Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC Bài 51


Kinh thánh: Mác 16:1-20
Phúc Âm Mác chương 16 bao gồm ba vấn đề: sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ (cc.1-18), sự thăng thiên của Cứu Chúa – Nô Lệ để tôn cao Ngài (c.19) và sự lan rộng phúc âm cách hoàn vũ của Cứu Chúa – Nô Lệ qua các môn đồ (c.20)
ĐƯỢC BA NGƯỜI NỮ PHÁT HIỆN
Trong 16:1-8, sự phục sinh của Chúa Jesus được ba người nữ là Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Gia-cơ, và Sa-lô-mê phát hiện (c.1). Trong câu 6, một thiên sứ nói với họ: “Đừng kinh hãi, các ngươi tìm Jesus người Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh trên thập tự giá. Ngài sống lại rồi, Ngài không ở đây đâu; kìa,  xem chỗ đã táng Ngài”. Sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ là bằng chứng cho thấy rằng rằng Đức Chúa Trời thỏa mãn với những gì Ngài đã hoàn tất qua sự chết của Ngài. Đó cũng là một sự xác quyết về hiệu lực của sự chết cứu-chuộc và truyền – sự - sống của Ngài (Công.2:24; 3:15).

Theo câu 7, thiên sứ nói với những người nữ: “Hãy đi báo cho các môn đồ và cho Phi-e-rơ rằng Ngài đi qua Ga-li-lê trước các ngươi, tại đó các người sẽ thấy Ngài như đã bảo các ngươi rồi”. Trong thong điệp sứ cho ba người nữ phát hiện sự phục sinh của Cứu Chúa–Nô Lệ, cụm từ “và Phi-e-rơ” được xen vào chỉ có trong ký thuật của Mác. Điều này có lẽ là do ảnh hưởng của Phi-e-rơ trên nội dung của Phúc Âm này. Dù gì đi nữa, cụm từ này cũng cho thấy mối liên hệ thân thiết của Phi-e-rơ với Cứu Chúa– Nô Lệ thật là đặc biệt, đến nỗi ngay cả thiên sứ cũng nhấn mạnh
ĐI VÀO GA-LI-LÊ
Trong câu 7, thiên sứ nói rằng Chúa Jesus đi vào Ga-li-lê trước các môn đồ. Cũng như Cứu Chúa– Nô Lệ bắt đầu  chức vụ của Ngài từ Ga-li-lê thuộc dân ngoại bang(Mat.4:12-17) chứ không từ Giê-ru-sa-lem là thành  thánh của tôn giáo Do Thái, thì cũng vậy, sau khi phục sinh Ngài đi đến Ga-li-lê chứ không đến Giê-ru-sa-lem. Điều này cho thấy cách mạnh mẽ rằng Cứu Chúa – Nô Lệ phục sinh đã từ bỏ Do Thái giáo và đang bắt đầu một kỷ nguyên mới cho cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời.
RAO GIẢNG PHÚC ÂM CHO TOÀN CÕI THỌ TẠO
Trong 16:9-11, Chúa Jesus hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, cho hai môn đồ trong câu 12 và 13 và cho mười một môn đồ trong các câu  14 đến 18. Trong câu 15, Ngài phán với họ: “Hãy đi khắp thế giới, rao giảng Phúc Âm cho toàn cõi thọ tạo”. Điều này cho thấy sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời được Cứu Chúa – Nô Lệ hoàn tất qua sự chết và phục sinh của Ngài, không những cho con người là loài có vị trí hang đầu trong cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời, mà cũng cho toàn cõi thọ tạo. Vì vậy, tất cả mọi vật, dù dưới đấy hay trên các từng trời, đều được giải hòa với Đức Chúa Trời, và phúc âm nên được tuyên bố cho toàn cõi thọ tạo ở dưới trời (Côl.1:20,23). Dựa trên điều này, toàn cõi thọ tạo mong đợi được thoát khỏi cảnh nô lệ của sự hư hoại để vào trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời (Rô.8:19-22).
TIN VÀ CHỊU BÁP-TÊM
Trong câu 16, Chúa tiếp tục phán với các môn đồ rằng: “Ai tin và chịu báp-têm thì được cứu, ai không tin thì bị định tội” Tin là tiếp nhận Cứu Chúa-Nô Lệ (Gi.1:12), không những được tha thứ các tội phạm (Công.10:43) mà còn để được  tái sinh (1 Phi.1:21,23) hầu cho những ai tin có thể trở nên con cái Đức Chúa Trời (Gi.1:12-13) và là chi thể của Đấng Christ (Eph.5:30) trong mối lien hiệp hữu cơ với Đức Chúa Trời Tam Nhất (Mat.28:19). Chịu báp-têm là khẳng định điều này, bằng cách được chon để kết liễu sáng tạo cũ qua sự chết của Cứu Chúa – Nô Lệ và được sống lại trở nên sáng tạo mới của Đức Chúa Trời qua sự phục sinh của Cứu Chúa– Nô Lệ. Một Báp-têm như vậy thì tiến bộ hơn báp-têm ăn năn của Giăng (Mác 1:4; Công 19:3-5).
Tin và chịu báp-têm là hai phần của một bước trọn vẹn để tiếp nhận sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Chịu báp-têm mà không tin thì chỉ là nghi thức trống rỗng, con tin mà không chịu báp-têm thì chỉ được cứu bề trong mà không có sự xác quyết bề ngoài về sự cứu rỗi bên trong. Cả hai điều này nên đi chung với nhau. Hơn nữa, báp-têm bằng nước phải được đi kèm bởi báp-têm bằng Linh, thậm chí như con cái Israel chịu báp-têm trong biển (nước) và trong mây (Linh) – 1 Cô-rin-tô 10:2 và 12:13.
Mác 16:16 không nói rằng “ai không tin và không chịu báp-têm sẽ bị đoán xét”. Điều này cho thấy rằng sự đoán xét chỉ liên hệ đến việc không tin, chứ không lien hệ đến việc không chịu báp-têm. Việc tin tự nó là đủ để một người nhận lãnh sự cứu rỗi hầu không bị định tội; nhưng việc tin cần báp-têm như sự xác quyến bên ngoài để hoàn tất sự cứu rỗi bên trong của một người.
Trong 16:17 và 18, Chúa Jesus tiếp tục phán rằng: “Những kẻ tin sẽ có các dấu lạ này cặp theo: họ sẽ nhơn danh Ta mà đuổi quỉ, nói tiếng mới, bắt rắn, uống thuốc độc chi cũng hẳn chẳng hại gì, đặt tay trên kẻ đau yếu, thì kẻ ấy sẽ lành”. Ở đây, chúng ta thấy rằng nói tiếng mới chỉ là một trong năm dấu hiệu cặp theo những tín đồ được cứu. Đây không phải là dấu hiệu duy nhất như một số tín đồ đã nhấn mạnh. Theo khải thị thượng trong sách Công vụ và các Thư tín thì những điều Chúa nói ở đây không có nghĩa là mọi tín đồ được cứu có thể có một vài dấu hiệu này, không nhất thiết phải có tất cả.
SỰ THĂNG THIÊN
CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ ĐỂ TÔN CAO NGÀI
Các Phương Diện Của Đấng Christ Thăng Thiên
Trong câu 19, chúng ta có sự thăng thiên của Cứu Chúa – Nô Lệ: “Sau khi Chúa Jesus phán cùng họ rồi, thì được tiếp lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời”. Sự thăng thiên của Cứu Chúa – Nô Lệ để được Đức Chúa Trời tôn cao là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời chấp nhận tất cả những gì Ngài đã thực hiện cho kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời (Công.2:33-36). Trong sự tôn cao này, Đức Chúa Trời đã đội cho Ngài mão miện vinh hiển và tôn trọng (Hê.2:9), ban cho Ngài danh trên hết mọi danh (Phil.2:9) và lập Ngài làm Chúa tất cả (Công.2:36) và Đầu trên mọi sự (Eph.1:22) để Ngài  có toàn bộ uy quyền trên trời và dưới đất (Mat.28:18) hầu cai trị trên các từng trời, dưới đất và trên các dân để các điều này có thể hiệp lại nhằm lan rộng phúc âm của Ngài cách hoàn vũ.
Qua sự thăng thiên, Đấng Christ đã được tôn đến nơi cao nhất và Ngài đã được lập làm Chúa, làm Christ, làm Đầu Hội Thánh và làm Đầu trên mọi sự cho Hội Thánh. Hơn nữa, Ngài đã được lên ngôi, được đội mão miện vinh hiển và tôn trọng, và được ban cho danh vượt trên hết mọi danh
Kinh Nghiệm Đấng Christ Thăng Thiên
Để kinh nghiệm Jesus, là Christ, là Đầu Hội Thánh là Đầu trên tất cả, và là Đấng được lên ngôi, được đội mão miện và được ban cho danh trên hết mọi danh, chúng ta cần ở trong sự phục sinh. Khi ở trong sự phục sinh, chúng ta ở trong Linh ban–sự sống. Trong Linh, chúng ta kinh nghiệm Đấng Christ phục sinh là Chúa, là Đấng được xức dầu, và Đầu mọi sự cho Hội Thánh và Đầu trực tiếp của Hội Thánh. Trong thực tại của sự phục sinh, tức là trong danh bao – hàm – tất – cả, chúng ta nhận biết Đấng Christ này đã được đội mão miện vinh hiển và tôn trọng, và Ngài đã được lên ngai, đã nhận lãnh danh vượt trên hết mọi danh. Khi chúng ta ở trong một Linh như vậy thì tất cả các phương diện trong sự thăng thiên của Đấng Christ không chỉ là giáo lý đối với chúng ta mà còn là thực tại.
Nếu không có Linh ban–sự-sống là Đấng làm cho sự thăng thiên của Đấng Chrsit trở nên thật đối với chúng ta, thì chúng ta có thể nghĩ rằng Đấng Christ thăng thiên không lien hệ gì đến nếp sống hằng ngày của chúng ta cả. Nhưng mọi phương diện trong sự thăng thiên của Đấng Christ phải là một phần trong kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta.
Nếu muốn kinh nghiệm sự thăng thiên của Đấng Christ, chúng ta cần bước đi theo Linh. Khi bước theo Linh, chúng ta bước đi trong sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Điều này làm cho chúng ta thành một loại người khác. Đó là lý do tôi mạnh mẽ nói rằng đời sống Cơ Đốc không phải là vấn đề giáo lý. Những gì chúng ta cần cho đời sống Cơ Đốc là bước đi theo Linh ban–sự sống, là Đấng ngự trong linh chúng ta.
Chúng ta có thể ở trong Linh vì qua sự phục sinh của Jesus Christ, chúng ta đã được tái sinh, sinh lại (1 Phi.1:3) Chúng ta cũng có thể ở trong sự thăng thiên. Trong kinh nghiệm của mình, các từng trời đến với chúng ta bởi vì linh bao-hàm-tất-cả đem các từng trời đến với chúng ta. Vì vậy, khi ở trong Linh, chúng ta ở trên các từng trời
SỰ LAN RỘNG PHÚC ÂM CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ
QUA CÁC MÔN ĐỒ CÁCH HOÀN VŨ
Về sự lan rộng phúc âm của Cứu Chúa – Nô Lệ qua các môn đồ cách hoàn vũ, Mác 16:20 chép: “Còn các môn đồ thì đi rao giảng khắp nơi. Chúa cùng làm việc với họ, dung những dấu lạ cặp theo mà chứng thực cho đạo”. Việc rao giảng như vậy về phúc âm của Đức Chúa Trời cho toàn cõi thọ tạo (c.15) bởi  Cứu – Nô Lệ phục sinh và thăng thiên, là Nô Lệ của Đức Chúa Trời, qua các tín đồ Ngài, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem và đang tiến đến tận cùng trái đất (Công.1:8) cách  liên tục và hoàn vũ qua nhiều thế kỷ. Việc rao giảng này sẽ tiếp tục diễn ra cho tới khi Cứu Chúa– Nô Lệ đến để thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất (Lu.19:12; Đa.7:13-14).
Rao Giảng Khắp Nơi
Trong 16:15, Chúa phán với các môn đồ rằng: “Hãy đi khắp thế gian, rao giảng phúc âm cho muôn dân”. Sau đó, câu 20 nói rằng họ đi ra và rao giảng khắp nơi. Điều này cho thấy rằng chúng ta phải đi ra rao giảng cho các dân và thậm chí cho toàn cõi thọ tạo về Cứu Chúa – Nô Lệ tuyệt diệu này, về sự chết bao – hàm – tất cả của Ngài và về sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài.
Nhiều Người Rao Giảng Phúc Âm
Chúng ta thấy rằng trong Phúc Âm Mác chương 1 chỉ có một người rao giảng phúc âm. Nhưng khi đến phần cuối của Phúc Âm này thì có nhiều người rao giảng. Ai có thể cho biết ngày nay có bao nhiêu người đang rao giảng phúc âm? Hơn nữa, việc rao giảng trong Mác chương 1 chủ yếu cho người Do Thái, nhưng việc rao giảng ở phần cuối chương 16 là cho toàn cõi thọ tạo, tức là ít nhất cho tất cả các dân khác nhau trên đất. Để rao giảng phúc âm cho toàn cõi thọ tạo, có thể chúng ta cần phải cuồng nhiệt trong Chúa. Nếu anh em chưa bao giờ sốt sắng trong việc rao giảng phúc âm cho mọi dân, điều này có nghĩa là anh em chưa bao giờ cuồng trong Chúa Jesus.
Ô, chúng ta hãy nói cho mọi người về Chúa Jesus tuyệt diệu. Chúng ta hãy nói cho tất cả mọi người về sự chết bao – hàm – tất – cả và sự phục sinh tuyệt diệu của Chúa. Chúng ta đừng nên im lặng nhưng hãy rao giảng phúc âm, trình bày lẽ thật và cung ứng sự sống
Rao Giảng Phúc Âm Để Sản Sinh Người Mới
Sau khi đọc hết Phúc Âm Mác, chúng ta có thể nói rằng mình đã kinh nghiệm nhiều loại chữa lành khác nhau: chữa lành tai, lưỡi và mắt. Bây giờ chúng ta có đủ phẩm chất để nói cho Chúa. Tôi hy vọng qua Nghiên Cứu Sự Sống sách Mác, chúng ta sẽ được đưa vào trong Đấng Christ là sự thay thế toàn bộ, toàn diện, bao – hàm – tất – cả. Khi ấy, chúng ta có thể cùng với Phao-lô làm chứng rằng:“Không phải là tôi sống nữa, bèn là Christ sống ở trong tôi” (Ga.2:20). Sau khi kinh nghiệm Đấng Chrits là sự thay thế của mình, chúng ta sẽ có thể nói ra tất cả các dân về Ngài, về sự chết sự phục sinh của Ngài.
Cảm ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta khải tượng sáng tỏ rằng thời đại này là để sản sinh Người Mới  qua việc rao giảng phúc âm. Tất cả mọi điều – tình hình thế giới, các công việc, quốc tế, kinh tế, công nghiệp, giáo dục và thậm chí chiến tranh – đều vì điều này. Theo Khải thị chương 6, con ngựa đầu tiên trong bốn con ngựa là ngựa trắng rao giảng phúc âm. Điều này có nghĩa là con ngựa trắng đang dẫn đầu và các con ngựa khác đang theo sau. Việc rao giảng phúc âm phải đi đầu. Thời đại này là để rao giảng phúc âm hầu sản sinh Người Mới. Bây giờ, vì đã thấy khải tượng này nên chúng ta hãy đi ra rao giảng Đấng Christ cho toàn cõi thọ tạo.