Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

TỪ NGỮ THÁNH KINH – MATHIO 5

  • I.THẾ GIỚI: Kosmos, Cosmos.


    Mathio 4:8, “Ma Quỉ lại đem Ngài lên đỉnh núi cao chỉ cho Ngài tất cả các vương quốc trên thế gian (kosmos) với sự huy hoàng ( vinh quang) của chúng”.
    Trong Tân ước Hi lạp, từ ngữ kosmos xuất hiện 188 lần. Sứ đồ Giăng dùng từ ngữ nầy khoảng 92 lần, vì đó là từ ngữ yêu chuộng nhất của ông. Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh viết “thế gian” là “nhân gian”, còn “thế giới” là “vũ trụ, hoàn cầu”.Theo ý nghĩa của từ nguyên Hi lạp, Kosmos nên dịch là”thế giới” thì đúng hơn. Dùn

    g chữ “thế gian” mất hết ý nghĩa. Nghĩa đen của từ ngữ “thế giới” là “hoàn giới thế tục”. Theo tiếng Hi lạp cổ điển, kosmos có hai ý nghĩa: thứ nhứt, là một trật tự hay sự sắp xếp thành hệ thống hài hòa, và thứ hai, sự tô điểm hay sự trang sức.
    &Thế Giới: 

    A. Danh Từ: Kosmos= thế giới.
    1. Adorment, adorning’ trang điểm
    1 Phiero 3:3 “đừng chú trọng sự trang điểm bề ngoài như làm tóc cầu kỳ”
    2. Kosmokrator: the world-rulers
    Eph. 6:12, “chúng ta..chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền thống trị thế giới mờ tối nầy”. 
    Kosmokrator: kosmos +krator (power, might, sovereignty). Chữ nầy xuất hiện một lần trong Tân ước, là danh từ số nhiều. Các world- rulers, là các vua của Satan cai trị phía sau các nước trên thế giới. Daniel 10 nói đến hai vua của Iran và Greek ( là hai thiên sứ ác).

    B. Tính Từ:# Kosmikos: earthly, worldly: thế tục, thế hạ.
    Heb. 9:1 “một nơi thánh dưới đất”
    Tít 2:12 “ từ bỏ...dục vọng trần gian”.

    C. Động Từ: kosmeo=sắp đặt.
    1. Sắp đặt cho có thứ tự: to put in the order, cho vô hệ thống
    - Mathio 12:42, “thấy nhà trống, quét dọn sạch, sắp đặt ngăn nắp..”
    2. to adorn, to decorate: trang điểm, trang hoàng.
    - Math. 23:29, “các ngươi xây mộ...trang hoàng mả của các người công chính”
    - Lu ca 21:5, “đền thờ được trang hoàng bằng đá đẹp”
    - 1 Tim.2:9, “ta muốn phụ nữ ăn mặc đứng đắn, trang điểm giản dị”
    - Khải. 21:9, “các nền của tường thành được trang trí bằng mọi loại đá quí”.

    &Danh Từ Oikoumene.Nghĩa đen của chữ nầy là “ the inhabited (earth): trái đất cư ngụ được. Chữ nầy nói về mặt đất đai là chỗ ở, không phải là thế giới có sắp đặt thành hệ thống.
    • Trái đất cư trú được:
    -Math. 24:14, “tin lành về vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp đất”
    - Luca 21:26, “chờ đợi những gì sắp xảy ra cho thế giới”
    - Sứ 11:28, “có nạn đói lớn xảy ra trên khắp đất”
    - Heb. 1:6, “nhưng khi đưa Con đầu lòng vào trần gian, Ngài (Đức Chúa Trời) phán...”
    - Khải 3:10, “giờ thử thách, là giờ sắp đến trong khắp thế gian”
    • Nhân loại: mankind, human kind:
    - Luca 2:1, “Sê sa Au gút tơ ra chiếu chỉ kiểm tra dân số trong cả thiên hạ”
    - Sứ 17:31, “ấn định một ngày mà Ngài sẽ phán xét thế giới”
    - Khải 12:9, “gọi là Ma Quỉ hay Satan, kẻ lừa dối cả nhân loại”
    • Đế quốc La Mã:
    - Sứ 24:5, “đồ ôn dịch, đã gây rối loạn giữa vòng người Do thái trên khắp thế giới”.
    • Trái đất hầu đến:
    - Heb. 2:5, “Đức Chúa Trời không đặt thế giới tương lai”

    Tóm lại có ba ý nghĩa chủ yếu về “thế giới”:

    A. Kosmos là vũ trụ vật chất, là địa cầu:
    - Math. 13:35, “Ta sẽ công bố những điều kín giấu từ buổi sáng tạo thế giới”.
    - Mác 16:15, “hãy đi khắp thế giới giảng tin lành cho mọi người”.
    - Giăng 1;10, “ Ngôi Lời trong thế giới và thế giới đã được tạo dựng bởi Ngài”.
    - Sứ 17:24, “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó”.

    B. Kosmos là thế nhân, nhân loại:
    1. Cư dân thế giới nầy: 
    - Giăng 1:10, “thế nhân không nhận biết Ngài”.
    - Giăng 3:16, “Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế nhân...”
    - Giăng 12:19, “những người Pharasi nói với nhau...cả thế nhân đều theo ông ta” (Jesus).
    - Giăng 17:21, “nhờ đó thế nhân tin rằng Cha đã sai Con”.
    2. Toàn thể nhân loại xa lạ Đức Chúa Trời , thù hiềm Chúa Jesus:
    - Giăng 14:17, “Linh chân lý mà thế nhân không nhận lãnh được”.
    - Giăng 14:27, “sự bình an Ta cho không giống như thế nhân cho..”
    - Giăng 15:18, “thế nhân ghét các con thì hãy biết rằng thế nhân đã ghét Ta trước”.

    C. Kosmos là của cải, vật chất, lạc thú lôi kéo người ta xa lìa Đức Chúa Trời:
    - Math. 16:26, “nếu người nào được cả thế giới mà mất hồn mình...”.
    - 1 Cor. 7:31, “ những kẻ đang gắn bó (sử dụng) thế giới, hãy giống như không gắn bó( sử dụng).
    - 1 Giăng 2:15, “chớ yêu thế giới cùng những gì trong thế giới...”.
    - 1 Giăng 3:17, “nếu ai có của cải (bios) đời nầy (thế giới nầy)...

    Cách dùng chữ như vậy không chỉ áp dụng cho vật chất thấy được, nhưng cũng áp dụng cho các vật trừu tượng, có giá trị thuộc linh, hợp luân lý hay vô luân, đang đứng phía sau các vật thấy được:
    - 1 Cor. 2:12, “chúng ta không nhận lấy linh của thế giới mà Thánh Linh...”.
    - 1 Cor. 3:19, “sự khôn ngoan của thế giới nầy là điên rồ trước mặt Đức Chúa Trời”.
    - Tít 2:12, “ân điển dạy chúng ta từ bỏ sự bất kỉnh và dục vọng thế giới”.
    - 2 Phiero 1:4, “anh em có thể tránh khỏi sự băng hoại trong thế giới gây nên bởi tham dục”.
    - Gia cơ 1:27, “giữ mình khỏi sự ô uế (triêm nhiễm) của thế giới”.
    & Đằng sau mọi vật đụng chạm được ta gặp cái gì đó không đụng chạm được, chúng ta bắt gặp một hệ thống mà trong hệ thống nầy có sự tác nhiệm hài hòa, và một trật tự hoàn hảo. Đó là guồng máy của Satan.
    Có hai điều cần để ý:
    a/. Sau khi A đam sa ngã, hệ thống thế giới thù hiềm Đức Chúa Trời, không biết Đức Chúa Trời (1 Cor. 1:21), ghét Christ (Giăng 15;18). Chúa nói “vương quốc Ta không thuộc về thế giới nầy” (Giăng 18:36).
    b/. Có một tâm trí nằm phía sau hệ thống nầy, và tâm trí đó muốn dùng hệ thống thế giới để bấu chặt anh em vào guồng máy vô hình của hắn. Giăng thường lặp lại “bá chủ của thế giới” (Giăng 12:31; 14:30; 16:11).Giăng cũng nói “kẻ ở trong thế giới” (1 Giăng 4;4) đối chọi cách cân xứng với Linh của lẽ thật đang cư trú trong tín đồ. Giăng kết luận, “toàn thể thế giới nằm trong tay kẻ ác”(1 Giăng 5:19). Cuối cùng “vương quốc của thế giới (vừa thấy được và không thấy được) trở nên vương quốc của Chúa và Đấng Christ của Ngài” (Khải 11;15). Kosmos là một từ ngữ vô cùng quan trọng trong kinh Tân ước. Anh em hãy gọi nó là “thế giới” hay “thế nhân”, và đừng bao giờ gọi là “thế gian”.

    II. THỜI ĐẠI:
    A.Danh Từ: aion=age:thời đại.
    1.Very long time, Eternity:
    * Ages long past:
    - Lu ca 1:70, “Ngài phán hứa ...từ xưa” (from the age)
    * Since the world began:
    - Giăng 9:32 “từ xưa đến giờ”
    * Into the age: đến đời đời
    - Giăng 6:51” ai ăn bánh nầy thì sống đời đời”(the age).
    * Into the ages: đến các đời vô cùng.
    - Rô ma 16:27, “ Đức Chúa Trời ... được vinh quang đời đời vô cùng” (the ages of the 
    ages”.
    -Heb. 13:21, “nguyện vinh quang qui về Ngài đến đời đời vô cùng” (into the ages of the 
    ages”
    2.Age, era: kỷ nguyên, thời đại, đời nầy: aion
    • This age: đời nầy, thời đại Tân ước.
    - Mathio 12:32, “dù đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”.
    - Mathio 13:22, “nhưng sự lo lắng về đời nầy( this age).
    - Lu ca 16:8, “vì con cái đời nầy”( this age)
    - 2 Cor. 4:4, “thần đời nầy (age) làm mù...”
    - Gal. 1:4, “cứu chúng ta khỏi đời gian ác nầy”( the present age).
    - Mathio 24:3, “về sự quang lâm của Thầy và thời kỳ tận thế (the completion of the age)

    3.The Age to come: Đời sau
    - Mác 10:30 “và sự sống đời đời trong đời sau”.
    - Epheso 1:21, “không chỉ trong đời nầy mà đời sắp đến”
    4. The ages: các thời đại: aionos.
    - 1 Tim. “ Nguyện sự tôn kính và vinh quang thuộc về Vua muôn đời (King of the ages)...các thời đại của các thời đại” ( the ages of the ages).
    - Heb. 1:2 “Nhờ Ngài (Con) mà Ngài (Đức Chúa Trời) làm nên vũ trụ (the ages).
    - Heb. 11:3, “vũ trụ đã được dựng nên bởi lời Đức Chúa Trời”- nguyên văn” các thời đại đã được điều chỉnh bởi rhema của Đức Chúa Trời”

    B. TÍNH TỪ: aionios=eternal, everasting: đời đời , vĩnh cửu.
    * Không ban đầu:
    - Rô 16:25, “sự mặc khải đã được giấu kín từ nghìn xưa”( in eternal times)
    * Không ban đầu hay cuối cùng:
    - Rô 16:16, “Đức Chúa Trời đời đời” (the eternal God).
    * Vô tận: Without end:
    - Math. 25:46, “sự hình phạt đời đời...sự sống đời đời...”.
    - Lu 10:25, “tôi phải làm gì để hưởng sự sống đời đời” (eternal).
    - Heb.13:20, “huyết giao ước đời đời”.

    & Các câu đặc biệt:
    - Eph.3:21, “nguyện Ngài được tôn vinh trong Hội thánh...trải qua mọi thế hệ của thời
    đại của các thời đại”(the age of the ages).
    - 2 Phiero 3:18, “vinh quang thuộc về Ngài từ nay cho đến đời đời” (now and into a day of age”( ngày của cõi đời đời).

    # Nhìn Qua Cách Dùng Danh từ Aion (age và ages) Và Tính Từ aionios (eternal) Trong Cả Tân Ước , Tôi Nhận Thấy: kinh văn Việt văn không dịch được chữ “aion” cách minh bạch. Thực ra chữ “aion” được các tác giả Tân ước dùng cách khó hiểu cho chúng ta: Aion được dùng để chỉ:
    (1). Thời đại Tân ước:
    - Lu ca 16:8, “con cái đời nầy khôn khéo hơn..”
    (2). Thời đại sắp đến:
    - Mác 10:30, “sự sống đời đời trong đời sau”.
    - Math. 12:32, “đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”
    (3). Cả cõi đời đời quá khứ:
    - Luca 1:70, “phán hứa từ xưa”
    (4). Cả cõi đời đời tương lai:
    - Giăng 6:51, “ai ăn bánh nầy thì sẽ sống đời đời”

    # CÓ BỐN CÁCH DIỄN TẢ VỀ CÕI ĐỜI ĐỜI:
    a/. Eph. 3:21, “the age of the ages” (thời đại của các thời đại- đời nầy là của các đời sau)
    b/.Heb. 13:21. “the ages of the ages”(các thời đại của các thời đại).
    c/.Eph 2:7, “The coming ages” ( các thời đại hầu đến).
    d/. 2 Phiro 3:18, “a day of age” ( một ngày của cõi đời đời).

    Đức Chúa Trời là Vua các thời đại (1 Tim 1:17), Ngài là Đấng Ta Là (I AM). Ngài sống trong thì hiện tại hằng hữu của mình. Quá khứ, hiện tại, và tương lai là đồng thời đối với Ngài, và 2 Phiero 3:18 gọi cõi đời đời chỉ là một ngày, ngày đời đời của Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài phân chia ra nhiều thời đại cho loài người để họ dễ nhận thức và kinh nghiệm, vì Ngài từng tỏ mình ra là “Đấng hiện có, đã có và còn đến”.
    Nhưng trong sách Giô suê 1:5, Chúa phán cùng Giô suê, “Ta sẽ ở với con như Ta đã ở cùng Môi se...”. Đối với Đức Chúa Trời hằng hữu và đời đời , thì sự kiện “Ta sẽ ở” và “Ta đã ở” xảy ra đồng thời trong một ngày, là một thời đại hằng hữu. Đừng ngạc nhiên tại sao Ngài phán” trước khi Áp ra ham hiện hữu, Ta hằng hữu”( I Am: Ta đang có mặt). Ngợi khen Chúa.