Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

TÓM LƯỢC SÁCH TRUYỀN ĐẠO



Chữ “hư không” cũng có thể được dịch là “hơi thở” hay “hơi nước”. Nội dung sách Truyền đạo là lời miêu tả của Solomon, sau khi ông sa ngã đối với Đức Chúa Trời (1 Vua 11:1-8) rồi trở lại cùng Đức Chúa Trời và về cuộc sống làm người của nhân loại sa ngã dưới mặt trời, một cuộc sống trong thế giới hư hoại (Ephs. 2:12). Theo sách nầy, lịch sử loài người, từ ban đầu đến thời hiện tại, là hư không- Qua tất cả các kinh nghiệm tích cực và tiêu cực của cuộc sống con người dưới mặt trời, Solomon đã được ấn tượng sâu sắc và chiếm hữu bởi sự hư không của cuộc đời, con người dưới mặt trời trong sự sa ngã của nó thì lìa khỏi Đức Chúa Trời. Con người đã được Đức Chúa Trời sáng tạo với mục đích cao nhất và rất cao quí, đó là để biểu hiện Đức Chúa Trời trong hình ảnh Ngài với sự sống và bản chất thần thượng (Sáng. 1:26), nhưng kẻ thù của Đức Chúa Trời, Satan, Ma quỉ, đã bước vào và cấy chính mình hắn như tội lỗi vào con người mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo cho mục đích của Ngài (Sáng. 3:1-6).


Qua sự sa ngã nầy, con người và muôn vật mà đã được Đức Chúa Trời giao thác vào sự tể trị của con người đã bị đưa vào ách nô lệ sự hư hoại và khuất phục sự hư không (Rô. 8:20-21). Do đó, cuộc sống của con người trong thế giới hư hoại cũng đã trở nên sự hư không, đuổi theo luồng gió thổi (Truyền 1:14). Tác giả đã nhận thức đầy đủ điều nầy và nhấn mạnh điều nầy đến cực điểm trong lời miêu tả của ông. Song le ông không thất vọng nhiều trong điểm nầy, đúng ra, ông đã giáo dục con loài người rằng có một con đường thoát khỏi sự hư không nầy, tức là trở lại cùng Đức Chúa Trời và tiếp lấy Đức Chúa Trời như mọi sự của con người, sự cứu chuộc, sự sống, sự giàu có, sự vui hưởng, niềm thỏa thích và sự thỏa mãn của con người (12:13), hầu con người có thể vẫn được Đức Chúa Trời sử dụng hoàn thành mục đích nguyên thủy của Ngài trong việc sáng tạo con người, cho sự thành đạt cuộc gia tể của Ngài.

Sách Châm ngôn nhấn mạnh sự khôn ngoan mà con người tiếp nhận từ Đức Chúa Trời qua việc anh ta tiếp xúc Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan mà dạy con người làm sao cư xử trong cuộc sống làm người của mình.

Sách truyền đạo nhấn mạnh sự hư không của các sự hư không về mọi vật dưới mặt trời, như được con người nhận thức qua sự khôn ngoan đã tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Bất luận cò thể là điều tốt đẹp, tuyệt vời, kỳ diệu, lạ lùng thế nào, đang khi nó thuộc về sáng tạo cũ, nó là một phần sự hư không của các sự hư không dưới mặt trời. Chỉ sáng tạo mới mà ở trên các tầng trời và không ở dưới mặt trời, không phải là sự hư không của sự hư không, nhưng là thực tại.

Sách tiếp theo, Nhã Ca, nhấn mạnh rằng Đấng Christ là bài ca của các bài ca, sự thỏa mãn của các sự thỏa mãn đối với cuộc sống con người, mà là đối kháng sự hư không của các sự hư không của mọi vật dưới mặt trời./.