Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

SỰ HÒA LẪN CỦA THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST


Trọng tâm Kinh Thánh Tân Ước nói về Đấng Christ và Hội Thánh. Sau bốn phúc âm thì đến sự xây dựng hội thánh. Hội thánh là một người, một Người Mới (Eph. 2;15), Hội thánh là Cô Dâu, vợ Đấng Christ (Eph.5:24-25), Hội thánh là nhà Đức Chúa Trời (1 Tim, 3:15), đền tạm Đức Chúa Trời (Khải 21:3), đền thờ Đức Chúa Trời (Eph. 2:21-22), thành phố Đức Chúa Trời (Khải 21:2) và quân đội (Eph. 6:11-12).
Ngoài 7 điều nầy: người mới, người vợ, ngôi nhà, đền tạm, đền thờ, thành phố, quân đội—còn có một điều nữa- Thân Thể.

Từ ngữ nầy không tìm thấy trong Cựu ước, đó là một từ ngữ mới trong kinh Tân ước.Phao lô là vị sứ đồ duy nhất được Chúa ban cho mặc khải Hội thánh là Thân Thể Đấng Christ.
Thân Thể Chúa không phải là một từ ngữ suông, đây là một lẽ thật có thể thực tại hóa trong kinh nghiệm. Mọi con cái chân thật của Đức Chúa Trời, về mặt địa vị. đều là các chi thể trong Thân Thể hoàn vũ của Chúa. Chúng ta tin và cảm tạ Chúa về điều đó. Các hội thánh địa phương, bất luận ở đâu, bất luận màu da chủng tộc nào cũng đều là các thành phần cấu tạo Thân Thể phổ thông nầy.
Nhưng về nếp sống của Thân Thể thì thế nào? Đa số con dân Chúa trên hoàn cầu không thực hành đầy đủ sinh hoạt Thân Thể, vì đa số không thi hành chức năng riêng của mình. Chỉ có một thiểu số hoạt động, lại hoạt động thái quá, choán chỗ các chi thể khác; còn đại bộ phận sống thụ động, không hề biết chức năng mình là gì để tác nhiệm trong Thân Thể Chúa.
-
1 Corinhto 12:24 chép trong nếp sống ấy của Thân Thể, “Đức Chúa Trời đã hòa trộn Thân Thể với nhau, để chi thể nào kém quan trọng lại được tôn trọng hơn”. Bản Recovery dịch chữ “hòa trộn” (blended) thay cho chữ “tháp” của BNC và chư”sắp đặt” của bản HĐ 2010.
“Hòa trộn” ngụ ý “điều chỉnh cách hỗ tương”. Đức Chúa Trời đã hoà lẫn mọi chi thể của Đấng Christ lại với nhau thành một Thân Thể. Vì cớ điều nầy chúng ta cần nhiều sự biến đổi (Rô. 12:2) tức là chúng ta cần được biến đổi khỏi sự sống thiên nhiên của mình khi thực hành nếp sống Thân Thể thực tiễn. Các chi thể phải gặp gỡ, gần gũi, gắn bó, đồng công với nhau thường xuyên khi thi hành chức năng của mình. Nếu không được biến đổi, chúng ta không thể có nếp sống Thân Thể thực tiễn được. Người xác thịt không hợp tác được với ai cả.
Trong thời Cựu ước, toàn dân Israel được gọi là Hội chúng của Đức Giê hô va. Họ là bầy chiên tay Ngài dìu dắt. Vào thời đó, Hội chúng Israel không được kể là Thân Thể Chúa, nhưng Đức Chúa Trời luôn đối đãi tổng quát với dân Ngài cách yêu thương đầy trọn. Thi thiên 77:20 chép, “Chúa dùng tay Môi se và Aron để dẫn dắt dân Ngài như một đàn chiên”. Còn Ê sai 40:11 chép, “ Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên, tập họp các chiên con trong cánh tay mình và ẵm chúng vào lòng; nhẹ nhàng dẫn các chiên cái đang cho con bú”( Bản 2010).
Vào thời Tân ước, Phiero vẫn còn gọi Hội thánh là “bầy” (1 Phi. 5:3), được Chúa Jesus là Đấng Chăn Chiên Trưởng chăn dắt. Ngài muốn chúng ta sống theo bầy, không chia rẽ ra nhiều bè phái như tình trạng hiện nay, thậm chí các bầy chiên ấy đang sống chung trong một địa phương. Phao lô có lời khuyên sâu sắc về nếp sống bầy, về sinh hoạt Thân Thể ở Eph. 4:16 như sau, “nhờ Ngài mà cả Thân Thể kết hợp và gắn kết với nhau bởi những dây liên kết hỗ trợ, khi mỗi phần hoạt động một cách thích hợp thì Thân Thể được tăng trưởng, và tự xây dựng trong tình yêu thương”.
-
Nói cách tổng quát, nếp sống Thân Thể là nếp sống kết hợp và gắn chặt với nhau của các chi thể. Mọi chi thể đều sở hữu cùng một sự sống của Chúa, nếu các chi thể từ bỏ sự sống bản ngã mình, sống bằng sự sống của Chúa, thì nếp sống Thân Thể có thể thực hiện được. Tức là lời Kinh thánh sau đây sẽ xảy ra giữa vòng các thánh đồ: “hầu cho không có sự chia rẽ nào trong Thân Thể, nhưng các chi thể có cùng mối quan tâm cho nhau. Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau; nếu một chi thể nào được tôn trọng thì tất cả đều cùng vui mừng”( 1Cor. 12:25-26).
Anh em có đồng lo tưởng đến nhau, có cùng mối quan tâm cho nhau không? Chúng ta chưa thấy quang cảnh thần thượng của hai câu Kinh thánh trên xảy ra. Trái lại chúng ta thấy cảnh tượng trái ngược—cảnh anh em không tiếp nhận lẫn nhau, hình ảnh anh em không nhìn nhận chức năng của nhau, cảnh anh em tránh né, xa lánh nhau, không thăm viếng hay đối diện nhau sau nhiều năm dài, thậm chí còn chà đạp nhau..v.v...thì làm sao có nếp sống Thân Thể được chứ??!
Đọc Kinh thánh Tân ước, chúng ta thấy thánh đồ Hội thánh đầu tiên bước “theo Phao lô và Ba na ba” (Sứ 13:43), họ “ném vận mạng” mình cho Phao lô, Sila.( Sứ 14:4). Chữ “joined” ( theo) có nghĩa: were allotted to, threw in their lot with Paul .Về thánh đồ ở Athens thì “có mấy người theo (adhering- dính chặt) Phao lô và tin” (Sứ 17:34”. Đó là tình trạng gắn kết của thánh đồ đối với công nhân của Chúa.-
Minh Khải-