Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 40


  


SỰ CHUẨN BỊ CỦA CỨU CHÚA-NÔ LỆ CHO SỰ
PHỤC VỤ MANG TÍNH CỨU CHUỘC CỦA NGÀI
(7)
Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trong 13:1-37, Chúa chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài bằng cách nói cho họ biết về những điều phải xảy đến. Ở đây, Ngài nói cho họ biết về năm vấn đề: sự tàn phá đến thờ (cc.1-2), các tai họa ở giai đoạn đầu của cơn quặn thắt(cc. 3-8), việc rao giảng phúc âm và các cơn bắt bớ (cc.9-13), đại nạn và sự đến của Cứu Chúa-Nô Lệ (cc. 14-27), việc thức canh, cầu nguyện chờ đợi Cứu Chúa-Nô Lệ (cc. 28-37). Chúng ta đã nói đến sự tàn phá đền thờ và sự khởi đầu cơn quặn thắt trong bài trước. Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy xét những vấn đề khác mà Chúa đã nói với các môn đồ trên núi Ô-liu.
PHÚC ÂM VÀ NHỮNG CƠN BẮT BỚ
Trong 13:9-13, Chúa nói về ra giảng phúc âm và những cơn bắt bớ. Trong câu 9, Chúa phán: “Còn các ngươi phải coi chừng, vì họ sẽ nộp các ngươi cho công hội, đánh đòn các ngươi trong nhà hội, các ngươi sẽ vì cớ ta mà đứng trước mặt các tổng đốc và các vua chúa, để làm chứng cho họ’’. Đặc biệt, chữ “các ngươi” ở đây chỉ về các môn đồ người Do Thái là những người tuận đạo đầu tiên là người Do Thái.
Câu 9 cho thấy rằng những cơ bắt bớ sẽ đến từ cả người Do Thái. Công hội và Nhà hội liên hệ đến người Do Thái, nhưng các tổng đốc và các vua chỉ về những người cai trị của các dân ngoại bang. Vì vậy, những cơn bắt bớ được mô tả trong câu 9 sẽ đến từ hai nguồn, vừa từ người Do Thái vừa từ người ngoại bang.
Trong câu 10, Chúa tiếp tục phán: “Nhưng trước hết phúc âm cần phải được rao giảng cho muôn dân”. Theo Ma-thi-ơ 24:14, phúc âm được rao giảng cho muôn dân sẽ là phúc âm vương quốc. Phúc âm vương quốc bao gồm phúc âm ân diển (Công. 20:24). Tuy nhiên, phúc âm vương quốc không những đem con người vào trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời mà còn vào trong vương quốc Đức Chúa Trời (khải. 1:9). Phúc âm ân điển nhấn mạnh đến sự tha tội, sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời và sự sống đời đời; phúc âm vương quốc nhấn mạnh đến sự cai trị của Đức Chúa Trời và uy quyền của Chúa. Phúc âm vương quốc sẽ được rao giảng khắp đất để làm chứng cho muôn dân trước khi sự cuối cùng của thời đại này xảy ra. Chứng cớ này phải lan rộng khắp đất trước kỳ cuối cùng của thời đại này, trước thời điểm đại nạn.
Trong câu 11, Chúa bảo các môn đồ đừng lo về những gì họ phải nói khi bị bắt vì Thánh Linh trong họ sẽ nói. Rồi Chúa tiếp tục phán: “Anh em sẽ nộp lẫn nhau đến phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ dấy nghịch cùng cha mẹ là làm cho chết đi. Các ngươi sẽ bị mọi người ghen ghét vì danh ta; nhưng ai bền đỗ đến cùng thì nấy sẽ được cứu” (cc. 12-13). Lời này ngắn gọn, nhưng bao-hàm-tất-cả. Sự bắt bớ sẽ đến từ người Do Thái, người ngoại bang, và thậm chí từ các thành viên trong gia đình. Loại bắt bớ này đã xảy ra và ngày nay vẫn con.
Hiểu được nghĩa của chữ “được cứu” trong câu 13 là rất quan trọng. Ở đây, “được cứu”có nghĩa là được cứu khỏi những người ghen ghét và bắt bớ. Nhưng cuối cùng, chữ này có nghĩa là được cứu để vào trong sự hiển lộ của vương quốc tròng thời đại sắp đến, sự hiển lộ này là phần thưởng cho các tín đồ đắc thắng. Điều này khác với sự cứu rỗi đời đời được khải thị trpng Ê-phê-sô 2:8.
CẢNH GỚM GHÊ CỦA SỰ PHÁ HOANG
Trong 13:14-27, Chúa nói về cơn đại nạn và sự đến của Cứu Chúa-Nô Lệ. Câu 14 chép; “Khi các ngươi thấy cảnh gớm ghê của sự phá hoang lập ra nơi không đáng lập (ai đọc khá hiểu), bấy giờ ai ở trong Giu-đê hãy trốn lên núi”. Chúng ta không biết khoảng thời gian từ câu 1 đến câu 13 kéo dài bao lâu. Nhưng lời tiên tri trong câu 14 đến câu 27 chắc chắn sẽ được ứng nghiệm trong ba năm rưỡi cuối của thời đại này, tức thời kỳ đại nạn, là nửa sau của tuần lễ cuối cùng được nói tiên tri trong Đa-ni-ên 9:27. Khoảng thời gian này sẽ bắt đầu bằng hành động dựng hình tượng của Antichrist trong đền thờ (Mác 13:14) và sẽ kết thúc bằng sự kiện Đấng Christ đến cách công khai (c.26).
Trong câu 14, Chúa nói với cảnh gớm ghe của sự phá hoang lập ra nơi không đáng lập. “Cảnh gớm ghê” có nghĩa là một hình tượng (Phục. 29:17). Ở đây cảnh gớm ghê chỉ về hình ảnh của Antichrist được dựng lên như một hình tượng trong đền thờ của Đức Chúa Trời (Khải.13:14-15;2 Tê. 2:4) vào đầu cơn đại nạn (Mat. 24:21.)
Chữ Hi Lạp được dịch là “sự phá hoang” có nghĩa là làm cho hoang tàn, hoang vu. Cảnh gớm ghê, tức hình tượng của Antichrist, sẽ tạo nên sự hoang vu. Antichrist được gọi là kẻ hủy diệt (A-bô-ly-ôn, Khải. 9:11)l; hắn sẽ hủy diệt nhiều điều (Đa. 8:13,23-25; 9:27).
Cảnh gớm ghê của sự phá hoang sẽ dựng lên nơi không đáng dựng. Theo Ma-thi-ơ 24:15, cảnh gớm ghê ấy sẽ dựng lên trong nơi thánh tức là ở trong đền thờ Đức Chúa Trời (Thi. 68:35, Eexc. 7:24; 21:2).
SỰ HỦY DIỆT GIÊ-RU-SA-LEM
Giê-ru-sa-lem đã bị hủy diệt hơn một lần và sẽ bị hủy diệt nữa. Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt lần đầu dưới thời Nê-bu-cát-nết- sa bởi quân đội Ba-by-lôn. Sau đó, vào thế kỷ thứ hai trước Chúa, sau khi được xây lại, đền thờ bị Antiochus Epiphanes làm ô uế. Nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh thừa nhận ông ta là hình bóng về Titus là người đến hủy diệt Giê-ru-sa-lem vào năm 70 sau Chúa. Titus là hình ảnh báo trước về Antichrist sắp đến, là kẻ sẽ cùng với quân đội của hắn hủy diệt Giê-ru-sa-lem một lần nữa.
Có những lời tiên tri về Titus và Antichrist trong sách Đa-ni-ên. Antiochus Epiphanes là một hình bóng của Titus, và Titus là hình bóng của Antichrist. Cái “sừng nhỏ” trong Đa-ni-ên chương 8 là một hình ảnh báo trước về Titus, và Titus là hình ảnh báo trước về Antichrist sắp đến. Với Titus, và Titus là hình ảnh báo trước về Antichrist sắp đến. Với Titus, Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị hủy diệt lần thứ ba, và với AntiChrist sắp đến, Giê-ru-sa-lem sẽ bị hủy diệt một lần nữa.
Lời Chúa trong Mác 13 chỉ về Antichrist và cũng ngụ ý đến sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem dưới tay Titus vào năm 70 sau Chúa. Để hiểu phần lời này, sẽ thật là hữu ích nếu chúng ta nhận ra Titus là hình ảnh báo trước về Antichrist và sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem dưới tay Titus là hình ảnh báo trước về sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem do Antichrist thực hiện.
TUYỂN DÂN
Trong 13:19 và 20, Chúa phán: “ Vì trong những ngày ấy sẽ có tai nạn đến nỗi từ ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật cho đến nay chưa từng có như vậy, cũng hẳn chẳng hề có nữa. Nếu Chúa không rút bớt các ngày ấy, thì chẳng có loài xác thịt nào được cứu; song vì cớ tuyển dân mà Ngài đã lựa chọn nên Ngài đã rút bớt các ngày ấy lại”. Ở đây “ tuyển dân” chỉ về người Do Thái, dân tộc được Đức Chúa Trời tuyển chọn (La. 11:28). Đại nạn dưới tay Antichrist sẽ khắc nghiệt đến không ai có thể chịu được. Nếu Đức Chúa Trời không rút ngắn lại thời gian ấy thì không xác thịt nào có thể được cứu. Nhưng vì cớ tuyển dân nên những ngày này sẽ được rút ngắn lại.
CHRIST GIẢ VÀ TIÊN TRI GIẢ
Trong 13:21-23, Chúa tiếp tục cảnh báo các môn đồ về Christ giả và tiên tri giả: “khi ấy, nếu có ai nói với các ngươi rằng: ‘Này, Đấng Christ ở đây!’ hay là ‘Kìa, ở đó’ thì đừng tin. Vì sẽ có những christ giả và những tiên tri giả dấy lên, tỏ các dấu kỳ phép lạ, để nếu có thể được, thì cũng lừa dối tuyển dân nữa. Nhưng các ngươi hãy coi chừng, này ta đã nói trước mọi điều ấy cho các ngươi rồi”. Người Do Thái ngước từ Jesus là Đấng Mê-si của họ và đang mong đợi một Đấng Mê-si đến. Họ cần được cảnh báo là Đấng Mê-si, tức Đấng Christ, sẽ không dấy lên “ở đây”hay “ở đó” trên trái đất, mà sẽ từ trời ngự xuống trên đám mây.
Chúa nói rằng các Christ giả và các tiên tri giả sẽ dấy lên. Antichrist sẽ là kẻ cuối cùng trong những christ giả và sẽ thực hiện các dấu kỳ và những phép lạ giả dối bằng quyền lực của Sa-tan để lừa dối kẻ bị hư mất (2 Te. 2:3-10). “Con thú khác”trong Khải Thị 13:11 sẽ là kẻ cuối cùng trong các tiên tri giả (Khải 19:20) và sẽ làm các dấu kỳ lớn lao để lừa dối cư dân tren đất (Khải. 13:13-14).
SỰ HIỆN ĐẾN CỦA CON NGƯỜI
Trong 13:24-27, Chúa Jesus nói về việc Ngài đến. Câu 24 và 25 chép: “Trong những ngày đó, sau tai nạn ấy, thì mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và những quyền lực của các từng trời bị rúng động”. Các tai họa siêu nhiên như vậy từ trên trời sẽ theo sau cơn đại nạn vào cuối thời đại này. Điều này khác với tiếng kèn thứ tư trong Khải Thị 8:12 là điều sẽ xảy ra rất gần với đại nạn.
Trong câu 26, Chúa tiếp tục phán: “Bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người lấy đại quyền vinh ngự trongmay mà đến”. Trong lần đến thứ nhất của Đấng Christ, uy quyền Ngài được bày tỏ trong việc đuổi quỉ và chữa bịnh. Trong lần đến thứ hai của Ngài, quyền năng Ngài sẽ được sử dụng để thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời, để diệt trừ Antichrist cùng quân đội của hắn và cột trói Sa-tan để thiết lập vương quốc Đức Chúa Trời trên đất.
Trong Mác 13:27, Chúa nói rằng Con Người “sẽ sai thiên sứ nhóm họp tuyển dân của Ngài khắp bốn phương, từ đầu cùng đất cho đến tận chân trời”. Sau đại nạn, vào lúc Ngài trở lại trái đất, Chúa sẽ nhóm họp dân Do Thái rải rác từ mọi phần trên đất về đất thánh. Điều này không những làm ứng nghiệm lời của Chúa trong Ma-thi-ơ 23:37 mà cũng ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước (Phục. 30:3-5; E6s. 43:5-7; 49:9-13, 22-26; 51:11; 56:8; 60:4; 62:10-12; 27:13; Êxc. 34:13; 37:21; 28:25).
THỨC CANH, CẦU NGUYỆN VÀ CHỜ ĐỢI
Trong 13:28-37, chúng ta có lời về sự thức canh, cầu nguyện và chờ đợi Cứ Chúa-Nô Lệ. Câu 28 chép: “Này, hãy học thí dụ nơi cây vả: vừa lúc nhành non, lộc nứt, thì các ngươi biết mùa hạ đã gần”. Cây vả này tượng trưng cho quốc gia Israel, là cây vả bị Chúa rủa sả trong 11:14. Cây vả này đã trải qua một “mùa đông” dài, từ thế thứ nhất đến năm 1948, khi quốc gia Israel được phục hồi. Đó là lúc các nhánh của cây vả này trở nên mềm mại và nứt lộc. Cây vả này là một dấu hiệu cho tín đồ về kỳ chung kết của thời đại này.
“Non” chỉ về sự sống đã trở lại, và “lộc nứt” chỉ về các hoạt động bên ngoài. “Mùa đông” chỉ về thời gian bị khô hạn, thời gian hoạn nạn; “mùa hè” chỉ về thời đại của vương quốc được phục hồi (Lu. 21:30-31), là thời đạu sẽ bắt đầu vào lúc Chúa đến lần thứ hai.
Trong các câu 29 và 30, Chúa tiếp tục phán rằng: “Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến, khá biết rằng Con Người đã gần, thật đương ở trước cửa. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi này hẳn chẳng qua đi cho đến khi mọi điều đó thành tựu rồi”. Chữ “dòng dõi” ở đây không phải là dòng dõi theo thời đại hay con người như dòng dõi trong Ma-thi-ơ 1:17. Thay vì thế, đây là dòng dõi theo tình trạng đạo đức cũa con người như dòng dõi trong Mathi-ơ 11:16, 41, 42, 45 và Châm Ngôn 30:11-14.
Trong các câu 31 và 32, Chúa phán: “Trời đất sẽ qua đi, song lời ta hẳn chẳng qua đâu. Nhưng về ngày và giờ đó chẳng ai biết, đến đỗi thiên sứ trên đời, hay là Con cũng không, duy Cha biết mà thôi”. Trong địa vị là Con Người (c. 26), Con không biết ngày và giờ Ngài trở lại.
Trong 13:33-37, Chúa nói mạnh về sự thức canh. Trong câu 33, Ngài phán: “Hãy coi chừng, thức canh và cầu nguyện; vì các ngươi chẳng biết thì giờ đó là lúc nào”. Trong câu 35, Ngài bảo các môn đồ rằng “Vậy, hãy thức canh, vì các ngươi không biết chủ nhà về lúc nào, hoặc đầu hôm, nửa đêm, lúc gà gáy, hay là tảng sáng”. Cuối cùng, trong câu 37 là câu cuối cùng của chương nầy, Ngài phán: “Điều ta nói cùng các ngươi ta cũng nói cho hết thảy: Hãy tức canh!” Chắc chắn Lời của Chúa về sự thức canh còn hơn cả tiên tri, đó cũng là một lệnh truyền cho tất cả tín đồ của Cứu Chúa-Nô Lệ. Một mặt, chúng ta cần biết các lời tiên tri về những điều phải đến. Mặt khác, chúng ta cần thức canh.
SỰ HỒI SINH CỦA CÂY VẢ
VÀ SỰ SINH RA NGƯỜI MỚI
Nhiều phương diện lời tiên tri của Chúa trong Mác chương 13 đã được ứng nghiệm. Đặc biệt, chúng ta đã thấy sự tái lập quốc gia Israel và việc Giê-ru-sa-lem được trả lại cho người Do Thái. Điều này có thể xem là sự hồi sinh của cây và bị rủa. Mặc dầu nhánh của nó đã nhú và bắt đầu nứt lộc, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy bông trái nào. Trái lại, có thể nói rằng lá chỉ là sự biểu lộ bề ngoài. QUốc gia Israel ngày nay chỉ có sự biểu lộ bề ngoài nhưng chưa có bông trái nào cả.
Nếu nghiên cứu bản đồ, anh em sẽ thấy quốc gia Israel là trung tâm của cư dân trên đất về mặt địa lý, chính trị và thậm chí về mặt quân sự. Tình hình Trung Đông là một vấn đề nghiêm trọng. Các quốc gia Ả Rập chung quanh dường như không có cách nào để đối phó với quốc gia Israel nhỏ bé này.
Việc tái lập Israel làm ứng nghiệm một số lời tiên tri trọng yếu trong Kinh Thánh. Israel đã được tái lập, Giê-ru-sa-lem đã được hoàn trả và bây giờ cây vả đang ra lá. Điều này khiến chúng ta biết rằng mùa hè đã gần. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói còn bao lâu thì mùa hè sẽ đến.
Trong khi quốc gia Israel đang đơm bông kết trái thì sự sinh ra Người Mới vẫn tiếp tục diễn ra. Sự đơm bông kết trái của Israel và việc sinh ra Người Mới đang song song diễn ra. Điều này ngụ ý rằng hội thánh nếp sống Hội Thánh nên tiến lên song song với sự hưng thịnh của quốc gia Israel. Sự phát triển nhị diện này sẽ đạt đến đỉnh cao hầu như cùng một lúc, tức thời điểm đại nạn.
Sau khi nghiệm cứu 13 chương đầu của Phúc Âm Mác, chúng ta thấy rằng để được chuẩn bị bước vào trong sự chết và phục sinh của Chúa không phải là một vấn đề đơn giản. Trước hết chúng ta cần phải trải qua các bước của một quá trình dài được ghi lại trong các chương 1 đến 10. Sau đó, chúng ta cần đi theo Cứu Chúa-Nô Lệ đến Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài chuẩn bị hoàn cảnh, những người chống đối và các môn đồ cho công tác cứu chuộc của Ngài. Chúng ta cũng cần nghe lời Ngài về những điều phải xảy ra liên quan đến người Do Thái, Hội Thánh, tình hình thế giới, đại nạn và Antichrist.
Chúng ta cần nghiên cứu các lời tiên tri trong Kinh Thánh không chỉ để có kiến thức về các lời tiên tri mà đặc biệt để có được tầm nhìn về những gì ngày nay Chúa đang thực hiện và để hiểu mục đích của tình hình thế giới. Từ việc nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta biết Chúa đang làm gì và chúng ta biết được mục đích của tình hìn thế giới. Đó là để hoàn tất quốc gia Israel và cũng để hoàn tất việc sinh ra Người Mới. Mặc dầu chúng ta không phải là thành phần của quốc gia Israel, nhưng với tư cách là các tín đồ trong Christ, chắc chắn chúng ta là thành phần của Người Mới.
Để có được Người Mới, chúng ta cần kinh nghiệm sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Qua sự chết và phục sinh của Ngài, chúng ta có thể vui hưởng trọn vẹn thân vị kỳ diệu của Đấng Christ làm sự thay thế của mình. Đây là cái nhìn sáng tỏ về cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời được trình bày từ chương 1 đến chương 13 của Phúc Âm Mác.