Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

NHỮNG NHÂN VẬT XUNG QUANH ĐAVÍT LỚN HƠN



“Ấy vậy chung quanh người có chừng 400 người”
                                                          (I Sa 22 : 2)
“Này là tên các người mạnh bạo đã giúp việc cho Đa vít”
                                                          (II Sa 23 : 8)
“Các ngươi há chưa hề đọc đến điều Đavít làm khi người cùng những kẻ đi theo túng đói hay sao?”
                                                          (Mác 2 : 25)
Khi còn trên đất Chúa Jêsus ví sánh Đavít cho chính mình, nên các nhân vật xung quanh Đavít cũng ứng dụng cho đoàn công nhân đắc thắng hôm nay trong hội thánh Philađenphi. Vì triều đình Sau lơ tiêu biểu cơ đốc giáo truyền thống, nhân tạo và triều đình Salômôn tượng trưng vương quốc thiên hi niên.
Theo một phương diện, vương quyền Đavít hiện thực ngay khi ông được tiên tri Samuên xức dầu tại Bết lê hem. Vương quyền đó có ba thời kỳ biểu lộ là: (1) Thời kỳ trốn tránh vua Sau lơ. (2) Thời kỳ cai trị tại Hếp rôn. (3) Thời kỳ cai trị tại Giêrusalem.
Thế giới sống theo nguyên tắc phản loạn, bất phục, giáo hội vận hành bằng sắc lệnh nhận tạo, quyền lực của tổ chức, chỉ hội thánh Philađenphi, kể từ năm 1925, mới phát huy quyền bính Đức Chúa Trời, và vâng phục quyền bính Ngài. Lịch sử Philađenphi nói chung hay nói riêng từng nước, các nhân vật quanh Đavít lớn hơn, hay nhóm người đắc thắng cũng có ba thời kỳ kinh nghiệm vương quyền Đấng Christ.
Khi quyền lực giáo hội còn đầy đủ, còn khống chế, nô dịch tín đồ ngu dốt, các kẻ cùng khổ, kẻ mắc nợ, những người có lòng sầu khổ nhóm họp cùng Đavít. Họ ủng hộ chức vụ Đavít và núp mình dưới sự xức dầu của Đức Chúa Trời trên Đavít. Trong lối đi tiền phong, đầy gian nan cay đắng đó, có lúc họ phải thiếu ăn, chịu lạnh lẽo, có nguy cơ đến tính mạng. Những người hung ác, côn đồ quanh ông có lúc toan ném đá ông vì không chịu đựng nổi các hy sinh hay, thiệt hại buổi đầu. Đây là giai đoạn luyện tập cai trị cho Đức Chúa Trời, tập sự chống cự Satan, học tập đuổi các quỉ. Cảm tạ Chúa, các chiến sĩ không chuyên ấy như con trẻ và con đương bú nhưng đã lập nên năng lực Ngài, làm kẻ thù câm miệng. Giáo hội bắt bớ tàn khốc nhưng vương quyền của Christ vẫn duy trì trong sinh hoạt ươn yếu của Philađenphi.
Trong giai đoạn thứ hai, triều đình Saulơ còn năng lực, nhưng sinh hoạt hội thánh vương quốc đã thịnh đạt. II Sa 23 và I Sử 11 mô tả các công nhân, chiến sĩ quanh Đavít tại Hếpôn, tức lo dời nước khỏi nước nhà Saulơ qua nhà Đavít.
Sau giai đoạn tập tành có lắm thất bại, vương quyền thần thượng trong sinh hoạt hội thánh được củng cố và tiếp tục tăng trưởng. Hội thánh hiểu Thân thể Christ là gì và sống theo sự sống Thân thể Christ.
Trong thời kỳ này có người bị hại như đại nhân Ápne, ngôi sao mai của vương quyền Đavít. Ápne ý thức trước nhất là phải ủng hộ vương vị ấy. Sau khi phát ra các tia sáng đầu tiên báo hiệu Thái Dương công nghĩa sắp mọc lên, Ápne đã chết….Ápne đã chết nhưng như vẫn còn nói: “ Nguyện Đức Chúa Trời phạt tôi cách nặng nề, nếu tôi chẳng vì Đavít làm thành mọi điều Đức Giêhôva đã phán hứa cùng người: tức là dời nước khỏi nhà Saulơ qua nhà Đavít, và lập ngôi Đavít trên Ysơraên và trên Giuđa, từ Đan cho đến Bêesêba”.
Nhiều công nhân, nhiều thánh đồ trong các hội thánh đến nay vẫn chưa hiểu bản chất sự khôi phục của Chúa. Họ tưởng dân hội thánh là các kẻ trốn chủ (ISa 25:10), là các người bất mãn giáo hội suông, chớ chưa ý thức rằng nhờ Philađenphi mà “ quyền năng và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đavít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước vững bền….từ nay cho đến đời đời”. Qua sinh hoạt hội thánh Philađenphi phát triển, giáo hội vẫn còn bắt bớ anh em, nhưng do các công dân được tôi luyện, vương quyền thuộc linh cai trị cách hiện thực và ẩn giấu của Christ càng ngày càng được biểu lộ. Hội thánh có quyền đóng cùng mở và sử dụng được quyền đó. Nếu không có sự cai trị của Đavít có lẽ quân Philitin, ngụ ý các lực lượng cơ đốc thuộc hồn và mầu nhiệm đã tiêu diệt nhà Saulơ từ lâu rồi.
Trong ba bản liệt kê các danh tướng, dũng sĩ, công nhân tại Hếprôn, theo II Sa 23, I Sử 11 và 12, chúng ta không thấy tên Giôáp đứng trong các bảng danh sách ấy, dù có nhắc đến tên ông. Giôáp là một công nhân ngoại hạng quanh Đavít. Ông có đến 10 kẻ vác binh khí khi ra trận.
Giôáp là một đầy tớ Đức Chúa Trời, có lòng nhiệt thành vì Chúa. Ông “ vững lòng bền chí, đánh giặc cách can đảm, vì dân ta và vì các thành của Đức Chúa Trời chúng ta” ( II Sa 10”12). Giôáp cũng là người thuộc linh, đã khuyên Đavít đừng kiểm kê quân số, nhưng Giôáp mắc chứng bệnh kinh niên cao độ là ganh tị. Ông đã ám hại công nhân kém tài ông, nhưng tính tình tốt hơn ông. Đó là Ápne và Amasa. Tóm lại, Giôáp tiêu biểu công nhân đại tài nhưng chưa được xử lý xác thịt mình.
Vương quyền Đavít biểu lộ tại GiêruSalem và trước toàn quốc vào ngày Giôáp lên ngôi tướng suý và đoàn công nhân của ông chiếm được Siôn. Ngày nào thực tế vương quốc trở về cổ thành Giêrusalem qua sinh hoạt hội thánh, Đavít lớn hơn sẽ hiển lộ. Chừng nào các công nhân đầu đàn như Giôáp, Bênagia, Xađốc, Asáp, Hêman, Giêđuthun, Kênania, Giêhiên ( giáo sư các vương tử)., Ahitôphên, Husai…trưởng thành, vinh hóa, vương quyền Đavít lớn hơn sẽ vững lập.
Tác giả II Sử ký có dụng ý mô tả đầy đủ tất cả các công nhân, đại thần, tôi tớ ở các chương 23 đến 27 để giúp chúng ta thấy rằng khi nào số người được cứu bằng số người việc, hội thánh sẽ là vương quốc, hội thánh là Thân thể hữu cơ của Christ. Các vị như Giôáp, Husai, Asáp, Giêhiên, là các người có ân tứ, cung cấp Christ cho các thánh đồ lớn lên đồng loạt. Thời kỳ Đavít trị vì tại Giêrusalem là thời kỳ trăm hoa đua nở của công nhân, thời kỳ có nhiều ban ngành trong sự hầu việc Chúa. Đavít lớn hơn đang có hàng ngàn công nhân trưởng thành như vậy trên toàn cầu, nhưng tại đất nước nầy Ngài chẳng có mấy ai. Tôi muốn thấy các vị ấy, như Giôáp, Bênagia, Asáp, Kênania….xuất hiện trước khi triều đình thiên hi niên của Salômôn lớn hơn hiện ra…
“Ôi hỡi Chúa là Đavít lớn hơn, xin ban cho chúng tôi các công nhân trưởng thành, để cai trị chúng tôi”.A-men.
Minh Khải