Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

WILLIAM TYNDALE -Nhà Dịch Thuật Kinh Thánh Anh Ngữ


WILLIAM TYNDALE -Nhà Dịch Thuật Kinh Thánh Anh Ngữ



William được sinh ra khoảng năm 1494. Vào những năm của tuổi thiếu niên, ông may mắn được theo họ trường Oxford và Cambridge, nơi ông thu đạt một số bằng cấp và học vị. Khi còn học tại trường, nhờ đọc bản dịch quyển Tân ước Hi lạp của Erasmus mà toàn bộ cuộc đời ông được thay đổi và nhờ đó làm thay đổi toàn bộ thế giới nói tiếng Anh. Với khát vọng nhiệt thành phải nhìn thấy những người khác tại Anh quốc, từ cậu bé cày ruộng thấp hèn cho đến các nguyên thủ cao nhất của quốc gia, có thể nhìn thấy Christ, nên gánh nặng về hồn người Anh quốc càng lúc càng thêm nặng trong lòng ông. Nên ông tìm kiếm ý Chúa cho cuộc đời mình, là phải làm gì cho Ngài. Chúa đáp lời ông bằng cách ban cho ông năng khiếu kiệt xuất về nghệ thuật ngôn ngữ. Vào cuối cuộc đời, ông quán triệt không dưới 6 ngôn ngữ
. Nhưng bây giờ, vì được thuyết phục là Chúa kêu gọi mình, ông đã đề ra một cuộc đời phụng hiến có kỹ luật, để thành toàn gánh nặng mà Chúa đã đặt trong lòng ông; là dịch Kinh thánh ra ngôn ngữ thông dụng Anh quốc.
Vào thế kỷ thứ 16, nhiệm vụ nầy không dễ dàng thực hiện. Thực vậy! Trong vương quốc Anh hay trong hội thánh mẹ, cũng không có bất cứ một phần bản dịch nào của lời Đức Chúa Trời bằng ngôn ngữ thông thường của “địa phương”. Đây là thời kỳ khi các bậc cha mẹ đã bị tuận đạ
o khi dạy dỗ con cái họ về các điều như bài cầu nguyện của Chúa, hay 10 điều răn bằng tiếng Anh. Nên, nếu một bản dịch Kinh thánh được hoàn thành, sẽ có nghĩa có một cuộc đời phải chạy trốn, như kẻ sống lẫn trốn ngoài vòng pháp luật. Người đó sẽ bị nhà nước và giáo hội săn đuổi, và ghét bỏ về tội làm lan tràn lẽ thật của lời Đức Chúa Trời. Song le đây là sự kêu gọi ông đã chấp nhận.
Thậm chí vào những năm thiếu thời của mình, Tyndale vốn là người ít nói, ít có lời lẽ. Hơn nữa, khi nói năng ông cẩn thận dùng các lời mình chọn lựa kỹ. Dù kỷ năng tâm trí ông sáng chói, đủ khả năng tranh luận từng chi tiết các vấn đề, nhưng ông không muốn vướng mắc trong các sự tranh cãi mà ông cảm thấy là vấn đề thứ yếu. Những ai quen biết ông đều biết khát vọng của ông là không tranh cạnh vì cớ các ý kiến suông. Ông tưởng nên chuyên cần đứng vững chãi về các sự việc có tầm quan trọng chính yếu. Ông có loại tâm tính nầy cách rõ rệt mà mọi người quen ông đều nhìn thấy. Thực vậy, về mọi điều ông đã viết, người ta khó tìm được lời nói gay gắt, thậm chí để đáp lại các lời cay đắng của những kẻ chống đối ông. Ít có người ngang bằng ông về tính trung thực tuyệt đối nầy.
Ông trải qua cuộc đời trong sạch trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Phần lớn kẻ thù của ông sẵn lòng nhìn nhận sự thánh thiện trong con người luân lý của ông. Họ không có được cơ sở nào để tấn công ông. Do đó, những kẻ chống đối ông tập trung chú ý của họ vào các giáo lý “độc hại” của ông.
Lúc nào ông cũng cẩn thận kẻo các hành động của mình xuất phát từ động cơ hướng về lợi lộc cá nhân. Bằng chứng về các điều nầy được các diễn biến tương lai chứng minh. Trong khi nỗ lực của phần lớn các nhà cải chánh khác là điều khiển nhiều người chạy theo họ hay theo các chuyển động tiếp theo của họ; như người theo phái Luther chạy theo Luther, những người phái Zwingli chạy theo Zwingli, và nhiều người khác cũng có như vậy, nhưng không hề có sự triển khai để ai đó chạy theo Tyndale. Thật là điều trái người với con người.
Trong khi mọi người tôn kính ông về mặt đạo đức, về tài năng và về tính cách của ông, các bản dịch của ông hoàn thành chỉ với mục đích tôn vinh Đức Chúa Trời, và với chủ tâm duy nhất là dẫn người ta đến đức tin trong Christ, rồi sau đó dạy dỗ họ làm sao sống cuộc đời thánh khiết, phân rẽ khỏi thế giới xung quanh. Hơn nữa, đức thanh khiết trong các lao tác của ông được phản ảnh trong các kết quả. Sự thức tỉnh và bông trái thuộc linh đã được phát sinh từ các nỗ lực của ông, cứ được thoát khỏi nhiều sự lạm dụng và quá độ mà có thể gây dịch bệnh cho kẻ khác về đức tin.
Thậm chí sau khi bị bắt và cầm tù, ông tiếp tục cách vững chắc công tác dịch thuật Kinh thánh Cựu ước Hê-bơ-rơ ra Anh văn. Đến cuối cùng, ông không hề đánh mất khải tượng về sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời ban cho ông: là Anh quốc phải có Lời Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ thông thường. Tuy nhiên, ông đã biết trước kết cuộc sẽ đến. Nên, đầu tháng mười năm 1536, hài lòng rằng mình đã làm tròn trách nhiệm đã giao cho, William Tyndale đã bị cột chặt vào cột sắt để thiêu sống. Miệng lưỡi ông vang lên những tình cảm mà vẫn còn đặt nặng trong lòng ông. Những lời cuối cùng của ông là lời cầu nguyện nầy, “xin Chúa mở mắt cho vua của Anh quốc”.
Điều gì trở nên lao tác của ông trong vườn nho của Vua các vua? Vào năm Tyndale chết, giám mục công giáo Fox của Hereford tuyên bố, bây giờ dân thường biết Kinh thánh tốt hơn nhiều người của chúng ta”(các linh mục). Rất nhiều bản Kinh thánh được chở lén vào Anh quốc trong 10 năm trước đó. Năm sau, vua Henry VIII đóng ấn vào bản Kinh thánh của Matthew. Đó là một một bản dịch mới, rút một phần lớn từ tác phẩm của Tyndale. Không đầy hai năm sau đó, vua ra lệnh mọi nhà thờ tại Anh quốc phải trưng bày bộ Kinh thánh Anh ngữ khổ lớn nhất trong nơi nhóm họp.
Tyndale đã hiến dâng cuộc đời mình—một sinh tế sống. Vì cớ điều đó, Chúa đã sớm đáp lời khẩn cầu lúc hấp hối của người đầy tớ nầy của Ngài. Ông tuận đạo vào năm 1536.
“ Tôi đã thấy hồn những kẻ vì cớ chứng cớ của Jesus và lời Đức Chúa Trời mà bị chém...Chúng đều được sống lại và đồng làm vua với Đấng Christ một ngàn năm “ (khải 20:4)./.
( viết theo Wikipadia).