Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 43


Kinh Thánh: Mác 14:12-26
THAY THẾ LỄ VƯỢT QUA
Sau khi Chúa Jesus vui hưởng bữa tiệc tại Bê-tha-ni thì Ngài dự lễ Vượt Qua và sau đó thiết lập bữa ăn tối để thay thế lễ Vượt Qua (14:12-26). Chúa bảo hai môn đồ chuẩn bị những gì cần thiết cho bữa lễ Vượt Qua (cc. 12-16). Trong lịch sử của cuộc gia tể Đức Chúa Trời, đây là bữa lễ Vượt Qua sau cùng vì từ lúc ấy, lễ Vượt Qua được thay thế bằng bàn Chúa. Điều này cho thấy rằng thời kỳ cũ đã được thay thế bằng thời kỳ mới. Vì vậy, ngày nay chúng ta không có lễ Vượt Qua, thay vào đó chúng ta có Bàn Chúa, bữa ăn tối của Chúa.
Như chúng ta sẽ thấy, Chúa thiết lập bữa ăn tối của Ngài với bánh và chén. Điều này chỉ về sự chết của Ngài, sự phục sinh của Ngải, chính Chúa và sự mở rộng của Ngài, tức là Thân Thể Ngài. Chúa, sự chết và phục sinh của Ngài, cùng sự mở rộng của Ngài cuối cùng sẽ dẫn đến vương quốc Đức Chúa Trời.

Mác 14:12 chép: “Ngày thứ nhất trong kỳ lễ Không Men, là ngày làm thịt con sinh lễ Vượt Qua, môn đồ thưa cùng Ngài rằng: Thầy muốn chúng tôi đi dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?” Theo lịch Do Thái, là lịch dựa theo Kinh Thánh, một ngày bắt đầu vào buổi chiều tối (Sáng. 1:5). Vào buổi tối,là lúc bắt đầu ngày Vượt Qua cuối cùng, Cứu Chúa-Nô Lệ trước hết ăn lễ Vượt Qua với các môn đồ và thiết lập bữa ăn tối cho họ (cc. 12-25). Sau đó, Ngài cùng các môn đồ đến vườn Ghết-sê-ma-nê tại núi Ô-liu (cc. 26-42). Ở đó, Ngài đã bị bắt và bị đem đến thầy tế lễ thượng phẩm là nơi Ngài bị Công Hội phán xử lúc đêm khuya (cc. 43-72). Vào buổi sáng cùng ngày đó, Ngài bị giao cho Phi-lát để bị ông ta xét xử và bị kết án tử hình (15:1-15). Sau đó, Ngài được đem đến Gô-gô-tha và bị đóng đinh tại đó bắt đầu từ giờ thứ ba buổi sáng và Ngài ở trên thập tự giá cho đến giờ thứ chín buổi trưa (15:16-41) để làm ứng nghiệm hình bóng về lễ Vượt Qua (Xuất. 12:6-11).
Theo 14:13-16, Chúa sai hai môn đồ, bảo họ đi vào thành phố là nơi họ sẽ gặp một người đội một vò nước. Họ phải đi theo người ấy và khi người ấy vào nhà, họ phải nói với chủ nhà “Thầy bảo: Phòng khách Ta dùng để ăn lễ Vượt Qua với môn đồ Ta ở đâu?” Rồi người ấy sẽ chỉ cho họ một phòng rộng trên lầu đã được sắp đặt sẵn, và trong phòng ấy, các môn đồ sẽ thực hiện những chuẩn bị cần thiết. “Môn đồ bèn đi ra, vào thành, gặp như Ngài đã bảo họ, rồi dọn lễ Vượt Qua” (c. 16).
Câu chuyện về việc sửa soạn lễ Vượt Qua thật huyền nhiệm. Câu chuyện này nhắc chúng ta nhớ lại lời Chúa nói với hai môn đồ về con lừa mà Ngài cỡi vào Giê-ru-sa-lem (11:1-6). Ai đã cung cấp căn phòng rộng rãi ở trên lầu và sắp đặt sẵn. Chúng ta không thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này ở nơi nào trong Kinh Thánh. Có lẽ điều này cho thấy rằng việc Cứu Chúa-Nô Lệ thiết lập bữa ăn tối của Ngài là một vấn đề huyền nhiệm. Người ta tin đó là bà Ma-ri, mẹ của Giăng Mác, là chủ ngôi nhà tiếp rước Chúa.
GIU-ĐA ÍCH-CA-RI-ỐT
Mác 14:18 chép: “Đương ngồi ăn, Jesus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, một trong các ngươi, chính là người đang ăn với ta, sẽ phản ta”. Đây là ăn lễ Vượt Qua (c. 16), không phải ăn bữa tối của Cứu Chúa-Nô Lệ như được chép trong các câu 22 đến 24. Người giao nộp Chúa Jesus là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.
Các câu 19 và 20 chép: “Họ bèn buồn rầu, lần lượt hỏi Ngài rằng: Có phải tôi chăng? Ngài đáp rằng: Ấy là một trong mười hai người, tức là người đương nhúng tay vào dĩa với ta”. Sau khi Giu-đa Ích-ca-ri-ốt bị vạch trần, ông ta bỏ đi (Gi. 13:21-30) trước bữa ăn tối của Cứu Cháu-Nô Lệ (Mat. 26:20-26). Giu-đa không dự phần nào thân và huyết của Cứu Chúa-Nô Lệ vì ông không phải là một tín đồ thật trong Ngài, nhưng là con của sự hủy diệt (Gi. 17:12), được Cứu Chúa-Nô Lệ xem thậm chí như là quỉ (Gi. 6:70-71). Lu-ca 22:21-23 dường như cho thấy rằng Giu-đa đã bỏ đi sau bữa ăn tối của Chúa mà đã được đề cập trong các câu trước đó (Lu. 22:19-20). Tuy nhiên, ký thuật của Mác cho thấy Giu-đa được Cứu Chúa-Nô Lệ chỉ ra là kẻ phản Ngài trong 14:18-21 trước khi Ngài thiết lập bữa ăn tối trong các câu 22 đến 24. Ký thuật của Mác theo trình tự lịch sử trong khi ký thuật của Lu-ca thì theo trình tự đạo đức. Trình tự trong ký thuật của Ma-thi-ơ tương ứng với trình tự trong sách mác
NHỚ ĐẾN CỨU CHÚA-NÔ LỆ
Mác 14:22 chép: “Khi đương ăn, Jesus lấy bánh, chúc tạ, bẻ ta, rồi đưa cho họ, mà phán rằng ‘Hãy lấy, đây là thân thể Ta”. Đây là sự kiện Cứu Chúa-Nô Lệ ăn bữa tối sau khi Ngài và các môn đồ  dự lễ Vượt Qua trong các câu từ 16 đến 18. Ngài đã khởi xướng sự thực hành mới này để các môn đồ nhớ đến Ngài thay cho lễ Vượt Qua, là một thực hành theo giao ước cũ để tuyển dân nhớ đến sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va (Xuất. 12:14; 13:3).
Thực hành mới theo giao ước mới như vậy là nhớ đến Cứu Chúa-Nô Lệ bằng cách ăn bánh, tượng trưng cho thân thể Ngài đẵ phó cho tín đồ (1Cô. 11:24) và uống chén, tượng trưng cho huyết Ngài đã đổ ra vì các tội phạm của họ (Mat. 26:28). Bánh chỉ về sự sống (Gi. 6:35), là sự sống của Đức Chúa Trời, sự sống đời đời; còn chén chỉ về phước hạnh (1 Cô 10:16) là chính Đức Chúa Trời là phần hưởng cũa họ (Thi. 16:5). Là tội nhân, phần của họ lẽ ra là chén thịnh nộ của Đức Chúa Trời (Khải. 14:10), nhưng Cứu Chúa-Nô Lệ đã uống chén ấy cho họ (Gi. 18:11), và sự cứu rỗi của Ngài trở nên phần hưởng của họ, là chén cứu rỗi (Thi.116:13) đầy tràn (Thi. 23:5) mà nội dung của chén ấy là Đức Chúa Trời là phước hạnh bao-hàm-tất-cả của họ. Bánh và chén là thành phần cấu tạo bữa ăn tối của Cứu Chúa-Nô Lệ, tức Bàn Chúa (1Cô. 10:21), là bữa tiệc được Ngài thiết lập để những người tin Ngài nhớ Ngài bằng cách vu hưởng Ngài là một bữa tiệc như thế. Bởi đó, họ làm chứng về sự cứu rỗi phong phú và kỳ diệu của Ngài cho cả vũ trụ, trưng bày sự chết cứu-chuộc-và-truyền-sự-sống của Ngài (1 Cô. 11:26). Huyết Ngài tách rời khỏi thân Ngài nói lên sự chết của Ngài.
HUYẾT CỦA GIAO ƯỚC
Các câu 23 và 24 chép: “Ngài lại lấy chén, cảm tạ, rồi đưa cho họ, thì ai nấy đều uống. Ngài phán rằng:  Đây là huyết ta, tức là huyết của giao ước, đổ ra cho nhiều người”. Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với Israel được cứu chuộc trong Xuất Ai Cập Ký 24:3-8 (Hê. 9:18-21), mà đã trở nên giao ước cũ, để làm nền tảng cho cách Ngài đối xử với dân được chuộc trong thời kỳ Kinh Luật. Cứu Chúa-Nô Lệ đã đến để hoàn thành sự cứu chuộc đời đời của Đức Chúa Trời cho những người được Đức Chúa Trời lựa chọn bằng sự chết của Ngài, theo ý chỉ của Đức Chúa Trời (Hê. 10:7, 9-10) và huyết Ngài đã thiết lập một giao ước mới, một giao ước tốt hơn (Hê. 8:6-13) là giao ước đã trở nên giao ước mới sau khi Ngài phục sinh (Hê. 9:16-17), như một nền tảng để Đức Chúa Trời làm một với những người được cứu chuộc và tái sinh trong thời kỳ ân điển. Giao ước mới này thay thế giao ước cũ và đồng thời thay đổi thời kỳ cũ của Đức Chúa Trời sang thời kỳ mới của Ngài. Cứu Chúa-Nô Lệ muốn các môn đồ biết điều này và sống một đời sống dựa trên điều này và theo điều này sau khi Ngài phục sinh.
Trong 14:25, Chúa tiếp tục phán rằng: “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, Ta không còn uống trái nho này nữa cho đến ngày Ta uống thứ mớ trong nước Đức Chúa Trời”. Ở đây, Chúa đang nói về sự hiện lộ của vương quốc, mà trong vương quốc ấy, Ngài sẽ cùng uống với chúng ta sau khi Ngài trở lại.
Câu 26 là lời kết luận của phần nói về việc Cứu Chúa-Nô Lệ thiết lập bữa ăn tối: “Khi đã hát thi ca rồi, Jesus và môn đồ bèn đi ra đến núi Ô-liu”. Bài thánh ca này là lời ngợi khen do Chúa và các môn đồ dâng lên cho Cha sau Bàn Chúa.
TRỞ NÊN
THÂN THỂ HUYỀN NHIỆM CỦA ĐẤNG CHRIST
Chúng ta thấy rằng đang khi Chúa và các môn đồ ăn thì Ngài cầm bánh, chúc tạ, bẻ ra, rồi đưa cho họ và nói: “Hãy lấy, đây là thân thể Ta” (c. 22). Trước hết, Chúa và các môn đồ dự lễ Vượt Qua, sau đó Chúa thiết lập Bàn của Ngài với bánh và chén để thay thế lễ Vượt Qua. Ngài làm điều này bởi vì chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ làm ứng nghiệm hình bóng đó và trở thành lễ Vượt Qua thạt cho chúng ta (1 Cô. 5:7). Bây giờ, chúng ta đang giữ lễ Bánh Không Men thật (1 Cô. 5:8).
Bánh của bàn Chúa là biểu tượng chỉ về thân thể Chúa đã vỡ ra trên thập tự vì chúng ta để giải phóng sự sống của Ngài hầu chúng ta có thể ăn vào. Bởi dự phần vào sự sống này, chúng ta trở nên Thân Thể huyền nhiệm của Đấng Christ (1 Cô. 12:27), được tượng trưng bởi Bánh trên bàn (10:17). Vì vậy, bởi ăn Bánh này, chúng ta tương giao với Thân thế Đấng Christ (1 Cô. 10:16).
Chúa bị vỡ ra trên thập tự giá để giải phóng sự sống của Ngài. Chúa giải phóng sự sống của Ngài trong sự phục sin. Vì vậy, vỡ ra là vấn đề chết còn giải phóng là vấn đề phục sinh. Qua việc vỡ ra trên thập tự giá, Chúa có thể giải phóng sự sống thần thượng từ bên trong Ngài để chúng ta có thể dự phần nào sự sống ấy. Bởi dự phần vào sự sống thần thượng của Chúa, chúng ta trở nên Thần Thể huyền nhiệm của Đấng Christ, tức là sự mở rộng của Ngài. Điều này có nghĩa là bởi vui hưởng Bánh, chúng ta trở nên Thân Thể huyền nhiệm của Đấng Christ.
Là sự mở rộng của Ngài, Thân Thể huyền nhiệm của Đấng Christ cũng được tượng trưng bởi Bánh trên bàn như được chỉ ra trong 1 Cô. 10:17. Vì vậy, do ăn Bánh, chúng ta tương giao với Thân thể Đấng Christ.
HUYẾT, GIAO ƯỚC VÀ CHÉN
Huyết của Chúa cứu chuộc chúng ta khỏi tình trạng sa ngã để trở về với Đức Chúa Trời, trở về với cơ nghiệp mà chúng ta đã đánh mất qua sự sa ngã của A-đam và trở về với phước hạnh trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Về Bàn Chúa (1. Cô. 10:21), bánh tượng trưng cho việc tham dự vào sự sống còn chén tượng trưng cho việc chúng ta vui hưởng phước hạnh của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chén được được gọi là chén phước hạnh (1. Cô. 10:16). Tất cả phước hạnh của Đức Chúa Trời và thậm chí chính Đức Chúa Trời là phần hưởng của chúng ta đểu ở trong Chén này (Thi. 16:5). Trong A-đam, phần của chúng ta là chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Khải. 14:10). Đấng Christ đã uống chén ấy thay chúng ta (Gi. 18:11), và huyết Ngài đã thiết lập chén cứu rỗi vì chúng ta (Thi. 116:13), là chén đầy tràn (Thi. 23:5). Bởi uống Chén ấy, chúng ta cũng tương giao với huyết Đấng Christ (1 Cô. 10:16).
Mác 14:25 nói về trái nho. Trái nho ở trong Chén của Bàn Chúa cũng là một biểu tượng. Trái nho tượng trưng cho huyết Chúa đổ ra trên thập tự giá vì các tội chúng ta đã phạm. Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi Huyết Ngài để tha thứ các tội phạm ủa chúng ta (Hê. 9:22).
Mác 14:24 nói rằng huyết của Chúa là huyết giao ước. Sau khi làm thỏa mãn sự công chính của Đức Chúa Trời, huyết của Chúa ban hành giao ước mới. Trong giao ước mới này, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tha thứ, sự sống, sự cứu rỗi và tất cả các phước hạnh thuộc linh, thiên thượng và thần thượng. Khi giao ước mới này được ban cho chúng ta thì đó là Chén (Lu. 22:20), một phần hưởng cho chúng ta, Chúa đã đổ huyết, Đức Chúa Trời đã lập giao ước và chúng ta vui hưởng chén, là chén mà trong đó Đức Chúa Trời và tất cả những gì thuộc về Ngài là phần thưởng của chúng ta. Huyết là giá Đấng Christ đã trả cho chúng ta, giao ước là chứng thư Đức Chúa Trời lập với chúng ta, và chén là phần hưởng chúng ta nhận từ Đức Chúa Trời.
Về bàn Chúa, chúng ta có huyết, giao ước, và chén. Khi đến bàn Chúa, chúng ta thấy một chén trên bàn. Chén ấy là giao ước và cũng liên hệ đến huyết. Vì vậy, huyết giao ước và chén là một. Huyết là giá Đấng Christ đã trả, giao ước là chứng thư về cơ nghiệp của chúng ta, và chén là phần chúng ta nhận lãnh và vui hưởng. Đấng Christ đã trả giá, Đức Chúa Trời đã lập giao ước và chúng ta vui hưởng phần hưởng này.
CÁC MÔN ĐỒ VUI HƯỞNG SỰ CHẾT
VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA, CHÍNH CHÚA
VÀ THÂN THỂ HUYỀN NHIỆM CỦA NGÀI
Qua việc thiết lập Bàn này, Chúa Jesus đã chỉ cho môn đồ thấy rằng họ sẽ bước vào sự chết và phục sinh của Ngài. Chúa phục vụ họ không những bằng chính thân và huyết Ngài mà còn bằng sự chết và phục sinh của Ngài, bằng chính Ngài và sự mở rộng của Ngài, tức Thân Thể huyền nhiệm của Ngài. Tại Bàn Ngài, Ngài phuc vụ các môn đồ bằng chính Ngài và bằng sự chết, phục sinh và bằng Thân Thể huyền nhiệm, tức là sự mở rộng của Ngài. Điều này có nghĩa là các môn đồ nên vui hưởng sự chết và phục sinh của Ngài, vui hưởng chính Chúa và vui hưởng sự mở rộng của Ngài.
Tôi không chắc là các môn đồ đã sáng tỏ về ý nghĩa bữa ăn tối của Chúa khi Chúa Jesus thiết lập. Họ đã nghe những lời Chúa phán, nhưng có lẽ họ không hiểu. Theo những gì Chúa Jesus nói tiên tri trong Phúc Âm Giăng thì khi Linh thực tại đến, Ngài sẽ dẫn họ vào trong mọi thực tại (Gi. 16:13), bao gồm thực tại về bữa ăn tối được Chúa thiết lập. Khi ấy các môn đồ chắc chắn nhớ lại những lời của Chúa. Có thể họ đã nói: “Vào đem Chúa bị bắt, Ngài đã thiết lập Bàn cùng với Bánh và Chén. Lúc đó, chúng ta không hiểu ý nghĩa điều này. Bây giờ chúng ta biết rằng ý định của Chúa là đem chúng ta vào trong sự nhận thức đầy đủ về sự chết bao-hàm-tất-cả của Ngài, sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài, chính Ngài và Thân Thể huyền nhiệm, tức là sự mở rộng của chính Ngài”.
SINH RA NGƯỜI MỚI
Sự chết, phục sinh, chính Chúa và sự mở rộng của Ngài là để sinh ra Người Mới. Người Mới này là sự phát triền của hạt giống vương quốc trong chương 4. Sự phát triển đầy đủ của Người Mới sẽ là vương quốc. Thay vì đọc Kinh Thánh cách nông cạn, chúng ta cần được soi sáng để thấy khải tượng này.
Ngày nay, Chúa Jesus vẫn đang đem chúng ta vào trong thực tại của bàn Ngài. Trước khi bước vào sự chết, Ngài đã thiết lập Bàn với sự chết, phục sinh, chính Ngài và sự mở rộng của Ngài là những điều được tượng trưng bởi bánh vỡ ra và chén. Bánh tượng trưng cho Thân Thể huyền nhệm của Ngài. Huyết của Chúa đạ trở nên Chén như là phần hưởng cho chúng ta đã được Đức Chúa Trời lập giao ước và Đấng Christ trả giá. Hết tuần này đến tuần khác, chúng ta ôn lại câu chuyện này tại bàn Chúa.

Khi đến bàn Chúa, chúng ta không làm lễ tiệc thánh mang tính tôn giáo hay làm điều được gọi là lễ mi-sa. Trái lại, tại bàn Ngài chúng ta có khải thị về sự chết, sự phục sinh của Chúa, chính Chúa và Thân Thể huyền nhiệm của Ngài như là sự mở rộng của Ngài. Khi chúng ta dự phần trong sự chết và phục sinh của Ngài, khi chúng ta nhận Ngài là sự thay thế bao-hàm-tất-cả thì Ngài trở nên mọi sự cho chúng ta để sinh ra Người Mới. Cuối cùng, Người Mớ này sẽ trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi tiến trình này đực hoàn tất, Chúa Jesus sẽ trở lại để tiếp nhận Người Mới này và Ngài có được một vương quốc. Nguyện tất cả chúng ta thấy được khải tượng tuyệt diệu này!