengel). Các môn đồ Giăng nghĩ có sự ganh đua giữa Giăng và Đấng Christ (Gi.
3:26). Chức vụ của Giăng là giới thiệu Đấng Christ (Công. 19:4). Một khi Đấng
Christ đã được giới thiệu, chức vụ của Giăng nên chấm dứt và để Đấng Christ thay
thế. Ông cần phải giảm xuống và Đấng Christ cần phải gia tăng (Gi. 3:30).
Trong Công Vụ 19:4, Phao-lô nói với những người ở tại Ê-phê- sô rằng:
“Giăng đã làm báp-têm của sự ăn năn, mà bảo dân phải tin Đấng đến sau mình,
nghĩa là tin Jesus”. Từ “trong” ở đây theo nguyên văn tiếng Hi-lạp là “vào trong”.

Được Báp-têm Vào Trong Danh Chúa Jesus

Khi các môn đồ nghe lời Phao-lô, “họ chịu báp-têm vào trong danh Chúa
Jesus” (c. 5). Chịu báp-têm vào trong danh Cha, Con và Thánh Linh (Mat. 28:19),
hay vào trong danh Chúa Jesus (Công. 8:16; La. 6:3; Ga. 3:27), là chịu báp-têm
vào trong sự liên hiệp thuộc linh với Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả, là hiện thân
của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Danh chỉ về thân vị. Chịu báp-têm vào trong danh
Chúa Jesus là chịu báp-têm vào trong Thân Vị của Chúa, để được đồng nhất với
Đấng Christ chịu đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên, hầu được đặt vào
trong sự liên hiệp hữu cơ với Chúa sống động.

Được Đồng Nhất Với Thân Thể
Và Nhận Lãnh Thánh Linh ở Bên Ngoài

Công Vụ 19:6-7 chép: “Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Linh giáng trên họ,
ai nấy đều nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cọng hết thảy độ mười hai người”. Qua việc
đặt tay, Phao-lô đồng nhất những môn đồ này với Thân Thể của Đấng Christ.
Thánh Linh tôn trọng điều này và đến trên họ, có nghĩa là họ được đồng nhất với
Thân Thể. Giống như trường hợp của tín đồ Sa-ma- ri và của Sau-lơ người Tạt-sơ,
12 tín đồ tại Ê-phê- sô cũng khác thường, cần một Chi Thể của Thân Thể Đấng
Christ đồng nhất họ với Thân Thể bằng cách đặt tay trên họ.
Theo 19:6, Thánh Linh giáng trên các môn đồ tại Ê-phê- sô. Từ “trên” ở đây

về mặt gia tể khác với “trong” về mặt thể yếu trong Giăng 14:17. “Trong” hên hệ
đến thể yếu nội tại vì sự sống; “trên” liên quan đến yếu tố bên ngoài vì quyền
năng. Ở đây các tín đồ Ê-phê- sô nhận lãnh Thánh Linh ở bên ngoài.
Khi Thánh Linh đến trên họ, “ai nấy đều nói tiếng lạ và nói tiên tri” (c. 6).
Điều này bày tỏ rằng nói tiếng lạ không phải là kết quả duy nhất của việc nhận
lãnh Thánh Linh về mặt gia tể, vì nói tiên tri cũng là một trong những kết quả
trong trường hợp này, cũng như tôn đại Đức Chúa Trời cũng là một trong những
kết quả của việc nhận lãnh Thánh Linh bên ngoài trong trường hợp của người nhà
Cọt-nây (10:44-46). Như vậy, nói tiếng lạ không phải là bằng cớ duy nhất của việc
nhận lãnh Thánh Linh về mặt gia tể, đó cũng không phải là bằng cớ thiết yếu, vì có
ít nhất một trường hợp nhận lãnh Thánh Linh về mặt gia tể, là trường hợp của các
tín đồ Sa-ma- ri (8:15-17), không đề cập đến việc nói tiếng lạ.
CHỨC VỤ VÀ KẾT QUẢ CỦA CHỨC VỤ

Trong 19:8-20, chúng ta có phần ghi lại chức vụ của Phao-lô tại Ê-phê- sô và
kết quả của chức vụ ấy. Theo Sách Công Vụ, Phao-lô công tác tại Ê-phê- sô nhiều
hơn tại bất cứ nơi nào khác.
I

Biện Luận Và Thuyết Phục
Về Vương Quốc Đức Chúa Trời

Công Vụ 19:8 chép: “Phao-lô vào nhà hội, giảng cách dạn dĩ luôn ba tháng,
biện luận và khuyên dỗ những điều về Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Như thường
lệ, Phao-lô vào nhà hội nhằm mục đích dùng cơ hội có nhiều người qui tụ ở đó để
công bố Lời Đức Chúa Trời, nắm lấy cơ hội rao giảng Phúc Âm. Suốt ba tháng,
Phao-lô nói cách dạn dĩ trong nhà hội về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Theo tể trị
của Ngài, Chúa đã sắp đặt hoàn cảnh trong nhà hội để Phao-lô có thể cung ứng
suốt ba tháng. Chắc chắn chức vụ của ông không chỉ là vấn đề rao giảng mà còn là
dạy dỗ. Phần lớn Phao-lô giảng cho người Do-thái, nhưng có thể một số người Hi-
lạp cũng có mặt tại đó. Một số người trong nhà hội ấy về sau đã trở nên các thành
viên của Hội Thánh tại Ê-phê- sô.
Trong câu 8, chúng ta được biết cách cụ thể rằng Phao-lô biện luận và thuyết
phục những người trong nhà hội về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Vương Quốc
Đức Chúa Trời là đề tài chính yếu của những gì các sứ đồ rao giảng trong sứ mạng
của họ sau ngày Ngũ Tuần (1:3; 8:12; 14:22; 20:25; 28:23, 31). Vương Quốc Đức
Chúa Trời không phải là vương quốc vật chất mắt thấy được, mà là Vương Quốc
của sự sông thần thượng. Đó là làm lan rộng Đấng Christ là sự sổng đến tín đồ
Ngài để hình thành một lãnh vực trong đó Đức Chúa Trời cai trị trong sự sống của
Ngài.

Biện Luận Tại Trường Ti-ra- nu

Công Vụ 19:9 chép tiếp: “Song vì có mấy kẻ cứng cỏi không vâng phục, nói
xấu đường lôi trước mặt quần chúng, người bèn lìa họ, kéo môn đồ ra, rồi hằng

ngày biện luận trong trường học Ti-ra- nu”. Tên “Ti-ra- nu” là theo tiếng La-tinh, có
nguồn gốc từ tiếng Hi-lạp. Ti-ra- nu có thể là [tên của] một thầy giáo, và Phao-lô
có lẽ đã thuê trường của ông ấy và dùng làm phòng nhóm, tách biệt với nhà hội
của người Do-thái, để rao giảng và dạy dỗ Lời Chúa cho cả người Do-thái lẫn
người Hi-lạp suốt hai năm (c. 10).
Khi những người Do-thái chống đối nói xấu đường lối của Chúa, Phao-lô kéo
tất cả tín đồ ra khỏi nhà hội và nhóm họp tại trường Ti-ra- nu suốt hai năm, “đến
nỗi hết thảy kẻ trú tại A-si, cả người Do-thái lẫn người Hi-lạp, đều nghe Lời Chúa”
(c. 10). Ở đây, chúng ta có một gương mẫu khác để làm theo cho ngày nay. Vào
đầu chức vụ, đặc biệt trong cuộc hành trình chức vụ lần đầu tiên, Phao-lô không ở
lâu lắm tại một nơi nào. Nhưng bây giờ trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ ba,
ông ở lại tại Ê-phê- sô một thời gian lâu hơn nhiều. Trước hết, ông biện luận trong
nhà hội suốt ba tháng. Sau đó, ông nhóm họp tại trường Ti-ra- nu suốt hai năm.
Công Vụ 20:31 cho thấy Phao-lô ở tại Ê-phê- sô suốt ba năm. Có lẽ đây là lý do
Phao-lô có thể viết thư cho người Ê-phê- sô và gửi Thư ấy cho Hội Thánh này. Hội
Thánh tại Ê-phê- sô là Hội Thánh nhận nhiều sự dạy dỗ thuộc linh nhất từ Phao-lô,
vì ông ở lại đó lâu hơn bất cứ nơi nào khác. Trong suốt ba năm tại Ê-phê- sô, Phao-
lô có thể hoàn thành nhiều điều trong chức vụ thuộc linh của mình.
Cần học hỏi từ việc Phao-lô ở lại Ê-phê- sô ba năm. Đôi khi chúng ta cũng cần
ở lại một nơi mang tính chiến lược vì lợi ích của Chúa. Ê-phê- sô là thành phố
mang tính chiến lược tại Tiểu Á. Vì lý do này, sứ đồ Phao-lô ở lại đó một thời gian
dài để thiết lập chứng cớ vững mạnh cho Chúa.
Chúa tôn trọng việc Phao-lô ở lại Ê-phê- sô và đại dụng ông. Chức vụ của ông
thật thắng thế, và nhiều phép lạ đã được thực hiện (cc. 11-17).
Tự Động Giải Quyết Quá Khứ

Công Vụ 19:18 chép: “Có nhiều người trong vòng kẻ đã tin, đến thừa nhận và
tỏ ra hành vi của mình”. Ở đây “thừa nhận và tỏ ra” ngụ ý sự xưng tội đầy đủ nhất
và công khai hơn hết. Từ Hi-lạp “hành vi” cũng có ý nghĩa chuyên môn là bùa mê
thuộc ma thuật, có lẽ đó là ý nghĩa ở đây.
Theo 19:19, tự động “trong bọn chuyên nghề tà thuật cũng có nhiều người
đem sách vở mình dồn lại đốt trước mặt công chúng; sách đó tính giá đến năm
muôn đồng bạc”. Mục đích của việc thiêu đốt là để dọn sạch cuộc đời tội lỗi, thuộc
về ma quỉ trong quá khứ của họ. Giá của các sách bị đốt là 50 ngàn miếng bạc. Vì
mỗi miếng bạc gần bằng tiền lương một ngày, nên chúng ta có thể thấy những sách
ấy rất đắt tiền. Tuy nhiên, họ đã công khai đốt hết.
Công Vụ 19:20 kết luận: “Dường ấy, Lời Chúa nảy nở và đắc thắng cả thể”.
Câu này cũng có thể dịch là: “Vậy, bởi quyền năng của Chúa, lời tăng trưởng và
mạnh mẽ”.