Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 42

Kinh Thánh: Mác 14:1-11
Trong 13:1-14:42, Chúa Jesus chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Trong chuẩn bị họ bằng cách nói cho họ biết những điều phải đến. Rồi trong 14:1-11, Ngài chuẩn bị họ bằng cách vui hưởng tình yêu của họ trong khi những kẻ chống đối âm mưu giết Ngài và một trong các môn đồ lập mưu phản Ngài. Trong 14:12-26, Chúa chuẩn bị các môn đồ bằng cách thiết lập bữa ăn tối để họ có thể nhớ Ngài và cuối cùng, Ngài chuẩn bị họ bằng cách cảnh báo về việc họ sẽ bị vấp phạm và truyền bảo họ thứccanh và cầu nguyện (14:27-42). Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét về sự chuẩn bị được thực hiện trong 14:1-11.
Trong 14:1-11, có ba vấn đề được kết hợp: những kẻ chống đối âm mưu giết Cứu Chúa-Nô Lệ, Chúa vui hưởng tình yêu của môn đồ, và Giu-đa mưu phản Ngài. Khi “các thầy tế lễ cả và các kinh luật gia tìm cách dùng quỷ kế để bắt Jesus mà giết đi” (c. 1) thì các môn đồ Chúa bày tỏ tình yêu của họ đối với Ngài. Cùng lúc ấy, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt “là một trong mười hai môn đồ, đến cùng các thầy tế lễ cả nộp Jesus cho họ” (c. 10).

MỘT HÌNH BÓNG VỀ ĐẤNG CHRIST
Mác 14:1 nói về “hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men”. Mặc dầu các thầy tế lễ  cả và các kinh luật gia muốn giết Chúa Jesus, nhưng họ nói “Không nên làm điều đó nhằm kỳ lễ, e trong dân sanh sự loạn chăng” (c. 2). Cuối cùng, dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, họ đã giết Chúa Jesus tạ kỳ lễ (Mat. 27:15) để ứng nghiệm hình bóng này.
Lễ Vượt Qua là hình bóng về Đấng Christ (1 Cô. 5:7). Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa TRời để Đức Chúa Trời có thể vượt qua chúng ta là tội nhân, như được mô tả bằng lễ Vượt Qua trong Xuất Ai Cập Ký chương 12 theo hình bóng. Vì thế, Đấng Christ là Chiên Con  lễ Vượt Qua cần bị giết vào ngày Vượt Qua để làm ứng nghiệm điều đó.
Theo hình bóng, chiên con lễ Vượt Qua phải bị khám nghiệm xem có tì vít gì hay không suốt 4 ngày trước lễ Vượt Qua (Xuất. 12:3-6). Trước khi bị đóng đinh, Đấng Christ đến Giê-ru-sa-lem lần cuối, sau ngày tháng trước lễ Vượt Qua (Gi. 12:1) và bị các nhà lãnh đạo Do Thái tra xét. Họ không tìm thấy tì vít nào trong Ngài và Ngài được chứng minh là hoàn hảo và đủ điều kiện để làm Chiên Con lễ Vượt Qua cho chúng ta.
NHÀ CỦA SI-MÔN NGƯỜI PHUNG
Mác 14:3 chép rằng Đấng Christ ở Bê-tha-ni “tại nhà Si-môn là người phung”. Ngoài Đấng Christ, không ai có thể tìm thấy Đức Chúa Trời. Đấng này đã rời khởi đền thờ. Ngài lên án đền thờ rằng nó phải bị phá hủy. Tuy nhiên, các môn đồ còn bị những quan niệm mang tính tôn giáo của họ về đền thờ chiếm hữu. Theo hiểu biết của họ, Đức Chúa Trời ở trong đền thờ vì đó là nhà của Ngài. Tôi không chắc ở thời điểm của chương 13, các môn đồ có nhận thức được rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ nhà ấy khi Chúa Jesus ra khởi đền thờ không. Vì Christ Jesus là Đức Chúa Trời nên khi Ngài lìa khỏi và từ bỏ đền thờ bị lên án thì Đức Chúa Trời cũng từ bỏ đền thờ ấy. Khi lên núi Ô-liu với một số môn đồ, Ngài nói tiên tri với họ rằng đền thờ mà họ ái mộ sẽ bị phá hủy. Hơn nữa, đền thờ sẽ được thay thế bằng chính Đấng Christ.
Trong chương 14, chúng ta thấy sau khi rời khỏi đền thờ, Chúa đến nhà của một người phung đã được sạch ở Bê-tha-ni. Người phung tượng trưng cho tội nhân. Si-môn người phung ắt hẳn đã được Chúa chữa lành. Biết ơn Chúa và yêu mến Ngài, ông dọn một bữa tiệc tại nhà để đãi Chúa và các môn đồ để vui hưởng hiện diện của Ngài. Một tội nhân được cứu sẽ luôn luôn làm như vậy.
Ngày nay, nhà của Đức Chúa Trời ở với những người phung được tẩy sạch. Là tín đồ trong Christ, tất cả chúng ta đều là những người phung được tẩy sạch mà Si-môn là đại diện. Si-môn yêu Chúa Jesus và chuẩn bị một bữa tiệc cho Ngài. “Khi Jesus ở Bê-tha-ni tại nhà Si-môn là người phung, đương ngồi ăn, thì có một người đờn bà đến, cầm cái bầu bằng ngọc đựng dầu thơm cam tùng rất quí giá, đập ra mà đổ trên đầu Ngài” (c. 3). Người đàn bà này thật sự yêu Chúa. Nhà của Đức Chúa Trời là Hội Thánh bao gồm những người phung được tẩy sạch và những người xức dầu cho Ngài.
NẮM LẤY CƠ HỘI ĐỂ YÊU CHÚA
Nhà của Si-môn ở Bê-tha-ni là một mô hình nhỏ vể nếp sống Hội Thánh. Theo mô hình thu nhỏ này, nếp sống Hội Thánh gồm có những người phung được tẩy sạch yêu mến Chúa Jesus. Tất cả những ai yêu mến Ngài như Si-môn và người đàn bà xức dầu cho Ngài, đều nhận Ngài làm sự thay thế trọn vẹn của họ. Trong lòng họ không có chỗ cho đền thờ. Thậm chí việc chăm sóc người nghèo cũng không làm họ xao lãng Ngài (c. 5).
Một số người có mặt lúc đó “cùng nổi giận mà nói rằng: Sao uổng phí dầu thơm ấy như vậy? Vì dầu này có thể bán được hơn ba trăm quan tiền để giúp người nghèo. Họ bèn trách móc nàng” (cc. 4-5). Những người tức giận cho rằng tình yêu của người nữ ấy dâng cho Chúa là phí phạm. Suốt mười chín thế kỷ qua, hàng ngàn đời sống quí báu, hàng ngàn điều mà lòng người quí báu, hàng ngàn địa vị cao, và hàng ngàn tương lai vàng son đã “phí” cho Chúa Jesus. Đối với những người yêu mến Ngài theo cách ấy, Ngài hoàn toàn đáng yêu và xứng đáng để họ hiến dâng. Những gì họ đã đổ ra trên Ngài không phải là hoang phí mà là một chứng cớ có mùi thơm về sự ngọt ngào của Ngài.
Theo các câu 6 và 7, Chúa Jesus nói với những người quở trách người đàn bà ấy rằng: “Hãy để mặc nàng, sao các ngươi làm khó cho nàng? Nàng đã làm việc tốt cho ta. Vì các ngươi có kẻ nghèo ở với mình luôn luôn, khi nào muốn làm phước cho họ cũng được, song không có ta luôn luôn đâu”. Lời của Chúa “không có ta luôn luôn đâu” cho thấy rằng chúng ta phải yêu Chúa và nắm lấy cơ hội để yêu Ngài.
Ngày nay, nhiều Cơ Đốc nhân quan tâm đến công tác từ thiện hơn là Đấng Christ. Mối quan tâm từ thiện cho người nghèo thường thay thế Đấng Christ. Nhưng trong Mác chương 14, Chúa Jesus không cho phép mối quan tâm đến người nghèo thay thế chính Ngài. Ở đây, dường như Ngài không quan tâm đến người nghèo mà chỉ quan tâm đến chính Ngài. Dường như Ngài muốn nói rằng: “Đừng làm phiền người yêu mến Ta. Nàng đã làm một việc tốt cho Ta. Nếu ngươi muốn chăm sóc người nghèo, hãy đợi khi khác và đến một nơi khác. Người nghèo luôn luôn ở với các ngươi. Nhưng đây là thì giờ duy nhất để các ngươi nhận Ta làm sự thay thế và đổ mọi sự ra cho Ta”.
XỨC DẦU CHO CHÚA ĐỂ CHÔN NGÀI
Trong câu 8, Chúa tiếp tục phán rằng: “Nàng đã làm điều nàng có thể làm, là xức dầu cho thân thể Ta trước để chôn”. Bà ấy biết trước nhu cầu hay nắm lấy cơ hội xức dầu cho thân thể Chúa để chôn Ngài. Điều này cho thấy rằng bà đã nhận được khải thị về sự chết của Chúa bởi lời Ngài. Vì vậy, bà đã nắm bắt cơ hội để đổ ra điều tốt nhứt mình có cho Chú. Để yêu Chúa bằng điều tốt nhứt, chúng ta cần phải có khải thị về Ngài.
Trong câu 9, Chúa tiếp tục phán rằng: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế giới hễ nơi nào có rao giảng phúc âm, thì cũng thuật lại việc đờn bà này đã làm để kỷ niệm nàng”. Trong câu trước, Chúa đề cập đến việc chôn Ngài. Chữ “chôn” hàm ý sự chết và phục sinh của Ngài để cứu chuộc chúng ta. Vì vậy, phúc âm trong câu 9 phải chỉ về phúc âm nó đến sự chết, sự chôn và phục sinh của Đấng Christ (1 Cô. 15:1-4).
Câu chuyện phúc âm là Chúa đã yêu chúng ta; và câu chuyện về người đàn bà xức dầu cho Chúa là bà yêu Ngài. Chúng ta phải rao giảng cả hai – Chúa yêu chúng ta và chúng ta yêu Chúa. Một tình yêu là để cứu chúng ta còn tình yêu kia là để chúng ta dâng mình.
Trong các bài trước, chúng ta đã thấy khi Chúa Jesus ở trên núi Ô-liu với bốn môn đồ, Ngài nói với họ về việc khởi đầu cơn quặn thắt. Những cơn quặn thắt này để sinh ra Người Mới, một sự sinh nở đòi hỏi một tiến trình lâu dài. Làm thế nào con người này có thể được sinh ra qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Qua sự chết và phục sinh của Ngài, Ngài trở nên mọi sự trong Người Mới.
Sau khi Chúa phán với các môn đồ về những điều phải đến, đặc biệt là về cơn quặn thắt thì Ngài vào nhà Si-môn ở Bê-tha-ni là nơi người ta dọn tiệc đãi Ngài. Trong khi Ngài đang ăn thì một phụ nữ yêu Ngài đã đổ ra điều tốt nhất nàng có cho Ngài. Điều này cho thấy rằng Ngài là mọi sự đối với nàng. Chúa nói rằng người đàn bà này đã làm điều nàng có thể làm, đó là xức dầu cho thân thể Ngài trước để chôn Ngài.
Những gì Chúa nói trong câu 8 thật quan trọng vì điều ấy cho thấy rằng người đàn bà này chắn chắc đã nận được lời Chúa phán về sự chết và phục sinh của Ngài. Tôi không cho là Phi-e-rơ đã nhận lời này, nhưng người nữ này đã nhận được. Bà biết rằng Đấng bà yêu không bao lâu nữa sẽ bị giết và bà sẽ không còn cơ hội nào khác để xức dầu cho Ngài. Do đó, trong khi Ngài còn hiẹn diện, bà đã nắm lấy cơ hội để đổ dầu ra cho Ngài. Làm như vậy là bà đã xức dầu cho Ngài để chôn Ngài.
ĐƯỢC ĐEM VÀO TRONG SỰ CHẾT
VÀ PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Chắc chắn người đàn bà này đã được đem vào trong sự chết của Đấng Christ. Dĩ nhiên, sự chôn nằm giữa sự chết và phục sinh. Bà đã đổ ra điều tốt nhất của mình cho Chúa là sự thay thế bao-hàm-tất-cả của mình, và bà làm điều này để chôn Ngài. Điều này có nghĩa là bà nhận lấy sự chết của Ngài để vui hưởng Ngài trọn vẹn.
Nếu chỉ có Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ không thể hiểu đủ về việc được đem vào sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Trong sách Công vụ và các Thư tín của Phao-lô, chúng ta thấy sự phát triển của vấn đề này. Khi ở trong sự chết và phục sinh của Đấng Christ, chúng ta có thể vui hưởng Ngài đến tột cùng. Chúng ta có thể như người đàn bà trong Mác chương 14, là người đã bước vào sự chết và phục sinh của Chúa, và bởi đó, vui hưởng Ngài là sự thay thế đầy đủ của mình. Trong bà không có chỗ cho điều gì hay cho người nào khác hơn Chúa. Trong bà không có chỗ cho Môi-se,cho Ê-li hay cho đền thờ và cũng không cho chỗ cho chính mình. Bà đã được thay thế bằng Đấng đáng yêu này.
Người đàn bà này đã hoàn toàn được chuẩn bị để nhận Chúa làm sự thay thế của mình. Bà đã trải qua tất cả các bước trong tiến trình của Chúa. Trong khi chúng ta có thể nói Phi-e-rơ có phần nào thô thiển, thì người đàn bà này lại chu đáo và mịn màng. Vì lý do này, chắc chắn bà đã được đem vào trong sự chết của Chúa. Bà nhận thức rằng Chúa sẽ bị giết. Nhưng tư tưởng về sự chết của Chúa không có trong Phi-e-rơ. Vì bà đã nhận lời Chúa phán về sự chết của Ngài nên bà cũng nắm lấy cơ hội xức dầu cho Chúa để chôn Ngài. Bởi một bước mà bà nhận lấy sự chết của Chúa và hành động để chôn Ngài. Đây là việc làm tốt mà bà đã làm cho Ngài. Rồi một vài ngày sau đó, bà có mặt trong số những người bước vào sự phục sinh của Chúa. Vì vậy, bà là một người tiên phong, một trong những người đầu tiên vui hưởng Đấng Christ phục sinh. Do sự chuẩn bị của Chúa mà bà đã bước vào sự chết và phục sinh của Ngài.
ĐẤNG CHRIST LÀ SỰ THAY THẾ
CỦA CHÚNG TA TRONG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Chúng ta đã thấy trong chương 13 rằng Chúa đang chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Ngài tiếp tục công việc chuẩn bị này trong chương 14. Sự chuẩn bị của Chúa bắt đầu với việc Ngài tiết lộ cho các môn đồ cuộc gia tể của Đức Chúa Trời về việc một Người Mới sẽ được sinh ra là như thế nào. Sự sinh ra Người Mới này đòi hỏi phải chịu nhiều cơn quặn thắt.
Trong Mác chương 14, Chúa tiếp tục chuẩn bị các môn đồ bằng cách vui hưởng tình yêu của họ. Bước vào căn nhà gồm những người phung được tẩy sạch, Ngài vui hưởng bữa tiệc và cũng được xức dầu. Bữa tiệc là vấn đề  thỏa mãn bề trong, và ngọt ngào. Vì vậy, trong nhà của Si-môn ở Bê-tha-ni, Chúa vừa được thỏa mãn và vừa được xức dầu. Ngài không được Đức Chúa Trời xức dầu nhưng được một trong những người yêu Ngài xức dầu.
Trong nhà Si-môn ở Bê-tha-ni, Chúa là sự thay thế cho mọi sự. Những người yêu Ngài không có bất cứ điều gì hay bất cứ người nào ngoài Ngài. Họ chỉ có một thân vị tuyệt diệu này, tức Đấng là mọi sự đối với họ.
Trong 14:1-11, chúng tôi đã chỉ ra rằng chúng ta có một mô hình nhỏ về nếp sống Hội Thánh. Đặc biệt chúng ta có mô hình thu nhỏ về việc kinh nghiệm sự nhận lấy Đấng Christ là sự thay thế bao-hàm-tất-cả. Vì vậy, chúng ta có Đấng Christ là sự thay thế trong nếp sống Hội Thánh như được mô tả trước bằng mô hình thu nhỏ này. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta là những người phung được Ngài tẩy sạch và lòng chúng ta chỉ có chỗ dành cho Ngài. Bên trong chúng ta, xung quanh chúng ta và với chúng ta, không có gì khác ngoài Chúa. Chúng ta nhận Ngài là mọi sự qua sự chết và phục sinh của Ngài.

Ở đầu bài này, chúng tôi đã chỉ ra rằng trong 14:1-11, chúng ta có sự kết hợp giữa âm mưu của những người chống đối, tình yêu của các môn đồ và âm mưu phản Ngài của Giu-điu. Về mưu phản của Giu-đa, 14:10 và 11 chép: “Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, là một trong hai môn đồ, đến cùng các thầy tế lễ cả để nộp Jesus cho họ. Họ vừa nghe thì vui mừng, hứa cho người tiền bạc. Rồi người tìm dịp để nộp Ngài”. Số tiền hứa cho Giu-đa là ba mươi miếng bạc (Mat. 26:15), là giá mua một nô lệ (Xuất. 21:32). Trong khi một trong các môn đồ của Cứu Chúa-Nô Lệ bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa đến tột cùng thì một người khác sắp phản Ngài. Một người quí trọng Ngài cùng một lúc với một người đang chuẩn bị nộp Ngài.