Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI MỐT




SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(17)

Kinh Thánh: Công Vụ 19:21-22

DỰ ĐỊNH TRONG LINH
ĐI ĐẾN GIÊ-RU- SA-LEM VÀ LA-MÃ

Trong 19:21-22, Phao-lô dự định đi đến Giê-ru- sa-lem và La- mã. “Vả, sau
các việc đó xong, Phao-lô dự định trong linh mình khi đã trải qua Ma-xê- đô-ni và
A-chai rồi thì lên Giê-ru- sa-lem. Lại rằng: Khi tôi đã đến đó, cũng cần phải thăm
La-mã nữa. Người bèn sai hai người trong kẻ giúp việc mình, là Ti-mô- thê và Ê-
rát, sang Ma-xê- đô-ni, còn chính mình thì tạm ở lại A-si”. Ê-rát là quan kho bạc
thuộc cấp bậc cao của thành phố Cô-rin- tô (La. 16:23; ss. 2Ti. 4:20). Chắc hẳn ông
đã được hoán cải qua sự rao giảng của Phao-lô tại Cô-rin- tô (ss. Công. 18:8) và trở
nên người phụ tá của Phao-lô.
Theo 19:22, sau khi Phao-lô sai Ti-mô- thê và Ê-rát đến Ma- xê-đô- ni, ông ở
lại A-si một thời gian. Trong thời gian ở lại Ê-phê- sô, vị sứ đồ đã viết Thư Thứ
Nhất cho Hội Thánh tại Cô-rin- tô (ICô. 16:3-10, 19; 4:17; ss. Công. 19:20-23, 8-
10, 17; 20:1).

Mục đích của Phao-lô trong 19:21 là thực hiện mối quan tâm đầy yêu thương
của ông về nhu cầu của các thánh đồ nghèo tại Giê-ru- sa-lem. Vào thời điểm ấy,
ông ở tại Ê-phê- sô trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ ba, bận rộn với gánh
nặng thực hiện chức vụ của mình tại A-si (1Cô. 16:8-9), tại Ma-xê- đô-ni và A-chai
(1Cô. 16:5-7; Công. 20:1-3). Tuy nhiên, ông vẫn có gánh nặng dành một phần thì
giờ cho các thánh đồ thiếu thốn tại Giê-ru- sa-lem. Khi đến Cô-rin- tô và viết thư
cho các thánh đồ tại La-mã, ông bày tỏ ý định của mình trong vấn đề này và nài
xin họ cầu nguyện cho ông về ý định này (La. 15:25-31). Mặc dầu Phao-lô là một
sứ đồ được Đức Chúa Trời biệt riêng ra cho dân Ngoại (Công. 22:21; Gal. 2:8),
ông vẫn bận lòng với mối quan tâm của Chúa giữa vòng người Do-thái. Chủ yếu
ông quan tâm đến Thân Thể Đấng Christ trong cả hoàn vũ, không chỉ quan tâm
đến phần chức vụ Tân Ước của mình giữa vòng dân Ngoại mà thôi.
Ngoài ra, có lẽ mục đích Phao-lô lên Giê-ru- sa-lem vào thời điểm ấy là để
tương giao với Gia-cơ, các sứ đồ, và các trưởng lão tại Giê-ru- sa-lem về ảnh
hưởng của Do-thái Giáo trên Hội Thánh tại đó. Theo những gì ông dạy dỗ trong
các Thư Tín gửi cho người Ga-la- ti và La-mã, quyết nghị của hội đồng các sứ đồ
và trưởng lão trong chương 15 để giải quyết nan đề cắt bì, hẳn đã không làm Phao-
lô hoàn toàn thỏa lòng. Điều đó có lẽ đã làm cho ông bận lòng vì ông quan tâm
đến gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời để xây dựng Thân Thể Đấng Christ. Sau
khi Phao-lô đến Giê-ru- sa-lem (21:17-18), lời của Gia-cơ trong 21:20-22 và lời
ông đề nghị Phao-lô tham gia vào lời thề nguyện Na-xi- rê của bốn tín đồ Do-thái
(21:23-24) dường như xác nhận quan điểm này.
Trong 19:21, chúng ta thấy rằng trong linh mình, Phao-lô dự định đi đến Giê-

ru-sa- lem. Vì Chúa là Linh cư ngụ trong linh Phao-lô (2Ti. 4:22; La. 8:10-11), nên
chắc hẳn ông đã dự định theo sự dẫn dắt của Chúa là Linh. Nhân linh của Phao-lô
(Xa. 12:1; Gióp 32:8; Châm. 20:27) đã được tái sinh bởi Linh của Đức Chúa Trời
(Gi. 3:6) và được Chúa là Linh cư ngụ bên trong. Linh của Phao-lô làm chứng với
Linh (La. 8:16), và trong linh mình, ông thờ phượng Đức Chúa Trời và hầu việc
Ngài (Gi. 4:24; La. 1:9).
Ý định của Phao-lô là đến Giê-ru- sa-lem và muốn được thăm La-mã đã được
toại nguyện. Phao-lô đã thật sự đến Giê-ru- sa-lem (21:17) và đã thăm La-mã
(28:14,16). Mong ước thăm La-mã của Phao-lô được toại nguyện qua việc Chúa
đem ông đến đó do ông kêu nài đến Sê-sa (23:11; 25:11).

THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG CHO PHAO-LÔ

Thời điểm của 19:21 vừa khó khăn, vừa tuyệt hảo cho Phao-lô. Khó khăn vì
người Do-thái chống đối và thậm chí tìm cách giết ông, nhưng tuyệt hảo vì cánh
cửa đã mở ra để Phao-lô chinh phục nhiều người cho Chúa, về thời điểm này,
Phao-lô nói: “Song tôi sẽ ở lại Ê-phê- sô cho đến Lễ Ngũ Tuần, vì có một cái cửa
rộng lớn và công hiệu đã mở ra cho tôi, mà cũng có nhiều kẻ đối địch” (1Cô. 16:8-
9). Những lời gửi cho Hội Thánh tại Cô-rin- tô được viết tại Ê-phê- sô, là nơi Phao-
lô ở lại ba năm trong cuộc hành, trình chức vụ lần thứ ba của ông. Vì vậy, thời
điểm trong 19:21 rất quan trọng; vừa là giai đoạn chống đối vừa là cơ hội lớn để
thực hiện công tác kết nhiều quả cho Chúa.
Sự kiện Phao-lô dự định trong linh đi đến Giê-ru- sa-lem cho thấy ông tuyệt
đối vì Thân Thể Đấng Christ, ông vì Thân Thể cho nên ông rất quan tâm đến Giê-
ru-sa- lem. Qua đó, chúng ta thấy Phao-lô chắc chắn là chiếc bình xứng đáng mang
chứng cớ cho gia tể Tân ước của Đức Chúa Trời. Phao-lô mang chứng cớ ấy cách
cập nhật.

GÁNH NẶNG CỦA PHAO-LÔ
DÀNH CHO GIÊ-RU- SA-LEM

Vào thời điểm Phao-lô ở trong một hoàn cảnh rất khó khăn và cũng là cơ hội
tuyệt hảo để thực hiện gia tể Tân ước của Đức Chúa Trời, ông dự định trong linh
đi đến Giê-ru- sa-lem. Mặc dầu rất bận rộn với công tác tại Ê-phê- sô, nhưng linh
ông có gánh nặng cho Giê-ru- sa-lem. Nếu đọc La-mã 15:25-31, chúng ta sẽ thấy
Phao-lô có gánh nặng đem sự tài trợ từ các Hội Thánh tại Ma-xê- đô-ni và A-chai
đến cho các thánh đồ nghèo tại Giu-đê. Phao-lô cũng nhắc đến điều đó trong 2Cô-
rin-tô chương 8. Trong chương ấy, ông bày tỏ rằng việc ban cho những điều vật
chất hoàn toàn là vấn đề ân điển. Vì vậy, mục đích Phao-lô đi đến Giê-ru- sa-lem
dường như là để cung cấp cho những thánh đồ thiếu thốn, nhưng thật ra, Phao-lô
có lý do sâu xa hơn khi dự định trong linh đi đến Giê-ru- sa-lem.
Tôi tin rằng từ thời điểm, của Công Vụ chương 15, Phao-lô không bình an về
tình trạng tại Giê-ru- sa-lem. Nếu nghiên cứu Sách Công Vụ và tất cả các Thư Tín
của Phao-lô, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng về chuyển động của Chúa trên đất
trong gia tể Tân Ước của Ngài. Chuyển động của Chúa bắt đầu từ Giê-ru- sa-lem
và cuối cùng đến An-ti- ốt. “Dòng chảy” chuyển động của Chúa từ Giê-ru- sa-lem

đến An-ti- ốt, và từ An-ti- ốt chuyển sang thế giới dân Ngoại. Tuy nhiên cội nguồn,
“nguồn suối” của dòng chảy này tại Giê-ru- sa-lem đã bị “nhiễm độc”. Vì nguồn bị
nhiễm độc, nên dòng chảy đem chất độc đi khắp nơi. Đó là lý do Phao-lô không
thể an tâm về tình hình tại Giê-ru- sa-lem.
Có lẽ Phao-lô có gánh nặng giúp đỡ Phi-e- rơ và Gia-cơ cải thiện hay điều
chỉnh tình trạng Hội Thánh tại Giê-ru- sa-lem. Tình trạng tại đó là pha trộn-pha
trộn gia tể Tân ước của Đức Chúa Trời với những điều thuộc thời kỳ phân phát
Cựu ước. Như chúng ta đã thấy, sự pha trộn này được minh chứng qua lời Gia-cơ
tương giao trong 15:13-21. Như chúng ta sẽ thấy, sự pha trộn gia tể Tân Ước của
Đức Chúa Trời với thời kỳ phân phát cũ là rất rõ ràng trong Công Vụ chương 21.
Tình trạng pha trộn ấy rất xúc phạm Chúa. Biết rằng nan đề vẫn tồn tại ở Giê-ru-
sa-lem cho nên Phao-lô không an tâm về Hội Thánh tại đó.
Chúng ta đã thấy rằng vào cuối cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai, Phao-lô
lên Giê-ru- sa-lem và chào thăm Hội Thánh tại đó (18:22). Ông thực hiện chuyến
đi đến Giê-ru- sa-lem vì ông luôn luôn tìm cách duy trì sự hiệp một của Thân Thể
và mối quan hệ tốt đẹp giữa ông với các thánh đồ tại Giê-ru- sa-lem. Qua đó, chúng
ta thấy mỗi khi có cơ hội, Phao-lô đều đến Giê-ru- sa-lem thăm viếng Hội Thánh
để giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa ông với Hội Thánh và để tìm cách giúp đỡ cho
tình hình tại đó. Vì quan tâm đến Giê-ru- sa-lem, nên Phao-lô dự định trong linh sẽ
đến Giê-ru- sa-lem, bất kể tình hình khó khăn và đầy hứa hẹn của mình.
TẤM LÒNG RỘNG MỞ VÌ LỢI ÍCH CỦA CHÚA

Công Vụ 19:21 cho thấy Phao-lô có tấm lòng rộng mở vì lợi ích của Chúa.
Khi gặp phải sự công kích tại Ê-phê- sô và thực hiện chức vụ của mình, ông vẫn dự
định trong linh sẽ đi đến Giê-ru- sa-lem, và từ đó, ông nóng lòng muốn đến La-mã.
Về điều này, ông nói: “Tôi cũng cần phải thăm La-mã nữa”. Nếu tra xem bản đồ,
anh em sẽ thấy Ê-phê- sô tại Tiểu Á nằm giữa Giê-ru- sa-lem ở phía đông và La-mã
ở phía tây. Trong khi lao khổ và gặp phải sự công kích tại Ê-phê- sô, ông bận lòng
lo cho tình trạng của Giê-ru- sa-lem và cũng muốn thăm La-mã. Tấm lòng của
Phao-lô rộng lớn biết bao!
Không bao nhiêu người trong chúng ta có tấm lòng rộng lớn như vậy. Trái lại
những người lao tác tại một nơi thường nói: “Tôi rất bận rộn ở đây. Tôi không còn
lòng dạ nào lo cho nơi khác. Hơn nữa, tôi đang gặp phải nhiều chống đối. Làm sao
tôi lo cho nơi khác được?”
Thái độ của Phao-lô rất khác biệt. Giữa hoàn cảnh của mình, ông vẫn dự định
trong linh sẽ đến Giê-ru- sa-lem và sau đó bày tỏ ước muốn đến thăm La-mã. Như
chúng tôi đã nêu, cuối cùng Phao-lô đã đến Giê-ru- sa-lem và thăm viếng La-mã
cách lạ lùng, dưới quyền tể trị của Chúa.
Theo Ga-la- ti 2:8, phần của Phao-lô trong chức vụ Tân Ước là ở giữa dân
Ngoại. Mặc dầu có gánh nặng thi hành chức vụ giữa vòng dân Ngoại nhưng ông
vẫn quan tâm đến ích lợi của Chúa trên cả thế giới. Mối quan tâm chính yếu của
ông là cho cả Thân Thể Đấng Christ, chứ không chỉ cho phần của mình trong chức
vụ Tân Ước. Phao-lô biết rằng hễ tình trạng pha trộn tôn giáo tại Giê-ru- sa-lem

được phép tồn tại thì Thân Thể của Đấng Christ rất khó được xây dựng cách hoàn
toàn. Vì có cái nhìn rõ ràng về chuyển động Tân Ước của Chúa nên ông buồn
phiền trước tình trạng tại Giê-ru- sa-lem, đặc biệt vì tình trạng ấy liên quan đến gia
tể Tân Ước của Đức Chúa Trời để xây dựng Thân Thể Đấng Christ.
GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CẬP NHẬT CỦA CHÚA

Trong bài thứ tư của Nghiên Cứu Sự Sống Sách Công Vụ, chúng tôi đã chỉ ra
việc cần có sự chuyển đổi mang tính thời đại, sự chuyển dời từ thời đại cũ sang gia
tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Khi nghiên cứu Sách Công Vụ, điều quan trọng là
chúng ta cần thấy tất cả những vấn đề chính yếu liên hệ đến sự chuyển dời này.
Nếu sáng tỏ về những vấn đề này, chúng ta sẽ hiểu tình hình hiện nay, và sẽ biết
mình cần ở đâu và cần làm gì. Chúng ta không nên ở chỗ của A-bô- lô trong
chương 18, mà phải tiến xa hơn để theo sứ đồ Phao-lô, là người được mở mắt để
thấy gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời cách đầy đủ. Vì vậy, trong khi nghiên cứu
Sách này, tôi không quan tâm đến những vấn đề khác. Tôi có gánh nặng cho gia tể
Tân Ước của Đức Chúa Trời. Bởi sự thương xót của Chúa, nếu chúng ta được giúp
đỡ để thấy những bước ngoặc quan trọng về thời đại của Đức Chúa Trời, thì tôi rất
thỏa lòng. Điều tôi mong muốn là ánh sáng về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
sẽ xuyên thấu bản thể chúng ta. Nếu ánh sáng này xuyên thấu thì chúng ta sẽ thấy
chuyển động hiện tại của Chúa trong gia tể của Ngài.
Tôi tin rằng việc nghiên cứu Sách Công Vụ như vậy sẽ ích lợi cho chúng ta
trong sự khôi phục của Chúa. Chúng ta cần nhận thấy mình không thực hiện công
tác Cơ-đốc bình thường. Trái lại, chúng ta ở đây trong chuyển động cập nhật của
gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta phải có khải tượng về gia tể
của Đức Chúa Trời. Nếu có khải tượng này, chúng ta sẽ được khải tượng hướng
dẫn và được đưa đi cách đúng đắn. Nếu có khải tượng này, chúng ta sẽ không bị
tình trạng hiện tại làm xao lãng, cho dầu tình hình ấy có ra sao đi nữa. Nếu có khải
tượng này, chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu và sẽ đi đâu. Khi có cái nhìn sáng tỏ
về gia tể của Đức Chúa Trời trong thời đại này, chúng ta sẽ biết mục tiêu của mình
là gì. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời vẫn đang chuyển động, Ngài vẫn đang tiến
tới. Vì vậy, chúng ta cần ở trong chuyển động cập nhật của Ngài.
Chúng ta có thể so sánh quang cảnh gia tể của Đức Chúa Trời được trình bày
trong Sách Công Vụ với trò chơi ghép hình. Khi những mảnh của trò chơi ghép
hình được ráp lại với nhau, chúng ta có một quang cảnh trọn vẹn. Cũng vậy, suốt
cả Sách Công Vụ, chúng ta có những “mảnh rời” khác nhau của một “tấm hình
ráp” trọn vẹn. Khi ráp những mảnh hình này lại với nhau cách đúng đắn, chúng ta
sẽ có cái nhìn sáng tỏ và đầy đủ về gia tể của Đức Chúa Trời. Khi tiến đến phần
cuối của quyển Nghiên Cứu Sự Sống này, chúng ta sẽ có tất cả những mảnh cần
thiết để ráp chúng lại với nhau và sẽ thấy “quang cảnh” trọn vẹn của gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời. Tôi đặc biệt có gánh nặng rằng những người trẻ tuổi sẽ
thấy gia tể của Đức Chúa Trời được trình bày trong Sách này.
Để Chúa Jesus có thể trở lại, Cô Dâu của Ngài cần được chuẩn bị. Hãy suy

xét tình trạng hiện nay về sự sẵn sàng của Cô Dâu. Chắc chắn Cô Dâu chưa sẵn
sàng. Phương cách duy nhất để Cô Dâu được chuẩn bị là phương cách gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời. Tôi nói điều này để tất cả chúng ta có thể biết những gì
Chúa đang làm ở đây trong sự khôi phục của Ngài. Nếu biết những gì Chúa đang
làm, chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu và mục tiêu của chúng ta là gì. Nguyện tất
cả chúng ta đều được giúp đỡ qua việc học hỏi Sách Công Vụ để được hoàn toàn
“cập nhật hóa” trong chuyển động của Chúa nhằm thực hiện gia tể Tân Ước của
Đức Chúa Trời.