Kinh Thánh: Mác 2:18-3:6
NĂM
TỪ THEN CHỐT
Tha
Thứ
Chúng ta đã thấy 5 sự kiện được ghi lại trong 2:1-3:6
hình thành một nhóm: Năm trường hợp này là sự tha tội của người bệnh (2:1-12),
ăn với tội nhân (2:13-17), làm cho môn đồ Ngài vui mừng mà không phải kiêng ăn
(2:18-22), quan tâm đến cơn đói của môn đồ Ngài hơn là qui định tôn giáo
(2:23-28), và quan tâm đến việc làm giảm nỗi khổ của con người hơn là nghi thức
tôn giáo (3:1-6). Mỗi sự kiện này có thể tóm tắt bằng một từ cụ thể. Từ ngữ tóm
tắt sự kiện thứ nhất là tha thứ.
Trong 2:1-12, chúng ta có sự kiện Con Người, là Đức Chúa Trời tha thứ, đã nhục
hóa trong hình dạng một Nô lệ và tha thứ các tội phạm. Trong 2:5, Chúa Jesus
phán với người bại: “Con ơi, tội con đã được tha!”. Khi các Kinh Luật gia nghe
điều này, họ lý luận trong lòng rằng: “Người lộng ngôn đó! Ngoài một Đấng là Đức
Chúa Trời, ai có thể tha tội được?” (c.7). Cuối cùng, Chúa phán: “Nhưng hầu cho
các ngươi biết rằng trên đất Con Người có uy quyền tha tội, thì Ngài phán cùng
kẻ bại rằng: Ta bảo ngươi, hãy đứng dậy, xách đệm của ngươi mà đi về nhà ngươi”
(cc.10-11). Dù đang mặc lấy hình thể một Nô Lệ nhưng con người vẫn có uy quyền
tha tội. Rõ ràng ở đây ngụ ý là Đức Chúa Trời tha-thứ đang hiện diện trong hình
thể của Con Người này, một con người Nô Lệ. Do đó, sự kiện thứ nhất trong chuỗi
5 sự kiện này là sự tha thứ.
Vui
Hưởng
Từ liệu mô tả sự kiện thứ hai là vui hưởng. Trong sự kiện được ghi lại trong 2:13-17, Cứu Chúa-Nô Lệ
là Thầy thuốc đang ăn với tội nhân. Vì vậy ở đây, chúng ta cơ sự vui hưởng việc
dự tiệc với Cứu Chúa. Những người dự tiệc với Ngài vui hưởng sự tốt lành của Cứu
Chúa-Nô Lệ, là hiện thân của Đức Chúa Trời. Vì vậy, điều họ thật sự kinh nghiệm
là vui hưởng chính Đức Chúa Trời. Vì lý do này, “vui hưởng” là từ liệu tóm tắt
cho sự kiện ấy
Vui
Mừng
Chúng ta có thể dùng một từ ngữ rất đơn giản để mô tả
sự kiện thứ ba, đó là vui mừng. Vì vậy, trong 3 sự kiện đầu tiên, chúng ta có
tha thứ, vui hưởng và vui mừng.
Theo 3:18-22, cần có một nhân tố cơ bản để chúng ta được
vui mừng. nếu không có các nhân tố này, chúng ta không thể nào được vui mừng.
Nhân tố căn bản đầu tiên là Chàng Rể: “Jesus đáp rằng: Những rể phụ há có thể
kiêng ăn đương khi tân lang còn ở với họ ư? Hễ tân trang còn ở với họ bao lâu,
thì họ không thể kiêng ăn được” (c. 19). Chàng Rể là người vui mừng nhất. Vì vậy,
trong Mác chương 2,nhân tố căn bản cho sự vui mừng của chúng ta là Cứu Cháu như
là Chàng Rễ.
Hai nhân tố khác về sự vui mừng là vải mới (c.21) và
rượu mới (c. 22). Vải mới là để làm y phục che phủ và làm đẹp chúng ta. Vải vải
là để làm y phục che phủ và làm đẹp chúng ta. Vải thô là vải chưa được xử lý. Vải
mới này là để làm y phục mới. Y phục mới này thật ra là chính Đấng Christ bao
phủ và làm đẹp chúng ta. Rượu mới làm thoả mãn chúng ta và làm chúng ta vui mừng.
Bên ngoài, chúng ta có mải mới, bên trong, chúng ta có rượu mới. Hơn nữa, chúng
ta đang ở với Chàng Rể. Bây giờ, chúng ta có các yếu tố căn bản này để vui mừng.
Không một triết gia nào có thể nói những lời giống như
Chúa Jesus đã nói trong 2:18-22. Trong sự khôn ngoan của Ngài, Chúa dùng những
vật thông thương như vải và rượu để minh họa những điều kỳ diệu. Chúa nói về
chàng rể, vải mới và rươu mới để chúng ta thấy mình có thể vui mừng là như thế
nào. Chúng ta có thể vui mừng vì đang được ở với Chàng Rể, vì có sự bao phủ mới
làm cho chúng ta đẹp, và vì có rượu mới được đổ đầy bên trong làm thỏa mãn
chúng ta và làm chúng ta vui mừng cuồng nhiệt. Vì vậy trong sự kiện thứ ba,
chúng ta có sự vui mừng.
Thỏa
Mãn
Sự kiện thứ tư được ghi lại trong 2:23-28 là về việc
Chúa quan tâm đến cơn đói của môn đồ Ngài hơn là qui định tôn giáo. Mác 2:2 và
24 chép: “Nhằm ngày Sa-bát, xảy khi Jesus đi ngang qua đồng lúa mì; đang đi,
môn đồ Ngài bứt bông lúa. Người Pha-ri-si bèn nói cùng Ngài rằng: Coi kìa, sao
họ làm điều không phép làm trong ngày Sa-bát”. Ở đây, chúng ta thấy Cứu Chúa-Nô
Lệ quan tâm đến cơn đói của môn đồ Ngài hơn là qui định tôn giáo. Là những người
đi theo Cứu Chúa, chúng ta không đói. Thay vào đó, chúng ta được đầy dẫy và thỏa
mãn. Vì đã được thỏa mãn nên chúng ta có thể làm chứng “Chúng tôi không quan
tâm đến việc giữ các luật lệ tôn giáo mà vẫn đói. Qui định tôn giáo để chúng
tôi đói. Nhưng là những người bước theo Cứu Chúa-Nô Lệ, chúng tôi không còn đói
nữa. Mỗi ngày trong tuần, kể cả ngày Sa-bát, Ngài ban cho chúng tôi điều gì để
ăn. Bây giờ chúng tôi thỏa mãn. Chúng tôi không quan tâm đến việc người khác có
lên án chúng tôi theo các qui định tôn giáo của họ hay không. Những người khác
có thể quan tâm đến qui định tôn giáo nhưng chúng tôi quan tâm đến việc được thỏa
mãn trong Chúa”. Vì vậy, trường hợp này có thể tóm tắt bằng từ thỏa mãn.
Được
Giải Phóng
Từ liệu tốt nhất để tóm tắt sự kiện thứ năm là vấn đề
Cứu Chúa-Nô Lệ quan tâm đến việc làm giảm nổi khổ của con người hơn là nghi thức
tôn giáo (3:1-6), là từ được giải phóng. Trong sự kiện này, chúng ta thấy vào
ngày Sa-bát, Cứu Chúa chữa lành bàn tay teo của người đàn ông. Ở đây, chúng ta
thấy rằng Ngài không quan tâm đến nghi thức tôn giáo; Ngài quan tâm đến việc
làm giảm nỗi khổ cho con người. Ngài muốn giải phóng người ấy, làm cho ông được
giải thoát. Vì vậy, trong sự kiện này chúng ta có vấn đề được giải phóng.
THỨ
TỰ LỊCH SỬ THẬT SỰ
Chúng ta hãy ôn lại 5 từ liệu được dùng để mô tả 5 sự
kiện này: tha thứ, vui hưởng, vui mừng, thỏa mãn và được giải phóng. Ở đây,
chúng ta có một trình tự thật tuyệt diệu! Hãy hình dung nếu vấn đề tha thứ được
xếp sau cùng thay vì trước nhất thì sẽ khác biệt biết bao. Dựa treo trình tự lịch
sử được ghi nhận trong sách Mác, trước hết chúng ta có tha thứ, rồi đến vui hưởng,
vui mừng, thỏa mãn và được giải phóng. Việc Chúa tha thứ các tội phạm của chúng
ta luôn đem đến vui hưởng, vui mừng, thỏa mãn và được giải thoát. Chúng ta có
thể làm chứng về điều nà từ kinh nghiệm của mình.
Những sự kiện này không được Mác sắp xếp để trình bày
một giáo lý. Trái lại, những trường hợp này được trình bày theo sự kiện và
trình tự lịch sử. Nói cách khác, những sự
kiện này xảy ra theo thứ tự mà Mác đã trình bày. Năm sự kiện này xảy ra dưới sự
tể trị của Chúa theo trình tự thật về việc vui hưởng sự cứu rỗi của Ngài. Điều
đầu tiên trong trình tự này là thứ tự các tội phạm. Từ kinh nghiệm, chúng ta có
thể làm chứng về sự cứu rỗi của Chúa là khi chúng ta được tha tội, chúng ta
cũng có sự vui hưởng và niềm vui. Niềm vui này được nối tiếp bằng sự thỏa mãn
và giải thoát. Tuyệt diệu biết bao!
Khi suy xét trình tự của 5 sự kiện này trong Phúc Âm
Mác, một lần nữa chúng ta nhận thức rằng Kinh Thánh thật sự là Lời của Đức Chúa
Trời. Nếu không được Thánh Linh cảm thúc, không ai có thể sáng tác được một tác
phẩm như chúng ta có trong Phúc Âm Mác. Tôi không tin rằng Mác có học thức cao
hay hiểu biết tường tận về Hy văn. Phải thừa nhận là tiếng Hy Lạp trong Phúc Âm
thì không cao như trong Phúc Âm Lu-ca hoặc trong các Thư tín của Phao- lô.
Nhưng dù cho ngôn ngữ trong Phúc Âm Mác có thể không được đặc biệt trau chuốt,
thì 5 sự kiện trong phần này vẫn được sắp đặt theo một trình tự hoàn toàn tương
ứng với kinh nghiệm của chúng ta về sự cưu rỗi của Chúa. Theo trình tự này,
chúng ta có sự tha thứ, vui hưởng, vui mừng, thỏa mãn và giải phóng.
Khi xem xét ký thuật của Mác, chúng ta cần phải thờ
phượng Chúa rằng đây thật sự là một phần thuộc về lời Thánh của Ngài. Đây không
phải là một tác phẩm do một kém học thức viết ra. Không, đây là hơi thở của Đức
Chúa Trời tể-trị. Cả Kinh Thánh, bao gồm Phúc Âm Mác, được Đức Chúa Trời hà hơi
(2Ti. 3:16). Điều này có nghĩa là lời tường thuật trong Mác 2:1-3:6 được Đức
Chúa Trời hà hơi. Để giúp ghi nhớ về trình tự ở đây, tôi đề nghị anh em viết ra
các từ tha thứ, vui hưởng, vui mừng thỏa mãn và giải phóng bên cạnh những phần
này trong quyển Kinh Thánh của anh em.
KIÊNG
ĂN THEO CÁCH TÔN GIÁO
Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục xem xét 2:18-22 một
cách chi tiết hơn. Sau khi Chúa bảo các Kinh luật gia rằng Ngài đã đến như là một
thầy thuốc để chăm sóc người thì hai nhóm môn đồ - các môn đồ của Giăng và của
người Pha-ri-si-đến với Ngài: “Vả, môn đồ của Giăng và người Pha-ri-si đương
kiêng ăn; họ đến thưa cùng Jesus rằng: Cớ sao môn đồ của Giăng và môn đồ của
người Pha-ri-si đều kiêng ăn, mà môn đồ của thầy lại không kiêng ăn?” (2:18). Cả
hai nhóm môn đồ này đang thực hành kiêng ăn. Điều này cho thấy rằng nếu ở trong
tôn giáo, chúng ta cần phải kiên ăn. Những người trong tôn giáo thì trống rỗng
và đói; họ không có gì để được thỏa mãn. Làm môn đồ trong bất cứ tôn giáo nào
cũng đều phải gặp rắc rối, đói khát, mệt mỏi và lo lắng. Khi nêu lên điều này,
tôi không phê phán bất cứ điều gì cả; trái lại, tôi chỉ nói sự thật. Những người
ở trong tôn giáo chắc có lý do để kiêng ăn. Tôn giáo thì đòi hỏi và yêu cầu.
Tôn giáo bảo rằng chúng ta không thể làm điều này và không thể làm điều kia.
Tuy nhiên, tôn giáo không thể làm cho chúng ta thỏa mãn đòi hỏi của nó được. Vì
những người trong tôn giáo không thể thỏa mãn các đòi hỏi của tôn giáo nên họ cần
phải kiêng ăn. Vì vậy, cả môn đồ của Giăng và môn đồ của người Pha-ri-si đều
kiêng ăn.
CÁC
CHÀNG RỂ PHỤ
Tương phản các môn đồ của Giăng và của người
Pha-ri-si, là những người đang kiêng ăn, môn đồ của Chúa đầy vui mừng. Họ có thể
nào kiêng ăn khi Chàng Rể là nhân tố quan trọng nhất của niềm vui, đang ở với họ?
Trong 2:19, Chúa phán với các môn đồ của Giăng và người Pha-ri-si: ‘Những Rể Phụ
há có thể kiêng ăn đương khi tân lang còn ở với họ ư? Hễ tân lang còn ở họ bao
lâu, thì họ không thể kiêng ăn được”. Ở đây, Chúa đề cập đến các môn đồ của
Ngài là rể phụ. Để họ kiêng ăn khi Chàng Rể ở với họ sẽ làm cho Ngài hổ thẹn.
Giả sử anh em là phụ rể tại một đám cưới. Khi đám cưới
đang diễn ra thì anh em là phụ rể của chàng rể, lại kiêng ăn sao? Đó là xúc phạm
chàng rể. Không chàng rể nào phụ rể kiêng ăn trong đám cưới của mình. Thay vào
đó, chàng rể muốn nhìn thấy phụ rể vui mừng, ăn mặc chỉnh tề và vui hưởng thức
ăn bày ra. Đây là hình ảnh minh họa cho lời Chúa trong 2:19. Ở đây, dường như
Chúa muốn nói với các môn đồ của Giăng và người Pha-ri-si rằng: “ Sao các ngươi
hỏi ta vì cớ gì các môn đồ Ta không kiêng ăn? Ta là Chàng Rể, còn họ là rể phụ,
một phụ rể tập thể. Ma-thi-ơ người thâu thuế là một trong các rể phụ. Họ không
thể kiêng ăn khi Ta ở với họ”.
Anh em là môn đồ của Giăng hay của người Pha-ri-si,
hay anh em là một trong những rể phụ, một phần của “phụ rể” tập thể của Chúa
Jesus? Tất cả chúng ta nên mạnh mẽ làm chứng rằng chúng ta là một phần của phụ
rể tập thể của Chúa. Tất cả những ai được Chúa Jesus tha tội đều đã trở nên rể
phụ. Trong Phúc Âm Mác chương 2, chúng ta thấy thậm chí những người thâu thuế
và tội nhân cũng trở nên các rể phụ.
ĐỨC
CHÚA TRỜI THA-THỨ VÀ VỊ THẦY THUỐC
Trong 2:1-12, chúng ta thấy Đức Chúa Trời tha-thứ là một
Con Người thật trong hình thể của một Nô Lệ. Thần tính ở trong nhân tính, và chứa
đựng thần tính. Đấng này, tức Đức Chúa Trời tha-thứ, là một Con Người thật, là
một Thân Vị kỳ diệu. Trong Ngài, chúng ta thấy vẻ đẹp của mỹ đức con người và
vinh hiển của các thuộc tính thần thượng, vì trong Ngài chúng ta thấy cả nhân
tính lẫn thần tính trong một Con Người trọn vẹn. Sự kiện được ghi lại trong
2:1-12 mô tả con người này, Đấng là Đức Chúa Trời thật và là Con Người thật.
Hình ảnh của Chúa trong mỹ đức con người của Ngài và thuộc tính thần thượng của
Ngài thật đáng yêu!
Trong sự kiện thứ hai (2:13-17), chúng ta thấy Đấng ấy
cũng là một Thầy Thuốc đang chăm sóc người bệnh. Các “bệnh nhân” của Ngài được
mô tả đây đang dự tiệc với Ngài. Câu 15 chép: “Vả, đương khi Jesus ngồi ăn
trong nhà lê-vi, có nhiều người thâu thuế và kẻ có tội đồng ngồi với Ngài và
môn đồ Ngài; vì họ đông và đều theo Ngài”. Khi ngồi cùng bàn với Chúa, họ được
vui thỏa cách kỳ diệu với Ngài. Khi các Kinh luật gia của người Pha-ri-si thấy
Chúa ăn với tội nhân và người thâu thuế thì họ nói với các môn đồ Ngài: “Sao
người ăn uống chung với bọn thâu thuế và kẻ
có tội?” (c.16). Nghe phán với các Kinh luật gia rằng: Chẳng phải người
mạnh khỏe cần thấy thuốc đâu, bèn là người đau ốm. Ta đến không phải để gọi người
công nghĩa, bèn là gọi kẻ có tội” (c.17). Ở đây, hình như Chúa đang phán với
các Kinh luật gia rằng “Ta là thầy thuốc vĩ đại săn sóc bệnh nhân của Ta. Họ đã
được chữa lành, và hiện giờ họ đang vui mừng thưởng thức bữa tiệc với Ta”.
VẢI
MỚI, RƯỢU VÀ BẦU RƯỢU TƯƠI MỚI
Như chúng tôi đã nêu lên rằng tiếp theo sự kiện Chúa dự
tiệc với những người thâu thuế và tội nhân thì các môn đồ của Giăng là những
người theo tôn giáo mới và các môn đồ của người Pha-ri-si là những người theo
tôn giáo cũ, hỏi Chúa tại sao các môn đồ Ngài không kiêng ăn. Dường như họ muốn
các môn đồ của Chúa cùng kiêng ăn với họ. Họ cần phải kiêng ăn vì theo họ, Đấng
Mê-si và Vương Quốc chưa đến. Vì vẫn còn chờ đợi Đấng Mê-si và Vương Quốc đến
nên họ kiêng ăn.
Chúa không trực tiếp trả lời các môn đồ của Giăng và
người Pha-ri-si, nhưng sử dụng hình thái tu từ. Trong câu trả lời, Chúa nói đến
chính Ngài là Chàng Rể, và Ngài cũng nói về vải mới và rượu mới. Dường như Chúa
muốn nói rằng: “Tại sao các môn đồ của Ta lại kiêng ăn trong khi họ đã có mọi sự
cần thiết để vui mừng? Họ đã có Ta là Chàng Rể và họ có Ta là sự công chính, vải
mới và cũng là sự sống, rượu mới của họ. Ta là mọi sự họ cần. Ta là Đức Chúa Trời và là Con Người. Ta là Thầy Thuốc
và là Chàng Rể, tức là người vui vẻ nhất. Thật ngớ ngẩn nếu các môn đồ Ta kiêng
ăn khi họ có Ta. Ta là y phục che phủ họ và làm đẹp cho họ, và sự sống Ta là rượu thật để đổ đầy họ, dức dấy họ và làm họ thỏa
mãn. Thay vì kiêng ăn, họ nên tràn đầy vui mừng. Các ngươi bảo họ kiêng ăn.
Nhưng Ta nói các ngươi rằng họ không thể
kiêng ăn vì Chàng Rể đang ở đây với họ, là vải mới che phủ, là rượu mới ở bên
trong”. Câu trả lời của Chúa, lời của Ngài về Chàng Rể, vải và rượu thật khôn
ngoan và tuyệt diệu biết bao!
Có lẽ chúng ta nên có một buổi
nhóm truyền giảng và nói cho người ta biết rằng Jesus Christ ngày nay là Chàng
Rể, rằng Ngài là sự công chính, là vải bao phủ sự lõa lồ của chúng ta và làm đẹp
cho chúng ta, và sự sống thần thượng của Ngài là rượu để chúng ta uống và được
thỏa mãn. Đây là Phúc Âm thật sự - một Thân Vị sống cùng với sự công chính và sự
sống. Ha-lê-lu-gia, chúng ta có Chàng Rể và chúng ta có Ngài là sự công chính
bên ngoài và là sự sống bề trong!
Trong 2:21, Chúa nói đến tấm
vải chưa rút (bản Nhuận Chánh dịch là
“vải mới”). Từ Hy Lạp dịch là “chưa rút” cũng có nghĩa là mới, thô, chưa xử lý.
Từ Hy Lạp này là agnaphos, được hình
thành với a nghĩa là chưa, và gnapto có nghĩa là chải len, là hồ vải. Vì vậy, từ ấy có nghĩa là
chưa chải, chưa hồ, chưa hoàn tất, chưa rút, chưa xử lý. Vải chưa rút này tượng
trưng cho Đấng Christ từ lúc nhục hóa cho đến khi chịu đóng đinh như một tấm vải
mới, chưa qua xử lý, chưa hoàn tất. Áo mới trong Lu-ca 5:36 tượng trưng Đấng
Christ, sau khi được xử lý trong sự đóng đinh, như là chiếc áo mới. Trong Mác
2:21, từ Hy Lạp cho từ mới là kainos. Trước
hết, Đấng Christ là một tấm vải thô để làm áo mới, và sau đó qua sự chết và phục
sinh, Ngài được làm thành áo mới để bao phủ chúng ta như là sự công chính của
chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời để chúng ta có thể được Đức Chúa Trời xưng
công chính và được Ngài chấp thuận (Lu. 15:22; Ga. 3:27; 1Cô. 1:30; Phil. 3:9).
Áo cũ ở đây chỉ về
hành vi tốt đẹp, các việc làm tốt đẹp và những thực hành tôn giáo của con người,
bởi sự sống thiên nhiên của họ, là sự sống thuộc sáng tạo cũ. Nếu vá một miếng
vải chưa rút vào chiếc áo cũ, miếng vải mới sẽ làm toạc áo cũ, và chỗ rách lại
càng xấu hơn. Bắt chước những gì Chúa Jesus làm trong đời sống con người của
Ngài trên đất có thể được sánh với việc vá miếng vải chưa rút vào áo cũ. Một số
người cố gắng bắt chước các việc làm trong nhân tánh của Chúa Jesus để cải thiện
hành vi của họ thay vì tin Jesus đã bị đóng đính là Đấng Cứu Chuộc và là Đấng
Christ được phục sinh là sự công chính của họ để họ có thể được Đức Chúa Trời
xưng công chính và chấp nhận. chúng ta nên nahn65 Đấng Christ bị đóng đinh và
được phục sinh làm áo mới để được che phủ như sự công chính của chúng ta trước
Đức Chúa Trời. Không nên cố gắng cải thiện hành vi của mình bằng cách bắt chước
các việc làm của Chúa trong nhân tánh của Ngài.
Trong 2:22, chúa Jesus tiếp
tục phán rằng: “Cũng không ai đổ rượu áo vào bầu da cũ; nếu vậy thì rượu làm nứt
bầu, rượu và bầu đều hư mất cả nhưng ai nấy đều đổ rượu mới vào bầu da mới”. Từ
Hy Lạp cho từ mới trong câu này là neos có nghĩa là mới theo thời gian, gần đây, còn
trẻ. Rượu mới ở đây chỉ về Đấng Christ là sự sống mới, đầy sức sống làm chúng
ta phấn khởi. Cứu Chúa-Nô Lệ không những là Chàng Rể để chúng ta vui hưởng;
Ngài còn là áo mới của chúng ta để trang bị và làm chúng ta đủ tư cách ở bên
ngoài để tham dự tiệc cưới và cũng là sự sống mới để làm chúng ta phấn khởi bề
trong vui hưởng Ngài như Chàng Rể. Để vui hưởng Ngài như Chàng Rể, chúng ta cần
Ngài làm áo mới bên ngoài và là rượu mới ở bên trong.
Bầu da cũ trong 2:22
chỉ về những thực hành tôn giáo, chẳng hạn như việc kiêng ăn được người
Pha-ri-si thuộc ton giáo cũ và các môn đồ của Giăng thuộc tôn giáo mới thực
hành. Tất cả các tôn giáo đều là bầu da cũ. Đổ rượu mới vào bầu da cũ làm bầu
da bị nứt bởi sức lên men của rượu mới. Đổ rượu mới vào bầu da cũ là để Đấng
Christ là sự sống phấn chấn vào trong bất cứ loại tôn giáo nào. Thay vì cố gắng
đem Đấng Christ vào trong các nghi lễ và nghi thức tôn giáo khác nhau, chúng ta
nên đổ rượu mới vào bầu da mới.
Từ Hy lạp cho từ tươi mới ở đây là kainos có nghĩa là mới trong bản chất, phẩm chất hay hình thể;
không quen thuộc, chưa sử dụng; vì vậy có nghĩa là tươi mươi. Bầu da tươi mới chỉ vì nếp sống Hội Thánh là bình chứa
rượu mới chính là Đấng Christ là sự sống phấn chấn. Là người đưa tin Chúa,
chúng ta là những người được tái sinh, cấu tạo nên Thân Thể Đấng Christ là Hội
Thánh (La. 12:5; Eeph. 1:22-23). Là sự đầy đủ của Ngài, Thân Thể này của Đấng
Christ cũng được gọi là “Đấng Christ” (1 Cô. 12;12), là Đấng Christ tập thể. Đấng
Christ cá thể là rượu mới, là sự sống phấn chấn ở bên trong, còn bên ngoài, Đấng
Christ tập thể là bầu rượu mới bằng da, là bình chứa để giữ rượu mới. Những gì
chúng ta có ngày nay không phải là kiêng ăn hay các thực hành khác theo tôn
giáo; thay vào đó, chúng ta có nếp sống Hội Thánh với Đấng Christ là nội dung.
Chúng ta có Ngài, Thân vị sống động làm Thầy thuốc, Chàng Rể, vải chưa rút và
rượu mới của chúng ta. Ngài là sự vui thỏa đầy trọn của chúng ta có thể là bầu
da mới, Thân Thể của Ngài, Hội Thánh để chứa đựng Ngài.