Kinh Thánh: Mác 11:27-12:44
Ở TRONG SỰ CHẾT, PHỤC SINH
VÀ THĂNG THIÊN CỦA ĐẤNG CHRIST
Khi Chúa Jesus đi từ Ga – li – lê đến Giu
– đê, ý định của Ngài là đi đến Giê – ru – sa – lem để bước vào sự chết và phục
sinh, và cũng đem các môn đồ thân thiết của Ngài vào trong sự chết và phục sinh
ấy cùng với Ngài. Phi – e – rơ, Giăng và Gia – cơ đại diện cho tất cả môn đồ
thân thiết của Chúa. Ngay từ đầu, cả ba môn đồ này đã theo Chúa cách gần gũi.
Khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta thấy Phi – e – rơ, Giăng và Gia – cơ theo Chúa
Jesus từng bước một. Cuối cùng, Chúa đem họ vào trong sự chết bao – hàm – tất –
cả của Ngài. Dĩ nhiên, họ đã không thật sự chịu chết cùng với Chúa, nhưng họ đã
trải qua tiến trình của sự chết Ngài. Họ thấy cách Chúa chuẩn bị hoàn cảnh cho
cái chết của Ngài và thậm chí chuẩn bị những người chống đối Ngài, là những người
đã đặt Ngài vào chỗ chết. Hơn nữa, họ cũng thấy cách Chúa bị bắt, bị xét xử
theo luật Do Thái, và bị chính quyền La Mã xét xử theo luật của dân Ngoại. Họ
thấy thể nào Ngài đã bị chế giễu, bắt bớ và bị dắt đi như chiên con đến hàng
làm thịt. Họ thấy Chúa đã bị treo trên
thập tự giá và Ngài đã ở đó sáu giờ là như thế nào
Chúa đã trải qua sự chết và các môn đồ đã
đồng trải qua sự chết với Ngài. Điều khác biệt duy nhất là họ không thật sự phải
chết. Chính bản thân Chúa phải chịu chết trong khi các môn đồ trải qua tiến
trình của sự chết. Dĩ nhiên họ không bị chôn vào mồ và cũng không đi vào Âm phủ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng khoảng thời gian giữa lúc Chúa chết đến khi
Ngài phục sinh là “mồ mả” đối với các môn đồ. Chúng ta cũng có thể nói theo một
nghĩa rằng họ đã đi qua Âm phủ. Rồi vào buổi sáng Chúa phục sinh, một số môn đồ
đã phát hiện ra ngôi mộ trống và biết rằng Jesus bị đóng đinh đã được sống lại
từ kẻ chết
Chúng ta không nên đọc Phúc Âm Mác như quyển
sách gồm các mẩu chuyện. Chúng ta cũng không nên đọc Phúc Âm này chỉ để biết
giáo lý. Trái lại, khi đọc Phúc Âm này, chúng ta cần thấy hết khải tượng này đến
khải tượng khác. Khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta nên có cảm nhận là đang xem truyền
hình thiên thượng
Vào ngày Ngũ Tuần, Linh Chúa đổ ra trên
120 môn đồ. Qua sự chết và phục sinh, chính Cứu Chúa – Nô Lệ được khải thị
trong sách Mác đã trở nên Linh ban – sự - sống, được đổ ra trên các môn đồ. Điều
này có nghĩa là Chúa đổ chính Ngài trên những người đã thấy những khải tượng được
ghi lại trong Phúc Âm Mác. Qua việc đổ ra như vậy của Linh, 120 môn đồ đã nhận
được thực tại của tất cả những khải tượng mà họ đã thấy
Tôi hy vọng rằng các bài giảng trong sách
Mác sẽ giúp anh em thấy được những khải tượng chứa đựng trong Phúc Âm này. Cuối
cùng, Đấng Christ phục sinh là Linh sống động sẽ đổ chính Ngài trên an hem để
làm cho bất cứ điều gì anh em thấy trở thành thực tại đối với anh em. Rồi trong
thực tại, anh em sẽ ở trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ.
Thật vậy, anh em sẽ vui hưởng Ngài như là sự thay thế toàn bộ, toàn diện
SÁU NGÀY CHO SÁNG TẠO MỚI
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét
phần cuối của Mác chương 11. Mác chương 11 mô tả các sự việc xảy ra trong suốt
sáu ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa trên đất. Sáu ngày này là để có sáng tạo mới.
Theo Sáng thế ký, Đức Chúa Trời đã hoàn tất sáng tạo cũ trong thời gian sáu
ngày. Rồi vào ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, Đức Chúa Trời nghỉ ngơi. Cũng vậy, Chúa dùng sáu ngày để sản sinh sáng tạo mới của
Đức Chúa Trời. Sau khi sáu ngày này được hoàn tất sẽ có một ngày Sa-bát khác.
Chúa đã bị đóng đinh vào ngày thứ sáu, và ngày kế tiếp là ngày Sa-bát. Từ điều
này, chúng ta thấy rằng Chúa đã dùng sáu này để hoàn tất việc chuẩn bị và làm
cho sáng tạo mới xuất hiện. Trong sáu ngày mà kết thúc bằng sự chết của Ngài,
Chúa đã làm mọi điều cần thiết để sáng tạo mới được xuất hiện cho Đức Chúa Trời.
Rồi sau đó sáu ngày sau, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy là ngày Sa-bát. Trong
những bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những gì xảy ra trong sáu ngày ấy
Vào ngày đầu tiên của sáu ngày sau, Chúa
Jesus cỡi lừa con của Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn. Dân chúng reo lên: “Hô-sa-na!
Chúc tụng Đấng nhơn danh Chúa mà đến!” (c.9). Ở đây, chúng ta thấy Chúa được
dân chúng tán đồng. Sau khi đã vào
Giê-ru-sa-lem như thế, Ngài vào đền thờ, “khi đã nhìn quanh mọi sự rồi, thì trời
gần tối, Ngài cùng mười hai môn đồ bèn đi ra đến Bê-tha-ni” (c.11)
Trở lại thành phố vào ngày hôm sau, Ngài rủa
cây vả và tẩy sạch đền thờ. Để được ấn
tượng về tính nghiêm trọng của những vấn đề này, chúng ta có thể so sánh những
điều ấy với việc một người nào đó đi vào thủ đô của một quốc gia, đốt cờ và sau
đó đi vào trụ sở chính của chính phủ và gây xáo trộn lớn. Chắc chắn những hành
động như vậy sẽ được đăng báo
Sau khi rủa sả cây vả là biểu tượng của quốc
gia Do Thái, Chúa vào đền thờ và lật đổ bàn của những kẻ buôn bạc. Vì Ngài đã
được dân chúng tán đồng nên không ai dám ngăn chặn Ngài. Vào lúc ấy, tất cả những
nhà lãnh đạo đều im lặng. Tuy nhiên, họ bí mật lập mưu diệt Chúa Jesus
Theo 11:19 “Khi chiều tà thi Ngài khỏi
thành”. Việc này xảy ra vào buổi chiều của ngày thứ hai. Chắc chắn buổi tối hôm
ấy các môn đồ đã nói với nhau về những
điều Chúa đã làm Giê-ru-sa-lem. Có lẽ khắp thành phố Giê-ru-sa-lem nhiều người
đang nói về những gì Chúa đã làm trong việc tẩy sạch đền thờ
Vào buổi sáng ngày thứ ba, các môn đồ thấy
cây vả héo từ gốc lên (c.20). Khi ấy họ
lại đến Giê-ru-sa-lem. Câu 27 chép: “Ngài đang đi bộ trong đền thờ, thì các thầy
tế lễ, các Kinh luật gia và các trưởng lão đến”. Nếu không được dân chúng tán đồng,
hẳn Chúa không thể bước đi trong đền thờ theo cách như vậy. Thay vào đó, Ngài hẳn
đã bị bắt và bị giết ngay lập tức. Nhưng vì đã được dân chúng đón nhận nên Ngài
được tự do đi lại trong đền thờ
BỊ CÁC THẦY TẾ LỄ CẢ,
CÁC KINH LUẬT GIA VÀ CÁC TRƯỞNG LÃO CHẤT VẤN
Các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và
các trưởng lão – cả ba nhóm người này tạo thành Công Hội – đến nói với Chúa: “Bởi
quyền bính nào mà thầy làm những điều này? Ai đã ban cho thầy quyền bính đó?”
(c.28). Ở đây, các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão dường như
muốn nói rằng: “Ông rủa sả cây vả rồi lật đổ bàn trong đền thờ. Bởi uy quyền
nào mà ông làm những điều này? Ai ban cho ông uy quyền để làm những điều này?
Những điều ông làm thì vô cùng nghiêm trọng: Vì thế, chúng tôi muốn biết nguồn
gốc và uy quyền của ông”
Khi đối phó với các thầy tế lễ cả, các
kinh luật và các trưởng lão, Chúa Jesus vô cùng cao trọng. Ngài không sợ khi
đương đầu với tình thế ấy mà còn trả lời các câu hỏi của họ cách dạn dĩ
Câu Hỏi Của Chúa
Chúa Jesus phán với họ: “Ta cũng hỏi các
ngươi một lời; hãy đáp cho Ta, thì Ta sẽ nói cho các ngươi bởi quyền bính nào mà ta làm những điều này. Báp-têm của
Giăng có phải bởi trời hay là bởi người ta ư? Hay trả lời cho ta đi”
(cc.29-30). Về một mặt, Chúa Jesus đã
không sợ các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão chất vấn. Mặt
khác, Ngài đã hỏi ngược lại họ với một phẩm chất cao trọng
Trước khi trả lời câu hỏi của Chúa, các thầy
tế lễ cả, các kinh luật gia, và các trưởng lão đã hội ý với nhau. “Họ bàn bạc với
nhau rằng: Nếu chúng ta nói: “Bởi trời” thì ngươi sẽ nói rằng” Vậy, sao các
ngươi không tin Giăng? Còn nếu nói: “Bởi người ta” họ lại sợ dân chúng, vì ai nấy
đều coi Giăng thật là tiên tri” (cc.31-32). Nhận biết không có cách nào để trả
lời câu hỏi của Chúa mà không thua cuộc nên họ Quyết định nói dối. Vì vậy, họ
trả lời với Chúa Jesus: “Chúng tôi không biết” (c.33). Chúa biết những gì trong
long họ. Ngài biết rằng họ đang dối Ngài.
Câu Trả Lời Của Chúa
Chúa Jesus tiếp tục nói với thầy tế lễ cả,
các kinh luật gia, và các trưởng lão: “Ta cũng không nói cho các ngươi bởi quyền
bính nào mà ta làm những điều này” (c.33). Điều này cho thấy rằng Chúa biết các
nhà lãnh đạo Do Thái sẽ không nói với Ngài điều họ biết. Họ dối Ngài khi nói
“Chúng tôi không biết”. Nhưng Chúa nói thật với họ theo cách khôn ngoan, phơi
bày sự dối trá của họ và tránh được câu hỏi của họ.
Trong câu trả lời của Chúa, chúng ta cần
chú ý đến chữ “cũng không”. Lời này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Do Thái đang
nói dối Chúa. Vì họ đã không trả lời Ngài những gì họ biết về Giăng Báp-tít nên
Ngài cũng không trả lời câu hỏi của họ.
Câu trả lời khôn ngoan của Chúa đã làm hổ
thẹn các nhà lãnh đạo quốc gia Do Thái. Họ đã bị vạch trần như một nhóm người
nói dối. Trong khi đối phó với họ, Chúa bày tỏ cả phẩm cách cao trọng lẫn sự
khôn ngoan của Ngài. Chúng ta có thể nói rằng phẩm cách cao trọng của Ngài là
nhân tính và sự khôn ngoan của Ngài là thần thượng. Sự kết hợp giữa phẩm cách
cao trọng mang tính con người và sự khôn ngoan thần thượng đã bắt các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và
các trưởng lão.
Tôi tin rằng các môn đồ của Chúa rất hài
lòng với cách Chúa đối phó với các nhà lãnh đạo Do Thái. Có lẽ họ đã nhìn nhau,
gật đầu mỉm cười. Họ đã thấy phẩm chất cao trọng và sự khôn ngoan của Cứu Chúa
– Nô Lệ giữa một tình huống như vậy trong đền thờ. Chắc hẳn họ vui mừng biết
bao khi nhìn thấy các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão bị
Chúa Jesus khuất phục.
BỊ NGƯỜI PHA-RI-SI
VÀ NGƯỜI CỦA ĐẢNG HÊ-RỐT THỬ NGHIỆM
Sau khi Cứu Chúa – Nô Lệ bị các thầy tế lễ
cả, các kinh luật gia và các trưởng lão tra xét thì Ngài lại bị những người
Pha-ri-si và những người của đảng Hê-rốt thử nghiệm (12:13-17). Mác 12:13 chép
rằng: “Đoạn, họ sai mấy người thuộc phe Pha-ri-si và đảng Hê-rốt đến để bắt
Ngài trong lời nói”. Những người theo đảng Hê-rốt là những người theo chế độ
cai trị của Vua Hê-rốt và cùng dự phần với ông ta trong việc âm thầm đem lối sống của người Hy Lạp và La Mã thâm nhập vào người
Do Thái. Họ cùng phe với người Sa-đu-đê nhưng chống lại người Pha-ri-si. Nhưng ở
đây họ liên kết với người Pha-ri-si để gài bẫy Chúa Jesus
Người Pha-ri-si rất yêu nước, hết lòng vì
dân tộc Do Thái. Người theo đảng Hê-rốt đứng về phía những người theo đế quốc
La Mã. Vì vậy, hai phe này không thể hợp tác với nhau. Nhưng trong việc đối phó
với than vị tuyệt diệu này, là Cứu Chúa – Nô Lệ, những người vốn là kẻ thù đã đến
với nhau để hỏi Chúa một câu hỏi quỉ quyệt, một câu hỏi vừa liên quan đến chủ nghĩa ái quốc vừa liên quan đến chủ
nghĩa đế quốc
Đến với Ngài, họ nói: “Thưa thầy, chúng
tôi biết thầy là thành thật, không tư vị ai, vì thầy không xem dáng của người ta,
nhưng thành thật dạy đường của Đức Chúa Trời . Vậy có phép nộp thuế cho Sê-sa
không? Chúng tôi nên nộp hay không nên nộp?” (c.14). Đây thật sự là một câu hỏi
gài bẫy. Người do Thái chống đối việc nộp thuế cho Sê-sa. Nếu Chúa Jesus nói nộp
thuế cho Sê-sa là hợp pháp thì Ngài xúc phạm Do Thái mà lãnh đạo của họ là người
Pha-ri-si. Nhưng nếu Ngài nói nộp thuế cho Sê-sa là không hợp pháp thì câu trả
lời của Ngài đã tạo cho người theo đảng Hê-rốt, là những người đứng về phía
chính quyền La Mã, có cớ để buộc tội Ngài.
Đối với chúng ta thì dường như Chúa Jesus
không có cách nào trả lời câu hỏi. Giả sử Ngài nói “Không, chúng ta không nên nộp
thuế cho Sê-sa”. Khi ấy, những người theo Hê-rốt có lẽ đã nói: “Ông chống lại
người La Mã. Ông phải bị bắt và bị bỏ tù”. Nhưng giả sử Chúa đã nói: “Phải, nộp
thuế cho Sê-sa là đúng”. Khi ấy người Pha-ri-si có lẽ đã nói: “Ông phản bội quốc
gia vì ông làm việc cho những người theo đế quốc La Mã”. Câu hỏi mà người
Pha-ri-si và người theo đảng Hê-rốt đặt ra thật là quỉ quyệt và gian ác biết
bao!
Mặc dầu Chúa bị chất vấn cách quỉ quyệt
gian ác nhưng Ngài vẫn không sợ. Trái lại, vẫn giữ phẩm chất cao trọng, Ngài
nói với họ: “Sao các ngươi thử ta? Hãy đem cho ta xem một quan tiền” (12:15).
Chúa Jesus không đưa cho họ đồng tiền La Mã nhưng bảo họ đưa Ngài xem một đồng
tiền. Vì họ có một đồng tiền La Mã nên họ bị bắt bí.
Sau khi họ đem một đồng tiền đến cho Ngài,
Ngài nói: “Hình và hiệu này của ai?” (c.16). Khi họ trả lời “của Sê-sa”, Chúa nói tiếp: “Hãy nộp vật gì của
Sê-sa cho Sê-sa, vật gì của Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Trời” (c.17). Nộp cho
Sê-sa những gì của Sê-sa là nộp thuế cho Sê-sa theo những qui định của chính
quyền. Nộp cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời là nộp nửa siếc-lơ cho
Đức Chúa Trời theo Xuất Ai Cập Ký 30:11-16 và cũng dâng một phần mười cho Đức
Chúa Trời theo luật của Đức Chúa Trời
Phân đoạn này trong Phúc Âm Mác về vấn đề
Cứu Chúa – Nô Lệ bị người Pha-ri-si và người theo đảng Hê-rốt thử nghiệm kết
thúc bằng những lời sau: “Họ đều rất lấy làm lạ về Ngài”. Chúa trả lời họ bằng
sự khôn ngoan thần thượng và họ phải câm miệng và bị khuất phục.