Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 7




Kinh Thánh: Mác 2:1-12
MỘT NHÓM GỒM NĂM SỰ KIỆN
Trong 1:14-45, chúng ta đã thấy nội dung của sự phục vụ Phúc Âm bao gồm 5 vấn đề: rao giảng Phúc Âm  (cc.14-20), dạy lẽ thật (cc.21-22), đuổi quỉ (cc.23-28), chữa lành người bệnh (cc.29-39), và tẩy sạch người phung (cc.40-45). Tiếp theo đó trong 2:1-3:6, chúng ta thấy các phương cách được dùng để thực hiện sự phục vụ Phúc Âm. Trong phần này của Phúc Âm Mác, chúng ta có 5 sự kiện: tha thứ các tội phạm của người bệnh (2:1-12), dự tiệc với tội nhân (2:13-17), làm cho những người theo ngài vui vẻ không phải kiêng ăn (2:18-22), quan tâm đến cơn đói của những người theo Ngài hơn là những qui định tôn giáo (2:23-28) và quan tâm đến việc giảm khốn khổ cho con người hơn là nghi thức tôn giáo (3:1-6). Cả 5 trường hợp này hình thành nên một nhóm
Rất khó lập một dàn bài cho Phúc Âm Mác. Trong Phúc Âm này, hết trường hợp này nối tiếp trường hợp kia, không có thứ tự hay sắp xếp rõ ràng. Vì lý do ấy, chúng ta có thể đọc sách Mác nhiều lần mà vẫn không thể lập dàn bài cho sách này hay lập bố cục cho sách này. Nhưng bởi sự thương xót của Chúa, tôi tin rằng chúng ta có được một dàn bài hữu ích, một dàn bài giúp chúng ta bước vào tất cả các phần của Phúc Âm này. Dựa theo dàn bài này, chương 1 trình bày nội dung đầy đủ của Phúc Âm. Rồi trong chương 2 và phần đầu của chương 3, chúng ta thấy cách Chúa thực hiện Phúc Âm phong phú này của Ngài.

Năm sự việc được ghi lại cách sống động trong 2:1-3:6 làm thành một nhóm đặc biệt, cho thấy thế nào Cứu Chúa-Nô Lệ là Nô Lệ Đức Chúa Trời thực hiện sự phục vụ Phúc Âm của Ngài để chăm sóc nhu cầu của con người sa ngã, là những người bị Sa-tan chiếm đoạt khỏi Đức Chúa Trời và khỏi sự vui hưởng Đức Chúa Trời. Chúa chăm sóc đến nhu cầu của họ để họ có thể được cứu khỏi tình trạng phu tù và được đem trở về với Đức Chúa Trời để vui hưởng
Trước nhất, Chúa tha thứ tội phạm của nạn nhân bị đau yếu. Ngài đã làm điều này với tư cách là Đức Chúa Trời với uy quyền thần thượng để có thể giải phóng người bệnh khỏi sự áp bức của Sa-tan (Công 10:38) và phục hồi người ấy cho Đức Chúa Trời. Những Kinh luật gia Do Thái xem điều này là nghịch lại với thần học tôn giáo của họ (2:1-12)
Thứ hai, là thầy thuốc của người bệnh và người khốn khổ, Ngài dự tiệc với những người thâu thuế là những người không trung thành và không trung tín với dân tộc mình, và với những tội nhân bị khinh miệt và cách ly khỏi xã hội, để họ có thể nếm sự thương xót của Đức Chúa Trời và được phục hồi việc vui hưởng Đức Chúa Trời. Điều này bị các Kinh Luật gia theo phái Pha-ri-si lên án; đó là những người tự cho mình công chính nhưng thiếu lòng thương xót (2:13-17).
Thứ ba, Ngài làm cho những người theo Ngài vui mừng và hạnh phúc không cần kiêng ăn, như là một chàng rể với những rể phụ. Do đó, Ngài hủy bỏ sự thực hành của các môn người Pha-ri-si (những người theo tôn giáo cũ) để những người theo Ngài có thể được giải cứu khỏi những thực hành tôn giáo của họ mà vào trong sự vui hưởng Đấng Christ của Đức Chúa Trời như là Chàng Rể, với sự công chính của Ngài như y phục bên ngoài và sự sống của Ngài là rượu bên trong, trong cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời (2:18-22).
Thứ tư, Ngài cho phép các môn đồ bứt bông lúa trên cánh đồng vào ngày Sa-bát để ăn cho dỡ đói. Vì vậy, dường như bề ngoài họ đã vi phạm mạng lịnh của Đức Chúa Trời về ngày Sa-bát. Nhưng thật ra, họ đã làm đẹp lòng Đức Chúa Trời vì nhờ Ngài mà cơn đói của các môn đồ Đấng Christ được thỏa mãn giống Đa-vít và những người theo ông được thỏa mãn với bánh trần thiết trong đền thờ. Điều này cho thấy rằng trong cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, vấn đề không phải là giữ qui định tôn giáo mà là vui hưởng sự thỏa mãn trong và qua Đấng Christ như là sự an nghỉ - Sa-bát thật (2:23-28)
Thứ năm, Chúa chữa lành người teo tay vào ngày Sa-bát. Ngài không quan tâm đến việc giữ ngày Sa-bát, nhưng quan tâm đến sức khỏe của chiên Ngài. Vì vậy, Ngài cho thấy rằng trong cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời, vấn đề không phải là giữ qui định mà là truyền sự sống. Vì điều này, Ngài bị những người Pha-ri-si là những người tôn giá, căm ghét (3:1-6)
Tất cả 5 cách thức đầy thương xót và sống động mà Cứu Chúa – Nô Lệ sử dụng để thực hiện sự phục vụ Phúc Âm thì tương phản với tôn giáo nghi thức và truyền thống do đó bị các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc xác thịt và ngoan cố, chết chóc về mặt thuộc linh, căm ghét
Chúng ta cần phải được ấn tượng sâu xa với sự kiện là chương 1 của Phúc Âm Mác liên quan đến Phúc Âm. Chương này cho biết Phúc Âm là gì, Phúc Âm khởi đầu khi nào và nội dung của Phúc Âm là gì. Trong chương này chúng ta thấy bản chất, thực chất, thể yếu, yếu tố, nội dung và thực tại của Phúc Âm. Tôi tin rằng các Hội Thánh sẽ thực hiện Phúc Âm phong phú này qua sự phục vụ Phúc Âm sau khi đã thấy nội dung của sự phong phú Phúc Âm trong chương 1, chúng ta cần thấy những cách thực hiện sự phục vụ Phúc Âm trong 2:1-3:6. Thật là ý nghĩa vì trong sách Mác, Chúa Jesus không dạy chúng ta bằng lời nói về cách thưc hiện sự phục vụ Phúc Âm. Thay vào đó, trong Phúc Âm Mác, Ngài được mô tả như là Đấng làm việc hầu việc, không như là một đấng chỉ nói. Vì vậy chúng ta học cách thực hiện sự phục vụ Phúc Âm trong sách Mác chủ yếu là bởi hành động của Chúa chớ không phải bằng lời nói của Ngài.
Trong 2:1 – 3:6, Chúa không  bảo chúng ta thực hiện sự phục vụ Phúc Âm như thế nào. Thay vào đó, Ngài làm một số điều, và 5 sự kiện được ghi lại trong phần này của Phúc Âm Mác cho chúng ta thấy cách Chúa thực hiện sự phục vụ Phúc Âm. Nếu muốn biết cách thực hiện sự phục vụ này, chúng ta cần xem xét những gì Chúa làm trong việc tha thứ các tội phạm của người bệnh, trong việc ăn uống với tội nhân, trong việc làm cho các môn đồ vui mừng mà không cần biết kiêng ăn, trong việc quan tâm đến cơn đói của các môn đồ hơn là qui định tôn giáo, và trong việc quan tâm đến vấn đề làm giảm nỗi khốn khổ cho con người hơn là nghi thức tôn giáo.
Nhiều người đọc kinh thánh thích các câu chuyện trong Phúc Âm Mác. Năm sự kiện được ghi lại trong 2:1 – 3:6 có thể được xem như là các câu chuyện, những mẫu chuyện được dùng trong các buổi nhóm thiếu nhi hay để đọc cho trẻ em vào giờ đi ngủ. chắc chắn những sự kiện này là những câu chuyện rất hay. Kinh thánh là mội quyển sách thánh, một thánh thư, và vì vậy kinh thánh có các câu chuyện hay nhất.
Tuy nhiên, chúng ta không nên thỏa mãn với việc chỉ biết các câu chuyện trong Phúc Âm Mác.
Vì không thỏa mãn với một kiến thức như vậy mà ngử trong Chúa để có ánh sáng về Phúc Âm này nên Chúa cho tôi thấy rằng trong Mác chương 1, Phúc Âm được trình bày đầy đủ trong sự phục vụ Phúc Âm của Ngài. Không có chương nào khác trong kinh thánh trình bày cho chúng ta cách đầy đủ về Phúc Âm như chúng ta có trong chương 1 của Mác. Thậm chí trong các sách của Phao – lô, chúng ta cũng không thấy có chương nào trình bày nhiều chi tiết và đầy đủ về Phúc Âm với bản chất và nội dung như vậy. tuy nhiên, chúng ta cần được soi sáng để thấy những gì được khải thị trong Mác chương 1. Có người có thể ghi nhớ chương này nhưng vẫn chưa thấy ánh sáng nào về điều này. Người khác có thể nghiên cứu kỹ lưỡng chương này bằng tiếng Hy Lạp, biết được ý nghĩa từng từ Hy Lạp, nhưng vẫn không có ánh sáng nào về Phúc Âm được trình bày trong chương này. Tôi tin rằng, bởi sự thương sót của Chúa, chúng ta có một cái nhìn sáng tỏ về Phúc Âm được trình bày trong Mác chương 1. Bây giờ chúng ta cũng có cái nhìn sáng tỏ về phương cách Chúa thực hiện sự phục vụ Phúc Âm, tức là một cái nhìn sáng tỏ về những gì Chúa thực hành trong sự phục vụ Phúc Âm của Ngài. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục xem xét sự kiện đầu tiên liên hệ đến điều này, sự kiện tha thứ các tội phạm của người bệnh (2:1 -12).
THA THỨ CÁC TỘI PHẠM CỦA NGƯỜI BỆNH
Tội Nhân Bị Bại Bởi Tội
Khi Chúa ở trong một căn nhà tại Ca-bê-na-um, giảng cho những người đang nhóm lại tại đó thì một người bại được khiêng đến cho Ngài (2:1-3).  Người bại này tượng trưng cho tội nhân bị tội làm cho bại, một ngươi không thể bước đi và chuyển động trước mặt Đức Chúa Trời.
Mác 2:4 chép: “Nhơn vì quần chúng, không thể lại gần Ngài đượcm nên họ dỡ máy nhà ngay chỗ Ngài ngồi; dỡ xong, họ bèm giòng chiếc đệm người bại nằm xuống”. Sự sốt sắng của họ trong việc tìm kiếm sự chữa lành của Cứu Chúa – Nô Lệ buộc những người tìm kiếm phải phá đổ những rào cản – một ngành động được xem là ngông cuồng. Rồi họ giòng chiếc giường, là một tấm nệm nhỏ hay tấm đệm, mà người bệnh đang nằm trên đó xuyên qua mái nhà.
Câu 5 chép: “Jesus thấy đức tin của họ, thì phán cùng người bại rằng: Con ơi, các tội phạm con đã được tha”. Đức tin này phát xuất từ việc nghe lời của Đấng Christ (La. 10:17), cho thấy những người tìm kiếm đã nghe Cứu – Nô Lệ. Nhìn thấy đức tin của họ, Chúa gọi người bại là “con”.  Lời yêu thương của Cứu Chúa – Nô Lệ hàm chứa sự nhân từ. Ở đây, mỹ đức nhân tình của Chúa được biểu lộ.
Chúa phán với người bệnh rằng: “các tội phạm của con đã được tha”. Các tội phạm là nguyên nhân bệnh tật của người này. Lời của Cứu Chúa – Nô Lệ ở đây đụng đến căn nguyên hầu có thể có một hiểu quả khác. Một khi các tội phạm được tha thì bệnh được chữa lành.
Điều quan trọng và có ý nghĩa là sự kiện đầu tiên trong phần này về việc thực hiện về sự phục vụ Phúc Âm là một trường hợp tha thứ các tội phạm của một người bệnh. Điều này cho thấy là trong việc thực hiện Phúc Âm, điều trước nhất phải làm là giúp đỡ người khác được tha các tội phạm.
Nan Đề Căn Bản Của Chúng Ta
Là con người sa ngã, nan đề căn bản của chúng ta là tội. Khi Đức Chúa Trời tạo nên con người thì con người thuần khiết, tinh sạch và không có tội. Vào cuối tháng Thế Ký chương 1, Đức Chúa Trời ngắm xem cõi thọ tạo và phán “rất tốt”. Đức Chúa Trời thốt ra một lời “rất tốt” như thế là một vấn đề rất lớn. Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và theo hình dạng của Đức Chúa Trời. Hơn nữa Đức Chúa Trời thở hơi sự sống vào trong con người, và con người trở nên một hồn sống (Sáng. 2:7). Hơ thở sự sống này trở nên linh của con người bên trong họ. Vì vậy, con người trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời có hình ảnh Đức Chúa Trời, hình dạng của Đức Chúa Trời và một linh bên trong. Là một tạo vật, con người tinh sạch, thuần khiết và trọn vẹn. Tuy nhiên, theo Sáng Thế Ký chương 3, kẻ ác là Ma Quỉ, tức kẻ thù của Đức Chúa Trời, đã bước vào làm nhiễm độc con người được Đức Chúa Trời tạo dựng. Con người đã bị “rắn cắn”, và tội đã bị tiêm vào bản thể của con người,
Tất cả nan đề của nhân loại là hậu quả của tội. Bởi tội mà tình trạng của nhân loại sa ngã là vô vọng. Bởi tội mà mọi người đều hư hoại. Anh em không tin rằng nhân loại, kể cả anh em, đều đã bị hư hoại sao? Anh em không tin rằng láng giềng, thành phố và đất nước của anh em đã bị tội làm hư hoại sao? Cả thế giới đã bị tội làm hư hoại.
Vì vậy, trong việc thực hiện sự phục vụ Phúc Âm, điều trước nhất chúng ta phải làm là cho người ta thấy tội lỗi của họ đã được tha là như thế nào. Bởi vì tất cả nan đề của tội nên tội phải bị xử lý nếu con người muốn được phục hòa với Đức Chúa Trời.
Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng trong quá khứ, chúng ta đã cố gắng hết sức để có được một trình độ học vấn tốt hầu có thể có được một tương lai hứa hẹn. Tuy nhiên, nan đề tội vẫn chưa được giải quyết va ngày càng gây ra nhiều hư hoại hơn. Nhưng vào ngày chúng ta tin Chúa Jesus và tiếp nhận. Ngài thì các tội phạm chúng ta được tha thứ.
Trong 2:1 đến 13, chúng ta có một trường hợp cho thấy rằng công việc đầu tiên Chúa làm với tư cách là Cứu Chúa – Nô Lệ trong việc thực hiện sự phục vụ Phúc Âm là tha thứ các tội phạm. Đó là lý do Chúa phán trong 2:5: “Con ơi, các tội phạm con đã được tha”. Lời này có lẽ là một cú sốc đối với người bại và bốn người khiêng ông đến với Chúa. Chắc chắn là họ chưa bao giờ nghĩ đến nguyên nhân bệnh tật của ông ấy là tội. Nhưng họ rất ngạc nhiên khi nghe Chúa bảo người bại là các tội phạm của ông ấy đã được tha.
Lý Luận Của Các Kinh Luật Gia
Theo các câu 6 và 7, khi các Kinh luật gia nghe lời này, họ lý luận trong lòng “Có mấy Kinh luật gia ngồi đó, bàn bạc trong lòng rằng: Sao người này nói như vậy? Người lộng ngôn đó! Ngoài một Đấng là Đức Chúa Trời, ai có thể tha tội được ư?”. Các kinh luật gia và người Pha-ri-si, là những người ủng hộ tôn giáo cũ và chết chóc, bị Sa-tan là kẻ thù của Đức Chúa Trời xúi giục và sử dụng để chống đối, phản kháng và ngăn trở sự phục vụ Phúc Âm của Nô Lệ Đức Chúa Trời suốt cả chức vụ của Ngài (2:16, 24; 3:22; 7:5; 8:11; 9:14; 10:2; 11:27; 12:13, 28). Họ nghĩ rằng họ thờ thượng Đức Chúa Trời và sốt sắng vì Ngài, không biết rằng Đức Chúa Trời của tổ phụ họ, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, đang trực tiếp đứng trước mặt họ trong hình dạng một Nô Lệ để phục vụ họ. Họ đã bị tôn giáo truyền thống làm đui mù nên không thấy được Ngài trong cuộc gia tểc ủa Đức Chúa Trời, và họ lập mưu giết Ngài (3:6; 11:18; 14:1). Về sau, họ thật sự giết Ngài (8:31; 10:33; 14:43, 53; 15:1, 31).
Các kinh luật gia hay lý luận là những người tự cho mình “theo Kinh Thánh” và “theo thần học”, nhận biết Cứu Chúa-Nô Lệ chỉ là một con người, thậm chí là một người Na-xa-rét bị khinh dể (Gi. 1:45-46). Họ không nhận biết rằng Đấng tha thứ các tội phạm của người bại thật ra là Đức Chúa Trời tha thứ đã nhục hóa trong hình thể của một con người thấp hèn. Các kinh luật gia cho rằng họ hiểu Kinh Thánh, rằng chỉ Đức Chúa Trời có uy quyền tha tội và Jesus theo mắt họ chỉ là một người chỉ phạm thượng đến Đức Chúa Trời khi Ngài phán “ các tội phạm của con đã được tha”. Điều này cho thấy rằng họ không nhận biết Chúa là Đức Chúa Trời. Họ đã từ khước Ngài bởi nói ra một lời thư thế. Đây là sự khước từ thứ nhất từ các nhà lãnh đạo Do Thái giáo.
Trong lòng của các Kinh luật gia, họ buộc tội Chúa về việc phạm thượng đến Đức Chúa Trời. Dường như họ nói rằng “Người tuyên bố tha thứ các tội phạm này là ai? Chỉ Đức Chúa Trời mới có uy quyền làm điều này. Chúng ta biết người này là người Na-xa-rét. Làm thế nào một người Na-xa-rét bị khinh dể lại có thể tha tội của người khác?”.
Các Kinh luật gia này không ý thức rằng Chúa biết họ đang lý luận trong lòng. Về điều này, câu 8 chếp: “Trong linh, Jesus biết rõ ràng họ tự lý luận như vậy, liền phán: Sao các ngươi lý luận trong lòng như thế?”. Theo nghĩa đen, từ Hy Lạp được dịch là “biết” có nghĩa là biết rõ. Cứu Chúa-Nô lệ biết đức tin của những người tìm kiếm, các tội phạm của người bệnh (c.5) và lý luận ở bề trong của các kinh luật gia. Điều thấy Ngài toàn tri. Sự toàn tri như vậy biểu lộ thuộc tính thần thượng của Ngài, cho thấy thần tính của Ngài là Đức Chúa Trời toàn tri.
Các kinh luật gia ắt đã sửng sốt với lời của Chúa. Họ có thể nói thầm rằng “Chúng ta không nói gì. Làm thế nào ông ấy biết được điều chúng ta đang lý luận trong lòng?”. Chúa đã biết được lý luận của họ vì Ngài không chỉ là một người Na-xa-rét mà cũng là đức Chúa Trời toàn tri.
Một điểm nổi bật trong Phúc Âm Mác là Phúc Âm này trình bày Chúa trong hình trạng con người và trong hình thể của một nô lệ. Các kinh luật gia đã không nhận biết rằng trong nhân tính của Nô Lệ này có thần tính. Chúa đã cư xử theo cách như thế để cho thấy rằng trong nhân tính của Ngài có thần tính. Chúa là một người Na-xa-rét trong hình thể của một nô lệ, nhưng Ngài có khả năng thông biết mọi sự. Vì toàn tri nên Ngài biết những gì các Kinh luật gia nói trong lòng. Thay vì tranh luận với họ, Ngài chỉ nói lên các sự kiện.
Uy Quyền Tha Tội
Theo câu 9, Chúa tiếp tục hỏi các Kinh luật gia “Tội người đã được tha, hay là bảo: Hãy đừng dậy, xách đệm của ngươi mà đi; điều nào dễ hơn?”. Ở đây, Chúa không nói “Điều nào khó hơn” vì đối với Ngài, không có gì khó cả. Đối với Ngài, nói rằng “Tội ngươi đã được tha” thì dễ hơn nói rằng “Hãy đứng dậy, xách đệm của người mà đi”.
Các câu 10 và 11 chép: “nhưng hầu như các ngươi biết rằng trên đất Con người có uy quyền tha tội, thì Ngài phán cùng kẻ bại rằng ‘Ta bảo ngươi, hãy đứng dậy, xách điệm của ngươi mà đi về nhà ngươi”. Cứu Chúa -  Nô Lệ là chính Đức Chúa Trời nhục hóa, không xem việc không xem việc bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. Bên ngoài, Ngài ở trong hình dạng và hình thể của cong người, thậm chí trong hình thể của một nô lệ, nhưng bên trong, Ngài là Đức Chúa Trời (Phil. 2:6-7). Ngài là Cứu Chúa-Nô Lệ và cũng là Cứu Chúa-Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ngài không những có khả năng cứu tội nhân mà cũng có uy quyền tha tội của họ. Trong sự kiện này , với tư cách là Đức Chúa Trời, Ngài tha tội của con người, nhưng khẳng định rằng Ngài là Con Người.
Điều này cho thấy rằng Ngài là một Đức Chúa Trời thật và một Con Người thật, có cả thần tính lẫn nhân tính. Trong Ngài, con người thấy cả thuộc tính thần thượng lẫn mỹ đức phàm nhân của Ngài.
Những câu này cho thấy rằng để bày tỏ uy quyền tha tội, Chúa đã phán với người bại rằng “Hãy đứng dậy, xách đệm của ngươi và đi về nhà ngươi”. Đó là sự chữa lành cho người bại. Sự cứu rỗi của Chúa không những tha tội của chúng ta mà con làm cho chúng ta “đứng dậy và đi”. Không phải trả trước nhất là đứng dậy và đi rồi tội mới được tha; như vậy sẽ là bởi việc làm. Thay vào đó, trươc nhất là tội được tha và sau đó đứng dậy và đi, đây là bởi ân điển.
Trong câu 12, chúng ta có lời kết luận về sự việc này: “Người bèn dậy tức thì xách đệm đi ra trước mặt mọi người, đến nỗi ai nấy đều sững sờ, tôn vinh Đức Chúa Trời, mà rằng: Chúng ta chưa hề thấy việc thể này”. Ở đây, chúng ta có sự ứng nghiệm lời của Cứu Chúa-Nô Lệ: “Hãy đứng dậy, xách điệm của ngươi”. Nói rằng: “Tội ngươi đã được tha” thì dễ hơn nói “Hãy đứng dậy, xách đệm của ngươi mà đi”. Vì điều sau đã ứng nghiệm thì điều trước, là điều dễ hơn, chắc chắn cũng ứng nghiệm. Đây là bằng chứng mạnh mẽ rằng Cứu Chúa-Nô Lệ có uy quyền tha thứ các tội phạm trên đất.
Người bại đứng dậy vác giường đi ra trước mặt mọi người. Chúa làm cho người bại không những bước đi mà còn vác giường mà đi. Trước kia chiếc giường mang người ấy; bây giờ người ấy vác nó. Đây là quyền năng cứu rỗi của Chúa. Hơn nữa, người bại này trước đây đã được người khác khiêng đến cho Chúa, nhưng ông ấy tự mình đi về nhà. Điều nầy cho thấy rằng không những tội nhân có thể đến với Chúa mà tội nhân cũng từ Chúa đi ra do sự cứu rỗi của Chúa.
Nhân Tính Và Thần Tính Của Cứu Chúa- Nô Lệ
Trong sự kiện này, chúng ta thấy cả nhân tính lẫn thần tính của Cứu Chúa Nô Lệ. Khi Chúa gọi người bại là con, Chúa cư xử theo cách rất con người. Chúa xưng hô với ông cách thân mật, đầy nhân từ. Nhưng khi Chúa bảo người bại đứng dậy, vác giường về nhà thì Ngài bày tỏ thần tính của Ngài. Vì vậy, thần tính của Chúa được biểu lộ trong nhân tính của Ngài. Nhân tính Ngài đầy mỹ đức và thần tính Ngài đầy uy quyền. Vinh hiển của Chúa được nhìn thấy ở đây là sự biểu lộ uy quyền của Ngài. Lời của Chúa cho người bệnh là đứng dậy, vác giường và về nhà, không phải là lời dạy dỗ mà là lời uy quyền. Lời này được xác chứng bằng sự kiện là sau đó người bại nhận được khả năng, năng lực để đứng lên, vác giường và bước đi. Tất cả những người nhóm họp ở đó thấy được uy quyền, vinh hiển và sự tôn trọng của Chúa. Vì vậy trong trường hợp này, chúng ta thấy nhân tính Chúa được biểu lộ trong mỹ đức và sự hoàn hảo của nhân tính ấy và thần tính của Ngài được biểu lộ trong vinh hiển  và sự tôn trọng của thần tính ấy.
Khi người bại chỗi dậy vác giường và bước đi thì miệng của những người chống đối, các Kinh luật gia và những người Pha-ri-si, phải ngậm lại. họ phải ngậm miệng bởi uy quyền của Chúa trong thần tính của gài và cũng bởi sự nhân từ của Ngài trong nhân tính của Ngài. Ở đây, chúng ta thấy một Nô lệ nhưng trong Ngài, Đức Chúa Trời được biểu lộ. Bởi vì nhiều người thấy thần tính của Chúa được biểu lộ trong nhân tính của Ngài nên họ đi theo Ngài.
GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC THA TỘI
Theo sự kiện trong 2:1-12, điều thứ nhất chúng ta phải học trong việc rao giảng Phúc Âm là giúp đỡ người khác được tha tội. Thật là ý nghĩa khi Chúa không phán với người bại rằng “Ta lấy làm tiếc là ngươi đã mắc bệnh. Nhưng Ta muốn cho ngươi biết rằng căn bệnh này do tội mà ra. Bởi vì ngươi bại nên chắc hẳn ngươi đã phạm”. Nếu Chúa rao giảng cho người bại như thế, hẳn ông ấy có thể tranh luận với Ngài rằng: “Không, tôi luôn luôn là một người tốt. Tôi đã tử tế với người khác. Nhưng thình lình tôi bị bại”. Chúng ta nên học tập Chúa Jesus không tranh cãi với người khác về tội của họ. Điều này chỉ làm họ tức giận và làm họ không quan tâm đến những gì chúng ta nói. Chúng ta nên noi theo Chúa Jesus để nói với người ta rằng tội của họ đã được tha. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên lặp lại nguyên văn những lời “tội của ngươi đã được tha”. Ý của tôi là chúng ta cần noi theo nguyên tắc được thấy ở đây.
Khi đến với người khác để rao giảng Phúc Âm, chúng ta cần cầu nguyện ở bên trong. Tuy nhiên, không nên để họ biết chúng ta đang cầu nguyện. Rồi Chúa có thể dẫn dắt chúng ta nói điều gì đó như: “Bạn thân mến, chỉ có Chúa Jesus, là Con Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Chuộc chúng ta có uy quyền, quyền năng và khả năng tha tội của chúng ta”. Thay vì nói “tội của bạn” vì Ngài không phải là tội nhân. Tuy nhiên, chúng ta phải kể luôn chính mình vì chúng ta biết mình cũng là tội nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta không nên nói người khác là tội lỗi. Thay vào đó, chúng ta nên nói với họ rằng chỉ Chúa mới có khả năng tha tội của chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục nói rằng: “trong cuộc sống làm người của chúng ta, mọi rắc rối và nan đề đều do tội mà ra. Chúng ta cần được tha tội, và chỉ Chúa Jesus mới có uy quyền làm điều này”.
Nếu chúng ta trình bày Phúc Âm cho người khác một cách đúng đắn thì Thánh Linh sẽ tôn trọng lời nói của chúng ta. Khi ấy, những người lắng nghe sẽ có ấn tượng sâu xa về lời nói rằng chỉ có Chúa Jesus mới có thể tha tội. Kết quả là lời về sự tha thứ này sẽ được gieo vào trong họ như hạt giống Phúc Âm.

Một cách khác để giúp nhười khác kinh nghiệm sự tha tội là đọc Macs:1-12 với họ một cách sống động. Chúng ta có thể lấy ra bản Phúc Âm Mác và đọc cách hùng hồn để tạo cho người khác có ấn tượng với sự kiện là chỉ Chúa Jesus mới có thể tha tội của con người. Sau đó, chúng ta có thể giúp họ thấy rằng sự bình an đến là kết quả của việc tội của chúng ta được tha. Theo trình tự các trường hợp trong 2:1 đến 3:6, cách đầu tiên để thực hiện sự rao giảng Phúc Âm là giúp người khác được tha tội.