Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

WATCHMAN NEE (1902—1972)

WATCHMAN NEE (1902—1972)
WATCHMAN NEE (1902—1972) Đây là bản tóm tắt tác phẩm “Against The Tide” (Ngược Dòng), một bản tiểu sử của Watchman Nee, bởi tác giả là Angus Kinnear. NGƯỢC DÒNG ( Câu Chuyện Về Nghê Thác Thanh). Danh tánh của Watchman Nee ít đuợc biết đến trong thế giới cơ đốc Tây phương mãi đến khi Angus Kinnear, đưa ra xuất bản quyển đầu tiên trong một loạt sách mang tên Watchman Nee lần đầu tại Ấn độ vào năm 1957.
Đây không phải là các bản dịch trực tiếp từ các sách hoàn bị trong Hoa Văn, nhưng là các trích đoạn, chọn lọc từ nguồn khác nhau và đuợc kết lại thành các quyển sách đọc có chất lượng cao, nhanh chóng đứng ở đầu bảng trong lãnh cực cạnh tranh – không đơn sơ về sự gọi mời tức thì, nhưng vì sự đóng góp thực tiễn hướng về sự hiểu biết nếp sống cơ đốc nhân. Nhiều người tìm được sự giúp đỡ thiết thực trong đời sống cá nhân của họ qua việc nghiên cứu chức vụ của nguời cơ đốc ngoại hạng Trung Hoa nầy, và không ít nguời tò mò muốn biết thêm về con người và câu chuyện của ông. Vì lý do nầy, “Ngược Dòng”, câu chuyện của Watchman Nee, đã đuợc sản sinh và điều thích đáng là tiến sĩ Kinnear, người đã đem chức vụ của Watchman Nee đến cùng chúng ta ở đây, bây giờ phơi bày vài tia sáng trên con người nầy, mà sự đóng góp của ông, dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời, là hữu ích cho hội thánh tại Trung Hoa.

Quyển sách bắt đầu với văn kiện mở rộng đẹp đẽ về nguồn gốc và gia đình ông, có tầm quan trọng đối với cuộc đời thơ ấu, chịu ảnh huởng gia đình cơ đốc cách trực tiếp và gián tiếp qua các bạn bè. Mẹ ông không phải là không có lỗi lầm trong cách bà xử lý người con trai thông minh và nhạy bén cao độ nầy. Song le sự hối cải của ông qua sự rao giảng của nhà giảng phúc âm Dora Yu cho thấy đôi điều trong kinh nghiệm của mẹ ông có với Đức Chúa Trời, và việc bà vâng theo lệnh truyền của Ngài, khi bà xin lỗi con mình.Vì vậy, nên Watchman Nee đi nghe Dora Yu giảng và tin Chúa. Chắc chắn điều nầy nêu lên bài học cho những ai trong chúng ta, là các bậc cha mẹ, mang trách nhiệm nặng nề trước mặt Đức Chúa Trời cho các sự bắt đầu đúng đắn của con cái chúng ta. Mối liên hệ cá nhân của chúng ta với Đức Chúa Trời phải góp phần chủ yếu. Ông đã đến chỗ biết Christ cách cá nhân đang khi còn học tại trường học và mối quan tâm của ông về việc san sẻ Tin mừng trở nên hiển nhiên ngay sau đó. Sau khi hoàn tất bài làm mỗi ngày xong, ông và bạn bè cầm Kinh thánh và đi vào làng mạc xung quanh rao giảng phúc âm. Các ngày nghĩ lễ cũng được sử dụng như vậy và một người có thể nhìn thấy sự thúc đẩy rao giảng phúc âm vào đầu thời đại nầy. Ông nhìn nhận rằng, từ những năm đầu tiên nầy, ông thích rao giảng. Nhưng có thể ít có sự nghi ngờ rằng sự thúc giục và ân tứ hiện thực vốn bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, “Đấng muốn mọi người được cứu rỗi”. Điều đó không chỉ là nói suông mà thôi. Văn kiện bày tỏ Watman Nee và các bạn ông đã xây dựng một bục giảng về kinh nghiệm thiết thực và tri thức thực tiễn về Đức Chúa Trời, và văn kiện kể lại thể nào cơn mưa đã đổ xuống, là một thí dụ tốt về điều nầy. Ông không chỉ là một con người đơn sơ với một sứ điệp; ông phải là một đầy tớ của Đức Chúa Trời hằng sống, chứng minh thực tại và quyền năng của Chủ mình. 

Câu Chuyện kể tiếp về sự tiến bộ của ông. Ông dành nhiều thì giờ tăng cường nghiên cứu Kinh thánh. Ông có thói quen là thường xuyên đọc suốt qua kinh Tân ước vài ba lần mỗi tháng. Cô Margaret Barber và tủ sách của cô đã được tiêu hoá vào tâm trí sống động và dễ tiếp thu của ông, và như Phao-lô, thỉnh thoảng ông tự nhốt mình trong căn lều nhỏ cạnh bờ sông, dành cơ hội đầy đủ để các ảnh hưởng nầy gán ghép và cấu tạo vào hoàn cảnh đặc thù và văn phong của ông. Ông đã bắt đầu viết—một tờ báo nhỏ, nhan đề “ Phục Hưng”, bao gồm các bài giải nghĩa Kinh thánh—và chắc chắn điều nầy đặt ra công tác làm nền cho sự viết lách về sau của ông. Sau đó sự tiến bộ của ông bị gián đoạn bởi cơn bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, mà khiến cho các lao tác thuộc linh đang gia tăng phải bước đi cách khập khiểng, và trong đó ông tham dự chung với một số bạn bè. Tuy nhiên, công tác của Linh Đức Chúa Trời trong người bề trong của ông, như điều gì đó được gia tốc bởi tai biến hiển nhiên nầy, và đó là một gương mẫu cổ điển của một loại kinh nghiệm cơ bản mà sứ đồ Phao-lô nhận thấy rất khó chấp nhận vào lúc đầu—cây dầm xóc trong xác thịt. Có lẽ do kinh nghiệm nầy, với sự yếu đuối mà ông đã tìm được sức mạnh nâng đỡ ông, không chỉ qua những năm công tác mở rộng, và xây dựng hội thánh cách có hiệu quả cao, nhưng cũng đưa ông vượt qua những năm dài giam cầm trong nhà tù Thượng Hải. Bệnh nầy “gần chết”, hầu như đối với tôi (Kinnear) là một nhân tố có ý nghĩa cao cả trong câu chuyện của ông. Có nhiều giáo sĩ Tây phương đang hoạt động trong khu vực. Khi giao tiếp với ông, họ bị ông thu hút mạnh mẽ, chịu ấn tượng sâu sắc về các ân tứ, và công tác bản xứ đang lớn lên của ông. Số giáo sĩ khác coi ông là mối đe doạ cho hiện trường truyền giáo vững lập của họ, cho ông là “kẻ ăn cắp chiên”, dụ dỗ con tốt nhất trong bầy của họ, đưa vào bầy của ông. Về phần ông, không có bằng cớ hiển nhiên nào cho thấy ông có cảm xúc chống giáo sĩ cách mạnh mẽ--đúng ra, ông có cái nhìn, là Đức Chúa Trời đã ban cho ông một công tác để làm, và ông phải tích cực chăm chú cho điều đó. Ông cũng bận rộn với các nan đề về hội thánh non trẻ đang lớn lên, đang dành thì giờ nghe sự chỉ trích tiêu cực từ các công nhân cơ đốc khác. 

Bất chấp tình trạng chiến tranh trong nhiều vùng chia cắt khác nhau của đất nước, sự giao thông, liên lạc gián đoạn, sự đi lại hạn chế, nhưng công tác vẫn lan tràn nhanh chóng. Các hội chúng xây dựng theo các đường hướng đơn giản như các nguyên tắc được tìm thấy trong Tân Uớc; trước hết đã được thành lập tại Thượng hải, và không bao lâu sau đó, các hội chúng khác nẩy nở trên khắp Hoa lục. Tuy nhiên, ông đã dành thì giờ thăm viếng Anh quốc hai lần, để làm sâu thêm sự kết giao với ông T. Austin-Sparks, chủ bút tờ “Chứng nhân và chứng cớ”. Nhiều người, kể cả bố của người viết bài nầy, đã cho tôi ( Kinnear) biết rằng, họ có đặc quyền gặp Watchman Nee vào lúc đó, vì ông đã dành mấy tháng trong sự tương giao với các tín đồ ở Anh quốc, Tô Cách Lan và Bắc Âu. Tất nhiên, vì cớ có chừng 250 công tác viên trọn thì giờ trong công tác đang mở rộng cách nhanh chóng, và vì các nhu cầu tài chánh, đã đưa Watchman Nee vào cái có vẻ như cuộc du ngoạn, với lời khuyên xấu, vào thế giới tài chánh. Nhưng cơ quan nầy, có em của ông và vài người khác tham gia, nhà bào chế thuốc Tây, đã bị nhiều người hiểu lầm, dầu có các thông tin không đầy đủ để xét đoán các hệ luỵ trong đó. Vì bằng cớ hiển nhiên nầy. Các anh em của ông cảm thấy rằng ông đã từ bỏ đầy trọn sự uỷ thác thuộc linh từ Chúa, để tìm kiếm một chỗ đứng trong thế giới vật chất. Khá lâu về sau, để tránh có thêm sự hiểu lầm và bảo tồn sự hiệp nhất, ông đã buông bỏ cả công trình cho anh em khác. 

Các diễn biến chính trị tại Trung Hoa, khi quân đội giải phóng từ miền bắc tiến xuống lúc bấy giờ (1948), đã đẩy Watchman Nee vào chương trình dạy dỗ và huấn luyện tăng cường, chuẩn bị các tín đồ cho thời kỳ khó khăn hơn—các hội đồng đặc biệt cho các nhà lãnh đạo và các công tác viên đã được tổ chức, các tư tưởng nghiêm trọng đã được nói ra cho con đường trước mắt—Sự ưu tiên dành cho vào lúc nầy là học thuộc lòng Kinh thánh. Biết bao người vẫn còn sống trong giá trị của sự nhấn mạnh được cảm thúc nầy. Ông vẫn còn tự do du hành thậm chí đến Đài Loan và Hong Kong, nơi đó ông đã lao tác thiết lập công việc của Chúa. Vào lúc chính quyền mới được thành lập, nhiều người thúc giục ông đừng trở lại Trung Hoa, nhưng ông nói, “tôi có con cái bên trong ngôi nhà, nếu nhà sụp đổ, tôi phải nâng đỡ nó, bằng cái đầu của tôi, nếu cần”. Ông đã trở về Thượng hải. Tất nhiên, ông đã bị bắt giữ, kết án và giam tù 20 năm, từ 1952—1972. Tác phẩm là sự trình bày thông suốt về cuộc đời và niên hiệu của Watchman Nee, song le độc giả có ấn tượng về nhân phẩm và bản chất con người như là sợi chỉ khó truy tìm dấu vết qua các phong trào ở Trung quốc, chính trị và thuộc linh, và ông đã bị vướng mắc vào. Có lẽ điều nầy chỉ được chờ đợi từ con người nầy của Đức Chúa Trời, người đã đuợc kể là xứng đáng chịu khổ 20 năm trong khám tù vì cớ Christ và là con người đã viết nơi trang đầu trong quyển Kinh thánh của mình các lời rất cảm động sau đây, “tôi không mong muốn điều gì cho tôi, tôi muốn mọi sự cho Chúa”. Gió ngược, biển động, bão tố hung tợn dường như là kinh nghiệm không thể tránh được của hội thánh Christ. Bất cứ khi nào Chúa đề ra một hướng đi cho dân Ngài, thì không bao giờ thiếu vắng sự chống đối từ Satan. 
 
Thật đầy đủ khi Chúa Jesus đề nghị các môn đồ Ngài rằng họ nên qua “bờ hồ bên kia”, liền gặp cơn bão tố từ địa ngục thách thức chiếc thuyền của họ, một cơn bão có tầm cở lớn lao như vậy, thậm chí các thuỷ thủ có kinh nghiệm trong đoàn sứ đồ cũng phải kinh sợ (Lu. 8:22-25). Cũng vậy, nếu sứ đồ Phao-lô đang trên đường đi chu toàn sự uỷ nhiệm thần thượng tại La mã, khi ấy dường như điều không thể tránh khỏi là một cơn bão hung tợn đe doạ nhận chìm ông ( Công 27:20-25). Trong cả hai trường hợp, sự tấn công của Ma quỉ đã bị phá hỏng, vì Jesus thực sự là Chúa của tất cả, nhưng sự dị biệt nổi bật trong hai câu chuyện là các phản ứng trái nguợc của các môn đồ, là những người vướng mắc trong các cơn bão trên biển. Trong câu chuyện phúc âm, chúng ta đọc rằng lòng các môn đồ dẫy đầy sự hoảng sợ- “Thầy ơi, Thầy ơi, chúng ta chết mất!”, là tiếng kêu la không có đức tin, thất vọng cách sâu xa đến Chúa của họ. Chính tiếng kêu la lại đầy sự mâu thuẫn. Nếu Ngài đích thực là Chủ- Đấng đứng ở trên—thì làm sao họ có thể chết mất chứ? Nhưng, sau đó, không có gì là thật không hợp luận lý như sự vô tín. Dĩ nhiên Christ là Chủ-- Ngài sớm chứng minh điều đó. Nhưng thật là điều đáng thương, khi họ phản ứng với cơn bão bằng sự vô tín hèn hạ như vậy! “ Đức tin các con ở đâu?” Đây là tình trạng gần như nghẹt thở dưới gánh nặng về sự sợ hãi vị kỹ. Giống như một số người trong thời chúng ta, họ chỉ cầu nguyện cho chính họ, họ hỏi, “ điều nầy ảnh hưởng như thế nào? Tại sao Chúa không nhanh chóng làm điều gì đó để cứu giúp con?”. Khi sứ đồ Phao-lô lâm vào một cơn bão- cơn bão tồi tệ hơn nhiều—ông cũng sợ hãi, nhưng đồng thời ông tin cậy- Ông cũng đã cầu nguyện, nhưng ông đã quên mình trong sự cầu nguyện hi sinh của ông vì người khác. Một số đông người mất hi vọng vây quanh ông, đa số họ không biết làm sao cầu nguyện cho chính mình. Ông biết rằng đời sống ông đã được giấu kín với Christ trong Đức Chúa Trời, nên ông không hoảng sợ về chính mình. Quan tâm cá nhân của ông, không liên kết với sự an toàn, nhưng với việc làm tròn sứ mạng do Đức Chúa Trời ban cho, là làm chứng trước mặt Sê-sa. Ông đã được tái xác quyết về điều nầy, và sau đó như sự rộng rãi hoàng gia, ông được bảo rằng Đức Chúa Trời ban cấp cho ông mọi người đi chung thuyền với ông. Sự cầu nguyện của ông không hướng trực tiếp về các người có nhu cầu quanh ông. Một số là bạn bè, một số là kẻ thù, nhưng ông đã cầu nguyện cho họ tất cả, và Đức Chúa Trời đã đáp lại các lời cầu nguyện của ông cách diệu kỳ. Vị sứ đồ bị bão tố ngã nghiêng có thể xác nhận, “tôi tin Đức Chúa Trời”, và tất cả họ có thể thấy thực tại đức tin khải hoàn của ông, cũng như họ đều có phần trong lời cầu thay của ông. Ngày nay chúng ta nhận thấy chính mình ở trong thế giới đầy bão tố dày vò. Hoặc chúng ta phải được ban cấp sự ẩn náu yên tỉnh do Đức Chúa Trời ban cho, hay con tàu phải bị vỡ ra trên các vầng đá, chúng ta không biết. Thời gian sẽ bày tỏ điều nầy. Nhưng trong khi ấy, nhiệm vụ chúng ta là phải biết cách cầu nguyện trong các tình trạng như vậy. Và các lời cầu nguyện không nên là tiếng kêu la vị kỷ của sự hoảng sợ, “Thầy ôi, Thầy ôi, Thầy không lo chúng ta sẽ chết mất sao?”. Nhưng đúng ra, sự cầu nguyện của những nguời thật tin Đức Chúa Trời, đến nỗi các hành khách trên thuyền có thể tìm đuợc sự cứu rỗi qua lời cầu nguyện và qua lời làm chứng vững chắc của chúng ta. Giống như Phao-lô, Watchman Nee đã học tập tin cậy vào Đấng, và chỉ mình Ngài có thể làm chúng ta đứng nỗi trước bão tố của sự tối tăm ở xung quanh chúng ta. Vì trải qua nửa thế kỷ, những sự nhìn thấy của ông đã là ma-na cho những tâm hồn đói khát trên khắp thế giới./.