Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 59



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
 (1)
Trong bài này và sáu bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh khác nhau về Giê-ru-sa-lem Mới (21:9-27).
I. PHƯƠNG CÁCH ĐỂ NHÌN THẤY KHẢI TƯỢNG VỀ
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Trước hết, chúng ta cần biết phương cách để nhìn thấy khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới. Một trong bảy thiên sứ thi hành bảy tai họa cuối cùng chỉ cho Giăng thấy Giê-ru-sa-lem Mới (c. 9). Điều này cho thấy rằng sự phán xét của bảy bát là vì Giê-ru-sa-lem Mới.
A. Ở trong linh
Câu 10 chép: “Và vị ấy đem tôi đi trong linh đến một ngọn núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy thành thánh là Giê-ru-sa-lem, từ tri ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống” (RcV). Nếu muốn thấy khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta phải ở trong linh. Trước khi nhìn thấy khải tượng về bảy Hội thánh, Giăng cũng đã ở trong linh (1:10). Chương 1 không những cho biết Giăng ở trong linh mà còn cho biết ông ở trên một hòn đảo tên là Pát-mô. Nếu không quan trọng thì điểm này đã không được chép lại trong Kinh Thánh. Bởi ở trên đảo Pát-mô và ở trong linh mà Giăng có thể nhìn thấy các Hội thánh, tức bảy giá đèn bằng vàng. Dù nhiều người đọc, nghiên cứu sách Khải Thị và thậm chí đã đọc những sứ điệp của chúng ta về bảy giá đèn, nhưng họ vẫn không thấy gì. Lí do là vì họ không ở trong vị trí đúng đắn, cũng không trong linh
.
Muốn nhìn thấy bất cứ điều gì, chúng ta cần có chỗ đứng đúng đắn, góc độ phù hợp, và cần có khả năng nhìn. Ngay trước khi Giăng nhìn thấy bảy giá đèn bằng vàng, ông nghe một tiếng lớn và quay sang nhìn tiếng nói đã phán với ông (1:10,12). Tôi hi vọng rằng khi nhiều người trong các giáo phái đọc loạt bài nghiên cứu sự sống này, họ sẽ nghe một giọng nói và quay lại nhìn. Tuy nhiên, dù nhiều người đã nghe giọng nói nhưng họ không chịu quay lại. Dù họ có quay lại nhìn thì vẫn thiếu khả năng nhìn thấy. Nhiều mục sư trong các giáo phái có vảy cá trong mắt thuộc linh của họ. Họ cần đưc một chuyên gia lấy đi vảy cá để có thể nhìn thấy khải tượng về Hội thánh. Khi có vị trí đúng đắn cùng vi góc độ phù hợp và khả năng nhìn thấy thì chúng ta có thể thấy khải tượng về bảy giá đèn bằng vàng, Đó là tình trạng của Giăng trên đảo Pát-mô. Vì trong vị trí đúng đắn và ở trong linh, nên ông đã nhìn thấy bảy giá đèn bằng vàng ngay khi quay nhìn tiếng ấy,
Nguyên tắc cũng tương tự trong việc nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới. Trong 21:10, Giăng cho chúng ta biết rằng một thiên sứ đã đem ông đi trong linh. Đừng bao giờ xem thường linh của anh em; linh ấy có thể nhìn thấy Giê-ru-sa-Iem Mới. Cụm từ “trong linh” được dùng 4 lần trong sách Khải Thị (1:10; 4:2; 17:3; 21:10). Mỗi lần được dùng thì cụm từ này giới thiệu một trong bốn khải tượng chính cấu thành sách này, Các khải tưng ấy là khải tương về Hội thánh, khải tượng về sự phán xét thế giới, khải tượng về Ba-by-lôn Lớn và khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới. Bốn khải tượng này tạo thành hai cặp, Hội thánh và thế giới là cặp thứ nhất, còn Ba-by-lôn Lớn và Giê-ru-sa-lem Mới là cặp thứ hai, Thế giới tương phản với Hội thánh, và Ba-by-lôn Lớn tương phản với Giê-rư-sa-lem Mới. Toàn bộ sách Khải Thị được cấu tạo bi [bốn khải tượng]: Hội thánh, thế giới, Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem Mới. Mỗi lần Giăng nhìn thấy một trong các khải tượng này, ông đều ở trong linh. Trong linh, Giăng nhìn thấy các Hội thánh; trong linh, ông nhìn thấy kết cuộc của thế giới; trong linh, ông nhìn thấy Ba-by-lôn Lớn; trong linh ông nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới. Tôi có thể làm chứng rằng thậm chí ngay bây giờ, trước mặt tôi có một quang cảnh rõ ràng về bốn điều ấy. Trong chương thứ nhất, tôi thấy bảy Hội thánh, và trong chương cuối cùng, tôi thấy Giê-ru-sa-lem Mới. Giữa hai chương ấy, tôi thấy thế giới và Ba-by-lôn Lớn.
Nếu muốn nhìn thấy các khải tượng này, anh em phải ở trong linh. Đừng vận dụng tâm trí để suy nghĩ về tình hình. Trái lại, hãy quay về linh và ở lại đó. Nếu anh em vận dụng tâm trí thay vì cứ ở trong linh thì bốn khải tượng ấy sẽ biến khỏi tầm mắt. Nếu cứ ở trong tâm trí, chúng ta có thể không cho rằng tình hình thế gii thật tệ. Nhưng nếu quay về linh và ở lại đó, kêu danh Chúa Jesus thì chúng ta sẽ thấy rõ bảy giá đèn và sự kiện toàn thể thế giới đang ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Càng ở lâu trong linh để tiếp xúc Chúa, chúng ta sẽ càng sáng tỏ về tình hình thế giới. Hơn nữa, chúng ta sẽ thy kĩ nữ và nhận biết rằng kết cuộc của nó là bị hủy diệt. Dù chúng ta có thể không hiểu hoặc không thể giải thích cho người khác tất cả những điểm này, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy những điểm này cho chính mình. Chúng ta cũng sẽ thấy Giê-ru-sa-lem Mới gồm có tất cả những chi tiết như mười hai cổng và con đường bằng vàng.
Nhu cầu của chúng ta ngày nay là khải tượng chứ không phải sự hiểu biết. Nếu chưa từng nhìn thấy thành phố Anaheim thì sự hiểu biết của anh em về thành phố này có giá trị gì? Theo sách Khải Thị, s đồ Giăng đã thấy nhiều điều, kể cả Giê-ru-sa-lem Mới. Vì vậy, sách Khải Thị của ông không phải là một bài thuyết trình, bài thuyết giáo hay ngay cả một sứ điệp, mà là một sự mô tả và lời tuyên bố về những gì ông đã nhìn thấy. Giăng được đưa đi tham quan vũ trụ. Sau chuyến tham quan ấy, dường như ông muốn nói: “Ô, tôi đã nhìn thấy Sa-tan bị ném vào hồ lửa và tôi đã nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới!" Tất cả chúng ta cần vào trong linh mình và tham dự chuyến tham quan như vậy. Sau khi đã thấy Giê-ru-sa-lem Mới, anh em không thể nào phủ nhận sự kiện là mình đã nhìn thấy.
B. Ở trên một ngọn núi lớn và cao
Khi nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới, Giăng vừa ở trong linh vừa được đem đến một ngọn núi lớn và cao. Ngọn núi lớn và cao ấy tương phản với hoang mạc trong 17:3. Để nhìn thấy Ba-by-lôn là đại kĩ nữ, Giăng được đem đến hoang mạc. Để nhìn thấy Cô dâu là Giê-ru-sa-lem Mới, ông đưc đem đến một ngọn núi lớn và cao. Chúng ta cần được đưa lên một ngọn núi cao để có thể nhìn thấy nơi ở của Đức Chúa Trời đ hoàn thành mục đích đt đi của Ngài. Để nhìn thấy các Hội thánh, Giăng chỉ cần ở trên đảo Pát-mô là đủ. Nhưng Giê-ru-sa-lem Mi thì cao hơn các Hội thánh nhiều, và để nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới, Giăng phải được đem lên một ngọn núi cao. Giê-ru-sa-lem Mới là một thành trên núi, và chúng ta phải ở trên núi để nhìn thấy thành ấy. Chúng ta cần ở trong linh và lên một ngọn núi cao. Đây là phương cách nhìn thấy khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới.
Chúng ta cũng cần biết Giê-ru-sa-lem Mới là gì. Giê-ru-sa-Lem Mới là sự tổng kết chung cuộc của công tác xây dựng của Đức Chúa Tri trải qua nhiều thế kỉ. Bắt đầu với A-đam và tiếp tục suốt gần 60 thế kỉ, Đức Chúa Tri đã thực hiện việc xây dựng rất nhiều. Thành quả của công tác ấy sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới, nơi ở đời đi của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã thấy rằng khoảng thời gian từ A-đam cho tới cuối thiên hi niên được chia thành 4 thời kì: thi kì các tổ phụ, từ A-đam đến Môi-se; thời kì kinh luật, từ Môi-se đến Đấng Christ; thời kì ân điển, từ lần đến thứ nhất của Đấng Christ cho tới khi phục hồi mọi sự vào lần đến thứ hai của Ngài; và thời kì vương quốc, từ lần đến thứ hai của Đấng Christ cho tới cuối thiên hi niên. Trong các thời kì ấy, Đức Chúa Trời thực hiện công tác xây dựng của Ngài, và Ngài sẽ tiếp tục công tác này, Tuy nhiên, hầu hết Cơ Đốc nhân không quan tâm đến sự xây dựng ca Đức Chúa Trời, mà chỉ quan tâm đến tôn giáo loài người. Ngợi khen Chúa, chúng ta đã được giải cứu khỏi hoàn cảnh đáng thương đó! Bây giờ chúng ta không ở trong tôn giáo loài người nữa; chúng ta đang ở trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời. S xây dựng ấy hiện là các Hội thánh, và sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới trong cõi đời đời, Chúng ta đang ở trong các Hội thánh, và trên đường đến Giê-ru-sa-lem Mi. Cảm tạ Chúa, chúng ta có một cái nhìn rõ ràng như vậy về Giê-ru-sa-lem Mới, phần định tối hậu ca chúng ta.
II. TRONG TRI MỚI ĐẤT MỚI
Trong câu 2, Giăng nói: “Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn như một tân phụ trang sức đợi chồng mình.” Giê-ru-sa-lem Mới là một kết cấu sống động bao gồm tất cả những thánh đồ đưc Đức Chúa Trời cứu chuộc trải qua tất cả các thế hệ, Đây là Cô dâu của Đấng Christ như người tương xứng của Ngài (Giăng 3:29), và là thành thánh của Đức Chúa Trời, tức nơi của Ngài. Đây là thành Giê-ru-sa-lem thuộc trời (Hê, 12:22) mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta và là thành mà Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trông đi (Hê. 11:10,16), Đây cũng là Giê-ru-sa-lem ở trên, và là mẹ của tất cả chúng ta (Ga. 4:26).
Giê-ru-sa-lem Mới này sẽ từ trời xuống đất. Cả câu 2 lẫn câu 10 đều chép rằng Giê-ru-sa-lem Mới “từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.” Ý định của Đức Chúa Tri không phải là có nơi ở đời đời trên trời; Ngài mong muốn ở trên đất. Dù tôn giáo mơ ước lên tri, nhưng Đức Chúa Trời thì muốn xuống đất, Thậm chí hiện nay, nơi tốt nhất của Đức Chúa Trời không phải là trời mà là Hội thánh trên đất, Ngày nay, Đức Chúa Trời có hai nơi cư trú là các tầng trời và Hội thánh. Đức Chúa Trời ở trên trời với các thiên sứ của Ngài, và cũng ở trên đất với con cái của Ngài. Nếu là Cha thì anh em thích ở với các thiên sứ là những đầy tớ hay ở với con cái của mình? Nếu những đầy tớ sống trong một lâu đài còn con cái sống trong một nhà tranh nghèo nàn thì anh em thích sống trong lâu đài hay nhà tranh? Chắc chắn là anh em sẽ ở với con cái mình trong nhà tranh. Với Đức Chúa Trời cũng vậy. Ngài mong muốn ở trong Hội thánh biết bao! Dù vẻ bề ngoài của Hội thánh không tuyệt vời và lộng lẫy, nhưng ở đó có con cái Đức Chúa Trời, và Ngài thích ở chung với họ. Cuối cùng, “nhà tranh” nghèo nàn của Hội thánh sẽ được biến đổi thành Giê-ru-sa-lem Mới, tráng lệ hơn nhiều so với bất cứ lâu đài nào.
Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là một thành phố cực kì rộng lớn có chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 12.000 sta-đi-om (c. 16). Mười hai ngàn sta-đi-om là khoảng 1.360 dặm (khoảng hơn 2.000 km), đoạn đường từ San Diego đến Seattle. Khoảng cách từ bờ biển phía đông của Hoa Kỳ đến bờ biển phía tây là khoảng 3.000   dặm. Vì thế, chiều dài của Giê-ru-sa-lem Mới sẽ gần bằng phân nửa chiều dài của Hoa Kỳ. Thành phố này sẽ rộng lớn biết bao! Thành này cao khoảng 7 triệu bộ (khoảng hơn 2.000 km). Thành này tuyệt diệu hơn bất cứ những gì chúng ta có thể tưởng tượng được, thực sự sẽ từ trời xuống đất. Tất nhiên, trái đất khi ấy sẽ là trái đất mới (cc. 1, 24, 26).
III. THÀNH THÁNH
Giê-ru-sa-lem Mới là thành thánh (cc. 2,10). Là thành thánh của Đức Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem Mới là thánh, được thánh hóa, hoàn toàn được biệt riêng cho Đức Chúa Trời, và hoàn toàn được dầm thấm bản chất thánh của Ngài để là nơi ở của Ngài. Thành thánh này hoàn toàn được dầm thấm Đức Chúa Trời và hòa quyện với Ngài. Thành vĩ đại này dài, rộng và cao hơn 1.360 dặm (khoảng hơn 2.000 km) sẽ hoàn toàn được biệt riêng cho Đúc Chúa Trời và được dầm thấm Ngài. Sẽ đến một ngày, chúng ta sẽ thực sự đó. Ngày nay chúng ta nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới trong khải tượng, nhưng sẽ có ngày chúng ta ở trong thành ấy. Chúng ta sẽ phấn khởi biết bao! Chúng ta chắc chắn sẽ nhớ lại khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới mà mình đã thấy khi còn ở trên đất.
IV. CÔ DÂU CỦA ĐẤNG CHRIST
Câu 2 chép rằng Giê-ru-sa-lem Mới “sửa soạn như một tân phụ trang sức đợi chồng mình”, và trong câu 9, một trong các thiên sứ nói: “Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là Vợ của Chiên con.” Trong cả Cựu Uớc lẫn Tân Ước, Đức Chúa Trời ví tuyển dân của Ngài như một người vợ (Ês. 54:6; Giê. 3:1; Êxc. 16:8; Ô-sê 2:19; 2 Cô. 11:2; Êph. 5:31-32). Vợ là để Đức Chúa Trời vui thỏa trong tình yêu. Là Cô dâu của Đấng Christ, Giê-ru-sa-lem Mi ra từ Đấng Christ là Chồng mình, và trở nên người tương xứng của Ngài giống như Ê-va ra từ A-đam là chồng nàng và trở thành người tương xứng của ông (Sáng. 2:21-24). Cô dâu ấy sa soạn bằng cách dự phần trong sự phong phú từ sự sống và trong bản chất của Đấng Christ.
Câu 9 đề cập đến Cô dâu và người vợ. Làm Cô dâu chủ yếu là cho ngày cưới, trong khi làm vợ là cho cả đời. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là Cô dâu trong thiên hi niên vì một ngàn năm như một ngày (2 Phi. 3:8) và là người Vợ trong trời mới đất mới cho đến đi đời. Cô dâu trong thời đại vương quốc sẽ bao gồm những người đắc thắng (3:12; 19:7-9), nhưng người vợ trong cõi đời đời sẽ bao gồm tất cả những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc (21:9).
Vì Giê-ru-sa-lem Mới là Cô dâu, chúng ta không nên xem đó là một thành phố vật chất. Một hữu thể vật chất không thể nào làm Cô dâu. Đức Chúa Trời không bao giờ kết hôn với một vật thể, mà ch kết hôn với điều gì đó sống động. Cô dâu sẽ bao gồm tất cả những thánh đồ được cứu chuộc, tái sinh và biến đổi của Đức Chúa Trời. Trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không còn gỗ, gạch hay bụi đất. Trái lại, tại đó sẽ có vàng, ngọc trai và đá quý được biến đổi.        ...
V. NHÀ TRẠI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Câu 3 chép: “Tôi nghe một tiếng lớn từ ngai ra, nói rằng: Kìa, nhà trại của Đức Chúa Trời giữa loài người. Ngài sẽ đóng trại giữa họ, và họ sẽ làm dân Ngài, chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ.” Trong cả Cựu Uớc lẫn Tân Ước, Đức Chúa Trời cũng ví sánh tuyển dân của Ngài như là một nơi ở dành cho chính Ngài (Xuất. 29:45-46; Dân. 5:3; Êxc. 43:7, 9; Thi. 68:18; 1 Cô. 3:16-17; 6:19; 2 Cô. 6:16; 1 Ti. 3:15). Trong khi người vợ là để Đức Chúa Trời vui thỏa trong tình yêu thì nơi ở là để Ngài nghỉ ngơi trong sự biểu lộ. Cả hai phương diện này cuối cùng đều sẽ được hoàn thành trong Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời hoàn toàn được vui thỏa trong tình yêu và hoàn toàn được nghỉ ngơi trong sự biểu lộ cho đến đời đời. Là nơi ở của Đúc Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là nhà trại của Đức Chúa Trời với loài người cho đến đời đời. Đó sẽ là nơi ở của Đức Chúa Trời giữa vòng loài người, tức các dân, để biểu lộ Ngài. Nhà trại được Môi-se dựng chính là hình bóng về nhà trại này (Xuất. 25:8-9; Lê. 28:11). Hình bóng ấy trước hết được ứng nghiệm nơi Đấng Christ là nhà trại của Đức Chúa Trời giữa loài người (Gi. 1:14), và cuối cùng sẽ được ứng nghiệm một cách đầy đủ nhất nơi Giê-ru-sa-lem Mi, tức sự mở rộng của Đấng Christ như là nơi ở của Đức Chúa Trời. Nhà trại này cũng sẽ là nơi ở đời đời của những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc. Đức Chúa Trời sẽ che phủ chúng ta bằng Đấng Christ. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là nơi ở hỗ tương cho cả Đức Chúa Trời lẫn chúng ta.
Chỗ ở của một người biểu lộ chính người ấy. Không nơi nào khác chúng ta hoàn toàn được biểu lộ như tại nơi của mình. Nếu anh em muốn biết một người, hãy đi thăm nhà của người ấy. Nếu nhà một người không ngăn nắp, anh em biết chính người ấy không phải là người ngăn nắp. Nhưng nếu nhà một người rất ngăn nắp, sạch sẽ và gọn gàng, anh em biết người ở tại đó chính là loại người như vậy. Giả sử, tôi đến thăm anh em tại nhà vào một buổi sáng và thấy giường của anh em chưa được dọn. Dù anh em có thuyết trình với tôi về tính chuyên cần và sự ngăn nắp bao nhiêu lần đi nữa, tôi vẫn biết anh em là một người bừa bãi vì anh em không dọn giường. Như nhà chúng ta biểu lộ chúng ta thì Giê-ru-sa-lem Mới là nhà trại của Đức Chúa Trời cũng sẽ biểu lộ Ngài. Mỗi bộ phận của thành này cũng sẽ ngăn nắp, sạch sẽ và được xây dựng cách đúng đắn. Mọi phương diện của thành ấy đều sẽ biểu lộ Đức Chúa Trời. Hội thánh ngày nay như nơi ở của Đức Chúa Trời cũng là sự biểu lộ của Ngài. Hội thánh vừa là sự thoả mãn của Đấng Christ vừa là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời. Trong Hội thánh, tức mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến, Đấng Christ được thỏa mãn và Đức Chúa Trời được biểu lộ.
Nhân loại được phục hồi, tức các dân sẽ sống chung quanh Giê-ru-sa-lem Mới là nhà trại của Đức Chúa Trời, và họ sẽ vui hưng Đức Chúa Tri tại đó.
VI. PA-RA-ĐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Giê-ru-sa-lem Mới cũng sẽ là Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời. Theo Kinh Thánh có nhiều loại Pa-ra-đi. Nhiều Cơ Đốc nhân xem vườn Ê-đen là một Pa-ra-đi (Sáng. 2:8). Tuy nhiên, Kinh Thánh không gọi vườn Ê-đen là Pa-ra-đi. Vì thế, trong Kinh Thánh chỉ có hai Pa-ra-đi, Pa-ra-đi được Chúa Jesus đề cập đến trong Lu-ca 23:43 và Giê-ru-sa-lem Mới.
Khi tên cướp xin Chúa nhớ đến mình lúc vào vương quốc của Ngài thì Chúa Jesus đáp: “Thật vậy, Ta nói với anh, hôm nay anh sẽ ở với Ta trong Pa-ra-đi” (Lư. 23:43). Chỉ bởi nghiên cứu một số câu Kinh Thánh khác mà chúng ta có thể xác định được Pa-ra-đi này. Lu-ca 23:43 cho biết rằng ngay sau khi chết, Chúa Jesus đã đến Pa-ra-đi. Công vụ các Sứ đồ 2:27 và 31 cho biết rằng sau khi Chúa Jesus chết, Ngài đến Ha-đét, và Ma-thi-ơ 12:40 bày tỏ rằng Ha-đét “ở trong lòng đất” tức là nơi Chúa Jesus đã đến trong ba ngày ba đêm sau khi chết. Trong Ha-đét có một nơi dễ chịu được ví như là lòng Áp-ra-ham, nơi La-xa-rơ đã đến (Lu. 16:23). Vì vậy, Pa-ra-đi được Chúa đề cập trong Lu-ca 23:43 chính là noi dễ chịu của Ha-đét. Theo lời Chúa trong Lu-ca chương 16 thì Ha-đét có hai phần, giữa hai phần ấy có một vực lớn. Khi La-xa-rơ chết, ống đến nơi dễ chịu của Ha-đét, tức nơi Áp-ra-ham . Nhưng khi người giàu chết, ông đến nơi thống khổ.
Một số giáo sư Cơ Đốc, như tiến sĩ Scofield, tin rằng vào thời điểm Đấng Christ sống lại thì nơi dễ chịu của Ha-đét được chuyển lên tầng trời thứ ba. Bản Kinh Thánh Tham khảo đầu tiên của Scofield có lời ghi chú về Lu-ca 16:23 cho vấn đề này. 2 Cô-rin-tô 12:2-4 cũng được dùng làm cơ s để chứng minh điều này. Một số người giải nghĩa lời của Phao-lô trong các câu này rằng Pa-ra-đi hiện ở trên tầng trời thứ ba. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ phân đoạn Kinh Thánh này theo văn bản Hi Lạp, anh em sẽ nhận thấy ý nghĩa của nó khác hẳn lời giải thích ở trên. Trong chương này, Phao-lô làm chứng rằng ông đã nhận được một khải tượng trọn vẹn về toàn thể vũ trụ vốn được chia thành ba phần: các tầng trời, trái đất và khu vực ở bên dưới trái đất (xem Phil, 2:10). Phao-lô đã đến chỗ hiểu biết những điều ở trên đất, những điều ở trên trời và những điều ở trong Pa-ra-đi. Đây là cách hiểu đúng đắn về 2 Cô-rin-tô 12:2-4. (xem bài 20). Pa-ra-đi, là phần dễ chịu của Ha-đét, vẫn còn ở trong Ha-đét bên dưới trái đất.
Giảng dạy rằng các thánh đồ thời Cựu Ước trong Pa-ra-đi được chuyển lên trời vào ngày Đấng Christ phục sinh là không chính xác. Vào ngày Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau khi Chúa sống lại, Phi-e-rơ nói: “Vua Đa-vít chẳng hề lên trời” (Công. 2:34), Thậm chí vào thời điểm ấy, Đa-vít vẫn không có mặt ở trên trời. Vì vậy, những sự dạy dỗ truyền thống về vấn đề này thì không chính xác, cũng không đáng tin. Theo lời chính xác của Kinh Thánh thì trong Ha-đét có một nơi dễ chịu được gọi là Pa-ra-đi; đó là nơi mà linh và hồn của những người đã được cứu hiện đang , chờ đợi thi điểm sống lại. Về nguyên tắc, hồn không có thân thể có nghĩa là nó trần trụi, và không người nào trần trụi có thể vào trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Vì vậy, linh và hồn của các thánh đồ đã qua đời đang ở trong phần dễ chịu của Ha-đét chờ đợi ngày sống lại để có thể mặc lấy thân thể phục sinh vinh hiển và lại được che phủ.
Giê-ru-sa-lem Mới là Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời thì khác với Pa-ra-đi trong Ha-đét. Pa-ra-đi của Giê-ru-sa-lem Mới là đời đời thì trỗi hơn nhiều so với Pa-ra-đi trong Ha-đét vốn ch là một nơi ở tạm thi. Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là phần thưởng cho những người đắc thắng trong thời đại vương quốc (2:7) và là phần hưởng chung cho tất cả những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc cho đến đời đi (21:7). Tất cả các thánh đồ đã chết đều sẽ được sống lại, mặc lấy thân thể phục sinh, và cuối cùng vào trong Giê-ru-sa-lem Mới là Pa-ra-đi của họ.