Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST-6

Các con sự sáng

CON CÁI SỰ SÁNG LÀM TÂN PHỤ CỦA CHRIST

Kinh văn: Eph 5: 1-32

Trong chương trước, từ Ê-phê-sô 4 chúng ta thấy rằng hội thánh là một Thân Thể độc nhất, được xây dựng bởi một chức vụ Tân Ước. Để dự phần trong chức vụ xây dựng này chúng ta cần sống một cuộc đời đầy dẫy thực tế Đức Chúa Trời và ân điển của Đức Chúa Trời. Thực tế là Đức Chúa Trời được chúng ta nhận thức trong Con, còn ân điển là Đức Chúa Trời trong Con như sự hưởng thụ của chúng ta . Chúng ta  cần sống cuộc đời của thực tế và ân điển nhờ đó chúng ta có thể xây dựng Thân Thể Christ. Để sống một cuộc đời như vậy, chúng ta cần phải nhận thức rằng, qua báp-têm chúng ta đã loại bỏ người cũ của mình, là người đã bị hư hoại theo các tư dục của sự lừa đối nhân hoá, là chính Satan (Eph 4: 22), và chúng ta cũng phải mặc lấy người mới mà đã được sáng tạo theo đúng Đức Chúa Trời trong sự công nghĩa và sự thánh khiết của lẽ thật nhân hoá, chính Đức Chúa Trời Tam Nhất (câu 24). Chúng ta cần được đổi mới hàng ngày và liên tục trong linh của tâm trí, là linh trộn lẫn diệu kỳ mà làm đầy dẫy, chiếm hữu và chỉ đạo tâm trí chúng ta (câu 23). Chúng ta cần ở dưới sự đổi mới này hàng ngày và hàng giờ, hầu chúng ta có thể được biến đổi để làm các nguyên liệu đúng đắn hầu xây dựng Thân Thể Christ.


Ê-phê-sô 4 cũng bày tỏ rằng chúng ta cần cuộc đời như vậy hầu chúng ta không còn bước đi trong sự hư không (câu 17), chúng ta không nhường chỗ cho ma quỉ (câu 27). Chúng ta sẽ không bao giờ làm buồn Đức Thánh Linh, Đấng làm đầy dẫy chúng ta và liên tục đóng ấn chúng ta, làm chúng ta đầy dẫy chính bản chất Đức Chúa Trời và làm chúng ta mang chính sự giống hệt (biểu diện) của Đấng mà mình yêu và thuộc về (câu 30). Một cuộc đời như vậy luôn sẵn sàng tha thứ kẻ khác, như Đức Chúa Trời Cha trong Christ đã tha thứ và quên các quá phạm chúng ta (câu 32). Một cuộc đời như vậy giúp ta đủ tư cách và khả năng tham dự xây dựng cơ cấu Thân Thể Christ.

Sách Ê-phê-sô bày tỏ rằng tất cả các kẻ được kêu gọi của Đức Chúa Trời như hội đồng đều là hội thánh (1: 1, 22), hội thánh này là vương quốc Đức Chúa Trời (2: 12-13, 19), gia đình của Đức Chúa Trời (2: 19), đền thờ Đức Chúa Trời (2: 21), chỗ cư trú của Ngài (2: 22). Hơn nữa, hội thánh là Thân Thể Christ (1: 23; 4: 4) và người mới (2: 15). Cuối cùng Thân Thể Christ, là người mới trở nên Tân phụ của Christ (5: 25-32). Hội thánh và vương quốc hiển nhiên không phải là điều có tính hữu cơ. Nhưng gia đình, thân thể, người mới, người vợ, tân phụ đều có tính hữu cơ. Vì hội thánh là Thân Thể Christ, cần có sự sống. Trong Thân Thể, sự việc rất quan hệ là sự sống. Khi sự sống ra đi, Thân Thể bị kết thúc. Vì hội thánh là người mới cần có một thân vị. Một người mới phải có một thân vị và thân vị của người mới là Christ. Hơn nữa, để cho hội thánh làm Tân phụ Christ, cần có tình yêu thương. Về người vợ, tân phụ, điều rất quan trọng là tình thương yêu. Christ là tình thương yêu của chúng ta vì cớ Ngài là chồng chúng ta. Ngài là sự sống, thân vị, tình yêu thương của chúng ta.

Mỗi chương của sách Ê-phê-sô tiết lộ huyền nhiệm về Thân Thể Christ như cơ cấu của Đức Chúa Trời Tam Nhất từ một quan điểm đặc biệt. Chương 1 bày tỏ rằng Thân Thể Christ là sự xuất phát của sự phân phát Tam vị nhất thể thần thượng. Chương 2 bày tỏ rằng Thân Thể này là một kiệt tác như người mới. Trong chương 3 Phao-lô tiết lộ rằng chúng ta được cung cấp các sự phong phú của Christ để làm sự đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong chương 4 có một Thân Thể được một chức vụ xây dựng. Trong Ê-phê-sô chương 5 Phao-lô tiếp tục nói thêm về Thân Thể của Christ tức quan điểm khác. Nếu chúng ta đọc Eph 5 theo lối nông cạn, chúng ta không thể thấy quan điểm của nó. Chúng ta phải đào sâu vào các chiều sâu của lẽ thật được tiết lộ trong chương này để thấy thêm đôi điều. Chương này khải thị các con cái sự sáng để chuẩn bị cho Tân phụ Christ. Con cái sự sáng và Tân phụ của Christ là hai sự việc quan hệ trong chương 5. Được làm con cái sự sáng bước đi trong tình yêu thương và sự sáng là được chuẩn bị tham dự trong Tân phụ Christ.

Bước đi trong tình yêu thương và sự sáng
Theo Eph 4 chúng ta cần ân điển và lẽ thật cho sự sống hầu chúng ta đủ tư cách tham dự trong sự xây dựng Thân Thể Christ. Chương 5 của Ê-phê-sô cao cả và sâu nhiệm hơn chương 4. Chương ấy tiếp tục bày tỏ rằng chúng ta cần bước đi trong tình yêu thương và sự sáng (câu 2, 8). Tình yêu thương là nguồn gốc của ân điển, sự sáng là nguồn gốc của lẽ thật. Khi tình yêu thương được biểu hiện, nó trở nên ân điển. Khi sự sáng soi ra, nó trở nên lẽ thật. Christ đã từ Đức Chúa Trời đến để biểu hiện Đức Chúa Trời, biểu lộ Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời được biểu lộ và khải thị trong Chúa Jesus, tình yêu thương Ngài trở nên ân điển và sự sáng của Ngài trở nên lẽ thật. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jesus như Cứu Chúa và sự sống mình, chúng ta được đưa vào tương giao với Cha để hưởng thụ Ngài như tình yêu thương và sự sáng. Con là sự biểu hiện của tình yêu thương, mà đối với chúng ta là ân điển, và ân điển này đưa chúng ta đến nguồn gốc ân điển, đó là Cha như tình yêu thương. Trong phúc âm Giăng có ân điển (Giăng 1: 14), nhưng trong I Giăng có tình yêu thương (I Giăng 4: 8, 16). Christ cũng đã đến để đem chúng ta đến lẽ thật, thực tế. Khi chúng ta có lẽ thật, lẽ thật đem chúng ta đến nguồn của lẽ thật, Cha như sự sáng. Jesus Christ đem chúng ta đến cùng Cha, Ngài là tình yêu thương như nguồn gốc ân điển và là sự sáng như nguồn gốc lẽ thật. Trong Ê-phê-sô chương 5 chúng ta là con cái sự sáng, bước đi trong tình yêu thương và sự sáng.

Khi viết thơ Ê-phê-sô, Phao-lô cao hơn bất cứ triết gia nào, như Khổng Tử hay Socrates nhiều. Hữu thể con người có thể trước tác sách này chăng? Phao-lô nhặt các điều này ở đâu? Nhiều từ liệu được dùng như Thân Thể Christ, không thể tìm được trong Cựu Ước. Phao-lô là người đã được Đức Chúa Trời Tam Nhất chiếm lấy để trộn lẫn với Ngài. Trong I Co 7: 40, ông nói, “Tôi nghĩ tôi cũng có Linh của Đức Chúa Trời”. Ông đã sống trong nguyên tắc của sự nhục hoá như một người – Trời khi ông viết các điều kỳ diệu này trong các thư tín của mình. Tất cả các điều này đã được tiết lộ cho ông và đã được ông viết ra và chúng ở trong tay chúng ta. Nếu đã không có một sách như Kinh Thánh, chúng ta ở trong sự tối tăm là dường nào! Nhưng vì chúng ta có sách này, chúng ta ở trong sự sáng là dường nào! Chúng ta thực sự là con cái sự sáng.
Con cái của sự sáng
Ê-phê-sô 5: 1 chép: “Anh em hãy trở nên các kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái yêu dấu”. Để sống cuộc đời của tình yêu thương và sự sáng, chúng ta phải có Đấng mà chúng ta có thể bắt chước. Chúng ta có Cha là tình yêu thương và sự sáng. Là con cái của Cha, chúng ta có sự sống và bản chất của Ngài. Con cái là các kẻ bắt chước Cha cách tự phát. Mọi con cái như một kẻ bắt chước Đức Chúa Trời, là bản sao của Cha. Chúng ta không phải khách lạ đối với Đức Chúa Trời, cố gắng bắt chước Ngài. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, sở hữu sự sống Đức Chúa Trời và hưởng thụ bản chất Đức Chúa Trời. Nhờ sự sống thần thượng của Cha mình, chúng ta có thể làm kẻ bắt chước Ngài.

Chúng ta cũng có Christ như khuôn mẫu chúng ta. Eph 5: 2 chép: “Hãy bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã thương yêu anh em và phó chính mình vì chúng ta, để làm lễ vật và sinh tế có mùi thơm cho Đức Chúa Trời”. Lễ vật là của dâng để tương giao với Đức Chúa Trời, còn sinh tế có mùi thơm là để cứu chuộc khỏi tội lỗi. Christ đã yêu chúng ta (câu 2, 25) và Christ chiếu sáng trên ta (câu 14). Ngài là khuôn mẫu để chúng ta sống cuộc đời trong tình yêu thương và trong sự sáng. Tự mình, chúng ta không thể nào yêu thương kẻ khác như Christ đã yêu chúng ta. Chúng ta có thể yêu như Ngài đã yêu vì cớ Ngài là sự sống của chúng ta. Chúng ta có Ngài như sự sống và thân vị của mình. Chúng ta có một thân vị trong mình, Đấng đã yêu chúng ta, và bây giờ nhờ thân vị này, trong thân vị này và bởi thân vị này chúng ta có thể yêu thương như Ngài đã yêu thương. Điều này có tính hữu cơ, đôi điều của sự sống.

Sự sống của con cái sự sáng giúp chúng ta đủ tư cách tham dự trong sự sửa soạn Tân phụ của Christ. Khải 19: 7 chép, “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, hãy tôn vinh Ngài, vì lễ cưới Chiên Con đã đến, và vợ Ngài đã tự sửa soạn rồi”. Khi lễ cưới Chiên Con đến, chúng ta, con cái sự sáng sẽ là tân phụ làm thoả mãn Đấng yêu thương chúng ta. Để sẵn sàng cần có sự chuẩn bị. Cách chuẩn bị mình làm cô dâu của Christ là phải làm con cái của sự sáng, tức luôn luôn bước đi và làm việc trong tình yêu thương và sự sáng như Cứu Chúa chúng ta đã làm. Chúng ta có thể bắt chước Cha mình, Đức Chúa Trời, và tiếp lấy Christ như khuôn mẫu mình để bước điều và làm việc trong tình yêu thương và sự sáng.

Đã được sáng láng trong Chúa, chúng ta nên bước đi như con cái sự sáng (Eph 5: 8). Đức Chúa Trời là sự sáng, và khi chúng ta đã ở trong Ngài, chúng ta ở trong sự sáng. Là các kẻ ở trong sự sáng chúng ta trở nên con cái sự sáng. Câu 15 khuyên chúng ta đừng bước đi như người ngu nhưng như người khôn. Ngu ngoan là một loại tối tăm. Khi chúng ta bước đi cách ngu dại, chúng ta bước đi trong sự tối tăm. Khi chúng ta bước đi khôn ngoan, chúng ta đang đi trong sự sáng. Con cái sự sáng nên bước đi, không như người ngu, nhưng như người khôn, mua chuộc thì giờ vì ngày giờ thì tà ác (câu 16). Để mua chuộc thì giờ thì phải sống trong hội thánh bởi Christ, tức là sống Christ trong sinh hoạt hội thánh. Nếu không sống sinh hoạt hội thánh, chúng ta sẽ lãng phí thì giờ của mình. Trước khi đến sinh hoạt hội thánh, chúng ta lãng phí thì giờ của mình. Sống ngoài sinh hoạt hội thánh là làm lãng phí thì giờ của mình do sống trong sự hư không. Anh em nghĩ rằng mình không có thì giờ cầu nguyện nửa giờ, nhưng nếu điện thoại reo, anh em có thể nói chuyện bốn mươi phút trong sự hư không của tâm trí mình. Tại sao anh em không dùng thì giờ này để cầu nguyện cho anh em nào đó mà đã thối lui nhiều năm không đến với các buổi nhóm? Cầu nguyện cho một anh em như vậy là cứu chuộc thì giờ của mình. Nói chuyện bằng điện thoại trong sự hư không của tâm trí là lãng phí thì giờ. Thì giờ bay qua, nó không chờ đợi anh em. Anh em phải mua chuộc thì giờ bằng cách cư xử cách khôn ngoan. Tránh nói chuyện không cần thiết qua điện thoại là mua chuộc thì giờ. Mua sắm cũng có thể lãng phí thì giờ. Sống Christ vì sinh hoạt hội thánh là cách độc nhất để mua chuộc thì giờ.

Câu 17: “Cho nên chớ dại dột, nhưng phải hiểu ý chỉ của Chúa là thể nào”. Lý do chúng ta có thể ngu dại làm lãng phí thì giờ của mình do mua sắm không cần thiết là vì chúng ta không biết ý chỉ Chúa. Ý chỉ của Chúa là chúng ta nên thăm các tội nhân. Tại sao chúng ta không dùng sáng, chiều và tối thứ bảy để đi thăm các tội nhân? Một anh em giữa chúng ta có nói về tập quán của ông nội anh. Cụ là người thợ nướng bánh mì tại Đức, làm việc mười hai giờ một ngày, khởi sự từ bốn giờ sáng. Vào bốn giờ chiều ông nội anh trở về nhà, tắm rửa thay quần áo, đi thăm viếng dân chúng và nói chuyện về Christ hầu như mỗi ngày. Điều đó khôn ngoan chăng? Có phải đó là ý chỉ Đức Chúa Trời? Nếu chúng ta biệt riêng nửa ngày thứ bảy cho Chúa, quên mua sắm, đi ra thăm tội nhân, ít ra chúng ta có thể đem về Chúa hai hay ba người mỗi năm. Trước khi đi ra, chúng ta cầu nguyện cách hết lòng: “Chúa ôi, tôi tin rằng trong thành phố này có vài người thân yêu do Chúa chọn lựa trước sáng thế. Song le, họ vẫn chưa được Ngài kêu gọi vì cớ đã không có ai phát tuyên tiếng kêu gọi của Ngài đến cùng họ. Chúa ôi, hãy sai tôi nói phúc âm cho họ. Chúa ôi, ở với tôi”. Nếu một vài thánh đồ làm như vậy, sẽ có sự gia tăng trong hội thánh.

Mấy năm trước đã có sự nghèo khổ về sự kết quả giữa chúng ta ở nhiều nơi. Sau khi nghiên cứu sự việc này hơn ba năm, tôi khám phá ra rằng đường lối tốt nhất để nắm lấy dân chúng là đi đến cùng họ, thăm họ bằng cách gõ cửa. Thực hành này bị chống đối vài nơi. Đây phải là sự tấn công của kẻ thù. Há anh em không tin rằng ý muốn Chúa là chúng ta phải đi ra hay sao? Chúa Jesus truyền lệnh chúng ta đi ra rao giảng phúc âm (Math 10: 6-7; 28: 19; Mác 16: 15). Ngài lập khuôn mẫu. Ngài đã không ở trên trời, kêu gọi dân đến cùng Ngài. Ngài đã bước xuống cùng con người, thậm chí trở nên một người. Ngài đã hạ mình trong địa vị để đến xứ Samari gặp một người phụ nữ tội lỗi (Giăng 4: 1-12) và đến Giê-ri-cô gặp tội nhân xa-chê (Lu 19: 1-10). Ngài luôn luôn thăm viếng dân chúng. Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng cũng đã bị bắt lấy do Chúa đến thăm họ.

Hai tập thể tà giáo lớn là Mormon và Chứng Nhân Đức Giê-hô-va cũng thực hành sự gõ cửa. Chúng ta phải nhận thức rằng Satan luôn luôn cố sức bắt chước điều Chúa đang làm. Tiếc thay, con cái Đức Chúa Trời không đi ra thăm viếng dân chúng. Thay vào đó, họ ở nhà xem truyền hình, nói chuyện điện thoại hay đi mua sắm. Sau mười năm, nhiều Cơ Đốc nhân không đem về cùng Chúa một người nào. Có phải đây là ý chỉ của Chúa chăng? Chúng ta là nhánh cây nho. Chúa muốn mọi nhánh nho đều có trái “chẳng phải các ngươi đã lựa chọn ta, bèn ta đã lựa chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi mà kết quả và trái các ngươi còn luôn”. Ngài cảnh cáo chúng ta, là các nhánh, chúng ta sẽ bị cắt bỏ nếu không kết quả (Giăng 15: 2, 5-6). Đây không phải là hư mất, nhưng làm mất sự hưởng thụ cây nho phong phú. Nếu chúng ta có ý bận rộn với Chúa, việc chúng ta hưởng thụ Chúa sẽ có kết quả. Tuy nhiên, trái ngày nay ở đâu? Chúng ta cần trở lại cùng lời để đọc ý muốn Chúa là gì về điều này. Nếu anh em đọc được ý muốn Chúa là gì, anh em sẽ là người đi ra thăm dân chúng.

Ê-phê-sô 5: 18 “Đừng say rượu, vì đi đó là buông tuồng, nhưng hãy đầy dẫy trong linh”. Mọi điều thế tục làm thoả mãn chúng ta, giống như rượu. Đi mua sắm các vật không cần thiết là rượu. Chúng ta không nên say rượu nhưng hãy đầy dẫy trong linh mình bằng Đức Chúa Trời Tam Nhất phân phát. Ngài đang phân phát và chúng ta đang uống. Khi chúng ta được đầy dẫy bằng Đức Chúa Trời Tam Nhất phân phát, chúng ta đối đáp nhau bằng thi thiên, thánh ca, linh khúc, chúng ta đầy sự cảm tạ và ngợi khen (câu 19-20). Nhiều người không nhận biết rằng khi đi ra gõ cửa và làm báp-têm cho ai đó, họ sẽ được đầy dẫy theo cách này.

Câu 21 “Thuận phục lẫn nhau trong sự kính sợ Christ” . Là Cứu Chúa chúng ta, Christ là Đầu. Vì Ngài là Đầu, chúng ta học tập thuận phục lẫn nhau. Đừng làm đầu trên kẻ khác. Nếu tất cả chúng ta đều tiếp lấy Christ làm Đầu mình và khuất phục chính mình với Ngài, chúng ta cũng sẽ thuận phục lẫn nhau. Các người trẻ nên thuận phục người lớn tuổi, và người lớn tuổi với người trẻ tuổi. Người cao tuổi có thể cảm thấy ở trên và cảm thấy rằng người trẻ tuổi nên nghe họ. Đây không phải là thuận phục lẫn nhau. Đây là chủ trị trên kẻ khác, làm đầu. Tất cả các anh em cao niên phải học tập thuận phục chính mình với các anh em trẻ thân ái. Con cái sự sáng bước đi trong tình yêu thương và sự sáng  nên chắc chắn thuận phục lẫn nhau. Người lớn tuổi nên coi rằng họ vẫn thích học đôi điều từ kẻ trẻ tuổi, vì kẻ trẻ tuổi có thể biết nhiều hơn họ.

Có hàng rào tuổi tác trong bất cứ hội nào. Các vị thành niên không thích ở chung với người trên hai mươi tuổi. Thậm chí, giữa các trẻ vị thành niên, mười bảy và mười tám tuổi cũng không thích ở chung với các em mười ba hay mười bốn tuổi. Có mức độ tiểu học, sơ học và trung học. Nếu chúng ta bị phân rẽ theo mức độ tuổi tác trong hội thánh, chúng ta thất bại. Chúng ta cần như trẻ con (Lu 18: 17). Kẻ trẻ tuổi không cần sợ người lớn tuổi. Là một người lớn tuổi, tôi thích sống, nhóm họp và hầu việc chung với các người trẻ tuổi.


Trở nên Tân phụ của Christ
Là con cái sự sáng, bước đi trong tình yêu thương và sự sáng, chúng ta sẽ được phân rẽ và làm Tân phụ của Christ. Christ là Đầu hội thánh trong quyền bính và là Cứu Chúa của Thân Thể trong tình yêu thương (5: 23). Việc Christ làm Đầu là sự việc quyền bính, còn việc Ngài làm Cứu Chúa là sự việc tình yêu thương. Hội thánh khuất phục Christ như vợ đối với chồng họ trong mọi sự (câu 24).

Christ đã yêu hội thánh và phó chính mình vì hội thánh (câu 25). Vì cớ Ngài yêu hội thánh, Christ phó mình vì hội thánh vì mục đích thánh hoá hội thánh, không chỉ về mặt địa vị, nhưng về tâm tính nữa, từ bên ngoài và bên trong. Ngài thánh hoá chúng ta bằng cách bước vào chúng ta để làm sự sống thánh hoá và bản chất thánh khiết hầu thấm nhuần chúng ta, tẩy sạch chúng ta mỗi ngày, thậm chí mỗi lúc bằng sự tắm rửa của nước trong Lời (câu 20). Trong Lời, trong Kinh Thánh có nước. Chúng ta biết điều này do kinh nghiệm, khi chúng ta xuống nước, nó rửa sạch chúng ta. Mỗi sáng chúng ta cần tắm rửa trong Kinh Thánh.

Christ thánh hoá hội thánh hầu Ngài có thể trình diện hội thánh cho chính mình, không chỉ thánh khiết nhưng cũng vinh diệu để biểu hiện Đức Chúa Trời (câu 27). Vinh quang là chính Đức Chúa Trời được biểu hiện. Một hội thánh thánh khiết phải biểu hiện Đức Chúa Trời, Đấng thánh khiết. Một hội thánh vinh diệu phải tôn vinh Đức Chúa Trời, bày tỏ Đức Chúa Trời cho kẻ khác. Christ sẽ trình diện hội thánh vinh diệu cho chính Ngài, không tì vít, không vết nhăn, không chi như vậy. Nếp nhăn là dấu hiệu già nua. Không nếp nhăn là dấu hiệu trẻ trung. Tì vết tượng trưng vết thương. Chỉ sự sống từ bên trong có thể rửa sạch các nếp nhăn, tì vết hay điều gì như vậy. Câu 27 nói rằng hội thánh sẽ thánh khiết không chỗ chê trách, như châu báu có biểu hiện diễm lệ, không phần tử ngoại lai nào hay chê trách gì.

Christ nuôi dưỡng và âu yếm hội thánh như Thân Thể Ngài mà chúng ta là chi thể (câu 29-30). Nuôi dưỡng là cho ăn, còn âu yếm là dưỡng dục bằng tình yêu thương êm ái và nuôi dưỡng bằng sự chăm sóc êm ái. Khi đứa trẻ ở trong lòng mẹ, nó được âu yếm. Đứa trẻ hưởng sự dưỡng dục với tình yêu thương êm ái và nuôi dưỡng bằng sự chăm sóc êm ái. Christ đang nuôi nấng và âu yếm chúng ta trong cùng đường lối.

Christ và hội thánh là một linh (I Co 6: 17) như chồng và vợ là một thịt (Eph 5: 31). Christ và hội thánh là một, là một huyền nhiệm lớn (câu 32). Hội thánh xuất phát từ Christ, như E-va ra từ A-dam (Sáng 1: 21-22). E-va là chính sự xuất phát, sự mở rộng của A-dam. Hội thánh có cùng một sự sống và bản chất như Christ và trở nên một với Ngài, như E-va đã trở nên một xác thịt với A-dam, như người đương đối của ông (Sáng 2: 24), có cùng sự sống và bản chất như A-dam đã có. Theo sự sống và bản chất A-dam và E-va là một – cũng y như với Christ và chúng ta.

Như chúng ta đã thấy, hội thánh như Thân Thể của Christ, cần Christ như sự sống mình, và hội thánh là người mới, cần Christ như thân vị mình. Hơn nữa, Tân phụ của Christ cần Christ như tình yêu thương của nàng trong sự hiệp một của hai người. Hai chỉ có thể trở nên một trong tình yêu thương. Nếu đã không có tình yêu thương giữa hai, họ không bao giờ là một.

Tranh đấu vì hội thánh và yêu Christ trong sự bất hủ
Chương sáu của Ê-phê-sô này tỏ rằng chúng ta không chỉ cần tranh đấu vì hội thánh, nhưng cũng cần yêu Christ trong sự bất hủ (Eph 6: 11-18, 24). Trong đoạn cuối cùng của Ê-phê-sô có tình trạng chiến tranh thuộc linh. Hội thánh không chỉ phải chiến đấu nhưng cũng phải tranh đấu. Nếu tôi đã không tranh đấu, tôi đã không tự do để cung phụng anh em. Chúng ta phải tranh đấu vì hội thánh. Là hội thánh, chúng ta phải tranh đấu, mà chiến đấu sự chiến đấu tốt đẹp (II Tim 4: 7). Chúng ta cũng phải yêu Christ trong sự bất hủ. Đức Chúa Trời Tam Nhất, sự phân phối Đức Chúa Trời, và sự xuất phát của sự phân phối này – hội thánh Thân Thể của Christ, người mới và cô dâu – đều ở trong tình trạng không hư nát. Tất cả các điều khác trong vũ trụ đều sẽ thối nát. Chúng ta phải chiến đấu vì hội thánh và yêu Christ trong sự bất hủ này./.

W.L