Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 39



THỰC TRẠNG VÀ TÍNH THỰC TIỄ N CỦA NGƯỜI NỮ
SÁNG LÁNG
Hồi tôi còn trẻ, người ta nói với tôi rằng có ít nhất một trăm cách giải nghĩa khác nhau về sách Khải Thị. Về sau, tôi dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu sách này. Cuối cùng, tôi đến chỗ nhận thức rằng không phải chỉ nghiên cứu ngôn ngữ của Kinh Thánh mà có thể hiểu được Kinh Thánh. Nếu muốn hiểu Kinh văn, chúng ta cũng cần kinh nghiệm.
CẦN KINH NGHIỆM
Ví dụ, chúng ta hãy suy xét những cột trụ trong 1 Các Vua 7:13-21. Trong bài 83 của loạt bài Nghiên cứu sự sống Sáng Thế Kí, tôi đã chỉ ra rằng chiều cao của mỗi trụ trong hai cây trụ là 18 cúp-bít, chính là phân nửa của ba đơn vị trọn vẹn 12 cúp-bít. Tôi không nhận đuợc điểm này từ một lời giải thích nào. Trái lại, tôi đọc những bản Kinh Thánh khác nhau để hiểu chính xác về phưong diện ngôn ngữ của tất cả những điểm liên quan đến việc xây dựng những cột trụ. 2 Sử Kí 3:15 nói rằng chiều cao của những cột trụ tổng cộng là 35 cúp-bít. Ngay lập tức, tôi tự hỏi: “Tại sao 1 Các Vua 7:15 nói chiều cao của mỗi cột trụ là 18 cúp-bít, trong khi 2 Sử Kí 3:15 nói chiều cao của cả hai cột là 35 cúp-bít?” Tôi có thể nhận thấy ngay rằng 35 cúp-bít ấy là tổng cộng chiều cao của cả hai cây trụ. Điều này xác quyết lời tôi nói rằng 18 cúp-bít là phân nửa của 3 đơn vị trọn vẹn.

Nhưng tổng cộng phải là 36 mới đúng. Một cúp-bít bị mất thì sao? Nhờ lời ghi chú trong một bản dịch, tôi được giúp đỡ để kết luận rằng chỗ nối nơi đầu trụ chắc chắn giải thích về một cúp-bít bị mất. Cả cột trụ đo được 18 cúp-bít, nhưng nửa cúp-bít bị mất tại chỗ nối giữa trụ và đầu trụ. Để có sự hiểu biết đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu những bản Kinh Thánh khác nhau. Nhưng các bản Kinh Thánh không cho chúng ta biết ý nghĩa về phương diện sự sống. Muốn biết phương diện này, chúng ta phải có kinh nghiệm. Chỉ nhờ kinh nghiệm mà tôi có thể hiểu rằng 18 cúp-bít tượng trưng cho một nửa của ba đơn vị trọn vẹn và hiểu rằng chúng ta cần người khác tương thích với mình.
Với ý nghĩa này, bây giờ chúng ta hãy đến với sách Khải Thị. Tất cả chúng ta đều đồng y rằng Khải Thị là một sách tiên tri. Nhưng để hiểu lời tiên tri thì vẫn cần có kinh nghiệm. Những lời tiên tri không đơn giản dạy về các giáo lí khách quan. Kinh Thánh là một quyển sách sự sống. Mọi sự trong Kinh Thánh, dù đó là một chuyện kể, lịch sử, biểu tượng, hình bóng, lời tiên tri hay lời đơn giản, đều phải liên quan đến sự sống. Nếu thiếu kinh nghiệm về sự sống, chúng ta sẽ không thể hiểu ý nghĩa của nhiều phân đoạn Kinh Thánh về phương diện sự sống. Để hiểu sách Khải Thị, chúng ta cần có những kinh nghiệm về sự sống.
NGƯỜI NỮ SÁNG LÁNG LÀ TOÀN THỂ DÂN
ĐỨC CHÚA THỜI
Trong bài này, tôi có gánh nặng chia sẻ thêm về người nữ hoàn vũ sáng láng. Có những giải nghĩa sách Khải Thị nói người nữ ấy là dân Israel. Tất nhiên, họ có cơ sở để nói như vậy. Hồi anh Nee còn rất trẻ, vào những năm trước năm 1933, anh đã tổ chức buổi nghiên cứu sách này. Lúc đó, anh theo quan điểm người nữ trong chương 12 chính là dân Israel. Tuy nhiên, về sau anh thấy thêm rằng người nữ ấy tượng trưng cho những người được chọn của Đức Chúa Trời (xem Hội thánh vinh hiển, trang 75-79). Như tôi đã chỉ ra, người nữ này không phải là Ma-ri, tức mẹ của Jesus, cũng không chỉ là con cái Israel. Bà là toàn thể dân của Đức Chúa Trời. Khi còn ở Đài Loan, tôi không dùng cách diễn đạt “Toàn thể dân Đức Chúa Trời”. Cách diễn đạt này đến với tôi ở giai đoạn cuối chức vụ của tôi. Có thể có người hỏi: “Làm sao anh chứng minh được người nữ này là toàn thể dân Đức Chúa Trời?” Tôi đã nói rằng để hiểu sách này, chúng ta phải kiểm tra xem sự hiểu biết của mình về sách này có tương ứng với kinh nghiệm sự sống của chúng ta hay không. Đối với một cách giải nghĩa nào đó, có sự xác quyết nào từ kinh nghiệm sự sống của chúng ta hay không? Nếu muốn giải nghĩa cách đúng đắn về người nữ trong Khải Thị chương 12, chúng ta phải lấy kinh nghiệm sự sống của mình mà xem xét mọi cách giải nghĩa.
Nói người nữ ấy là Ma-ri, tức mẹ của Jesus thì điều đó hoàn toàn quá khách quan và không liên hệ gì đến kinh nghiệm của chúng ta. Nếu như vậy thì toàn bộ chương 12 của sách Khải Thị không dành cho chúng ta. Đó chỉ là một bản kí thuật về một người nữ tên Ma-ri sinh ra Jesus và sau đó chịu bắt bớ. Nếu hiểu như vậy về người nữ trong chương 12 là đúng thì đối với chúng ta, chương ấy không có mục đích gì cả. Mục đích của phần này trong sách Khải Thị là gì? Sự giải nghĩa ấy không có nền tảng và theo kinh nghiệm sự sống thì hoàn toàn không thể đúng được. Điều đó có phần nào đỡ hơn là nói rằng người nữ ấy là Israel. Nhưng cho dù người nữ chỉ là Israel thì vẫn không liên quan gì đến chúng ta, vì nếu vậy thì chương này đơn giản là một bản kí thuật về việc Sa-tan giao chiến với con cái Israel.
Tôi xin nhắc anh em rằng sách Khải Thị bao gồm 22 chương và được chia thành hai phần chính, mỗi phần 11 chương. Phần thứ nhất đưa ra một bản tóm lược đầy đủ về những việc xảy ra từ khi Đấng Christ thăng thiên cho đến đời đời. Trong chương 4, chúng ta thấy quang cảnh ở trên trời sau khi Đấng Christ thăng thiên và trong chương 11, chúng ta thấy vương quốc đời đời. Trong khi phần thứ nhất đưa ra một bản tóm lược tổng quát thì phần thứ hai nêu lên những chi tiết liên quan đến một số điều quan trọng và vấn đề trọng yếu xảy ra trong thời kì giữa sự thăng thiên của Đấng Christ và tương lai đời đời. Ngay từ đầu phần hai này, chúng ta có điều đầu tiên trong những điều quan trọng và vấn đề trọng yếu; ấy là người nữ sáng láng bị con rồng đỏ chống đối. Như phần thứ hai bắt đầu với một người nữ thì cuối chương 22, chúng ta cũng thấy một người nữ. Vì thế, cả vấn đề đầu tiên lẫn vấn đề cuối cùng đều là một người nữ. Điểm này thật ý nghĩa.
Người nữ ấy là ai? Nếu xem chương 12 bằng một cái nhìn hạn hẹp thì chúng ta có thể nghĩ bà là Ma-ri hoặc quốc gia Israel. Nhưng nếu có một cái nhìn rộng, bao gồm một phạm vi lớn thì chúng ta sẽ thấy rằng bà không phải là Ma-ri, cũng không chỉ là quốc gia Israel mà là toàn thể dân của Đức Chúa Trời. Nếu có một cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ nói: “Người nữ này không phải là Ma-ri, thậm chí cũng không phải là quốc gia Israel. Chắc chắn bà là toàn thể dân được Đức Chúa Trời tuyển chọn và cứu chuộc cho gia tể của Ngài.” Khi đã có nhận thức như vậy, anh em sẽ bắt đầu nhận ra rằng các ngôi sao tượng trưng cho các tổ phụ, mặt trăng dưới chân bà phải tượng trưng cho những người ở dưới kinh luật và mặt trời phải đại diện cho dân Hội thánh. Một sự hiểu biết như vậy làm thỏa mãn tầm nhìn của chúng ta và khiến chúng ta nói rằng: “Người nữ này chắc chắn là một người nữ hoàn vũ, bao gồm mọi người từ các tổ phụ cho đến Chi thể cuối cùng trong Thân thể Đấng Christ.” Sự hiểu biết này được xác quyết bởi khải tượng về người nữ ở cuối sách Khải Thị. Ở đó, chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem Mới là Vợ của Chiên con (21:9), bao gồm cả các thánh đồ Cựu Ước được đại diện bởi tên của mười hai chi phái lẫn các thánh đồ Tân Ước được đại diện bởi tên mười hai sứ đồ.
NỘI DUNG PHẦN THỨ HAI CỦA SÁCH KHẢI THỊ
Giữa hai đầu của phần thứ hai sách Khải Thị có những gì? Trong chương 21 và 22, chúng ta có Giê-ru-sa-lem Mới là Vợ Chiên con, còn trong chương 19 và 20, chúng ta có Cô dâu và tiệc cưới Chiên con. Trong chương 20, Cô dâu sẽ là những người đồng cai trị với Đấng Christ trong 1.000 năm. Vì thế, trong chương 19 và 20, người nữ là Cô dâu, còn trong chương 21 và 22, bà là người Vợ. Trong chương 17 và 18, chúng ta thấy Ba-by-lôn Lớn là người nữ giả và Giê-ru-sa-lem giả. Quan điểm này không những lô-gíc mà còn rất có ý nghĩa.
Còn chương 13 đến chương 16 thì sao? Mối liên hệ giữa chương 12 và chương 13 là 3 năm rưỡi hay 1.260 ngày. Trong 13:5, chúng ta biết Anti-christ sẽ được giao cho uy quyền để hoạt động trong 42 tháng, tức 3 năm rưỡi hay 1.260 ngày. Trong 12:6 và 14, chúng ta biết rằng người nữ sẽ được nuôi dưỡng trong hoang mạc 1.260 ngày, hay trong một năm, hai năm và nửa năm để “lánh mặt con rắn.” Do đó, chương 13 thêm vào chương 12 để mô tả những gì sẽ xảy ra khi con rồng đỏ bắt bớ người nữ. Trong khoảng thời gian ấy, con thú là Anti-christ sẽ từ biển lên và hiệp một với con rồng để giao chiến với các thánh đồ, tức dân của Đức Chúa Trời. Trong chương 14, Đức Chúa Trời cảnh báo dân chúng, kể cả các thánh đồ, không được thờ lạy con thú ấy và Ngài cảnh báo những người trên đất không được theo Anti-christ mà bắt bớ dân Ngài. Trong chương 15, chúng ta thấy một khải tượng, trong đó một số thánh đồ đắc thắng con thú và hình tượng của hắn, đứng trên biển pha lê ca hát và ngợi khen Chúa. Chương 16 đề cập đến giai đoạn cuối ấy, là giai đoạn Đức Chúa Trời sẽ thả bảy quả bom, tức bảy bát tai họa cuối cùng, để hủy diệt toàn thể vương quốc của con thú. Đây là lờl tóm tắt phần thứ hai của sách này.
LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI NỮ
Phần thứ hai của sách Khải Thị hầu như là lịch sử của người nữ này. Dường như 11 chương cuối liên hệ đến một loạt những điều độc lập với nhau như con rồng, hai con thú, biển pha lê, bảy bát, Ba-by-lôn Lớn, tiệc cưới. Trong những điều độc lập ấy, dường như có những điều rất quan trọng và có những điều kém quan trọng hơn. Nhưng nếu xem xét vấn đề theo cách như vậy thì điều đó cho thấy anh em thiếu khải tượng và chưa có cái nhìn đúng đắn. Khi có cái nhìn đúng đắn, anh em sẽ nói: “Đây không phải là phần bao gồm những điều độc lập khác nhau mà là phần trình bày đầy đủ lịch sử về dân Đức Chúa Trời. Điều này cho biết kẻ thù của Đức Chúa Trời giao chiến vói dân Ngài là như thế nào và dân Ngài sinh ra phần mạnh mẽ hơn là người con trai để đánh bại kẻ thù là làm sao.” Chúng ta thấy rằng kẻ thù của Đức Chúa Trời sẽ xúi giục Anti-christ, tiên tri giả và những kẻ theo chúng giao chiến với dân của Đức Chúa Trời. Nhưng dân của Đức Chúa Trời sẽ đắc thắng chúng. Sau cùng, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng bảy bát để thi hành sự phán xét của Ngài hầu hủy diệt vương quốc của Sa-tan dưới quyền lực của Anti-christ. Kế đến, Ngài sẽ lật đổ kĩ nữ là Ba-by-lôn Lớn. Sau đó, Đấng Christ sẽ đến để kết hôn với dân Đức Chúa Trời, để cùng với những người được chọn giữa vòng dân Đức Chúa Trời đánh bại Anti-christ, và để cùng cai trị với họ trên các quốc gia trong 1.000 năm. Sau sự kiện ấy sẽ có trời mới đất mới cùng với Giê-ru-sa-lem Mới, tức sự tổng kết chung cuộc của dân Đức Chúa Trời là Vợ của Chiên con cứu chuộc cho đến đời đời.
CHỖ ĐỨNG ĐÚNG ĐẮN CỦA DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI
Dù anh em có thể là một người trong dân của Đức Chúa Trời nhưng vấn đề trọng yếu là anh em có đang đứng ở đây với tư cách là dân của Đức Chúa Trời hay không. Một lần nữa, chúng ta hãy dùng minh họa về dân Do Thái ngày nay. Trên thế giới có thể có đến 13 hay 14 triệu người Do Thái nhưng tại quốc gia Israel thì không có tới 3 triệu người. Hàng triệu người Do Thái tại thành phố New York không phải là người Do Thái đích thực sao? Phải, họ chính là người Do Thái. Tuy nhiên, dù họ là người Do Thái và đông hơn những người ở tại quốc gia Israel nhưng họ không phải là quốc gia Israel. Về thực trạng và trên thực tế mà nói, quốc gia Israel chỉ bao gồm những người Do Thái đã hồi hương. Trong số 13,14 triệu người Do Thái, có ít nhất 11 triệu người đã đánh mất lập trường của quốc gia Israel. Do đó, tuy họ là những người Do Thái điển hình nhưng không phải là quốc gla Israel. Chỉ những người Israel trở về xứ của cha ông họ và những người đóng vững, sống và chiến đấu tại đó mới là quốc gia Israel. Cũng vậy, tất cả Cơ Đốc nhân đều là dân Đức Chúa Trời nhưng đại đa số họ đã đánh mất lập trường làm dân của Đức Chúa Trời.
Nhiều người bị xúc phạm khi chúng ta nói mình là Hội thánh. Họ nói: “Gì thế! Chúng tôi không phải là những người được cứu chuộc bởi huyết và được tái sinh bởi Linh sao?” Chúng ta nhận biết có rất nhiều Cơ Đốc nhân được cứu chuộc bởi huyết và được tái sinh bởi Linh và một số người trong họ thật phong phú trong Chúa; tuy nhiên, họ đã mất lập trường làm dân của Đức Chúa Trời với tư cách là Hội thánh. Một số người Do Thái tại thành phố New York là những triệu phú; họ giàu có hơn nhiều so với những người Do Thái nghèo trử về Palestine. Nhưng những người Do Thái nghèo là quốc gia Israel, còn những người giàu tại New York thì không phải Một số người Do Thái giàu có tại thành phố New York đã tặng rất nhiều tiền cho quốc gia Israel. Nhưng dù có tặng bao nhiêu tỉền đi nữa, họ vẫn không phải là quốc gia Israel mà là công dân của nước Mĩ. Họ có thể nói: “Tôi yêu quốc gia Israel và tôi vì quốc gia Israel” Dù chúng ta cảm tạ Chúa về việc làm ấy nhưng điều đó không biến họ thành quốc gia Israel. Cách duy nhất để họ trở thành quốc gia Israel là trở về xứ sở của tổ tiên họ mà đứng sát cánh bên những người Do Thái nghèo khổ đã trở về từ trước. Chỉ khi ấy họ mới thực sự trở thành một phần của quốc gia Israel. Chỉ khi ấy họ mới trở thành những người không chỉ vì quốc gia Israel mà còn chính là quốc gia Israel.
Cũng vậy, Cơ Đốc nhân trong các giáo phái, bè phái hay các nhóm tự do sẽ không phải là những người sinh ra người con trai. Để sinh ra người con trai, ít nhất cần có một nhóm người trong dân Đức Chúa Trời trở về chỗ đứng đúng đắn của người nữ. Những người có chỗ đứng như vậy chỉ có một mình Đức Chúa Trời và không có gì khác. Họ là người nữ đứng trên lập trường đúng đắn để sinh ra người con trai.
Một lần nữa, tôi nói rằng nếu muốn hiểu Kinh Thánh, đặc biệt là những lời tiên tri, chúng ta phải hiểu bằng sự sống và vì sự Sống. Lời giải nghĩa mà Chúa ban cho chúng ta không những bởi sự sống và bằng sự sống mà hơn thế nữa còn vì sự sống. Tất cả chúng ta đều phải là một phần của người nữ này theo hiện thực và thực tế. Nếu anh em chỉ có thể nói rằng: “Tôi đã được cứu chuộc bởi huyết và được tái sinh bởi Linh và được đầy dẫy Linh thì anh em là một Cơ Đốc nhân thật - cảm tạ Chúa về điều này - nhưng anh em chưa là một phần của người nữ sinh ra người con trai cách thật sự và thực tiễn. Anh em cũng như những người Do Thái tại thành phố New York, là những người tuyên bố rằng họ là người Do Thái và họ vì quốc gia Israel. Họ là người Do Thái, nhưng không thể nói mình là quốc gia Israel. Họ giúp đỡ quốc gia Israel và vì quốc gia Israel, nhưng họ không phải là quốc gia Israel theo cách thực tiễn. Cũng vậy, ngày nay con cái của Đức Chúa Trời bị tản lạc, tức những người đánh mất lập trường của mình sẽ không phải là những người sinh ra người con trai. Trong dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời, chỉ phần nhìn thấy gia tể của Ngài và sẵn sàng trở về với chỗ đứng, lập trường của người nữ trinh khiết mới sinh ra người con Trai.
TRỞ VỀ VỚI LẬP TRƯỜNG DUY NHẤT
Nếu muốn được bao gồm trong người nữ trinh khiết ấy một cách thực tiễn, chúng ta phải lìa bỏ tất cả những gì không phải là Đức Chúa Trời và Đấng Christ mà trở về vói lập trường duy nhất để có được Đấng Christ là Chồng duy nhất của chúng ta. Chúng ta không chịu được thụ thai bởi bất cứ điều gì khác ngoài Đấng Christ. Chúng ta chỉ được thụ thai bởi Đấng Christ, vì Ngài là Chồng duy nhất của chúng ta. Ngoài Ngài, chúng ta không có ai và không có gì. Ngày nay, chúng ta có chỗ đứng của người nữ ấy. Tuy nhiên, nếu là vợ của ông Smith thì tại sao anh chị em lại sống với ông Jones? Chị em có thể nói: “Tôi là vợ của ông Smith. Chúng tôi chính thức kết hôn vào ngày tháng năm đó.” Đúng như vậy, nhưng chị em đang sống với ai? Chị em chỉ sống với ông Smith, hay còn sống với ai khác nữa? Có lẽ chị em không ở với một người đàn ông khác, nhưng ở một mình với con chó cưng tại nhà. Bởi làm như vậy nên chị em mất đi lập trường với tư cách là bà Smith, về mặt giáo lí, chị em là vợ của ông Smith, nhưng thực ra, thường ngày chị em không phải là bà Smith. Chị em đã đánh mất và vẫn đang mất lập trường ấy. Nếu muốn trở về lập trường là bà Smith, chị em phải buông bỏ mọi người đàn ông khác và mọi điều khác mà trở về hiệp một với ông Smith một cách thuần khiết, đơn thuần và duy nhất. Khi ấy, chị em sẽ thực sự là vự của ông Smith một cách thực tế, thực tiễn và tuyệt đối. Người vơ ấy sẽ sinh ra con cái, không những cho ông Smith mà còn bởi ông Smith. Nguyện Chúa thương xót chúng ta. Đây không phải là một giáo lí; điều này rất thực tiễn. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngàỉ đã mở lời Ngài ra cho chúng ta và Ngài đã mở mắt chúng ta thấy khải tượng này. Bây giờ, chúng ta cần trung tín với khải tượng này. “Ô Chúa, chúng con cảm tạ Ngài đã đem chúng con trở về với chỗ đứng đúng đắn của dân Ngài. Chúa ơi, cảm tạ Ngài, chúng con thực sự là người nữ sinh ra người con trai. Ô Chúa, chúng con không những là người nữ mà còn mong đợi cuối cùng sẽ trở nên người con trai.”