Kinh Thánh: Mác 1:14-45
DẠY LẼ THẬT
Mác 1:21-22 chép: “Đoạn, Jesus và
môn đồ vào Ca-bê-na-um. Nhằm ngày Sa-bát, Ngài liền vào nhà hội mà dạy dỗ.
Chúng đều kinh ngạc về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy họ cách có uy quyền, chớ
chẳng phải như các Kinh luật gia đâu”. Câu 21 nói đến nhà hội. Nhà hội là nơi
nhóm họp mà người Do Thái đọc và học Kinh Thánh (Lu.4:16-17, Công.13:14-15)
Trong nhà hội, Chúa Jeus dạy dỗ dân
chúng bằng uy quyền. Việc con người sa vào tội đã cắt đứt mối tương giao của họ
với Đức Chúa Trời. Hậu quả là con người trở nên ngu dại về sự nhận biết Đức
Chúa Trời. Sự ngu dại thể ấy trước nhất đem đến sự tối tăm rồi đến sự chết. Cứu
Chúa – Nô Lệ là sự sáng của thế giới (Gi.8:12;9:5) đã đến Ga-li-lê, là miền đất
tối tăm nơi người ta đang ngồi dưới bóng sự chết, và Ngài đến như ánh sáng lớn
chiếu sáng trên họ (Mat 4:12-16) Sự dạy dỗ của Ngài giải phóng lời sự sáng để
soi sáng những ai đang ở trong tình trạng tối tăm của sự chết hầu cho có thế nhận
ánh sáng của sự sống (Gi.1:4). Chúng ta đã thấy điều thứ nhất mà Cứu Chúa – Nô
Lệ đã làm trong sự phục sinh của Ngài là rao giảng Phúc Âm. Bây giờ, điều thứ
hai mà Nô Lệ của Đức Chúa Trời là Cứu
Chúa – Nô Lệ đối với loài người sa ngã đã làm trong sự phục vụ của Ngài là thực
hiện việc giảng dạy như thế (Mác 2:13; 4:1; 6:2, 6, 30, 34; 10:1; 11:17; 12:35;
14:49) để đem con người ra khỏi sự tối tăm thuộc Sa-tan để vào trong sự sáng thần
thượng (Công.26:18)
Do sự tể trị của Đức Chúa Trời mà
Chúa Jesus được trưởng dưỡng trong miền Ga-li-lê và Ngài cũng đã không bắt đầu
việc rao giảng và dạy dỗ từ Giu-đê mà từ Ga-li-lê. Theo ký thuật của Kinh
Thánh, Ga-li-lê không những là một miền bị khinh dể mà còn là một nơi tối tăm.
Về điều này, Ma-thi-ơ 4:15-16 chép: “Đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, trên đường dọc
theo biển, bên kia Giô-đanh, tức là Ga-li-lê của dân Ngoại Dân ngồi trong tối
tăm đã thấy ánh sáng lớn. Những kẻ ngồi
trong miền và dưới bóng sự chết, thì có ánh sáng mọc lên cho rồi”. Điều
này cho thấy khi Chúa Jesus đi ngang qua Ga-li-lê, Ngài là một ánh sáng lớn chiếu soi trong nơi
tối tăm và chiếu rọi trên dân ngồi trong miền và bóng sự chết. Cụ thể là, lời dạy
dỗ của Cứu Chúa – Nô Lệ là sự chiếu soi của ánh sáng lớn. Mỗi một lời ra từ miệng
Ngài là nơi soi sáng. Vì vậy, trong khi Ngài đang dạy dỗ dân chúng thì ánh sáng
chiếu soi trên họ. Bằng cách này, dân trong nơi tối tăm được sự dạy dỗ của Chúa
soi sáng.
Theo Mác 1:22, những người trong nhà
hội kinh ngạc về sự dạy dỗ của Chúa và nói rằng Ngài dạy dỗ như người có uy quyền
chứ không như các Kinh Luật gia. Những Kinh luật gia tự xưng này, là những người
được dạy dỗ kiến thức hư không, thì không có uy quyền và quyền năng. Nhưng Nô Lệ
được Đức Chúa Trời, không những có quyền năng thuộc linh để bắt phục người ta
mà còn có uy quyền thần thượng để khiến họ phục tùng sự cai trị thần thượng.
ĐUỔI QUỈ
Trong 1:23-28, chúng ta có trường hợp
đuổi quỉ. Một người có uế linh kêu lên, và Chúa Jesus quở rách nó rằng: “Hãy
nín và ra khỏi người đi” (cc.23-25). Uế linh này không phải là một thiên sứ sa
ngã; linh này là một con quỉ (cc.32, 34, 39; Lu 4:33), là một trong các linh của
các sinh vật đã sống trước thời đại A-đam và bị Đức Chúa Trời phán xét khi
chúng liên kết với sự nổi loạn của Sa-tan Các thiên sứ sa ngã hoạt động với
Sa-tan trên không trung (Eph 2:2, 6:11-12), và các quỉ này là uế linh, cùng
hành động với hắn trên đất. Cả hai đều hành động trên con người cách gian ác vì
vương quốc của Sa-tan. Việc con người bị quỉ ám cho thấy Sa-tan chiếm đoạt con
người là những người mà Đức Chúa Trời tạo dựng cho mục đích của Ngài. Cứu Chúa
– Nô Lệ đến để hủy diệt công việc của Sa-tan (1Gi 3:8) và điều thứ ba Ngài làm
như một phần của sự phục vụ của Ngài đối với Đức Chúa Trời là đuổi các quỉ này
ra khỏi người bị ám (Mác 1:34, 39; 3:15; 6:7, 13; 16:17) để họ có thể được giải
cứu khỏi xiếng xích của Sa-tan (Lu. 13:16), khỏi uy quyền tối tăm của Sa-tan
(Công 26:18; Col 1:13), vào trong Vương Quốc Đức Chúa Trời (Mác 1:15). Cả 5 trường
hợp được ghi lại trong Phúc Âm này để minh họa điều ấy (1:23-27; 5:2-20,
7:25-30; 9:17-27; 16:9)
Mác 1:27 chép: “Ai nấy đều sững sờ,
đến nỗi hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Giáo lý mới sao! Người nầy lấy uy quyền
truyền uế linh, đến nỗi chúng nó cũng phải vâng phục người!” Câu này không nói
về quyền năng của Chúa, nhưng nói về uy quyền của Ngài để đuổi quỉ. Vì sự phục
vụ Phúc Âm của Ngài, Cứu Chúa – Nô Lệ có uy quyền thần thượng không chỉ để dạy
dỗ dân chúng (c.22) mà cũng để đuổi quỉ
Nhiều năm về trước, một giáo sĩ tên
là tiến sĩ Nevius đã viết một quyển sách mô tả nhiều trường hợp bị quỉ ám ở
Trung Quốc. Khắp Trung Quốc có các trường hợp quỉ ám và tiến sĩ Nevius đã trình
bày chi tiết những trường hợp này trong quyển sách của ông. Ngày nay, trong một
quốc gia có văn hóa và văn minh cao như Hoa Kỳ thì dường như những trường hợp
quỉ ám không còn nữa. Tuy nhiên, Sa-tan rất xảo quyệt và hắn tìm cách chiếm hữu
người ta bằng nhiều cách khác nhau. Trong sự xảo quyệt của hắn, hắn có cách chiếm
hữu con người trong các quốc gia văn minh cao giống như hắn có cách chiếm hữu
con người tại các quốc gia kém phát triển. Vì vậy, thậm chí ngày nay trong các
quốc gia có văn hóa cao nhất, Sa-tan cũng có thể dùng nhiều cách khách nhau để
chiếm hữu con người. Vì lý do này trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng ta không
nên chỉ dạy dỗ đúng đắn mà còn phải đuổi những điều mà Sa-tan sử dụng để chiếm
hữu con người. Để làm điều này, chúng ta phải học tập cách cầu nguyện nhận lãnh
quyền năng, thậm chí uy quyền để đuổi yếu tố chiếm hữu này đi. Một khi đã nhận
lãnh được quyền năng và uy quyền này thì việc rao giảng và dạy dỗ của chúng ta
sẽ tuôn ra bằng quyền năng để đuổi những yếu tố chiếm hữu của kẻ thù
Chúng ta cần quyền năng để đuổi những
yếu tố thuộc về Sa-tan được kẻ thù sử dụng để chiếm hữu con người tại các quốc
gia hiện đại ngày nay. Sa-tan, tức con rắn quỉ quyệt, thì rất tinh khôn và hắn
biết cách chiếm hữu con người theo phương cách hiện đại. Trong một quốc gia kém
văn hóa, hắn dùng những phương tiện kém văn hóa để chiếm hữu con người. Nhưng ở
một quốc gia hiện đại, có văn hóa hắn sẽ dùng những phương tiện hiện đại, có
văn hóa để chiếm đoạt con người. Thí dụ, tại các trường cao đẳng và đại học
hàng đầu, Sa-tan sẽ chiếm hữu con người bằng con đường tri thức. Chúng ta không
thể đánh bại việc kẻ thù chiếm hữu nhân loại chỉ bằng việc rao giảng và dạy dỗ
thông thường. Để đuổi các quỉ ngày nay, chúng ta phải có uy quyền và quyền năng
thần thượng trong sự dạy dỗ và rao giảng. Chỉ trong danh Jesus mới có thể sử dụng
được quyền năng và uy quyền này. Vì vậy, chúng ta cần kêu cầu danh Chúa và sử dụng
uy quyền thần thượng trong và qua danh Ngài. Nếu làm điều này thì trong việc
rao giảng và dạy dỗ, chúng ta sẽ có quyền năng và uy quyền để đuổi những yếu tố
chiếm hữu gian ác của kẻ thù. Vì vậy, đuổi quỉ là điều thứ ba trong nội dung
Phúc Âm
CHỮA LÀNH NGƯỜI BỆNH
Trong 1:29-39, chúng ta có sự kiện chữa
lành người bệnh. Câu 30 chép: “Vả, bà gia Si-môn đương nằm đau sốt rét, họ liền
thừa với Ngài”. Cơn sốt rét này có thể tượng trưng cho tinh khí buông thả của một
người, một tính khí bất thường.
Theo câu 31, Chúa đến với bà Si-môn
và đỡ bà dậy, rồi bệnh sốt rét lìa khỏi bà. Theo câu 34, “Ngài chữa lành nhiều
kẻ đau đủ thứ bệnh”. Đau yếu là hậu quả của tội và là dấu hiệu về tình trạng bất
thường của con người trước mặt Đức Chúa Trời do tội. Điều thứ tư Cứu Chúa – Nô
Lệ đã làm để cứu tội nhân, như là một phần khác nhau của sự phục vụ Phúc Âm, là
chữa lành tình trạng đau yếu của họ cả mặt thuộc thể lẫn thuộc linh và phục hồi
họ trở lại bình thường để họ có thể phục vụ Ngài (1:34; 3:10; 6:5, 13, 56).
Chín trường hợp được ghi lại trong Phúc Âm này đều minh họa cho sự chữa lành
như vậy (1:30-31; 40-45; 2:3-12; 3:1-5; 5:22-43;7:32-37; 8:22-26; 10:46-52)
Ngày nay, mỗi một người sa ngã đều bị
bệnh. Nhiều người bị bệnh về thuộc thể, và tất cả đều bệnh về thuộc linh. Bởi
vì mỗi một con người sa ngã đều đau yếu về mặt thuộc linh nên chúng ta ở trong
các Hội Thánh địa phương phải học tập rao giảng Phúc Âm và dạy dỗ lẽ thật như
các bác sĩ. Điều này có nghĩa là trong sự dạy dỗ và rao giảng, chúng ta phải
cung cấp cho người ta một toa thuốc thiên thượng, một liều thuốc thần thượng để
chữa lành họ. Tất cả thánh đồ giữa vòng chúng ta nên học cách rao giảng Phúc Âm
và dạy dỗ lẽ thật như vậy để người ta có thể được chữa lành. Khi dạy dỗ và rao
giảng, chúng ta nên tiêm cho người khác một liều thuốc thuộc linh để chữa lành
họ.
Việc chữa lành theo kiểu phép lạ được
nhấn mạnh nhiều giữa vòng những người theo phong trào Ngũ Tuần ngày nay. Họ nhấn
mạnh về chữa lành thuộc thể. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến chữa lành thuộc
linh hơn là chữa lành thuộc thể. Những người trong Hội Thánh cần phải được
trang bị đến mức khi họ rao giảng và dạy dỗ thì người khác được cung ứng thuốc
thuộc linh để họ có thế được chữa lành về mặt thuộc linh.
Theo Mác 1:32, Chúa chữa lành nhiều
người bệnh vào buổi chiều tối. Rồi sáng sớm hôm sau “Ngài chờ dậy, bước ra, đi
vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó”. Chúa cầu nguyện để tương giao với Đức
Chúa Trời và tìm kiếm ý muốn và sự vui thỏa của Đức Chúa Trời cho sự phục vụ
Phúc Âm của Ngài (c.38). Cứu Chúa – Nô Lệ đã không tự mình phục vụ Phúc Âm cách
độc lập với Đức Chúa Trời hoặc theo ý riêng của Ngài. Trái lại, Ngài phục vụ
theo ý muốn và sự vui thỏa của Đức Chúa Trời bằng cách làm một với Đức Chúa Trời
để hoàn thành mục đích của Ngài.
Theo 1:37, Si-môn và những người ở với
ông nói với Chúa: “Hết thảy đương tìm thầy”. Chúa phán với họ rằng: “Chúng ta
hãy đi nơi khác, vào những làng gần đây, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa; vì cốt
tại việc đó (nguyên văn là: vì mục đích
này) mà Ta đã đến”. Là Nô Lệ của Đức Chúa Trời để phục vụ Đức Chúa Trời
trong Phúc Âm, Cứu Chúa – Nô Lệ đã không phục vụ Phúc Âm của chính Ngài hầu thực
hiện ý muốn của Ngài hay theo đề nghị của người khác. Thay vào đó, Ngài thực hiện
ý muốn của Đức Chúa Trời là Đấng đã sai Ngài (Gi.6:38; 4:34).
TẨY SẠCH NGƯỜI PHUNG
Trong 1:40-45, chúng ta có trường hợp
tẩy sạch người phung. Câu 40 chép: “Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống
mà nài xin rằng: Nếu Ngài khứng, chắc có thể làm cho tôi được sạch”. Người
phung mô tả một tội nhân tiêu biểu. Bệnh phung là một căn bệnh truyền nhiễm và
tai hại nhất, trầm trọng hơn bệnh sốt rét nhiều (c.30), làm cho nạn nhân bị
cách ly với Đức Chúa Trời và con người. Theo luật pháp, một người phung phải bị
loại ra khỏi dân sự vì người ấy đã bị ô uế. Không ai có thể đụng đến người ấy
(Lê 13:45-46). Theo các câu chuyện trong Kinh Thánh, bệnh phung đến từ sự phản
loạn và bất phục. Mi-ri-am bị phung vì bà phản loạn chống lại uy quyền đại diện
của Đức Chúa Trời (Dân. 12:1-10). Bệnh phung của Na-a-man được tẩy sạch vì ông
vâng phục (2 Vua 5:1, 9-14). Toàn thể con người sa ngã đã bị phung theo cách
nhìn của Đức Chúa Trời vì sự phản loạn của họ. Vì bệnh phung làm cho nạn nhân của
nó cách ly khỏi Đức Chúa Trời và con người, nên tẩy sạch người phung có nghĩa
là khôi phục tội nhân để tương giao với Đức Chúa Trời và con người. Đây là phần
kết cuộc về sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ theo ký thuật của chương
này.
Mác 1:41 và 42 chép: “Jesus động
lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: “Ta khứng, hãy sạch đi”. Tức
thì phung bay mất, và người được sạch”. Chúa Jesus động lòng thương xót. Sự
thương xót và sự sẵn lòng của Cứu Chúa – Nô Lệ phát xuất từ tình yêu của Ngài
thì thân thiết và quí báu đối với người phung vô vọng ấy. Chúa giơ tay Ngài ra
rờ người phung. Điều này cho thấy sự cảm thông và thân mật của Ngài đối với người
phung khốn khổ này là người mà không ai dám rờ đến. Theo câu 42 thì bệnh phung
lìa người ngay lập tức và người được tẩy sạch. Câu này nói rằng người phung
không những được chữa lành mà con được tẩy sạch. Bệnh phung không những cần được
chữa lành như những người khác mà cũng cần được tẩy sạch giống như tội (1 Gi
1:7) vì tính chất ô uế và truyền nhiễm của nó. Tất cả chúng ta đều cần phải ghi
khắc 5 vấn đề được bao hàm trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ: rao
khốn khổ trong xiềng xích; dạy dỗ (cc.21-22) để soi sáng những ai ngu dại trong
sự tối tăm với ánh sáng lẽ thật thần thượng; đuổi quỉ (cc.25-26) để vô hiệu hóa
việc Sa-tan chiếm đoạt con người; chữa lành tình trạng bệnh tật của con người
(cc.30-31) để con người có thể phục vụ Cứu Chúa – Nô Lệ; và tẩy sạch người
phung (cc.41-42) để khôi phục tội nhân trở lại tương giao với Đức Chúa Trời và
với con người. Thật là một công tác tuyệt diệu và tuyệt hảo!
Trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng
ta phải được luyện tập để rao giảng, dạy dỗ, đuổi quỉ, chữa lành và tẩy sạch. Nếu
chúng ta rao giảng yếu ớt, một số người có thể được ứu nhưng họ có thể không được
tẩy sạch. Họ có thể được cứu trong ý nghĩa là được tha tội nhưng có thể họ không
được tẩy sạch khỏi bản chất truyền nhiễm của tội. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm
túc xem xét bức tranh Chúa phục vụ Phúc
Âm đã kết thúc bằng việc tẩy sạch người phung. Chúa rao giảng, dạy dỗ, đuổi quỉ,
chữa lành người bệnh, và cuối cùng tẩy sạch người phung. Sự tẩy sạch này là điều
hoàn thành sau cùng trong nội dung phục vụ Phúc Âm của Chúa.
Sau khi tẩy sạch người phung, Chúa
Jesus nghiêm nghị căn dặn người ấy và nói rằng: “Hãy giữ, chớ nói gì với ai;
song hãy đi tỏ mình cùng thầy tế lễ, và vì người được sạch, hãy dâng lễ vật như
Môi-se đã truyền, để làm chứng cho họ” Trong suốt phần ghi lại về sự phục vụ
Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ thì lời căn dặn này thật đáng chú ý (5:43; 7:36;
9:9). Điều này giống như những gì đã được nói tiên tri trong Ê-sai 42:2 về đức
tính im lặng của Ngài. Ngài muốn công việc Ngài được hoàn tất trong giới hạn của
sự chuyển động hoàn toàn theo mục đích của Đức Chúa Trời, không bị thúc đẩy bằng
sự phấn khởi và tuyên truyền của con người. Suốt chức vụ của Ngài, Cứu Chúa- Nô
Lệ, tức Nô Lệ của Đức Chúa Trời, không thích phô trương.
Theo 1:45, người được tẩy sạch đã
không thực hiện lời của Chúa. Thay vào đó, “người ấy đi ra, rao vang và đồn điều
đó khắp nơi, đến nỗi Jesus không thể vào thành cách không khai được nữa, song cứ
ở ngoài tại nơi vắng vẻ, và người ta từ bốn thiên nhiên của người đó theo quan
niệm thiên nhiên, đã ngăn trở sự phục vụ của Cứu Chúa – Nô Lệ theo mục đích của
Đức Chúa Trời.