Kinh thánh: Mác 14:27-42
CẢNH
BÁO CÁC MÔN ĐỒ
Trong 14:27-42, Chúa Jesus cảnh báo các môn đồ về việc vấp phạm và
truyền dặn họ thức canh cầu nguyện. Trong câu 27, Ngài phán: “Hết thảy các
ngươi đều sẽ vấp phạm, vì có chép rằng: Ta sẽ đánh Kẻ Chăn, thì chiên sẽ tan
tác”. Sau đó Chúa bảo rằng sau khi sống lại, Ngài sẽ đến Ga-li-lê trước họ
(c.28)
Khi Phi-e-rơ nghe lời Chúa về việc các môn đồ bị vấp phạm, ông nói
với Ngài: “Dầu hết thảy đều vấp phạm, nhưng tôi thì không” (c.29). Vì vậy, Chúa
tiếp tục phán với Phi-e-rơ như là một phần trong việc Ngài chuẩn bị các môn đồ
cho sự chết của Ngài: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay, chính đêm này, trước
khi gà gáy hai lượt, người sẽ chối ta ba lần”. Động từ Hi-lạp được dịch là “chối”
là một động từ kép có nghĩa là chối phắt, như trong các câu 31 và 72. Nhưng
Phi-e-rơ, có phần nào thô thiển, tự tin và dạn dĩ nói cách dứt khoát rằng: “Dầu
tôi cần phải chết với thầy, tôi hẳn chẳng chối thầy đâu”. Hết thảy cũng đều nói
như vậy” (c.31)
CẦU
NGUYỆN TẠI GHẾT–SÊ-MA-NÊ
Sau khi cảnh báo các môn đồ về việc họ vấp phạm, Chúa Jesus đi với
họ đến một chỗ kia, gọi là Ghết-sê-ma-nê (c.32)
Ghết-sê-ma-nê có nghĩa là chỗ ép dầu. Chúa phải bị ép tại nơi đó để đổ dầu
là Linh ra.
Ngài đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng theo, rồi “khởi kinh khủng và nặng
nề lắm” (c.33). Về “kinh khủng”, C.E.B Cranfield nói rằng Chúa “bị ép trong
tình trạng kinh sợ rùng rợn khi đối diện với viễn cảnh hãi hùng trước mặt Ngài”.
Ngài đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng rằng: “Hồn ta rất buồn rầu cho
đến chết; hãy ở đây và thức canh”. Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mình xuống đất
mà cầu nguyện, nếu có thể được , xin cho giờ này qua khỏi Ngài”. Sự buồn rầu của
Cứu Chúa – Nô Lệ và lời cầu nguyện của Ngài trong câu 35 cũng giống như trong
Giăng 12:27. Tại đó Ngài nói rằng Ngài đến vì giờ này, tức là Ngài đã biết ý chỉ
của Cha muốn Ngài phải chết trên thập tự giá để hoàn thành kế hoạch đời đời của
Đức Chúa Trời
Theo câu 36, Chúa Jesus cầu nguyện: “A ba, Cha, mọi việc đều khả
năng cho Cha cả, xin cất chén này khỏi con; dầu vậy, không theo ý Con, nhưng
theo ý Cha”. Đức Chúa Trời Tam Nhất đã quyết định trong kế hoạch thần thượng của
Ngài trong quá khứ đời đời là thân vị Thứ Hai của Đấng Tam Nhất thần thượng phải
nhục hóa và chết trên thập tự giá để hoàn tất sự cứu chuộc đời đời của Ngài hầu
hoàn thành mục đích đời đời của Ngài (Êph 1:7-9). Vì vậy, thân vị Thứ Hai của Đấng
Tam Nhất Thần Thượng được chỉ định làm Chiên Con của Đức Chúa Trời (Gi.1:29)
trước khi sáng lập thế giới, tức là trong quá khứ đời đời (1 Phi.1:19-20); và
theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, là Chiên Con Đức Chúa Trời, Ngài đã bị giết từ
khi lập nền thế giới, tức là từ khi các tạo vật sa ngã của Đức Chúa Trời hiện hữu
(Khải.13:8). Từ khi con người sa ngã, Chiên con, chiên, bò con, bò đực được
truyển dân Đức Chúa Trời dâng làm sinh tế như là các hình bóng (Sáng.3:21; 4:4;
8:20; 22:13 Xuất.12:3-8; Lê.1:2), chỉ về Ngài là Đấng sẽ đến với tư cách là
Chiên Con thật đã được Đức Chúa Trời định trước. Vào lúc các thời kỳ được đầy đủ,
Đức Chúa Trời Tam Nhất sai thân vị Thứ Hai của Đấng Tam Nhất thần thượng, tức
Con Đức Chúa Trời, đến trong sự nhục hóa, mặc lấy thân thể con người (Hê.10:5)
để Ngài có thể được dâng lên cho Đức Chúa Trời trên thập tự giá (Hê.9:14;10:12)
nhằm thực hiện ý chí của Đức Chúa Trời (Hê.10:7), tức là để thay thế các sinh tế
và các của lễ, là những hình bóng, bằng chính Ngài trong nhân tính như là sinh
tế và của lễ duy nhất để thánh hóa những người được Đức Chúa Trời chọn
(Hê.10:9-10). Trong lời cầu nguyện ở đây ngay trước khi bị đóng đinh, Ngài chuẩn
bị chính mình để nhận chén thập tự giá (Mat.26:39,42), sẵn sàng thực hiện ý chỉ
duy nhất này của Cha để hoàn thành kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Trong câu 38, Chúa Jesus dặn ba môn đồ rằng: “Hãy thức canh cầu
nguyện, kẻo các ngươi sa vào sự cám dỗ, linh thật sẵn sàng, mà xác thịt thì yếu
đuối”. Chữ “sẵn sàng” trong tiếng Hi-lạp cũng có thể được dịch là “muốn”. Trong
những điều thuộc linh, linh chúng ta thường sẵn sàng, muốn nhưng xác thịt thì yếu
đuối.
PHƠI
BÀY TÌNH TRẠNG CỦA CHÚNG TA
Tại sao sau khi Chúa Jesus thiết lập bữa ăn tối của Ngài, Ngài cảnh
báo các môn đồ về việc họ vấp phạm và truyền dặn họ thức canh cầu nguyện? Lý do
là bất cứ khi nào Chúa khải thị một điều gì đó về chính ngài trong cuộc gia tểĐức
Chúa Trời thì Ngài phơi bày tình trạng thật của chúng ta. Hãy xem trường hợp của
Phi-e-rơ trong chương 8. Phi-e-rơ đã nhận khải thị về Jesus là Đấng Christ. Sau
khi Phi-e-rơ nhận khải thị này, Chúa đã phơi bày ông là Sa-tan. Hơn nữa, Chúa
tiếp tục phơi bày bản ngã của Phi-e-rơ, tức sự sống hồn của ông.
Việc thiết lập Bàn Chúa bày tỏ sự chết của Chúa, sự phục sinh của
Ngài, chính Chúa và sự mở rộng của Ngài, tức là Thân Thể huyền nhiệm của Ngài.
Ngay sau khải thị này, Phi-e-rơ và các môn đồ khác bị phơi bày. Con người thiên
nhiên bản ngã, ý chí riêng, tâm trí và tư tưởng của họ đều bị phơi bày. Mặc dầu
họ kinh nghiệm việc Chúa thiết lập Bàn Ngài nhưng họ không nhận thức rằng họ đã
ở trong chính mình nhiều đến mức nào và họ đã theo quan niệm thiên nhiên đến
bao nhiêu. Vì vậy, Chúa Jesus phơi bày họ. Trên thực tế, sự phơi bày như vậy là
được đem vào sự chết của Chúa.
ĐƯỢC
ĐEM VÀO TRONG
SỰ
CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA
Khi đọc Phúc Âm Mác chương 14 và 15, chúng ta thấy Phi-e-rơ được
đem vào trong sự đóng đinh của Chúa. Khi Phi-e-rơ khoe khoang rằng ông sẽ không
bao giờ chối Chúa Jesus, lúc đó ông chưa bị đóng đinh. Ông đã tuyên bố rằng dù
tất cả những người khi vấp phạm nhưng ông sẽ không bị vấp phạm. Ông nói tiếp:
“Dầu tôi cần phải chết với thầy, tôi hẳn chẳng chối thầy đâu” (14:31). Tuy nhiên,
chẳng bao lâu sau khi khoe khoang như vậy, ông đã hoàn toàn chối Chúa Jesus.
Sau khi chối Ngài, “Phi-e-rơ bèn nhớ lại lời Jesus đã phán rằng: Trước khi gà
gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần. Người nghĩ lại thì khóc lóc” (14:72). Thật
ra, đó là sự đóng đinh của Phi-e-rơ. Ông khóc vì ông đã bị đóng đinh.
Mặc dầu Phi-e-rơ chối Chúa nhưng ông không bỏ cuộc. Trái lại ông
đã tiếp tục bước vào sự phục sinh của Chúa.
Có lẽ anh em tự hỏi dấu hiệu nào trong Phúc Âm Mác cho thấy
Phi-e-rơ đã bước vào sự phục sinh của Đấng Christ. Hãy xem xét lời của thiên sứ
nói với những người đàn bà đến mộ sang sớm ngày Chúa phục sinh: “Đừng kinh hãi,
các ngươi tìm Jesus người Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh trên thập tự
giá. Ngài sống ở đây đâu, kìa, xem chỗ đã tang Ngài. Hãy đi báo cho các môn đồ
và cho Phi-e-rơ rằng Ngài đi qua Ga-li-lê trước các ngươi, tại đó các ngươi sẽ
thấy Ngài như Ngài đã bảo các ngươi rồi” (16:6-7). Ở đây, chúng ta thấy thiên sứ
đặc biệt nêu tên Phi-e-rơ. Điều này cho thấy rằng Phi-e-rơ được đem vào trong sự
phục sinh của Đấng Christ
Chúng ta không nên đọc Phúc Âm chỉ như là quyển sách kể chuyện.
Chúng ta cần thấy khải thị trong sách này. Phúc Âm Mác khải thị rằng Chúa Jesus
không có ý định trải qua sự chết và phục sinh một mình. Thay vì thế, Chúa có ý
định đem các môn đồ vào trong sự chết và phục sinh với Ngài. Nếu thấy khải thị
này, chúng ta tin chắc rằng Chúa sẽ đem chúng ta là những người yêu mến Chúa
Jesus qua sự chết và vào trong sự phục sinh của Ngài
Khi đến phần cuối của Phúc Âm Mác, chúng ta thấy rằng tất cả các
môn đồ của Chúa không những được đem vào sự chết và phục sinh của Ngài mà còn
được đem vào sự thăng thiên. Trong sự thăng thiên, họ được sai đi rao giảng
Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất. Ngợi khen Chúa vì các môn đồ được đem vào
trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài.
PHƠI
BÀY VÀ ĐÓNG ĐINH
Mặc dầu Phi-e-rơ có mặt khi Chúa thiết lập bữa ăn tối nhưng ông đã
không hiểu ý nghĩa của việc đó. Ngay sau bữa ăn tối, Chúa cảnh báo các môn đồ về
việc bị vấp phạm. Lời cảnh báo này cho thấy các môn đồ vẫn ở trong xác thịt. Mặc
dầu Chúa đã thiết lập bữa ăn tối và tất cả họ đã dự phần nhưng họ vẫn còn ở
trong xác thịt. Ngay lập tức, Phi-e-rơ đã hành xử theo cách thiên nhiên, khoe
khoang rằng mình sẽ không bị vấp phạm hoặc chối Chúa.
Sau khi cảnh báo các môn đồ về việc họ bị vấp phạm, Chúa Jesus đem
ba người trong họ Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng theo Ngài đến Ghết–sê–ma–nê. Chúa
truyền dân họ “hãy ở đây và thức canh” (c.34). Tuy nhiên, khi đến với họ , Ngài
thấy họ ngủ thì nói với Phi-e-rơ: “Si-môn, ngươi ngủ ư? Không thể thức canh được
một giờ sao?” (c.37). Phi-e-rơ, người lãnh đạo các môn đồ, đã đi đầu trong việc
ngủ. Ông không có sức để làm điều gì ngoại trừ ngủ
Phi-e-rơ cũng cư xử cách thiên nhiên khi Chúa Jesus bị bắt. Ông
rút gươm ra và “đánh đầy tớ của thầy tế lễ thượng phẩm, chém đứt tiện vành tai
người” (c.47). Một lần nữa Phi-e-rơ lại gây rắc rối. Vào lúc Chúa Jesus bị bắt,
Ngài cần phải thực hiện một phép lạ để chữa lành tai của đầy tớ thầy tế lễ thượng
phẩm (Lu.22:50-51)
Theo Mác 14:66-72, Phi-e-rơ đã hoàn toàn chối Chúa Jesus. Một
trong những đầy tớ gái của thầy tế lễ thượng phẩm nói với Phi-e-rơ rằng: “Ngươi
cũng từng ở với Người Na-xa-rét là Jesus kia chớ!” (c.67). Nhưng Phi-e-rơ chối,
nói rằng “Ta không biết, cũng không hiểu ngươi nói chi” (c.68). Chẳng bao lâu
sau đó, Phi-e-rơ chối Chúa Jesus hai lần nữa. Qua sự phơi bày này, Phi-e-rơ bị
đặt trên thập tự giá. Chúa Jesus bị đóng đinh và Phi-e-rơ cũng bị đóng đinh. Việc
ông bị phơi bày là sự đóng đinh của ông.
SỰ
TÁI SẢN SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Theo Phúc Âm Mác và sách Công vụ, Phi-e-rơ không những đã trải qua
quá trình chết mà còn bước vào sự phục sinh và thăng thiên của Chúa. Vì vậy,
khi đứng lên rao giảng phúc âm vào ngày Ngũ Tuần, Phi-e-rơ là một người khác.
Ông là một người đã bị đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên, một sự tái
sinh của Đấng Chrsit chịu đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên. Phi-e-rơ là
một bản sao của Đấng Christ này. Sau khi được đem vào trong sự chết, phục sinh
và thăng thiên của Đấng Christ, Phi-e-rơ cũng được dầm thấm Đấng Christ. Ông là
một với Đấng Christ, và Đấng Christ thậm chí đã trở thành ông. Vì lý do này,
chúng ta có thể nói rằng Phi-e-rơ là một bản sao của Đấng Christ vào Ngày Ngũ
Tuần
Ký thuật trong Phúc Âm Mác cho thấy Phi-e-rơ đã trải qua một quá
trình dài để trở nên sự tái sản sinh của Đấng Christ. Quá trình này bắt đầu từ
chương 1, khi Phi-e-rơ là người đánh cá được Chúa Jesus kêu gọi. sau khi kêu gọi
ông, Chúa đem Phi-e-rơ vào trong một quá trình cần hơn ba năm để hoàn tất. Kết
quả là vào ngày Ngũ Tuần, Phi-e-rơ là một người đã được đem vào trong sự chết,
phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ
Có lẽ vào lúc ấy Phi-e-rơ đã hiểu được ý nghĩa của bàn Chúa. Chúa
đã thiết lập Bàn như là một phần của việc Ngài chuẩn bị các môn đồ, tức là một
phần của quá trình đem họ vào nhận thức đầy đủ về sự chết và phục sinh của Ngài
Chúng ta cần thấy Chúa có ý định đem tất cả chúng ta vào trong sự chết và phục sinh của Ngài. Qua sự
chết và phục sinh của Ngài, chúng ta có thể vui hưởng Ngài là sự thay thế của chúng ta. Khi chúng ta vui hưởng Đấng
Christ là sự thay thế của mình, Ngài trở thành chúng ta và chúng ta trở nên một
với Ngài. Kết quả là chúng ta trở nên sự tái sản sinh của Ngài, bản sao của
Ngài. Đây là khải tượng được truyền cho chúng ta trong Phúc Âm Mác
CUỘC
GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỂ
SẢN SINH NGƯỜI MỚI
Chúng ta đã thấy rằng cuộc gia tể Đức Chúa Trời là để sản sinh Người
Mới. Cách sản sinh Người Mới là thay thế chúng ta bằng Đấng Christ
Trong việc rao giảng phúc âm, Đấng Christ là sự thay thế toàn diện
được cung ứng cho người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta trình bày Đấng Christ là
sự thay thế bao – hàm – tất cả thì sẽ
luôn luôn có xung đột và bắt bớ. Bởi vì Sa-tan đã chiếm đoạt sáng tạo cũ và
vì Sa-tan xúi giục những người
trong sang tạo cũ chống đối những điều
thuộc về Chúa, nên những điều thuộc sáng tạo cũ ngăn trở chúng ta trong việc để
Đấng Christ trở nên sự thay thế của mình
Trước hết, Đấng Christ thay thế tất cả những điều cũ trong Do Thái
giáo. Chúng ta đã thấy trong chương 9 và 13 là Đấng Christ thay thế Môi-se,
Ê-li và cả đền thờ. Hơn nữa, Đấng Christ
thay thế mọi điều trong thế giới ngoại bang. Ngài thay thế văn hóa, phong tục,
thói quen và nếp sống cũ
Vì Đấng Christ là một sự
thay thế như vậy nên không thể tránh khỏi xung đột. Tuy nhiên, sự xung đột này
phục vụ một mục đích tích cực. Qua sự xung đột, chúng ta được đặt vào sự chết và được đem vào sự phục sinh. Điều
này có nghĩa là cuối cùng, tất cả những
gì kẻ thù có thể làm qua sự bắt bớ và xung đột chỉ giúp làm tuôn đổ dòng chảy sự
sống phục sinh. Ha-lê-lu-gia vì dòng chảy sản sinh ra Người Mới là điều sẽ trở
nên vương quốc Đức Chúa Trời! Người Mới này được sản sinh bởi sự chết và phục
sinh của Đấng Christ. Qua sự chết và phục sinh của Chúa, chúng ta vui hưởng
Ngài là sự thay thế toàn diện, bao – hàm – tất – cả để sản sinh Người Mới