Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Mên-chi-xê-đéc-



Sáng thế ký 14: 17-24; Hê-bơ-rơ 7: 1-17
Có điều gì đó bí ẩn trong cuộc gặp gỡ giữa Áp-ra-ham và Mên-chi-xê-đéc trong thung lũng. Áp-ra-ham thắng các vị vua và cùng đoàn người chiến thắng trở về. Ông ta đã săn lùng khu vực Đa-mách. Khi trở về Mam-rê, ông đi qua Sa-lem (nay là Jerusalem) thì đột nhiên có một người đến gặp ông đem theo bánh mì,  rượu nho và chú phước cho ông. Ngay lập tức Áp-ra-ham nhận ra rằng mình đang giao tiếp với một nhân vật cao hơn nên ông dâng cho người ấy một phần mười của cướp.
Mên-chi-xê-đéc này là ai, tại sao đột nhiên ông xuất hiện ở đây, mối quan tâm của ông là gì và cuộc gặp gỡ này mang lại điều gì trong lòng Áp-ra-ham? Sau đây, nhờ ân điển Chúa, chúng ta giải đáp những câu hỏi này một chút.

Chúng ta dùng lời giải thích kinh ngạc về nhân vật nầy trong thơ Hê-bơ-rơ 7. Chúng là một ví dụ điển hình về cách Tân ước soi sáng các sự kiện trong Cựu Ước và rằng Đức Chúa Trời không chỉ tìm kiếm những hình ảnh Cựu Ước để minh họa cho lẽ thật của Tân ước, nhưng cũng là cách thức chỉ tỏ những người trung thành ngày xưa đã phục vụ mục đích Ngài (1 Cor.10)
Chúng ta dự đoán rằng trong Mên-chi-xê-đéc chúng ta sẽ tìm thấy vinh quang thân vị của Chúa Jêsus. Có lẽ không nơi nào chúng ta thấy rõ ràng vinh quang của Đấng Christ- là chìa khóa mà không có điều đó chúng ta không bao giờ có thể hiểu đúng những tư tưởng của Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài. Và như vậy, nhiều sự kiện trong Cựu Ước trở nên có giá trị lớn đối với chúng ta ngày nay khi chúng ta tìm thấy Đấng Christ và vinh quang của Ngài trong đó.
--Mên-chi-xê-đéc là ai?
Nhiều người đã gợi ý rằng đó là chính Đấng Christ, là Đấng đã gặp Áp-ra-ham. Nhưng thơ Hê-bơ-rơ 7 nói rõ rằng ông "giống như Con Đức Chúa Trời". Lời đó  không có ý nghĩa ông là Con của chính Đức Chúa Trời .
--Giống Con Đức Chúa Trời
Mên-chi-xê-đéc là một con người, một nhân vật lịch sử, một vị tư tế và là vua Sa-lem, người đã được công khai nhìn nhận và phục vụ Đức Chúa Trời tối cao. Ông sinh ra và chết như tất cả những người đương thời của mình. Tuy nhiên, tác giả của thơ Hê-bơ-rơ sử dụng sự kiện Mên-chi-xê-đéc xuất hiện đột ngột và không nêu tên dòng dõi của ông (tôi nghĩ rằng đó là điều cố ý) để cho thấy rằng ông là một hình mẫu cho một nhân vật thực sự, theo nghĩa nào đó, "Người không cha, không mẹ, không gia phổ, không có ngày sanh thỉ, cũng không có ngày mạng chung, bèn là giống như Con Đức Chúa Trời”, là Đấng có thể nói về chính mình,"trước khi chưa có Áp-ra-ham, ta vẫn hằng hữu"(Giăng 8: 58).
Thật chính xác, trong Sáng thế kí, và 1 Sử kí, Môi-se  dẫn gia phả của tất cả mọi người trở lại A-đam. Và điều vô cùng quan trọng đối với các thầy tế lễ là phải chứng minh nguồn gốc của họ từ A-rôn (xin xem E-xơ-ra 2:26). Nhưng gốc gác của Mên-chi-xê-đéc không được nêu ra ở đây để ông có thể là một kiểu mẫu cho Đấng Christ, là Đức Chúa Trời vĩnh cửu, cũng là Đức Con, không có nguồn gốc, và Ngài không trở thành thầy tế lễ có gốc gác từ A-rôn, nhưng bởi lời thề của Đức Chúa Trời và sự sống bất diệt (Hê-bơ-rơ 7:16 ).
Đây là một ví dụ to lớn về nguồn cảm thúc viết  kinh thánh, bởi vì Môi-se không biết tại sao ông phải viết ra câu chuyện này. Hàng ngàn năm sau nó trở nên rõ ràng khi câu chuyện được cho là một kiểu mẫu của Đấng Christ. Tác giả thơ Hê-bơ rơ viết “thì vua ấy vĩ đại biết bao!" (7: 4). Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn và ngưỡng mộ Con Ngài. Đừng bao giờ để cho sự kiện Ngài đã thích đến trái đất này trong sự khiêm nhường như một con người mà làm cho chúng ta mất tầm nhìn về Ngài thực sự là: Con Đức Chúa Trời vĩnh cửu, có chức tư tế đời đời”.