Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Dấu Vết Của Chúa Jêsus-



Ga-la-ti 6:17 "Ước gì từ nay về sau, không ai gây phiền toái cho tôi nữa,vì tôi mang những dấu vết của Đức Chúa Jêsus trên thân thể tôi" (Ga-la-ti 6:17).
Thật không khó hiểu ý nghĩa câu kinh thánh này. Ít ra, tin đồ Ga-la-ti, có nguy cơ mất ân sủng qua ảnh hưởng của các Cơ Đốc nhân theo Do thái giáo. Pháp luật, với nghi lễ và nghi thức cựu ước, đã lấy lại vị trí cũ trong trái tim của họ. Ngay cả phép cắt bì lại được yêu cầu (Ga-la-ti. 5:1-4; 6,12-13). Tất cả những điều này làm suy yếu Cơ-đốc giáo thời đó. Sứ đồ Phao lô đã kêu gọi, đã đưa ra lời khích lệ và những lời cảnh báo nghiêm trọng, cho nên ông trở thành mục tiêu hận thù và khủng bố của những giáo sư giả này.
Bằng mọi cách có thể, Phao-lô tiết lộ trong lá thư của ông rằng đặc tính chống Cơ Đốc trong các giáo lý theo luật pháp của họ; và cuối cùng, từ câu 14, ông đến gốc rễ của mọi điều ác. Đối với chính mình, ông không muốn được khen ngợi về sự cắt bì, cũng không khoe khoang về xác thịt, nhưng chỉ khoe về "thập tự giá của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nhờ thập tự giá ấy, thế giới đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế giới cũng vậy".
Bằng cách áp dụng thập giá cho tất cả mọi thứ, ông vốn là một người trong xác thịt và thế giới, nhưng ông được giải thoát khỏi toàn bộ lãnh vực đó, nơi xác thịt tìm thấy chỗ ở của ông. Điều này cho phép ông nói rằng "trong Christ" - trong lãnh vực  mới, nơi Christ ở- "không phải là cắt bì hay không cắt bì, mà là trở nên  một sáng tạo mới".
Vì vậy, khi chúng ta được đưa vào một khung cảnh mới trong Christ Jesus, nơi những điều cũ đã qua đi và mọi thứ đã trở nên mới mẻ, chúng ta phải bước đi  cho phù hợp với sáng tạo mới, và không giống như con người trong xác thịt trên thế giới, Phao-lô tiếp tục, "Cầu xin sự bình an và sự thương xót giáng trên tất cả những ai noi theo nguyên tắc nầy, và trên cả dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa!", Đây không còn là người Do Thái theo xác thịt, nhưng là dân sót chân thật, tin kính.- thoát khỏi ảnh hưởng nhà hội Do-thái giáo tân thời trong Cơ Đốc giáo ngày nay.
Bây giờ vị sứ đồ đã hoàn thành nhiệm vụ khó chịu của mình, ông nói thêm một lời: "đừng ai gây phiền toái cho tôi nữa", vì ông không thể rời bỏ chức vụ của mình để một lần nữa chiến đấu với những kẻ làm hư hỏng lẽ thật này. Và như một lý do cho điều này, ông nói: "vì tôi mang những dấu vết của Đức Chúa Jêsus trên thân thể tôi". Thời xưa, các nô lệ thường được áp thanh sắt nướng đỏ  trên thân thể họ để mang vết sẹo ghi dấu chủ quyền của chù mình. Phao-lô xem xét những vết sẹo và vết thương mà ông đã chịu đựng trong sự phục vụ Chúa là "những dấu hiệu" cho thấy ông thuộc về Đấng Christ. Ô người tôi tớ trung thành!
Ông công nhận Đấng Christ là Chủ duy nhất của mình, và đối với Ngài, bất chấp những kẻ bắt bớ, ông sẽ dâng tất cả năng lực của mình cho Đức Thánh Linh. Bất kể kẻ thù của ông sẽ làm gì hay nói gì, ông sẽ phải tiến về phía trước không bị cản trở vì quyền lợi của Chúa Jesus trong chức vụ của mình. Chỉ có Đấng Christ và Đấng Christ phải là mục tiêu của cuộc đời ông.