Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Ý NGHĨA CHỮ “HƯU” TRONG HOA VĂN-

 Những nhà thông thái Trung Hoa, ngay sau khi ra khỏi tháp Ba- bên ở Iraq đã cùng nhau di cư về phương đông, rồi xuôi nam đến vủng Trung nguyên Trung quốc. Họ đã lập quốc tại đó. Vào khoảng thế kỉ 25 TCN, họ đã sáng chế ra loại chữ Trung Hoa tượng hình. Họ đem câu chuyện trong 11 chương đầu tiên của sách Sáng thế kỉ vào kho tàng chữ viết của họ.

Hôm nay tôi muốn bàn về chữ 休 hưu.
Hưu là Thôi, ngưng, ngừng, ngớt, nghỉ ngơi, thôi việc. Chữ “hưu” gồm hai chữ ghép lại. Chữ bên trái là “nhân”, con người đang đứng. Chữ bên trái là “mộc”, cây cối.
Theo ánh sáng của Kinh thánh chữ “hưu” mang hai ý nghĩa sâu sắc:
1--Hưu là ngươi trồng cây:
Theo thông thường, ngươi lớn tuổi, nghỉ hưu công việc công chúng, trở về điền viên chăm lo trồng cây ăn trái, nhất là chăm lo trồng cây kiểng để tiêu khiển. Mọi người già đều sống mật thiết với cây cối trong vườn nhà mình.
Có thể tư tưởng trồng cây như vậy bắt nguồn từ Kinh thánh. Trong Sáng thế kí 2: 15, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn”.
Công việc của những người già sâu nhiệm trong Chúa là phải trồng cây trong cộng đồng, là trồng người, là chăm sóc những cây non trong vườn Chúa.
Tôi rất tâm đắc với lời của Su-la-mít, tượng trưng người tìm kiến Chúa, khi người ví sánh dân Chúa như những cây hương liệu, cây ăn quả trong vườn:
--Nhã ca 4: 12-14, “Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín, Là nguồn nước khóa lại, là suối niêm phong. Đám cây mình là vườn địa đàng, Có thạch lựu và trái ngon, Hoa phụng tiên và cây cam tòng; Cam tòng và hồng hoa, xương bồ và nhục quế, Cùng mọi thức cây có mùi thơm, Một dược, lư hội với các hương liệu có danh”.
Vườn đây tượng trưng giáo hội, cộng đồng dân Chúa ngày nay.
--Nhã ca 6:11, “Tôi đi xuống vườn hạnh đào, Đặng xem cây cỏ xanh tươi của trũng, Đặng thử coi vườn nho đã nứt đọt, Thạch lựu đã nở hoa chưa”.
Su la mít là người làm vườn siêng năng chăm sóc cây cối, là chăm sóc nhưng tín đồ đi sau mình
--2. Hưu là người dựa vào cây mà an nghỉ:
1 Phi-e-rơ 2:24, “Chính Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ”. Chúa bị treo mình trên cây gỗ (wood) chớ không trên cây cối còn sống (tree). Nhưng Khải huyền 22: 2, “Bờ sông bên nầy và bên kia đều có cây sự sống ra trái mười hai mùa, mỗi tháng một mùa”. Theo nguyên văn Hi lạp tữ ngữ “cây sự sống” là the wood of life (gỗ chết) của sự sống zoe, đây là gỗ sự sống, không phải Tree of life, cây sự sống như các bản dịch Kinh thánh, và chúng ta đã in trí.
Trong chữ “hưu” có chữ “nhân*(người) dựa vào cây để được hưu trí, được ngừng nghỉ lo toan hay làm việc.
Công việc cứu chuộc của Chúa trên thập tự giá đã xong rồi, đã được trọn vẹn rồi. Đó là nơi linh hồn chúng ta phải dựa vào mà an nghỉ đến đời đời.
Ngay vào thời điểm nầy, năm 2021, vẫn còn giáo phái đang giảng nếu ai không tuân giữ luật Cựu ước, tiêu biểu là không giữ ngày sa bát, thì dù có tin vào công việc cứu chuộc của Chúa trên thập tự giá, người đó cũng không được cứu. ‘ Đó là loại tín đồ chưa được “hưu trí”.
MK.
1
1 bình luận
1 người đã xem