Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

NGƯỜI ĐÁC THẮNG


NGƯỜI ĐÁC THẮNG


Trong Tân ước có hai từ ngữ mà chúng ta cần phân biệt là nikao và hupernikao. Nikao là đắc thắng, chinh phục. Thí dụ “kẻ đắc thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống – Họ đã chinh phục nó (Satan) bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của mình”. Còn động từ hupernikao, có tiếp đầu ngữ huper (ở trên, vượt trên) đứng trước. Hupernikao chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở La-mã 8: 37. Từ ngữ này có nghĩa: đọat được chiến thắng rất vinh diệu, hay đắc thắng có thừa (overconqner). “trái lại, trong mọi sự ấy, chúng ta nhờ Đấng thương yêu chúng ta mà đắc thắng có thừa”.

Muốn bước vào vương quốc thiên hi niên, chúng ta phải đóng vai người đắc thắng và thực nghiệm sinh hoạt chinh phục trên mọi sự. Chúng ta hãy nhìn lại các gương mẫu thánh đồ đời xưa.
1.Những người đắc thắng trong chi phái Lê-vi.
Đọc Phục 33: 8-11, Xuất 32: 25-29. Toàn dân Y-sơ-ra-ên vào thời Môi-se đều thờ lạy bò con bằng vàng. Môi-se kêu gọi: “ai ở về phía của Đức Giê-hô-va, hãy đến cùng ta đây! Hết thảy người Lê-vi đều nhóm lại gần bên người”. Đó là đoàn người đắc thắng đầu tiên. Chúa truyền lịnh họ phải giết thân nhân, bạn hữu mình trong chi phái Lê-vi, tức giết những ai thờ bò con vàng. “Họ không thấy cha mẹ, nhận anh em hay biết đến con cái vì gìn giữ lời Chúa” – “nếu ai đến cùng Ta (Christ) mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình và chính mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đồ ta” (Lu 14: 26).
2.Những người đi theo Đa-vít.
I Sa-mu-ên 22: 1-2, 26: 1-10. Dù Đa-vít được Chúa xức dầu làm vua trong tương lai, Na-banh nào có biết nên phỉ báng rằng: “Ai là Đa-vít? Ai là con trai Y-sai? Những kẻ tôi tớ trốn khỏi chủ mình ngày hôm nay đông thay!” Đa số dân thánh đương thời ủng hộ ngai vàng Sau-lơ và công khai hoặc âm thầm hại Đa-vít. Người đắc thắng thời kỳ đó là những ai dám bỏ mọi sự theo Đa-vít lên rừng hay xuống hang sâu, sống cuộc đời cơ cực, lẩn tránh. Trong câu nói “Các ngươi há chưa đọc đến điều Đa-vít làm trong khi người cùng những kẻ đi theo bị đói sao?”, Chúa Jesus ứng dụng Ngài là Vua Đa-vít ngày nay và những kẻ đi theo Ngài là dân đắc thắng. Anh em dám bỏ mọi sự theo Đa-vít lớn hơn nầy chăng?
3.Dân bỏ điền sản miền bắc đi theo Rô-bô-am ở miền nam.
Sách II Sử ký đoạn 11 phác họa hình ảnh đoàn người đắc thắng như sau: “Những thầy tế lễ và người Lê-vi trong khắp xứ Y-sơ-ra-ên, đều từ các miền họ ở đến cùng Rô-bô-am; vì các người Lê-vi lìa bỏ địa hạt, các thành mình và sản nghiệp mình, mà đến đất Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem bởi Giê-rô-bô-am và các con trai người đuổi họ đi, không cho làm chức thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va nữa… Lại trong các chi phái Y-sơ-ra-ên, phàm ai rắp lòng tìm kiếm Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, thì đều theo nhưng thầy tế lễ và người Lê-vi mà đến Giê-ru-sa-lem đặng tế lễ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình”.
Nếu anh em sống vào thời kỳ đó, anh em có dám bỏ điền sản, quê hương, bỏ hào quang của thánh dân số đông để đi theo mục đích của Chúa chăng?
4.Dân bỏ sự an lạc tại Ba-by-lôn để hồi hương.
Sau khi dân thánh bị lưu đày sang Ba-by-lôn 70 năm, Chúa Vạn quân dùng môi miệng đấng chăn chiên của Ngài (Ê-sai 44: 28) là Si-ru đại đế ra sắc chỉ tái thiết đền thờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem. Sắc chỉ truyền: “Phàm ai thuộc về dân Ngài, khá trở lên Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa, đặng cất lại đền thờ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vẫn ngự tại Giê-ru-sa-lem…”. Bấy giờ những trưởng tộc của Giu-đa và Bên-gia-min, những thầy tế lễ và người Lê-vi, cả thảy những người nào Đức Chúa Trời cảm động linh có ý đi lên xây cất đền thờ của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem bèn chổi dậy.
Kỹ năng thương mại của dân Hê-bơ-rơ rất cao, cho nên vào thời điểm khi sắc chỉ này ban hành, dân chúng đã an cư lạc nghiệp, đã tạo được cơ ngơi êm ấm. Họ không còn thờ hình tượng nữa, nhưng thờ ma-môn và hưởng thụ cuộc sống. Nay phải bỏ cuộc sống an lạc đó để trở về một xứ hoang vắng giữa khối thù nghịch A-rập, Ai-cập, Mô-áp để xây dựng cuộc sống mới, để thờ phượng Đức Chúa Trời ư? Đó là sự trả giá rất đắt của dân hồi hương. Họ là người đắc thắng đương thời. Nên cả hội chúng hồi hương lần nhất chỉ trên bốn mươi hai ngàn người (E-xơ-ra 2: 64). Sau đó gần tám mươi năm, E-xơ-ra đi mời gọi, động viên từng chi tộc và tập hợp được 1.724 người, phần nhiều là công nhân để cùng ông hồi hương về Giê-ru-sa-lem (E-xơ-ra 7: - 8:). Ai dám bỏ mẫu hội cơ đốc giáovvà hồi hương về hội thánh Tân ước là người đắc thắng hôm nay.
5.Dân kính sợ Chúa cuối thời cựu ước.
Nhựa sống thuộc linh, đời sống kỉnh kiền của dân hồi hương không còn nữa sau lịch sử 500 năm. Tiên tri Ma-la-chi báo trước cùng lên án thái độ và tâm địa bất kỉnh của họ đối với Chúa. Ma-la-chi chép 7 lần từ “ở đâu” vô lễ của họ đối với Chúa: Mal 1: 2, 6, 7, 2: 17; 3: 7, 8, 13. Chúa phân biệt đoàn người đắc thắng giữa hội chúng khôi phục như sau: “Bấy giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va để ý mà nghe; và một sách của sự ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: những kẻ ấy sẽ thuộc về ta, làm cơ nghiệp riêng của ta trong ngày ta làm, và ta sẽ tiếc chúng nó như một người tiếc con trai mình hầu việc mình. Bấy giờ các ngươi sẽ trở lại và sẽ phân biệt giữa kẻ công bình và kẻ gian ác, giữa kẻ hầu việc Đức Giê-hô-va và kẻ không hầu việc Ngài” (Mal 3: 16-18). Theo Lu-ca 2, thiểu số người đắc thắng đó là cụ Si-mê-ôn, bà An-ne và “mọi người trông đợi sự cứu chuộc Giê-ru-sa-lem” (câu 38). Hội thánh cơ đốc khôi phục ra đời từ năm 1.825. Khi Chúa đến lần nhất, giữa hội chúng hồi hương chỉ còn tập thể nhỏ đắc thắng ở Lu-ca 2, rồi khi Ngài hiện ra lần nhì, anh em sẽ là người đắc thắng có thừa giữa hội thánh khôi phục hôm nay chăng?./