Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 48


Kinh thánh: Mác 15:16-41
Chúng ta đã thấy Chúa Jesus trên thập tự giá sáu giờ đồng hồ, từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều. Trong suốt ba giờ đầu, Ngài bị loài người bắt bớ. Nhưng trong ba giờ sau, Ngài bị Đức Chúa Trời phán xét như là Đấng thay thế các tội phạm của chúng ta. Mác 15:33 cho thấy rằng vào giờ thứ sáu, tức giữa trưa “khắp xứ đều tối tăm cho đến giờ thứ chín. Qua giờ thứ chín, Jesus kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-I, lam-ma sa-bác-tha-ni? Dịch là Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (c.34). Trong bài này, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến câu này
ĐỨC CHÚA TRỜI
LÌA BỎ ĐẤNG CHRIST BỊ ĐÓNG ĐINH
Khi xem xét việc Chúa kêu lớn tiếng trong câu 34, chúng ta cần đặt một câu hỏi quan trọng: Có phải Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Đấng Christ không? Chúa nói rằng Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài và lìa bỏ có nghĩa là rời khỏi. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã rời khỏi Ngài theo một cách nào đó.
Trong Giăng 5:43, Chúa Jesus nói rằng Ngài đến trong danh Cha: “Ta nhơn danh cha Ta mà đến”. Hơn nữa, Cha luôn luôn ở cùng Ngài: “Đấng đã sai ta vẫn ở cùng ta” (Gi.8:29). Ngay trước khi chết, Chúa lại nói: “Ta không ở một mình đâu, vì Cha ở cùng ta” (Gi.16:32). Cha không những ở với Chúa Jesus mà còn ở trong Ngài, và Chúa ở trong Cha: “Người há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta sao? Hãy tin Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta” (Gi.14:10a, 11a). Về mối liên hệ với Cha, Chúa cũng phán: “Ta với Cha là một” (Gi.10:30). Chúa  Jesus và Cha luôn luôn là một. Hơn nữa, hễ khi nào một người thấy Chúa, họ cũng thấy Cha. Đây là lý vì sao Chúa Jesus có thể nói: “Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha” (Gi.14:9).
Từ những câu này, chúng ta thấy Chúa đến trong danh Cha,  Cha với Ngài, Ngài ở trong Cha và Cha trong Ngài và Ngài với Cha là một; hễ ai thấy Ngài thì cũng thấy Cha. Những câu Kinh Thánh này chứng tỏ rằng  Chúa không bao giờ tách rời khỏi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vào giờ thứ chín, Ngài kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Chắc chắn điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời lìa bỏ Chúa Jesus theo ý nghĩa nào? Chúng ta phải hiểu vấn đề này như thế nào vì điều này liên quan đến một vấn đề quan trọng về Đấng Tam Nhất.
Có phải Đức Chúa Trời từ bỏ Đấng Christ thì có nghĩa là Đấng ở trên thập tự chỉ là con người và không còn bản chất thần thượng nữa không? Nếu thật là như vậy thì quyền năng cứu chuộc của Chúa sẽ không có tính đời đời vì không có yếu tố thần thượng , đời đời. Vì vậy, chúng ta phải cẩn thận khi trả lời cuâ hỏi về việc Đức Chúa Trời lìa bỏ Đấng Christ bị đóng đinh.
Giải thích việc Đức Chúa Trời lìa bỏ Chúa Jesus thì rất khó. Nếu muốn hiểu điều này cách đúng đắn, chúng ta cần suy xét thấu đáo những gì Kinh Thánh khải thị về Đấng Tam Nhất
ĐƯỢC HOÀI THAI BỞI THÁNH LINH
Khi Chúa Jesus được hoài thai, Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh trong một trinh nữ (Mat.1:20). Sự hoài thai của Ngài là thần thượng vì hoài thai ấy là bởi Thánh Linh, tức là bởi Đức Chúa Trời. Sự hoài thai kỳ diệu này là sự hoại thai của Đức Chúa Trời trong con người. Sự hoài thai này bao gồm cả thần tính lẫn nhân tính.
Không giống như Chúa Jesus, tất cả chúng ta đều được hoài thai từ cha mẹ. Những gì liên quan đến sự hoài thai của chúng ta thì chỉ có nhân tính. Nhưng sự hoài thai của Chúa Jesus là sự hoài thai của Đức Chúa Trời trong một trinh nữ con người,  một sự hoài thai bao gồm thần tính lẫn nhân tính. Vì vậy, Chúa Jesus được sinh ra làm một con người với hai bản chất: bản chất loài người và bản chất thần thượng. Điều này cho chúng ta nền tảng để nói rằng Ngài là Thần – nhân. Ngài được Đức Chúa Trời sinh ra trong con người. Ngài nhận lãnh yếu tố thần thượng từ Đức Chúa Trời và yếu tố con người từ Ma-ri. Hai yếu tố này – thần tính và nhân tính – cấu tạo Jesus thành một Thần– nhân.
Vào lúc ba mươi tuổi, Chúa Jesus chịu báp têm. Ngay khi Ngài ra khỏi nước, có một tiếng từ trời phán: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường” (Mat.3:17). Cùng lúc ấy, Linh Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu và đậu trên Ngài (Mat.3:16). Chúa có được sinh bởi Linh không? Linh có phải là một trong các thể yếu của bản thể Ngài không? Trước khi Chúa Jesus chịu báp-têm, Ngài không có Thánh Linh ở bên trong sao? Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này là có. Chúa đã được sinh ra bởi Linh và Linh là một trong các thể yếu của bản thể Ngài, và Ngài đã có Thánh Linh bên trong. Vì Ngài đã được hoài thai bởi Thánh Linh trong một trinh nữ nên bản thể Ngài được cấu tạo từ hai thể yếu, thần tính và nhân tính. Thế thì tại sao Thánh Linh cần phải ngự trên Ngài khi Ngài đã có Thánh Linh bên trong rồi? đây là một câu hỏi quan trọng.
LINH GIÁNG TRÊN CHÚA JESUS
Trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta thấy Linh giáng trên Chúa Jesus là một đơn vị riêng biệt, rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cách hợp lý rằng Chúa Jesus đã có Thánh Linh ở bên trong rồi. Ma-thi-ơ 1:20 nói rằng “điều đã được thai dựng” trong Ma-ri “là bởi Thánh Linh”. Không những Thánh Linh ở trong Chúa Jesus mà Linh còn là một trong các thể yếu của bản thể Ngài. Vì vậy, chúng ta cần một phương cách để dung hòa hai sự kiện quan trọng: thứ nhất, Chúa Jesus đã có Thánh Linh ở bên trong như là một trong các thể yếu của Ngài; thứ hai, Thánh Linh đậu trên Ngài sau khi được báp-têm. Nếu Thánh Linh đã là một phần của bản thể ngài thì tại sao Linh Đức Chúa Trời còn ngự trên Ngài?
Lịch sử Cơ Đốc giáo đã thiếu sự hiểu biết đúng đắn về Đấng Tam Nhất. Tại phòng triển lãm nghệ thuật của Va-ti-can có một bức tranh được xem là mô tả Đấng Tam Nhất. Trong bức tranh này, một ông già có râu tượng trưng cho Đức Chúa Trời Cha; một người trẻ tượng trưng cho Con, và chim bồ câu bay lượn trên không trung tượng trưng cho Thánh Linh. Có thể bức tranh này dựa trên quan điểm về Đấng Tam Nhất được diễn  đạt trong tín điều Nicene. Sự hiểu biết này chỉ đúng một phần, vì có lẽ dựa trên Ma-thi-ơ chương 3 mức độ nào đó. Trong chương này, chúng ta có Con đang đứng, Cha phán từ trên các từng trời, và Thánh Linh ngự xướng như chim bồ câu. Cả Ba-  Con, Cha và Linh – như được trình bày trong Ma-thi-ơ chương 3 không những riêng biệt mà dường như ở cách xa nhau.
Khi suy nghĩ về Đấng Tam Nhất được mô tả trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta cần nhận thức những gì được nói về Thánh Linh và Chúa Jesus và Ma-thi-ơ chương 1. Chúng tôi đã nhấn mạnh sự kiện Ma-thi-ơ 1:20 cho biết rắng Chúa Jesus được hoài thai bởi Thánh Linh. Vì vậy, Ma-thi-ơ chương 1 cân bằng với Ma-thi-ơ chương 3. Nếu chỉ có khải thị về Đấng Tam Nhất trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta có thể nghĩ rằng Đấng Tam Nhất là vấn đề tam thần thuyết, tức là có ba Đức Chúa Trời; một Đức Chúa Trời trên các từng trời, một trên đất và một trên không trung. Tuy nhiên, Ma-thi-ơ chương 3 ra từ chương 1. Trong Ma-thi-ơ chương 1, không nhấn mạnh ba nhưng nhấn mạnh một. Vì vậy, khi đặt Ma-thi-ơ chương 1 và chương 3 lại với nhau, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là tam nhất, là ba-một.
Thật ra, chúng ta không thể hoàn toàn dung hòa hai phương diện này của Đấng Tam Nhất, phương diện một trong Ma-thi-ơ chương 1 và phương diện ba trong Ma-thi-ơ chương 3. Lý do chúng ta không thể dung hòa hai phương diện này là vì Đấng Tam Nhất là một huyền nhiệm. Nếu chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được Đức Chúa Trời Tam Nhất thì Ngài không còn huyền nhiệm nữ. Hơn nữa, theo lời của Martin Luther, nếu chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được Đức Chúa Trời Tam Nhất, điều đó có nghĩa chúng ta là thầy của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, một số người có cáo buộc chúng tôi cách dối trá về việc dạy tà giáo liên quan đến Đấng Tam Nhất. Nếu người nào đó cáo buộc anh em như vậy thì anh em có thể hỏi làm thế nào người ấy có thể dung hòa khải thị về Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Phúc Âm Ma-thi-ơ chương 1 và chương 3.
Điểm trọng yếu để chúng ta thấy về Ma-thi-ơ chương 1 và 3 là khi Thánh Linh như chim bồ câu đậu xuống trên Chúa Jesus thì Ngài đã mang tính phàm nhân và thần thượng rồi. Ngài đã có bản chất thần thượng và bản chất con người vì Thành Linh là một trong các thể yếu của bản thể Ngài.
ĐẤNG CHRIST
DÂNG TRÌNH CHÍNH NGÀI QUA THÁNH LINH
Sách Hê-bơ-rơ khải thị rằng khi Chúa Jesus chết, Ngài dâng trình chính Ngài làm của lễ bao-hàm-tất-cả để thay thế tất cả các của lễ trong Cựu Ước. Theo Hê-bơ-rơ 9:14, Đấng Christ “nhờ Linh đời đời dâng chính mình không tì vít của Đức Chúa Trời” Mặc dầu Đấng Christ vừa phàm nhân vừa thần thượng nhưng Ngài đã dâng trình chính Ngài cho Đức Chúa Trời để làm các lễ bao-hàm-tất-cả, không những bởi chính Ngài là Đấng thần thượng-phàm nhân mà còn qua Linh đời đời
Việc Chúa dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời qua Linh đời đời có thể sánh với việc Ngài thi hành chức vụ trên đất bởi Linh. Trước khi Linh giáng xuống trên Ngài thì Ngài  đã vừa thần thượng vừa phàm nhân rồi. Mặc dầu Ngài là thần thượng và phàm nhân, nhưng khi Ngài sắp bắt đầu chức vụ thì Đức Chúa Trời xức dầu cho Ngài bằng Linh. Đây là Linh giáng trên Ngài. Nhưng trước khi Linh giáng trên Ngài thì Ngài đã có trong mình thể yếu của thần tính Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vì chức vụ nên Ngài được xức dầu bằng Thánh Linh. Trong suốt ba năm rưỡi chức vụ, Ngài đã không hành động chỉ bởi chính Ngài như là Đấng vừa phàm nhân vừa thần thượng mà còn còn bởi linh xức dầu. Ngài chuyển động và phụng sự bởi Linh này. Đặc biệt khi Ngài trình dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời trên thập tự giá làm của lễ bao- hàm-tất- cả thì Ngài trình dâng chính Ngài qua Linh đời đời
LINH XỨC DẦU LÌA BỎ CHÚA JESUS
Khi Chúa Jesus kêu lên “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” đó là vào lúc Ngài gánh các tội phạm của chúng ta (1 Phi 2:24), Ngài bị làm nên tội vì chúng ta (2 Cô 5:21), thế chỗ cho tội nhân (1 Phi 3:18). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời phán xét Ngài như là Đấng thay thế cho các tội phạm của chúng ta. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ trở nên một đại tội nhân. Về điều này, 2 Cô-rin-tô  5:21 chép: “Đấng chẳng biết tội trở nên tội vì chúng ta”. Đức Chúa Trời làm Đấng Christ trở nên tội vì chúng ta khi nào? Có phải là suốt giai đoạn ba mươi ba năm rưỡi khi Chúa sống trên đất không? Không. Nếu Chúa Jesus đã bị Đức Chúa Trời làm cho trở nên tội suốt cuộc đời Ngài thì có lẽ Đức Chúa Trời đã không ở cùng Ngài và có lẽ Đức Chúa Trời đã không vui thỏa nơi Ngài. Tôi tin rằng chính trong suốt ba giờ cuối của Đấng Christ trên thập tự giá, tức là từ mười hai giờ trưa cho đến ba giờ chiều, là những giờ mà sự tối tăm bao phủ khắp đất, là lúc Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài trở nên tội. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ không những là Đấng thay thế  chúng ta mà thậm chí làm cho Ngài trở nên tội thay chúng ta. Vì Đấng Christ là Đấng thay thế chúng ta và bị làm nên tội trong cách nhìn Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời phán xét Ngài. Tôi tin rằng trong suốt thời gian này, khoảng vào giờ thứ chín thì Linh xức dầu đã lìa bỏ Chúa Jesus
Chúng tôi đã chỉ ra cách mạnh mẽ rằng trước khi Thánh Linh, là Linh xức dầu giáng trên Chúa Jesus, thì Ngài đã có thể yếu thần thượng ở bên trong như là một trong hai thể yếu của bản thể Ngài. Bây giờ, chúng ta cần thấy rằng thể yếu thần thượng không bao giờ rời khỏi Ngài. Thậm chí lúc Ngài ở trên thập tự giá kêu lên “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” thì Ngài vẫn còn thể yếu thần thượng. Như vậy, ai lìa bỏ Ngài: chính là Linh xức dầu, mà qua Đấng ấy Ngài đã trình dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời. Sau Khi Đức Chúa Trời tiếp nhận Đấng Christ làm của lễ bao-hàm-tất-cả thì Linh xức dầu rời khỏi Ngài. Mặc dầu Linh xức dầu rời khỏi Ngài nhưng Ngài vẫn còn yếu thể tính thần thượng
HIỆU LỰC ĐỜI ĐỜI CỦA SỰ CHẾT CỦA CHÚA
Cái chết của Chúa Jesus không chỉ là cái chết của một con người mà còn là cái chết của một Thần-nhân. Vì lý do này, sự chết của Ngài có hiệu lực đời đời. Sự chết của Chúa có quyền năng đời đời để cứu chuộc chúng ta. Bằng không một người chết cho quá nhiều cho quá nhiều người thì không thể được. Một cá nhân bị giới hạn vì con người không đời đời. Nếu Chúa chỉ chết như một người thì cái chết của Ngài chắc hẳn đã bị giới hạn trong hiệu năng của cái chết đó. Ngài có lẽ đã là Đấng thay thế cho một người chứ không phải cho hàng triệu người. Tuy nhiên, cái chết của Chúa là cái chết của một Thần – nhân và do đó là một cái chết đời đời hoàn tất sự cứu chuộc đời đời, sự cứu chuộc với quyền năng và hiệu lực đời đời

Trước khi Thánh Linh giáng trên Chúa Jesus thì Ngài đã có thể yếu thần thượng rồi. Khi chịu báp-têm, Ngài chịu báp-têm như một Thần-nhân. Sauk hi Ngài chịu báp-têm,  Thánh Linh Giáng trên Ngài là Đấng Thần-nhân để xức dầu cho Ngài thi hành chức vụ. Trong ba năm rưỡi, Ngài thi hành chức vụ bởi Linh này. Sau đó, trên thập tự giá Ngài trình dâng chính Mình là Đấng Thần-nhân làm sinh tế bao-hàm-tất-cả qua Linh đời đời. Sau khi Đức Chúa Trời đã kể Ngài là một tội nhân để làm Đấng thay thế chúng ta, thậm chí làm Ngài trở nên tội vì chúng ta và đã chấp nhận của lễ của Ngài, thì Đức Chúa Trời, với tư cách là Thánh Linh đến trên Ngài, đã lìa bỏ Ngài. Dầu vậy, Chúa vẫn là một Thân-nhân và đã chết như vậy. Điều này có nghĩa là dù Đức Chúa Trời với tư cách là Linh đã lìa bỏ Chúa, nhưng Ngài vẫn chết không chỉ như một con người mà còn như một Thân-nhân. Vì vậy, trong sự chết của Ngài có yếu tố thần thượng và đời đời. Sự chết của Ngài đã hoàn thành sự cứu chuộc đời đời với quyền năng và hiệu lực đời đời.