Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI BỐN




SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(20)

Kinh Thánh: Công. 20:13-38

HỘI THÁNH ĐƯỢC MUA BẰNG
CHÍNH HUYẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong 20:28, Phao-lô truyền cho các trưởng lão của Hội Thánh tại Ê-phê- sô
“chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết Ngài”. Từ
Hi-lạp dịch là “mua” cũng có nghĩa là có được. Mỗi khi mua một món gì, chúng ta
có được hay nhận được điều đó. Đức Chúa Trời có được, nhận được Hội Thánh
bằng cách mua Hội Thánh. Để mua một điều gì, chúng ta phải trả giá cho điều đó.
Giá Đức Chúa Trời trả để mua Hội Thánh là gì? Theo lời Phao-lô trong 20:28,
Đức Chúa Trời có được Hội Thánh bằng cách trả giá bằng “chính huyết Ngài”.
Cụm từ “chính huyết Ngài” trong câu 28 rất khác thường, khiến người ta bối
rối. Đức Chúa Trời có huyết ư? Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời; Ngài không
phải là con người hay tạo vật. Vậy thì làm thế nào Đức Chúa Trời là Đấng Tạo
Hóa lại có huyết?
Một số người tìm cách giải nghĩa điều này bằng cách nói rằng huyết trong 20:28 là huyết của Jesus. Nhưng làm thế nào huyết của Jesus có thể là huyết của
Đức Chúa Trời? Chúa Jesus là Đức Chúa Trời, nhưng 20:28 không nói về Jesus;
câu này nói về Đức Chúa Trời. Khi suy gẫm câu này, chúng ta nhận thấy rất khó
giải thích về mặt thần học.

Cách đây hơn hai thế kỷ, Charles Wesley viết một bài Thánh Ca nói về Đức
Chúa Trời chết cho chúng ta. Trong bài Thánh Ca ấy, Wesley viết như sau:
Tình yêu lạ lùng! Sao có điều đó được,
Sao Ngài là Đức Chúa Trời của tôi lại chết cho tôi?
Trong bài Thánh Ca ấy, Wesley nói tiếp: “Đó là điều huyền nhiệm hơn hết!
Đấng Bất Tử đã chết!”. Ở đây, Wesley tuyên bố 1 Đức Chúa Trời chết cho chúng ta.
Cách đây nhiều năm, khi dịch Thánh Ca ấy sang tiếng Hoa, tôi hơi bối rối. Tôi
không dám chắc như vậy có quá bạo dạn khi dịch sát nguyên văn để nói lên Đức
Chúa Trời chết cho chúng ta hay không. Anh em có dạn dĩ đủ để nói Đức Chúa
Trời chết cho anh em không? Charles Wesley đã thấy khải tượng về điều này và
tuyên bố trong Thánh Ca của ông rằng Đức Chúa Trời chết cho chúng ta.

ĐẤNG THẦN-NHÂN

Đức Chúa Trời chết cho chúng ta không phải là Đức Chúa Trời trước sự nhục
hoá. Trước khi nhục hoá, Đức Chúa Trời chắc chắn không có huyết, và Ngài
không thể chết cho chúng ta. Trong sự nhục hoá, Đức Chúa Trời hoà quyện với
nhân tính, và sau khi nhục hoá, Đức Chúa Trời chết cho chúng ta. Qua sự nhục
hoá, Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng Tạo Hóa, Đấng đời đời,là Giê-hô- va, được
hòa quyện với con người. Kết quả là Ngài không còn chỉ là Đức Chúa Trời-Ngài
trở nên một Thần-Nhân. Với tư cách là Thần-Nhân, Ngài chắc chắn có huyết và có
thể chết cho chúng ta.
Khi Đấng Thần-Nhân chết trên thập tự giá, Ngài không những chết như con
người mà cũng chết như Đức Chúa Trời. Đấng chết trên thập tự giá là Đấng đã
được hoài thai bởi Đức Chúa Trời và sinh ra với Đức Chúa Trời. Vì Ngài là Đấng
Thần-Nhân, nên chính yếu tố của Đức Chúa Trời ở trong Ngài. Yếu tố thần thượng
được hòa quyện với nhân tính Ngài.
Trong sự hoài thai Chúa Jesus, Đấng Thần-Nhân, thể yếu thần thượng ra từ
Thánh Linh (Mat. 1:18-20; Lu. 1:35) được sinh ra trong tử cung của Ma-ri. Sự
hoài thai như vậy bởi Thánh Linh trong một trinh nữ, được hoàn thành bằng cả thể
yếu thần thượng lẫn thể yếu con người, cấu thành sự hòa quyện bản chất thần
thượng với bản chất con người và sinh ra Đấng Thần-Nhân, tức Đấng vừa là Đức
Chúa Trời trọn vẹn vừa là con người hoàn hảo, sở hữu bản chất thần thượng và
bản chất con người cách riêng biệt, mà không sinh ra bản chất thứ ba. Đó là Con
Người Jesus kỳ diệu nhất và tuyệt hảo nhất.
Sự hoài thai và sinh ra của Chúa Jesus là sự nhục hoá của Đức Chúa Trời (Gi.
1:14), được cấu tạo bởi thể yếu thần thượng thêm vào thể yếu phàm nhân, như vậy
sinh ra Đấng Thần-Nhân có hai bản chất-thần tính và nhân tính. Qua điều đó, Đức
Chúa Trời liên kết chính Ngài với nhân tính để Ngài được bày tỏ ra trong xác thịt

(1Ti. 3:16) và có thể làm Cứu Chúa (Lu. 2:11) là Đấng chết và đổ huyết của Ngài
cho chúng ta.

HUYẾT CỦA JESUS, CON ĐỨC CHÚA TRỜI

Huyết đã cứu chuộc con người sa ngã là huyết của Jesus, Con Đức Chúa
Trời. Là người, chúng, ta cần huyết thật của con người để cứu chuộc chúng ta. Vì
là một người nên Chúa Jesus có thể thỏa đáp đòi hỏi này. Là con người, Ngài đổ
huyết của người để cứu chuộc con người sa ngã. Chúa cũng là Con Đức Chúa
Trời, thậm chí là chính Đức Chúa Trời. Vì vậy, với huyết Ngài có yếu tố đời đời,
và yếu tố ấy bảo đảm hiệu lực đời đời của huyết Ngài. Vì vậy, là người, Ngài có
huyết thật của con người, và là Đức Chúa Trời, Ngài có yếu tố làm cho huyết của
Ngài có hiệu lực đời đời.
lGiăng 1:7 chép: “Huyết của Jesus Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta”.
Danh “Jesus” chỉ về nhân tính của Chúa, là điều cần thiết cho sự đổ huyết cứu
chuộc, và danh xưng “Con Ngài” chỉ về thần tính của Chúa, là điều cần thiết để
huyết cứu chuộc có hiệu lực đời đời. Do đó, “huyết của Jesus Con Ngài” cho thấy
huyết ấy là huyết đúng đắn của một con người thật để cứu chuộc tạo vật sa ngã của
Đức Chúa Trời với sự bảo đảm thần thượng về hiệu lực đời đời của huyết ấy, là
hiệu lực hoàn toàn chiếm ưu thế về không gian và vĩnh viễn về thời gian.
Huyết của Chúa đổ trên thập tự giá là huyết của Jesus, Con Đức Chúa Trời.
Đó không những là huyết của Jesus mà còn là huyết của Con Đức Chúa Trời. Vì lý
do này, sự cứu chuộc được hoàn thành bởi Đấng Thần-Nhân, tức bởi Đấng được
hòa quyện với Đức Chúa Trời, là sự cứu chuộc đời đời.
Nếu sự cứu chuộc hoàn thành trên thập tự giá chỉ được hoàn thành bởi một
con người, sự cứu chuộc ấy không thể có hiệu lực đời đời. Mặc dầu sự cứu chuộc
ấy có hiệu lực để cứu chuộc một người, nhưng sẽ không có hiệu lực để cứu chuộc
hàng triệu người tin. Vì con người là giới hạn, ,nên một người nào đó không thể
chết cho hàng triệu người khác. Tuy nhiên, mặc dầu con người giới hạn nhưng
Đức Chúa Trời không bị giới hạn. Tương tự như vậy, mặc dầu con người là tạm
thời nhưng Đức Chúa Trời là đời đời. Vì vậy, trong sự cứu chuộc của Đấng Christ
có yếu tố đời đời và vô hạn của Đức Chúa Trời. Đó là lý do trong Hê-bơ- rơ 9:12,
sự cứu chuộc này được gọi là sự cứu chuộc đời đời.
Chúng ta cần thấy rằng huyết Chúa Jesus đổ ra trên thập tự giá là huyết đời
đời. Đó là huyết không chỉ của một con người mà còn là của một con người hòa
quyện với yếu tố thần thượng. Vì vậy, huyết ấy, tức huyết của Jesus, Con Đức
Chúa Trời, là đời đời. Trong Công Vụ 20:28, Phao-lô dạn dĩ nói rằng huyết ấy là
huyết của chính Đức Chúa Trời.

ĐÚC CHÚA TRỜI ĐƯỢC BÀY TỎ TRONG TÂN ƯỚC
Một số Cơ-đốc nhân ngày nay có quan niệm về Đức Chúa Trời rất giống như
quan niệm của người Do-thái. Người Do-thái quan niệm rằng Đức Chúa Trời là
Đức Chúa Trời và không có yếu tố con người nào trong Ngài cả. Nhưng theo Kinh
Thánh, chính Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đã trở nên Đức Chúa Trời được khải
thị trong Tân Ước. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời chỉ là Đức Chúa Trời, không

có yếu tố con người. Nhưng trong Tân Ước, chúng ta thấy Đấng Thần-Nhân. Qua
sự nhục hoá, Đức Chúa Trời trong Cựu Ước mặc lấy bản chất con người và trở nên
Đấng Thần-Nhân. Như vậy, Ngài trở nên Đức Chúa Trời được tỏ ra trong xác thịt
(ITi. 3:16).
Đức Chúa Trời trở nên Đấng Thần-Nhân bằng cách được hoài thai trong tử
cung của một trinh nữ loài người và rồi được sinh ra bởi trinh nữ ấy. Bằng cách ấy,
yếu tố con người được thêm vào yếu tố thần thượng của Ngài. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa với tư cách là Đấng Thần-Nhân, Cứu Chúa có hai Thân Vị.
Không, Chúa Jesus, Cứu Chúa, có một Thân Vị gồm hai bản chất là bản chất thần
thượng và bản chất phàm nhân. Mặc dầu điều này rất khó hiểu nhưng đó là sự thật
được khải thị trong Kinh Thánh.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không chỉ là
Đức Chúa Trời được khải thị trong Tân Ước mà còn là Đức Chúa Trời được khải
thị trong Cựu Ước. Tuy nhiên, người Do-thái có Đức Chúa Trời chỉ được thấy
trong Cựu Ước mà thôi. Sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời của người Do-thái và
Đức Chúa Trời của chúng ta là gì? Sự khác biệt ấy là Đức Chúa Trời của người
Do-thái chỉ là Đức Chúa Trời không có yếu tố con người, trong khi theo Tân Ước,
Đức Chúa Trời của chúng ta không còn chỉ là Đức Chúa Trời 3/4 Ngài là Thần-
nhân. Đức Chúa Trời của chúng ta có hai bản chất, bản chất thần thượng và bản
chất phàm nhân. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng Thần-
Nhân, vừa là Đức Chúa Trời trọn vẹn vừa là con người hoàn hảo. Tuy nhiên, Ngài
không phải là hai con người; trái lại, Đấng Thần-Nhân là một con người mà thôi.
Mặc dầu chúng tôi luôn luôn tin và dạy rằng Đấng Thần- Nhân, Jesus Christ,
là một người có bản chất thần thượng và bản chất con người, và Ngài vừa là Đức
Chúa Trời trọn vẹn, vừa là một con người hoàn hảo, nhưng một số người chống
đối đã cáo buộc rằng chúng tôi đã dạy Đấng Christ không hẳn là Đức Chúa Trời
cũng không hẳn là con người. Họ cáo buộc chúng tôi rằng hai bản chất, tức bản
chất thần thượng và bản chất phàm nhân, được hòa quyện trong Đấng Christ để
sinh ra một bản chất thứ ba. Lời cáo buộc ấy hoàn toàn Sai và không có cơ sở,
chúng tôi bác bỏ lời cáo buộc ấy.
Những người buộc tội chúng tôi cách sai trật như vậy đã xuyên tạc lời chúng
tôi trong cuốn sách nhỏ Bốn Bước Chính Yếu Của Đấng Christ. Trong cuốn sách
nhỏ ấy, chúng tôi nói rõ và nhấn mạnh rằng Cứu Chúa của chúng ta vừa là Đức
Chúa Trời thật vừa là con người đích thực. Qua sự nhục hoá, Ngài không mất bản
chất thần thượng cũng không mất bản chất con người. Trái lại, mặc dầu bản chất
thần thượng và phàm nhân hoà quyện để hình thành Đấng Thần-Nhân, nhưng bản
chất thần thượng và bản chất phàm nhân vẫn còn đó, không hề sinh ra bản chất thứ
ba. Mặc dầu lẽ thật này được định nghĩa và trình bày rất sáng tỏ, nhưng họ xuyên
tạc cách gian ác để tìm cách cáo buộc chúng tôi dạy tà giáo về Thân Vị của Đấng
Christ. Theo Kinh Thánh, chúng tôi dứt khoát tin rằng Cứu Chúa của chúng ta,
Đấng đổ huyết để cứu chuộc chúng ta, chết trên thập tự giá như một Thần-nhân.

BỊ ĐỨC CHÚA TRỜI TỪ BỎ

VỀ PHƯƠNG DIỆN GIA TỂ

Vì chúng tôi đã chỉ ra việc Chúa Jesus chết trên thập tự giá như Đấng Thần-
Nhân, nên một số người có lẽ thắc mắc về Mác 15:34: “Qua giờ thứ chín, Jesus
kêu lớn tiếng rằng: “Ê-lô- i, Ê-lô- i, lam-ma sa-bác- tha-ni?” dịch là: “Đức Chúa
Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Đó là tiếng kêu của Chúa
trong giờ Ngài mang các tội phạm của chúng ta (lPhi. 2:24), Ngài trở nên tội vì
chúng ta (2Cô. 5:21) và thế chỗ cho các tội nhân (lPhi. 3:18). Điều này có nghĩa là
Đức Chúa Trời phán xét Ngài như Đấng Thay Thế cho các tội phạm của chúng ta.
Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ trở nên một đại tội nhân. Vì Đấng
Christ là Đấng Thay Thế cho chúng ta và bị làm cho trở nên tội theo cách nhìn của
Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời phán xét Ngài và thậm chí từ bỏ Ngài.
Theo Ma-thi- ơ chương 1 và Lu-ca chương 1, Chúa Jesus được hoài thai bởi
Thánh Linh, về sau, vì chức vụ của Ngài, Ngài được xức dầu bằng Thánh Linh là
Đấng ngự trên Ngài (Lu. 3:22). Chúng ta cần nhận biết rằng trước khi Linh xức
dầu trên Chúa Jesus về mặt gia tể, thì về mặt thể yếu, Ngài đã có Linh sinh thành,
là thể yếu thần thượng ở bên trong, là một trong hai thể yếu của bản thể Ngài. Bây
giờ, chúng ta cần thấy rằng Linh sinh thành, là thể yếu thần thượng, không bao giờ
lìa bỏ Ngài về phương diện thể yếu. Thậm chí khi Ngài ở trên thập tự giá kêu lên:
“Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Ngài vẫn có
Linh sinh thành là thể yếu thần thượng. Vậy thì ai lìa bỏ Ngài? Đó là Linh xức dầu
mà nhờ Linh ấy Ngài dâng chính mình cho Đức Chúa Trời (Hê. 9:14) là Đấng lìa
bỏ Ngài về mặt gia tể. Sau khi Đức Chúa Trời chấp nhận Đấng Christ là của lễ bao
hàm tất cả, Linh xức dầu lìa khỏi Ngài. Nhưng mặc dầu Linh xức dầu lìa bỏ Ngài
về mặt gia tể, Ngài vẫn có Linh sinh thành về mặt thể yếu.
Khi Chúa Jesus, Đấng Thần-Nhân, chết trên thập tự giá dưới sự phán xét của
Đức Chúa Trời, Ngài có Đức Chúa Trời ở bên trong về mặt thể yếu như bản thể
thần thượng của Ngài. Tuy nhiên, Ngài bị Đức Chúa Trời Công Chính Phán Xét
lìa bỏ về mặt gia tể. Ngài được hoài thai và sinh bởi Thánh Linh về mặt thể yếu, và
vì vậy, Thánh Linh là một trong những thể yếu của bản thể của Ngài. Khi Chúa
Jesus lớn lên và sống trên đất, Ngài có Thánh Linh ở bên trong về mặt thể yếu. Về
sau, khi chịu báp- têm, Ngài dã có Thánh Linh là một phần thiết yếu của bản thể
Ngài. Tuy nhiên vào thời điểm Ngài chịu báp-têm, Thánh Linh ngự trên Ngài về
mặt gia tể. Điều này có nghĩa là Chúa Jesus có Thánh Linh như một trong những
thể yếu của bản thể Ngài về mặt thể yếu và Thánh Linh cũng giáng trên Ngài về
mặt gia tể. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là có hai Thánh Linh, nhưng có
nghĩa là Thánh Linh có hai phương diện -phương diện thể yếu và phương diện gia
tể. Phương diện thể yếu là vì bản thể, vì sự hiện hữu của Chúa Jesus, và phương
diện gia tể dành cho công tác, chức vụ của Ngài.
Chúng ta cần được ấn tượng về sự kiện khi Chúa Jesus ở trên thập tự giá chết
vì các tội phạm của chúng ta, Đức Chúa Trời vẫn ở trong Ngài về mặt thể yếu. Vì
vậy, Đấng chết cho các tội phạm chúng ta là Đấng Thần-Nhân. Nhưng ở một thời
điểm, trong khi phán xét Đấng Thần-Nhân này, Đức Chúa Trời Công Chính đã lìa
bỏ Ngài về mặt giạ tể. Việc Đức Chúa Trời lìa bỏ Đấng Christ là vấn đề gia tể liên

hệ đến việc thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Vì Chúa Jesus được hoài thai bởi Thánh Linh, được sinh bởi Đức Chúa Trời
và với Đức Chúa Trời, nên Ngài có Thánh Linh như thể yếu nội tại của bản thể
thần thượng của Ngài. Vì vậy, Đức Chúa Trời không thể lìa bỏ, từ bỏ Ngài về mặt
thể yếu. Tuy nhiên, Ngài bị Đức Chúa Trời từ bỏ về mặt gia tể khi Linh là Đấng đã
giáng trên Ngài như quyền năng gia tể để thực hiện chức vụ của Ngài, đã lìa bỏ
Ngài. Nhưng thể yếu của Đức Chúa Trời vẫn ở trong bản thể của Ngài. Vì vậy,
Ngài chết trên thập tự giá như Đấng Thần-Nhân, và huyết Ngài đổ ra tại đó để cứu
chuộc chúng ta là huyết không những của con người Jesus, mà còn là huyết của
Đấng Thần-Nhân. Vì vậy, huyết mà Đức Chúa Trời dùng để mua Hội Thánh chính
là huyết của Đức Chúa Trời.

TÍNH QUÍ BÁU CỦA HỘI THÁNH

Hãy đọc Công Vụ 20:28 một lần nữa: “Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả
bầy mà Thánh Linh đã lập anh em làm giám mục, để chăn Hội Thánh của Đức
Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết Ngài”. Ở đây, trong lời khuyên bảo
các trưởng lão của Hội Thánh tại Ê-phê- sô, Phao-lô nói về cả Thánh Linh lẫn
huyết của Đức Chúa Trời để bày tỏ cảm nhận của ông về tính quí báu của Hội
Thánh. Theo sự hiểu biết của Phao-lô, Hội Thánh hoàn toàn quí báu. Hội Thánh ở
dưới sự chăm sóc của Thánh Linh, và Hội Thánh đã được Đức Chúa Trời mua
bằng chính huyết Ngài. Vì vậy, Hội Thánh là báu vật theo cách nhìn của Đức Chúa
Trời. Phao-lô quí Hội Thánh thậm chí như Đức Chúa Trời quí Hội Thánh.
Trong 20:28, Phao-lô truyền cho các trưởng lão hãy quí Hội Thánh như Đức
Chúa Trời và ông quí Hội Thánh. Sự kiện Đức Chúa Trời mua Hội Thánh bằng
chính huyết Ngài cho thấy tính quí báu của Hội Thánh theo cách nhìn của Ngài.
Sau khi Đức Chúa Trời trả một giá như vậy cho Hội Thánh, chắc chắn Hội Thánh
rất yêu dấu đối với Ngài. Hơn nữa, Hội Thánh ở dưới sự chăm sóc của Thánh
Linh. Theo lời Phao-lô trong câu 28, các trưởng lão nên xem Hội Thánh là rất quí
báu, xem Hội Thánh như báu vật trước mặt Đức Chúa Trời. Trong sự chăn dắt Hội
Thánh, các trưởng lão nên có cùng một cảm nhận về Hội Thánh như Đức Chúa
Trời.