Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 46


Kinh thánh: Mác 14:43-15:15
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét sự chết và phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời (14:43-16:18)
ĐƯỢC CHUẨN BỊ ĐỂ CHẾT
Chúng ta có thể nói sự chết của Đấng Christ bắt đầu từ lúc Ngài  bị bắt. Trước khi Giu-đa cùng những người bắt Chúa Jesus đến thì Chúa đang cầu nguyện tại Ghết-sê-ma-nê về sự chết của Ngài. Như chúng tôi chỉ ra rằng Chúa cố ý từ Ga-li-lê đến Giu-đê để chịu đóng đinh. Vì vậy,  thật ra Chúa không bị Giu-đa giao nộp, thay vì thế Ngài tự nộp mình cho những người đến bắt Ngài
Khi Chúa còn ở Ga-li-lê thì Ngài biết rằng Ngài cần phải  đi đến Giê-ru-sa-lem để bị giết vào ngày lễ Vượt Qua. Sau khi đến Giê-ru-sa-lem, Ngài chuẩn bị môi trường, các môn đồ và thậm chí những người chống đối cho sự chết của Ngài. Những người chống đối lập mưu giết Ngài. Mác 14:1 nói rằng các thầy tế lễ cả và các kinh luật gia đang tìm cách  dung quỉ kế để bắt Ngài và giết đi. Họ nói: “không nên làm điều đó nhằm kỳ lễ, e trong dân sanh sự náo lọa chăng” (14:2). Tuy nhiên, để ứng nghiệm hình bóng chiên con lễ Vượt Qua, Chúa phải bị đóng đinh vào ngày Lễ Vượt Qua cho dù những người chống đối Ngài tìm cách tránh né ngày này. Chính Chúa đang chuẩn bị những gì cần thiết để Ngài bị giết vào đúng thời điểm.

Trong buổi lễ Vượt Qua cuối cùng, Chúa Jesus bảo các môn đồ rằng một người trong họ sẽ phản Ngài: “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, một trong các ngươi, chính là người đang ăn với Ta, sẽ phản Ta” (14:18). Sau đó, Giu-đa bị phơi bày. Cho dù Giu-đa gian ác thế nào đi nữa, nhưng vì vẫn là một con người nên ông cảm thấy xấu hổ nếu ở lại với Chúa và các môn đồ. Sau khi bỏ đi, Giu-đa đến với thầy tế lễ thượng phẩm và dẫn một nhóm người đến bắt Chúa Jesus
Khi Giu-đa đã bỏ đi thì Chúa thiết lập bữa ăn tối. Ngài biết rằng trong vài giờ nữa Ngài sẽ bị bắt, xét xử, kết án tử hình và bị đóng đinh.
Sau khi thiết lập bữa ăn tối, Chúa đem các môn đồ đến một khu vườn. Ngài đến nơi thích hợp nhất để bị bắt. Điều này cho thấy rằng Ngài nộp mình cho những người bắt Ngài.
THỰC HIỆN Ý CHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tại vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Jesus đã cầu nguyện: “A-ba Cha, mọi việc đều khả năng cho Cha cả; xin cất chén này khỏi con, dầu vậy, không theo ý Con, nhưng theo ý Cha” (14:36). Trải qua nhiều  thế kỷ, nhiều giáo sư Kinh Thánh đã giảng về lời cầu nguyện của Chúa theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng không có quyền người thấy được ý chỉ của Đức Chúa Trời trong 14:36 cụ thể là gì.
Nếu muốn biết ý chỉ của Đức Chúa Trời trong câu này là gì, chúng ta cần phải xem xét Hê-bơ-rơ chương 10, là chương cho biết rằng Chúa Jesus đến để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Người ta thường nghĩ điều này có nghĩa là Chúa Jesus đến để làm mọi điều theo ý chỉ của Đức Chúa Trời một cách chung chung. Nhưng theo văn cảnh của Hê-bơ-rơ chương 10, chúng ta thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời cụ thể là chỉ về sự thay thế các của lễ. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là sai Đấng Christ đến trái đất này để thay thế các của lễ bằng chính Ngài
Trong Cựu Ước có nhiều của lễ hoặc các sinh tế. Đức Chúa Trời sai Con Ngài là Jesus Christ đến để thay thế tất cả những điều này. Chính vì ý chỉ Đức Chúa Trời mà Đấng Christ phải chết như sự thay thế cho tất cả các lễ. Chúa Jesus biết chính vì ý chỉ của Đức Chúa Trời mà Ngài phải chết như là sự thay thế cho các của lễ. Đó là lý do Ngài cầu nguyện “không theo ý Con, nhưng theo ý Cha”
Sau khi cầu nguyện tại Ghết-sê-ma-nê, Chúa Jesus đã sẵn sàng bị bắt, xét xử, kết án và bị giết. Mọi sự và mọi người đã được chuẩn bị, và Ngài đã cầu nguyện thấu đáo với Cha. Qua sự cầu nguyện ấy, Ngài xác quyết rằng chính vì ý chỉ của Đức Chúa Trời mà Ngài phải chết để thay thế tất cả các của lễ. Vì vậy, sau khi cầu nguyện, Ngài đã sẵn sàng để cho các thầy tế lễ cả, các trưởng lão và kinh luật gia bắt.
BỊ BẮT VÀ XÉT XỬ
Mác 14:43-52 cho chúng ta biết Chúa Jesus đã bị bắt như thế nào. Trong câu 49, Ngài nói với những người đến bắt Ngài: “Ta hẳng ngày cùng các ngươi ở trong đền thờ và dạy dỗ, mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng điều này xảy đến để Kinh Thánh được ứng nghiệm”. Những người chống đối từ-bỏ-Đức-Chúa-Trời và xúc-phạm-Đức-Chúa-Trời sợ những người đã nồng nhiệt tiếp đón Cứu Chúa – Nô Lệ (11:7-11) và những người vui mừng vì sự dạy dỗ của Ngài (12:37) nên không dám bắt Ngài vào ban ngày hay nơi công cộng như đền thờ. Thay vì thế, những người chống đối bắt Ngài cách quỉ quyệt vào nửa đêm (14:1) như bắt kẻ cướp (14:48).
Mác 14:53-15:15 mô tả Cứu Chúa-Nô Lệ đã bị xét xử như thế nào. Trước hết Ngài bị những người lãnh đạo Do Thái, đại diện cho người Do Thái, xét xử (14:53-64). Sau đó Ngài bị chính quyền La Mã, đại diện cho người ngoại bang, xét xử (15:1-15).
Mác 14:53 chép: “Chúng giải Jesus đến thầy tế lễ thượng phẩm, có hết thảy các thầy tế lễ cả, các trưởng lão và các kinh luật gia cùng nhóm lại”. Cứu Chúa-Nô Lệ bị bắt như một tên cướp (c.48) và bị dẫn đến hàng làm thịt như một chiên con (Ês.53:7).
Trong 14:55-60, chúng ta thấy Chúa Jesus không nói gì để trả lời những người làm chứng dối chống lại Ngài. “Nhưng Ngài làm thinh, không trả lời chi hết. Thầy tế lễ thượng phẩm lại hỏi Ngài rằng: Ngươi có phải là Đấng Christ, Con của Đấng đáng chúc tụng không?” (c.61). Thầy tế lễ thượng phẩm bối rối này, là người thuộc về tôn giáo truyền thống, từ bỏ- Đức Chúa Trời và bị Đức Chúa Trời từ bỏ, gọi Đức Chúa Trời là “Đấng đáng chúc tụng” để cho thấy rằng ông ta sung kính và tôn trọng Đức Chúa Trời là như thế nào. Mặc dầu Cứu Chúa – Nô Lệ không trả lời sự cáo buộc dối trá của những người kiếm lỗi nơi Ngài về hành vi của Ngài, nhưng về thân vị thần thượng của Ngài, thần tính của Ngài, thì Ngài không im lặng. Trái lại, trong câu 62 Ngài trả lồi cách mạnh mẽ và dứt khoát, khẳng định thần tính của Ngài trong nhân tính bang cách tuyên bố rằng với tư cách là Con Người, Ngài sẽ ngời bên hữu Đức Chúa Trời
Các câu 63 và 64 chép: “Thầy tế lễ thượng phẩm bèn xé áo mình mà rằng: Chúng ta còn cần chứng gì nữa? Các ngươi vừa nghe lời lộng ngôn đó. Các ngươi nghĩ thế nào?” Hết thảy đều định Ngài đáng tội chết”. Những người chống đối mù lòa lên án Cứu Chúa – Nô Lệ là phạm thượng vì Ngài đã khẳng định thần tính của Ngài, mà không nhận biết rằng chính họ đang phạm thượng với Đức Chúa Trời, là Đấng họ đang cáo buộc và chế giễu ngay lúc ấy
Câu 65 chép: “Có kẻ nhổ trên Ngài, đậy mặt Ngài, thoi Ngài, và nói với Ngài rằng: Hãy nói tiên tri đi! Các nha dịch nhận giải Ngài đều và Ngài”. Đó là hành động khinh miệt và khước từ Cứu Chúa – Nô Lệ của người Do Thái như đã được dự ngôn trong Ê-sai 53:3
BỊ GIAO NỘP CHO PHI-LÁT
Mác 15:1 chép tiếp: “Đến sáng sớm, tức thì các thầy tế lễ cả, các trưởng lão, các kinh luật gia và cả công hội đều bàn cùng nhau, rồi trói Jesus giải đi, nộp cho Phi-lát”. Dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, Cứu Chúa – Nô Lệ bị xét xử như chiên trước người hớt lông (Ês.53:7), không chỉ bởi những nhà lãnh đạo Do Thái trong 14:53-65 mà còn bởi tổng đốc La Mã như là một phạm nhân trước những người cáo buộc (14:64) trong 15:1-15. Ngài bị xét xử vừa bởi những nhà lãnh đạo Do Thái vừa bởi tổng đốc La Mã để chịu chết hầu phục vụ tội nhân bằng mạng sống của Ngài là giá chuộc (10:45), không những cho người Do Thái được đại diện bởi các nhà lãnh đạo Do Thái mà còn cho người ngoại bangđược đại diện bởi tổng đốc La Mã
BỊ KẾT ÁN ĐÓNG ĐINH
Mác 15:15 cho chúng ta biết Phi-lát tìm cách làm thỏa mãn đám đông, thả Ba-ra-ba cho họ và giao nộp Jesus để bị đóng đinh. Điều này phơi bày sự tối tăm và bất công của chính trị loài người đến tột cùng. Đó là sự ứng nghiệm cho lời tiên tri về việc Cứu Chúa – Nô Lệ chịu khổ trong Ê-sai 53:5 và 8
Hình phạt tử hình của người Do Thái là ném đá (Lê 20:2, 27; 24:14; Phục.1:10; 17:5). Đóng đinh là cách hành hình của ngoại giáo (Exr.6:11), được người La Mã sử dụng chỉ về xử tử nô lệ và các phạm nhân tàn ác. Đóng đinh Chúa Jesus không những làm ứng nghiệm Cựu Ước (Phục.21:23; Ga.3:13; Dân. 21:8-9) mà cũng làm ứng nghiệm lời của Chúa về cách Ngài chết (Gi.3:14; 8:28; 13:32) là điều không thể được thực hiện bằng cách ném đá.
Trong 14:43-15:15, chúng ta có phần Kinh Thánh ghi lại kinh nghiệm của Chúa Jesus lẫn của Phi-e-rơ. Những kinh nghiệm này xảy ra cùng một lúc. Trong khi Chúa Jesus đang bị xét xử, Phi-e-rơ cũng bị xét xử. Sự kiện Chúa bị các nhà lãnh đạo Do Thái và tổng đốc La Mã xét xử là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng Ngài bị toàn thế giới thử nghiệm. Ngài bị người Do Thái xét xử theo luật pháp của họ và bị người ngoại bangxét xử theo luật La Mã.
Dĩ nhiên, đối với Chúa Jesus thì không có điều gì đáng bị xét xử. Trái lại, Phi-e-rơ hoàn toàn bị phơi bày là một con người sai phạm. Câu chuyện trong Phúc Âm Mác kết hợp với việc Chúa Jesus bị người Do Thái và người ngoại bangxét xử với việc Phi-e-rơ phơi bày và bị xét xử
Chúng ta cần thấy rằng cả Phi-e-rơ Chúa Jesus đều bị đóng đinh. Chúng ta có thể nói Phi-e-rơ được ấn định và được lập để đại diện cho chúng ta.
Mọi điều xảy ra liên hệ đến việc đóng đinh Jesus là một ứng nghiệm về hình bóng hoặc về các lời tiên tri trong Cựu Ước. Chúng tôi đã chỉ ra rằng là sự ứng nghiệm hình bóng chiên con lễ Vượt Qua, Chúa Jesus đã bị đóng đinh vào ngày Lễ Vượt Qua. Ngài đã bị bắt suốt đêm hôm đó. Theo lịch Do Thái, một ngày không bắt đầu vào buổi sang nhưng vào buổi tối. Chúa Jesus dự lễ Vượt Qua vào buổi tối của ngày Vượt Qua. Điều đó có nghĩa là Ngài ăn lễ Vượt Qua vào lúc bắt đầu ngày Vượt Qua. Sau đó, Ngài thiết lập bữa ăn tối và đi đến Ghết – sê-ma-nê để cầu nguyện.
Chúa bị bắt vào đêm khuya, bị dẫn đến tòa của thầy tế lễ thượng phẩm và bị xét xử. Rồi đến sáng, Ngài bị dẫn đến Phi-lát. Chúa Jesus bị kết án tử hình vào sáng sớm ngày hôm ấy. Ngay sau khi kết án, Ngài bị đem đến Gô-gô-tha và bị đóng đinh đúng chín giờ sáng.
Những người chống đối Chúa không tạo cho dân chúng cơ hội để làm điều gì chống lại họ. Những người chống đối bí mật bắt Chúa Jesus và Chúa đã hợp tác với họ. Chúa đã cố ý đến Ghết-sê-ma-nê và Giu-đa biết Ngài sẽ ở đó. Vì vậy, vào đêm khuya, trong khi người ta đang ngủ, Giu-đa dẫn một toán người đến Ghết-sê-ma-nê để bắt Chúa Jesus. Chúa đã bị các nhà lãnh đạo Do Thái xét xử và kết án tử hình. Để làm hài lòng dân chúng, Phi-lát nhanh chóng quyết định đóng đinh Chúa Jesus.
CON NGƯỜI
Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong khi Chúa Jesus bị cáo buộc cách dối trá, Ngài vẫn im lặng. Nhưng khi bị chất vấn về thân vị của Ngài, rằng Ngài có phải là Đấng Christ, Con của Đấng đáng chúc tụng không thì Ngài trả lời: “Phải, ta đây, các người sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền năng, ngự trên mây trời mà đến” (14:62). Mặc dầu bị chất vấn có phải là Con của Đấng đáng chúc tục không, nghĩa là có phải Con của Đức Chúa Trời không, nhưng Chúa lại tự nhận Ngài là Con Người. Chúa là Con Người, không những ở trên đất trước khi bị đóng đinh nhưng cũng ở trên các từng trời ở bên hữu Đức Chúa Trời sau khi phục sinh (Công.7:56) và thậm chí khi Ngài trở lại trên các đám mây. Để hoàn tất mục đích của Đức Chúa Trời, Chúa phải là con người. Không có con người, mục đích của Đức Chúa Trời không thể được thực hiện trên đất.
Trong 14:62, dường như Chúa Jesus muốn nói với những nhà lãnh đạo Do Thái rằng: “Các ngươi hỏi Ta có phải là Đấng Christ, là Con của Đấng đang chúc tục không. Ta nói rằng, phải. Ta đây.Ta cũng là Con Người và các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi đây bên hữu Đấng quyền năng. Các ngươi nói đến Đấng đáng chúc tụng nhưng Ta nói đến Đấng quyền năng”.
Cả “Đấng đáng chúc tụng” trong câu 61 lẫn “Đấng quyền năng” (hoặc dịch Đấng cầm quyền) trong câu 62 đều chỉ về Đức Chúa Trời toàn năng. Chúa dung chữ “Đấng cầm quyền” cho thấy các nhà lãnh đạo Do Thái không phải là nhà cầm quyền mà Ngài mới là Đấng cầm quyền. Chúa tiếp tục cho họ thấy rằng Ngài sẽ trở lại như Con Người. Dường như Chúa cũng muốn nói rằng “Các ngươi sung kính Đức Chúa Trời là Đấng đáng chúc tụng. Nhưng Ta nói với các ngươi, Ngài là Đấng cầm quyền, cai trị mọi sự. Các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu của Đấng cầm quyền và đến với các đám mây trời”
Khi Phi-lát tra xét Chúa Jesus, ông không quan tâm Ngài có phải là Con Đức Chúa Trời hay không. Thay vì thế, Phi-lát hỏi Ngài: “Ngươi có phải là vua Dân Do Thái không?” (15:2). Đối với câu hỏi này, Chúa trả lời: “Phải, như quan nói đó”. Điều này có nghĩa là Chúa thừa nhận với Phi-lát rằng Ngài là vua dân Do Thái. Vì vậy, Ngài vừa là Con Đức Chúa Trời vừa là dân Do Thái. Vì điều này, Ngài bị kết án tử hình. Điều này có nghĩa là Ngài bị đóng đinh với tư cách là Con Đức Chúa Trời và với tư cách là vua dân Do Thái.
TRẢI QUA QUÁ TRÌNH CHẾT
Trong chương 14, khi Chúa Jesus trải qua sự xét xử dưới tay loài người, Phi-e-rơ đã thất bại. Trong sự thất bại, ông đã trải nghiệm sự chết của Chúa. Tất cả các môn đồ thân cận của Chúa cũng được đem vào sự chết của Ngài.
Chúng ta không nên nghĩ rằng Chúa Jesus đã đoàn tuyệt với Phi-e-rơ vì thất bại của ông. Không, thất bại của Phi-e-rơ là sự đóng đi của ông, và cách đóng đinh như vậy là lối để bước vào sự chết của Chúa.
Phi-e-rơ cần phải bị đóng đinh, phải được đem vào sự chết của Đấng Christ bởi vì ông rất thiên nhiên. Vốn dạn dĩ nên ông luôn luôn dẫn đầu. Chắc chắn một người như vậy cần phải bị xóa bỏ, và Phi-e-rơ thật sự đã bị xóa bỏ. Mặc dầu lúc đó ông không nhận ra điều này nhưng ông đã được bước vào sự chết của Chúa. Chắc chắn về sau, sau khi Chúa phục sinh và thăng thiên, Phi-e-rơ nhận thức rằng ông đã bước vào sự đóng đinh của Chúa.
Qua nhiều năm, tôi không thể hiểu tại sao phần Kinh Thánh ghi lại việc xét xử Chúa Jesus lại đi chung với phần ghi lại  kinh nghiệm của Phi-e-rơ. Tôi nghĩ điều này chỉ có ý định vạch trần Phi-e-rơ mà thôi. Bây giờ tôi thấy rằng không chỉ Phi-e-rơ bị phơi bày mà ông còn phải trả qua quá trình chết của Chúa Jesus. Bởi vì Phi-e-rơ là đại diện cho chúng ta nên điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều đồng với Chúa bước vào trong sự chết của Ngài.
Chúa Jesus trải qua sự chết cách khải hoàn, nhưng Phi-e-rơ trải qua sự chết cách thất bại. Sự thất bại này phơi bày bản thể thiên nhiên của Phi-e-rơ làm cho bản thể ấy bị xử lý

Chúa Jesus không phải là người duy nhất trải qua quá trình chết. Tất cả chúng ta được Phi-e-rơ đại diện, đều đã trải qua quá trình này với Chúa Jesus. An hem không nghĩ mình là một Phi-e-rơ sao? Tất cả chúng ta đều là những Phi-e-rơ cần bị phơi bày, xét xử và đóng đinh.