Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 41

Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trong bài này, tôi muốn chia sẻ thêm vài lời về chương 13, một trong những chương khó nhất để chúng ta hiểu. Nhiều người đọc Tân Ước xem Mác chương 13 chỉ là một lời tiên tri. Thật ra, chương này không chỉ là một lời tiên tri mà còn là một lời Chúa Jesus nói ra để chuẩn bị các môn đồ của Ngài. Hai dấu chỉ về điều này là chữ “đến thờ” trong câu 1 và thành ngữ “cơn quặn thắt” trong câu 8.
ĐẤNG CHRIST LÀ SỰ THAY THẾ TOÀN DIỆN
Trong chương 11, Chúa Jesus tẩy sạch đền thờ (11:15-17). Thực ra là Chúa lên án đền thờ. Sau khi tẩy sạch đền thờ, Chúa Jesus xử lý những người lãnh đạo của Do Thái giáo, là những người đặc biệt quan tâm đến đền thờ. Các môn đồ đã nghe tất cả những gì Chúa nói với những người lãnh đạo ấy. Sau khi triệt để xử lý đền thờ và xử lý các nhà lãnh đạo Do Thái, Chúa ra khỏi đền thờ. Mác 13:1 chép: “Đương khi Jesus ra khởi đền thờ, có một môn đồ nói cùng Ngài rằng: Thưa Thầy, coi kìa, những viên đá tuyệt vời biết bao và các tòa nà này cũng thật tuyệt!” Đây là một hàm ý rõ ràng cho thấy rằng các môn đồ của Chúa vẫn còn bị quan niệm truyền thống về đền thờ chi phối, và đền thờ là dấu hiệu hay biểu tượng cho tôn giáo của người Do Thái. Việc các môn đồ vẫn còn tôn trọng đền thờ như vậy cho thấy rằng họ hoàn toàn bị tôn giáo cũ chi phối
.
Khi Chúa Jesus ở trên đất, ý định của Đức Chúa Trời trong cuộc gia tể của Ngài là thay đổi thời đại từ những điều cũ sang Đấng Christ. Khát vọng của Đức Chúa Trời là Đấng Christ sẽ thay thế những điều thuộc về thời kỳ trước. Đó là lý do chúng ta nói rằng Đấng Christ vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người, là sự thay thế toàn diện. Là sự thay thế toàn diện, trước hết Đấng Christ được khải thị trên núi Hóa Hình. Chúa đem ba môn đồ lên đỉnh núi này để chỉ cho họ thấy rằng trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, Ngài có ý định thay thế mọi sự bằng Đấng Christ. Không có chỗ cho Môi-se và Ê-li và không có chỗ cho người thiên nhiên. Mọi sự và mọi người phải được Đấng Christ, là Đấng bao-hàm-tất-cả, thay thế.
Khi Chúa Jesus tẩy sạch đền thờ, Ngài đang chuẩn bị thay thế những điều cũ bằng chính Ngài. Ngài đang xóa bỏ, hủy bỏ những điều thuộc về thời kỳ cũ để chuẩn bị con đường cho các môn đồ nhận Ngài là sự thay thế của họ. Ngài đã chuẩn bị họ để đem họ vào trong sự chết và phục sinh của Ngài đề Ngài có thể là sự thay thế bao-hàm-tất-cả của họ.
SỰ SINH RA NGƯỜI MỚI
Nhận lãnh Đấng Christ làm sự thay thế của chúng ta qua sự chết và phục sinh của Ngài là được đem ra khỏi sáng tạo cũ và bước vào sáng tạo mới.Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời trước hết sản sinh sáng tạo rồi sau đó sinh ra sáng tạo mới từ sáng tạo cũ.
Sáng tạo mới của Đức Chúa Trời chủ yếu là Người Mới. Việc sinh ra Người Mới từ sáng tạo cũ bao gồm quá trình sinh nở. Cách diễn đạt “cơn quặn thắt” trong 13:8 chỉ về cơn quặn thắt liên quan đến việc sinh ra Người Mới.
Khoảng thời gian giữa sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ với sự trở lại của Ngài là để sinh ra Người Mới. Chúng ta tin rằng chúng ta đang sống ở phần cuối của khoảng thời gian mà Người Mới đang được sinh ra. Nhìn lại lịch sử của hơn 19 thế kỷ qua kể từ lúc Chúa thăng thiên, chúng ta dễ nhận thức rằng trải qua các thế kỷ, nhiều người đã kinh nghiệm sự quặn thắt để sinh ra Người Mới. Người Do Thái, người ngoại bangvà mọi nền văn hóa, văn minh của thế giới là một phần của những cơn quặn thắt này. Thậm chí những cuộc chiến đã xảy ra cũng là một phần của những cơn quặn thắt này. Những cơn quặn thắt này là vì một điều – sinh ra Người Mới.
Tình hình thế giới ngày nay với những cơn quặn thắt là để sinh ra Người Mới. Đây là lý do tôi theo dõi tình hình thế giới.
RAO GIẢNG PHÚC ÂM VÀ CHỊU BẮT BỚ
Anh em có biết điều gì xảy ra trong 1.900 năm qua không? Thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ hai mươi đã chứng kiến Người Mới được sinh ra qua công tác rao giảng phúc âm và chịu bắt bớ.
Chúng ta cần hiểu tại sao Người Mới được sinh ra do công tác rao giảng phúc âm giữa sự bắt bớ. Từ khi loài người sa ngã, sáng tạo cũ đã ở dưới bàn tay chiếm đoạt của Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời. Hiện nay Đức Chúa Trời đang hành động để sinh ra một Người Mới từ sáng tạo cũ của Ngài. Tuy nhiên, kẻ thù không muốn đối cuộc gia tể Đức Chúa Trời hầu ngăn trở việc sinh ra Người Mới. Đó là lý do có những cơn bắt bớ. Từ lúc Phi-e-rơ đứng lên rao giảng phúc âm vào ngày lễ Ngũ Tuần, những cơn bắt bớ này đã và đang xảy ra. Sự bắt bớ trước hết đến từ người Do Thái với tôn giáo của họ rồi sau đó đến từ người ngoại bang, gồm có các nhà lãnh đạo La Mả theo chính trị của họ. Trải qua nhiều thế kỷ, việc bắt bớ những người rao giảng phúc âm vẫn không dừng lại.
Trong suốt 1.900 năm qua, có hai điều vẫn đang liên tục xảy ra: rao giảng phúc âm và bắt bớ. Chính do sự tể trị của Chúa mà những điều này vẫn chưa dừng lại. Hết thế kỷ này đến thế kỷ kia, những người trung tín của Chúa đã rao giảng phúc âm bằng mọi giá, thậm chí liều mạng sống. Trong khi đó, sau khi chiếm đoạt tạo cũ cùng với người cũ, xã hội và văn hóa của người cũ ấy, Sa-tan đã cúi giục nhiều cơ bắt bớ.
Kết quả của việc Sa-tan chống đối cuộc gia tể Đức Chúa Trời là gì? Kết quả là Sa-tan sẽ không đạt được điều gì mà thế giới cũng chẳng đạt được điều gì. Cuối cùng, kết qua sẽ là Người Mới được sinh ra cách trọn vẹn.
Sau một quá trình dài sinh ra Người Mới, Chúa Jesus sẽ trở lại để tiếp nhận Người Mới vào lúc các thánh đồ được cất lên. Điều này có nghĩa là khi Chúa Jesus trở lại sẽ có sự cất lên và sự cất lên này sẽ là giai đoạn cuối của việc sinh ra Người Mới. Nếu thấy điều này và đọc lại Mác chương 13, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng tươi mới từ Lời Chúa. Trong chương này, Chúa đã đem các môn đồ thân cận với Ngài vào sự hiểu biết như vậy về cuộc gia tể Đức Chúa Trời.
TRỌNG ĐIỂM CỦA CUỘC GIA TỂĐỨC CHÚA TRỜI
Trọng điểm của cuộc gia tể Đức Chúa Trời là sinh ra Người Mới qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Sự chết của Đấng Christ đã kết liễu sáng tạo cũ, và sự phục sinh của Ngài làm nẩy mầm sáng tạo mới. Do đó, được đem vào sự chết và phục sinh của Đấng Christ là được đem vào chỗ kết liễu sáng tạo cũ và nẩy mầm sáng tạo mới. Trong sự nẩy mầm này, chúng ta vui hưởng sự thay thế toàn diện bao-hàm-tất-cả, tức thân vị của Đấng Christ, Đấng Thần-nhân sống động, kỳ diệu, tuyệt vời.
Khi chúng ta vui hưởng Đấng Christ là sự thay thế toàn diện, Ngài sẽ trở nên mọi sự cho chúng ta vì Ngài sẽ thay thế mọi sự bằng chính Ngài. Đây là lý do Phao-lô nói rằng trong Người Mới, “không thể có người Hy Lạp, người Do Thái, người chịu cắt bì, người không chịu cắt bì, người dã man, người Sy-the, kẻ tôi mọi hay người tự chủ, nhưng Christ là mọ sự và trong mọi người” (Côl. 3:10-11. Trong Người Mới không có sự khác biệt về chủng tộc. Trong Người Mới không có văn hóa, văn minh hay giai cấp xã hội. Thay vào đó, Đấng Christ, tức sự thay thế toàn diện, là tất cả và trong tất cả.
Đấng Christ sẽ thay thế toàn bộ sáng tạo cũ và Ngài sẽ là toàn bộ sáng tạo mới. Làm thế nào điều này xảy ra được? Điều này chỉ có thể xảy ra qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta cần được đem vào sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta vui hưởng Ngài là Linh ban-sự-sống, bao-hàm-tất-cả, đã trải qua-tiến-trình và nội cư. Là sự thay thế toàn diện như vậy, thân vị ấy là Đấng vừa có thần tính vừa có nhân tính. Ngày nay, tâ vị kỳ diệu này là Linh tổng hợp đề chúng ta vui hường hầu Đức Chúa Trời có được Người Mới để biểu lộ Ngài.
Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều sẽ được soi sáng để nhìn thấy khải tượng liên quan đến cụm từ “cơn quặn thắt” trong 13:8. Để sinh ra Người Mới cần phải có những cơn quặn thắt như vậy. Sự sinh nở diễn ra qua phúc âm, và việc rao giảng phúc âm thì luôn đi kèm với sự bắt bớ.
Dù sao giảng phúc âm ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng cần phải sẵn sàng chịu bắt bớ. Nếu rao giảng phúc âm và dạy lẽ thật mà không hề chịu khổ nhưng luôn luôn được chào đón nồng nhiệt thì anh em cần hỏi xem hoạt động của anh em có thật sự thuộc về Chúa hay không. Nếu sự rao giảng và dạy dỗ của anh em thuộc về Chúa thì anh em sẽ đối diện với bắt bớ. Lý do là việc sinh ra Người Mới luôn luôn liên quan đến các cơn quặn thắt. Thậm chí ngày nay, sự sinh nở này với các cơn quặn thắt vẫn đang diễn ra.
BƯỚC VÀO SỰ CHẾT
VÀ PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Khi đọc Phúc Âm Mác chương 13, chúng ta không nên bị xao lãng khỏi điểm chính trong chương này. Vấn đề trọng yếu ở đây là Chúa đang nói với các môn đồ thân cận của Ngài rằng toàn bộ tình hình thế giới là để sản sinh Người Mới. Người Mới này chỉ có thể được sản sinh qua sự chết bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ và sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài. Đó là lý do chúng ta cần được đem vào trong sự chết và phục sinh của Ngài.
Nếu nghiên cứu phần Kinh Thánh ghi lại lời giảng của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần, anh em sẽ thấy ông nhấn mạnh đến hai vấn đề: sự chết và phục sinh của Chúa Jesus. Ông nói với người ta rằng Đấng họ khinh dễ và đóng đinh thì đã được Đức Chúa Trời tôn trọng vì Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết. Họ đóng đinh Ngài nhưng Đức Chúa Trời làm Ngài sống lại. Các môn đồ của Chúa là chứng nhân của Ngài. Đặc biệt, họ là chứng nhân về sự chết và phục sinh của Ngài.
Chúng ta đã thấy rằng sự chết của Đấng Christ là để kết liễu sáng tạo cũ và sự phục sinh của Ngài là để nẩy mầm sáng tạo mới. Trong sáng tạo mới, chúng ta vui hưởng Ngài là Đấng bao-hàm-tất-cả làm sự thay thế toàn diện được Đức Chúa Trời cung ứng. Đấng Christ không những là Cứu Chúa của chúng ta mà còn là sự sống và mọi sự cho chúng ta. Ngài không những là mọi sự cho chúng ta mà còn là mọi sự trong cuộc gia tểĐức Chúa Trời. Cuộc gia tể Đức Chúa Trời là để sinh ra một Người Mới, và trong Người Mới này, không có điều gi khác ngoài Đấng Christ. Trong Người Mới này, Đấng Christ ở trong mọi người, Đấng Christ là mọi người và Đấng Christ là mọi sự. Tất cả chúng ta cần thấy khải tượng tuyệt diệu này.
Liên quan đến khải tượng về cuộc gia tể Đức Chúa Trời, vấn đề trọng yếu phải nhìn thấy là bước vào sự chết và phục sinh của Đấng Christ để có thể vui hưởng Ngài là sự thay thế toàn diện cách trọn vẹn. Ngày nay Đấng Christ, tức sự thay thế của chúng ta, là Linh ban-sự-sống. Chúng ta không có ý định tranh cãi giáo lý về Đấng Tam Nhất hoặc về Linh. Mục đích của chúng ta là giúp cho tín đồ biết rằng chúng ta cần bước vào sự chết bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ để có thể ở trong sự phục sinh của Ngài. Rời trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta sẽ dự phần và vui hưởng Ngài là Linh ban-sự-sống làm sự thay thế của mình. Linh này hiện đang ngự trong linh chúng ta. Chúng ta đã thật sự trở nên một linh với Ngài (1Côl. 6:17). Khi sống trong Linh và thậm chí sống Linh này, Ngài sẽ làm cho sự chết, phục sinh và thăng tiến của Đấng Christ trở thành thực tại đối với chúng ta.
MỤC ĐÍCH CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Toàn bộ tình hình thế giới là để hoàn tất việc tái lập Israel và cũng để hoàn tất việc sinh ra Người Mới. Vì có cái nhìn sáng tỏ liên quan đến hai vấn đề này nên chúng ta có thể thấy điều gì đó mà các lãnh tụ và các chính trị gia không thể thấy. Họ không biết rằng mục đích của tình hình thế giới là để tái tập Israel và để dinh ra Người Mới. Cảm tạ Chúa, chúng ta biết được mục đích của những điều xảy ra trên thế giới. Chúng ta cảm tạ Ngài vì cái nhìn sáng tỏ về tình hình thế giới.
VUI HƯỞNG ĐẤNG CHRIST
LÀ SỰ THAY THẾ CỦA CHÚNG TA
Chúng ta không những biết vị trí thế giới ở chỗ nào liên quan đến cuộc gia tể của Đức Chúa Trời mà còn biết tín đồ chúng ta đang ở đâu. Chúng ta đang ở trong sự chết và phục sinh của Đấng Christ, và chúng ta đang vui hưởng Ngài là sự thay thế bao-hàm-tất-cả của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta đang ở trong Đấng Christ.
Nhiều người nói về việc ở trong Đấng Christ mà không hiểu hết việc ấy có ý nghĩa gì. Ở trong Christ là ở trong sự vui hưởng Ngài trọn vẹn như là sự thay thế toàn bộ, toàn diện qua sự chết bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài.
Chúng ta cần Phúc Âm Mác giúp đỡ để thấy được Đấng Christ là sự thay thế của chúng ta qua sự chết và phục sinh của Ngài. Tín đồ Tân Ước đã không bước vào sự chết và phục sinh của Đấng Christ theo cách bề ngoài. Từ Phúc Âm Mác, chúng ta thấy các môn đồ đầu tiên, tức những người đại diện cho chúng ta, đã theo Chúa ngay từ khởi đầu. Cuối cùng, họ và tất cả chúng ta đã trải qua tiến trình dẫn vào sự chết bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ và sự phục sinh của Ngài.
Nếu thấy khải tượng về sự chết bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ, chúng ta sẽ nhận biết rằng khi Ngài bị đóng đinh, chúng ta cũng bị đóng đinh với Ngài và trong Ngài. Cũng vậy, khi Ngài phục sinh, chúng ta cũng được phục sinh trong Ngài. Chúng ta cũng ở trong sự thăng thiên với Ngài. Vì vậy, bây giờ chúng ta có thể tuyên bố “Ha-lê-lu-gia, trong sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ, tôi đang vui hưởng Ngài là sự thay thế của tôi”.

Là sự thay thế của chúng ta, Đấng Christ là Linh ban-sự-sống, cư ngụ bên trong linh chúng ta. Khi sống bởi Linh này, Linh sẽ trở nên thực tại của chính Đấng Christ cùng với sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài như là sự vui hưởng trọn vẹn và đầy đủ của chúng ta ở bên trong. Chính bởi cách này mà Người Mới được sinh ra. Nguyện tất cả chúng ta thấy được khải tượng về vấn đề sinh ra Người Mới qua việc chúng ta dự phần Đấng Christ và dự phần sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài.