Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 47


Kinh thánh: Mác 15:16-41
Trong bài này, chúng ta đến với 15:16-41, là phần nói về sự đóng đinh Cứu Chúa – Nô Lệ
CHẾ GIỂU CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Mác 15:16 chép: “Lính giải Ngài vào phía trong viện, tức là sảnh đường, và nhóm cả cơ binh lại” Sảnh đường là nơi ở chính thức của tổng đốc.
Câu 17 chép: “Họ khoác áo tía cho Ngài, đan một mão gai đội trên đầu Ngài” Gai là biểu tượng của sự rủa sả (sáng.3:17-18). Chúa Jesus đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta trên thập tự giá (Ga.3:13). Trong 15:17, một chiếc mão triều bằng gai tượng trưng cho vương quyền, được dùng để chế giễu Cứu Chúa–Nô Lệ (c.20)
Trong câu 18 và 19, các tên lính tiếp tục chế giễu Chúa Jesus “rồi chào Ngài rằng: Mừng Vua dân Do Thái! Họ lại lấy cây lau đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài, và quì gối lạy Ngài” Sauk hi chế giễu Ngài “họ cởi áo tía ra, mặc áo của Ngài lại cho Ngài, rồi giải Ngài ra để đóng đinh trên thập tự giá” (c.20). Là chiên con Lễ Vượt Qua bị dâng làm sinh tế vì các tội phạm của chúng ta, ở đây Chúa giống như chiên con bị đem đến hàng làm thịt, ứng nghiệm Ê-sai 53:7-8

BỊ ĐÓNG ĐINH TẠI GÔ-GÔ-THA
Câu 21 chép tiếp: “Có một người tên Si-môn ở Sy-ren, là cha A-léc-xan-trơ và Ru-phu, ở thôn quê về, đi qua, thì họ ép cùng đi để vác thập tự giá của Jesus”. Sy-ren là một thành phố thuộc địa của Hi Lạp, thủ phủ của Sy-ren-nai-ca ở Bắc Phi. Dường như Si-môn là người Do Thái gốc Sy-ren.
Theo 15:22, “họ đem Ngài đến một nơi gọi là Gô-gô-tha, dịch là chỗ “cái sọ”. Gô-gô-tha là một tên theo tiếng Hê-bơ-rơ (Gi.19:17) có nghĩa là cái sọ. Tự tương đương trong tiếng La-tinh là Calvaria, được Anh hóa là Calvary (Lu.23:33). Điều đó không có nghĩa là chỗ có sọ của người chết mà chỉ là cái sọ
Câu 23 chép tiếp: “Họ cho Ngài uống rượu hòa với một dược, song Ngài không chịu”. Rượu này được hòa với một dược (và cũng với mật – Mat.27:34) định làm thuốc mê. Nhưng Chúa không muốn bị mê, Ngài muốn uống cạn chén đắng
Câu 24 chép: “Khi đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá rồi, thì họ bắt thăm mà chia áo xống Ngài, để coi ai được gì”. Ở đây, chúng ta thấy Chúa bị tội nhân cướp bóc đến tột cùng. Điều này ứng nghiệm Thi Thiên 22:18 và cũng phơi bày sự tối tăm của chính La Mã
Mác 15:25 chép: “Lúc đóng đinh Ngài là giờ thứ ba” Giờ thứ ba là chín giờ sáng
BỊ LOÀI NGƯỜI NGƯỢC ĐÃI
VÀ BỊ ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN XÉT
Câu 29 đến câu 31 cho chúng ta thấy rằng những người đi ngang qua “nhạo bang Ngài, lắc đầu mà nói rằng: Ê! Ngươi là kẻ phá đền thờ rồi cất lại trong ba ngày, hãy tự cứu mình, xuống khỏi thập tự giá đi! Các thấy tế lễ và các kinh luật gia cùng nhau chế giễu Ngài như vậy mà rằng: Hắn đã cứu kẻ khác, mà không thể tự cứu mình được!” Nhưng người nhạo báng Chúa Jesus đã xuyên tạc lời Ngài “(các ngươi) hãy phá đền thờ này đi” trong Giăng 2:19. Những người nhạo bang Ngài cũng nói rằng Ngài cứu người khác nhưng không thể tự cứu mình. Nếu Chúa tự cứu mình thì có lẽ Ngài đã không cứu được chúng ta.
Theo 15:33, “Đến giờ thứ sáu, khắp xứ đều tối tăm cho đến giờ thứ chín”. Giờ thứ sáu là mười hai giờ trưa, và giờ thứ chín là ba giờ chiều theo giờ của chúng ta. Chúa bị đóng đinh vào giờ thứ ba tức là chín giờ theo giờ của chúng ta. Ngài chịu khổ trên thập tự giá sáu giờ đồng hồ. Trong ba giờ đầu, Ngài  bị con người bắt bớ vì thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời; trong ba giờ sau, Ngài bị Đức Chúa Trời phán xét để hoàn thành sự cứu chuộc cho chúng ta. Chính trong thời gian ấy, Đức Chúa Trời xem Ngài là Đấng thay thế chịu khổ vì tội của chúng ta (Ês.53:10). Vì vậy, sự tối tăm vây phủ khắp đất, vì tội, các tội phạm và tất cả mọi điều tiêu cực đã bị xử lý tại đó và Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài (c.34) vì tội chúng ta
Trong 15:16-32, chúng ta thấy Cứu Chúa – Nô Lệ đã bị con người ngược đãi như thế nào. Ngài bị chế giễu, đánh đập, nhạo báng và bị đóng đinh. Tất cả những điều này là hành động của những người bắt bớ Ngài
Câu 33 nói rằng vào giờ thứ sáu, sự tối tăm vậy phủ khắp đất. Vào đúng giữa trưa, sự tối tăm vây phủ khắp đất và kéo dài cho đến giờ thứ chín tức là ba giờ chiều Đức Chúa Trời tạo ra sự tối tăm này và đây là dấu hiệu cho thấy rằng Đức Chúa Trời  đã đến để phán xét Đấng đang bị treo trên thập tự.
Chúng ta thấy rằng Cứu Chúa – Nô Lệ ở trên thập tự giá suốt sáu giờ đồng hồ, từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều. Ba giờ đầu là thời gian con người bắt bớ Ngài. Chúng ta có thể nói rằng trong suốt những giờ ấy, Chúa Jesus là người tuận đạo. Rồi đến giữa trưa, cùng với sự tối tăm vây phủ khắp đất, Đức Chúa Trời đã đến. Sự tối tăm này là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời phán xét tội. Trong khi con người bắt bớ Cứu Chúa– Nô Lệ suốt ba giờ đầu Ngài bị đóng đinh, thì Đức Chúa Trời đến trong suốt ba giờ sau để phán xét Đấng Christ là Đấng thay thế chúng ta. Chính trong ba giờ này, Đức Chúa Trời đã đặt tất cả tội phạm của chúng ta trên Ngài và xem Ngài như là một tội nhân làm Đấng thay thế chúng ta. Vì vậy, trong suốt ba giờ đầu bị đóng đinh, Chúa Jesus là một người tuận đạo. Nhưng trong suốt ba giờ sau, Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Là người tuận đạo, Ngài bị bắt bớ dưới bàn tay con người. Là Đấng Cứu Chuộc, Ngài chịu phán xét thay cho chúng ta dưới bàn tay của Đức Chúa Trời. Tối tăm là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời đã đến để phán xét Đấng Christ là Đấng thay thế cho tội chúng ta.
Mác 15:34 chép: “Vào giờ thứ chín, Jesus kêu lớn tiếng rằng: Ê-lô-I, Ê-lô-I, lam-ma-sa-bác-ta-ni?” dịch là Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Đức Chúa Trời lìa bỏ Đấng Christ trên thập tự giá Ngài  thể chỗ của tội nhân (1 Phi 3:18), gánh lấy tội lỗi  của chúng ta (1 Phi 2:24; Ês.53:6), và trở nên tội vì chúng ta (2 Cô 5:21). Chúng ta sẽ xem  xét câu này chi tiết hơn trong bài sau.
Các câu 35 và 36 chép tiếp: “Trong vòng người đứng bên có kẻ nghe thì nói rằng: Lìa, người kêu Ê-li. Có một người chạy lấy bông đá nhúng đầy giấm , để trên đầu cây lau, đưa cho Ngài uống, mà nói rằng: Cứ để vậy, coi thử có Ê-li đến đem hắn xuống chăng”. Giấm được đưa đến cho Chúa để làm cho Ngài đỡ khát (Gi. 19:28-30), nhưng được đưa đến theo cách chế giễu (Lu.23:36).
Trong Ma-thi-ơ 27:34 và Mác 15:23, rượu hòa với mật và một dược được đưa đến cho Chúa trước khi Ngài bị đóng đinh như là liều thuốc mê, nhưng Ngài không chịu uống. Nhưng giấm trong Mác 15:36 được đưa đến cho Ngài vào giờ cuối của sự đóng đinh theo cách chế giễu.
Câu 37 tiếp tục chép: “Đoạn, Jesus kêu một tiếng lớn, rồi tắt hơi”. Điều này có nghĩa là Chúa ngưng thở. Ma-thi-ơ 27:50 cho chúng ta biết rằng tại điểm này, Chúa kêu một tiếng lớn rồi “trút linh”. Điều này có nghĩa là Chúa trút linh Ngài (Gi. 19:30), cho thấy rằng Chúa tình nguyện giao sự sống của Ngài.
BỨC MÀN TRONG ĐỀN THỜ BỊ XÉ LÀM HAI
Sau khi Chúa Jesus tắt hơi, “bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chí dưới” (15:38). Điều này hàm ý rằng sự phân cách giữa Đức Chúa Trời và loài người đã bị hủy bỏ vì xác thịt (tượng trưng bởi bức màn) của tội lỗi mà Đấng Christ mặc lấy (La. 8:3) đã bị đóng đinh (Hê. 10:20). Sự kiện bức màn bị xé từ trên chí dưới cho thấy rằng việc xé bức màn là do Đức Chúa Trời làm từ bên trên.
Đền thờ cao hai mươi cúp-bít ( là 9 mét). Con người không thể nào xé bức màn từ trên xuống dưới. Chính Đức Chúa Trời đã xé bức màn đó.
Bức màn trong đền thờ là một biểu tượng của xác thịt mà Đấng Christ đã mặc trên chính Ngài. Việc xé bức màn có nghĩa là nhân tính mà Đấng Christ mặc lấy đã bị đóng đinh. Nếu nghiên cứu Kinh Thánh kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy rằng chê-ru-bim được thêu trên màn, và chê-ru-bim là biểu tượng cho các tạo vật của Đức Chúa Trời (Êxc, 1:4-14; Khải. 4:6-9). Vì vậy, chê-ru-bim trên bức màn tượng trưng cho các tạo vật liên hệ đến nhân tính của Jesus. Khi Chúa mặc lấy nhân tính của chúng ta. Ngài mặc lấy một nhân tính mà nhân tính ấy mang vác các tạo vật. Điều này cho chúng ta một nền tảng mạnh mẽ để nói rằng khi Đấng Christ đóng đinh nhân tính Ngài, Ngài kết liễu các tạo vật.
NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT LÚC CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH
Mác 15:39 chép: “Đội trưởng đứng đối diện Ngài, thấy Ngài tắt hơi như vậy, thì nói rằng: Người này thật là Con Đức Chúa Trời!”. Người đội trưởng nhận thức rằng người này không phải tầm thường. Trái lại, Ngài thật sự là Con Đức Chúa Trời
Các câu 40 và 41 cho chúng ta biết về những người đàn bà có mặt tại đó: “Lại có những dờn bà ở xa ngắm xem, trong họ có Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri là mẹ của Gia-cơ nhỏ của Giô-sê, cùng Sa-lô-mê, là những người đã theo phục sự Ngài khi Ngài ở Ga-li-lê; cũng có nhiều đờn bà khác nữa, tức những kẻ đã cùng Ngài lên Giê-ru-sa-lem”. Ma-ri Ma-đơ-len là người được Chúa đuổi bảy quỉ ra khỏi. Ma-ri mẹ của Gia-cơ nhỏ là mẹ của Cứu Chúa – Nô Lệ (Mat.13:55). Chữ “nhỏ” ở đây có nghĩa là nhỏ về vóc dáng hoặc nhỏ về tuổi tác. Gia-cơ nhỏ là người viết Thư Gia-cơ. Sa-lômê là vợ của Xê-bê-đê và là mẹ của Gia-cơ và Giăng (Mat.27:56)
Trong ký thuật của Mác về sự đóng đinh không đề cập đến hiện diện của một anh em nào. Ông chỉ nói về các chị em. Có thể nói rằng các chị em này là đại diện của chúng ta. Khi Đấng Christ bị đóng đinh, một số chị em đứng bên cạnh Ngài.
ĐƯỢC CHÔN CÁCH TÔN TRỌNG
ĐỂ VUI HƯỞNG NGÀY SA BÁT CỦA NGÀI
Mác 15:42-47 nói về việc chôn Cứu Chúa–Nô Lệ. Câu 42 chép: “Đến chiều tà, nhơn vì là ngày sắm sửa, tức là ngày ngay trước lễ Sa-bát, nên Giô-sép quê ở A-ri-ma-thê, vốn là nghị viên sang trọng, cũng trông đợi nước Đức Chúa Trời, bạo gan đến Phi-lát và xin thi thể của Jesus”. Sau khi Chúa hoàn tất sự chết cứu chuộc của Ngài, tình trạng khổ sở của Ngài lập tức được đổi thành tình trạng vinh dự. Giô-sép, quê ở A-ri-ma-thê, một người giàu có (Mat.57:57) và Ni-cô-đem, nhà lãnh đạo dân Do Thái (Gi.19:39; 3:1) đã đến để lo việc chôn Chúa bằng cách  liệm thi thể Ngài bằng một dược và dầu lô hội, rồi chôn Ngài trong một ngôi mộ mới. Chúa đã an nghỉ vào ngày Sa-bát trong sự tôn trọng của con người một tiêu chuẩn cao như vậy (Lu.23:55-56), chờ đợi thời điểm phục sinh giữa vòng kẻ chết.
Trong 15:43, Giô-sép được gọi là “Giô-sép quê ở A-ri-ma-thê” Mạo từ xác định ở đây nói đến một người nổi tiếng. Sau khi mua vải gai mịn, Giô-sép đem Chúa Jesus xuống khỏi thập tự giá, liệm Ngài trong vải gai mịn, rồi để Ngài vào huyệt đã được trong vầng đá, đoạn lăn một tảng đá lấp cửa mộ (c.46). Điều này là để ứng nghiệm Ê-si 53:9
Khi đọc 15:42-46, chúng ta thấy Chúa Jesus được chôn cách tuyệt hảo. Ngài được chôn bằng vải gai mịn mới mua và được đặt vào một cái huyệt mới đục. Chúa Jesus được đặt vào một ngôi mộ như thế là để vui hưởng ngày Sa-bát của Ngài.
Như chúng tôi đã chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên sáng tạo cũ trong sáu ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Trong Tân Ước, Chúa đã hoàn tất sự cứu chuộc trọn vẹn của Ngài, công tác cứu chuộc của Ngài, trong vòng sáu ngày và rồi nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày Sa-bát.
Mác 15:47 chép: “Ma-ri Ma-đơ-len cùng Ma-ri mẹ Giô-sê đều thấy chỗ tang Ngài”. Điều này chứng tỏ cả Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri mẹ của Chúa Jesus đều nhìn thấy chỗ tang Ngài

Mặc dầu sau khi hoàn tất công tác cứu chuộc, Chúa có thể  nghỉ ngơi vào ngày Sa-bát nhưng các môn đồ vẫn không thể an nghỉ. Tôi không tin rằng cả hai bà Ma-ri có thể an nghỉ. Tôi không tin họ hoàn toàn an nghỉ cho đến khi trải qua ngày phục sinh và đến ngày Lễ Ngũ Tuần. Vào ngày phục sinh và ngày lễ Ngũ Tuần, họ nhận lãnh Linh bao–hàm– tất cả và Linh này áp dụng sự chết và phục sinh của Đấng Chrisrt vào đời sống họ. Sau đó, họ có thể nhận biết ý nghĩa của sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Chúa.