Xuất. 4:10-12 “Môi-se thưa với Đức Giê-hô-va rằng:
“Ôi! Lạy Chúa, từ trước đến nay và ngay cả lúc Chúa phán bảo đầy tớ Ngài, con vốn
không có tài ăn nói,miệng lưỡi con hay ngập ngừng.” Đức Giê-hô-va phán với ông:
“Ai tạo ra môi miệng loài người?Ai đã làm cho con người thành câm, thành điếc,
thành sáng, thành mù? Chẳng phải bởi Ta, là Đức Giê-hô-va đó sao? Vậy bây giờ hãy đi đi, Ta sẽ ở với miệng con
và dạy con những lời phải nói.”
Nhiều đầy tớ thực sự của Đức Chúa Trời có cái
lưỡi ngập ngừng, và khi được kêu gọi nói cho Chúa của mình, ông ở trong sự bối
rối lớn vì sợ mình phá hoại chính nghĩa tốt bởi sự trình bày dở của mình. Trong
trường hợp như vậy, tốt nhất ta nên nhớ rằng Chúa đã tạo ra cái lưỡi và chúng
ta phải giữ mình không nên đổ lỗi cho Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Có thể lưỡi cà
lăm không phải là một điều xấu, và khi nói ít lời cũng có thể mang nhiều phước
lành hơn là nói dài dòng vô nghĩa. Bạn khá chắc chắn rằng năng lực cứu giúp người
khác, không nằm trong lời nói của con người, bằng những cụm từ đẹp đẽ và những
lời cao cả. Thiếu tài hùng biện không phải là một khiếm khuyết như người ta thường
nghĩ.
Nếu Đức Chúa Trời ở cùng môi miệng và tâm trí
chúng ta, chúng ta sẽ có điều gì đó tốt hơn là âm thanh của lời hùng biện hay tài
nói chuyện thuyết phục. Sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời là sự khôn ngoan, sự hiện
diện của Ngài là quyền năng. Pha-ra-ôn có nhiều lý do sợ Môi-se nói lắp hơn là
người già mồm ở Ai Cập; bởi vì trong những gì ông ta nói có sức mạnh.
Nếu Chúa ở cùng chúng ta trong sự yếu đuối tự
nhiên của chúng ta, chúng ta sẽ được thắt lưng bằng quyền năng siêu nhiên. Vì vậy,
chúng ta hãy mạnh dạn nói cho Chúa Jesus như chúng ta nên nói.