Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 13



CÁC ẨN DỤ VỀ VƯƠNG QUỐC

Kinh Thánh: Mác 4:1-34
Trong bài này, chúng ta đến chương 4 của Phúc Âm Mác, là một chương trọng yếu về Vương Quốc của Đức Chúa Trời
VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mặc dầu trong ba phần này chúng ta thấy một cách nhìn trọn vẹn về Phúc Âm nhưng chúng ta không thấy thể yếu nội tại của Phúc Âm. Chúng ta cũng không thấy mục đích của Phúc Âm và kết quả của Phúc Âm trong những phần này của sách Mác. Chúng ta cũng chưa thấy Phúc Âm có mục đích gì. Đây là lý do mà trong chương 4, Phúc Âm này chép về vấn đề Vương Quốc của Đức Chúa Trời
Trong 1:15, chúng ta có lời nói đầu tiên của Chúa Jesus trong sự rao giảng Phúc Âm của Ngài: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin Phúc Âm” Câu này chỉ rõ rằng Phúc Âm là vì vương quốc, và vương quốc này thì không phải là vương quốc loài người hay vương quốc Israel, mà là Vương Quốc Đức Chúa Trời
Vương Quốc Đức Chúa Trời là gì? Định nghĩa Vương Quốc là gì thì không dễ. Để có thể hiểu được Vương Quốc Đức Chúa Trời là gì chúng ta cần xem xét toàn bộ Cựu Ước, vì trong Cựu Ước chúng ta có cái nhìn rõ rằng về Vương Quốc

Chúng ta có thể nói Vương Quốc là một phạm vi, một lĩnh vực, là nơi để một người hoàn tất điều gì đó. Đôi khi chúng ta nói một người nào đó có vương quốc riêng của họ. Điều ấy có nghĩa là người ấy có một lĩnh vực, một phạm vi mà người ấy thể hiện hành động để đạt được mục tiêu của mình hay toàn thành kế hoạch của mình. Vì vậy, vương quốc là một lĩnh vực mà một người làm những gì người ấy muốn. Theo Cựu Ước, có một lĩnh vực được gọi là Vương Quốc Đức Chúa Trời. Vương Quốc Đức Chúa Trời là một phạm vị, một lĩnh vực để Đức Chúa Trời thực hiện mục đích đời đời của Ngài và hoàn tất mục tiêu của Ngài.
Sau khi tạo nên các từng trời, trái đất và hàng tỉ điều khác, Đức Chúa Trời tạo dựng con người. Theo sách Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời tạo dựng con người vì một mục đích gồm hai phương diện. Về mặt tích cực, Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài để con người có thể biểu lộ Ngài. Về mặt tiêu cực, Đức Chúa Trời ban cho con người quyền quản trị có nghĩa là uy quyền trong một lãnh vực hay phạm vi cụ thể. Vì vậy, quyền quản trị liên hệ đến Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Trong Sáng Thế Ký chương 1, chúng ta thấy rằng, với con người, chúng ta có hình ảnh của Đức Chúa Trời và quyền quản trị của Đức Chúa Trời. Hình ảnh của Đức Chúa Trời là để biểu lộ, và quyền quản trị của Đức Chúa Trời là vị Vương Quốc của Ngài.
Trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời muốn con người biểu lộ Ngài. Để có được một biểu lộ như thế, Đức Chúa Trời cần một phạm vi và phạm vi này là một vương quốc, một lĩnh vực mà Đức Chúa Trời có thể thi hành uy quyền của Ngài. Đức Chúa Trời ban uy quyền của Ngài cho con người và lập con người làm đầu mọi tạo vật. Bởi điều này chúng ta thấy rằng ngay sau khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời đã thiết lập một vương quốc trên đất. Vì vậy, chúng ta có thể thấy Vương Quốc của Đức Chúa Trời ngay trong chương thứ nhất của Sáng Thế Ký.
Cuối cùng, sau khi con người sa ngã, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham và Gia-cốp. Sách Sáng Thế Ký ghi lại kinh nghiệm của các tổ phụ này, kinh nghiệm của con cái Israel và việc họ tạm cư ở Ai Cập. Theo ký luật trong Xuất Ai Cập Ký, Đức Chúa Trời đã đem con cái Israel ra khỏi Ai Cập. Xuất Ai Cập ký 19:6 bày tỏ mục đích của Đức Chúa Trời trong việc đem con cái Israel ra khỏi Ai Cập: “Các ngươi sẽ thành một Vương Quốc thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho Ta” Chúa đem con cái Israel ra khỏi Ai Cập để làm họ mọi người sẽ là thầy tế lễ, người phụng sự Đức Chúa Trời. Vì vậy, mục tiêu của Đức Chúa Trời là có một vương quốc thầy tế lễ
Từ xuất Ai Cập ký chương 19 cho đến cuối Cựu Ước, chúng ta có phần ghi lại lịch sử của một vương quốc. Chúng ta không nên xem Vương Quốc này chỉ là Vương Quốc Israel. Trái lại, đây là Vương Quốc của Đức Chúa Trời được biểu lộ trong vương quốc Israel.
Khi nghiên cứu Cựu Ước, chúng tôi thấy rằng Đức Chúa Trời đã không thể hoàn thành mục đích của Ngài với A-đam, Nô-ê hay là quốc gia Israel. Mặc dầu Vương Quốc của Đức Chúa Trời được biểu lộ trong vương quốc Israel nhưng Đức Chúa Trời đã không thể đạt được mục tiêu của Ngài qua con cái Israel. Do đó, cuối cùng chính Đức Chúa Trời đã đến qua phương cách nhục hóa.
Không thể thực hiện mục đích của Ngài qua A-đam đầu tiên và các con cháu của ông, Đức Chúa Trời đến qua sự phục hóa A-đam sau cùng. Là Đức Chúa Trời nhục hóa, Chúa Jesus đến thiết lập Vương Quốc của Đức Chúa Trời, thiết lập một lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời có thể thực hiện mục đích của Ngài qua việc hi hành uy quyền của Ngài. Đó là lý do Chúa dạy các môn đồ cầu nguyện cho Vương Quốc đến (Mat 6:10) Đây cũng là lý do trong sự rao giảng Phúc Âm, Chúa Jesus bảo người ta phải ăn năn vì Vương Quốc Đức Chúa Trời. Chúa tuyên bố rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời đã đến gần và người ta phải ăn năn để bước vào Vương Quốc ấy. Những người ăn năn vì Vương Quốc Đức Chúa Trời đã đến gần sẽ có thể tham dự vào việc hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời
MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÚC ÂM
Trong việc rao giảng Phúc Âm, Vương Quốc của Đức Chúa Trời thường bị lãng quên. Nhiều khi việc rao giảng Phúc Âm ngày nay tạo cho người ta ấn tượng rằng Phúc Âm chỉ để chinh phục hồn người, để chuyển con người khỏi địa ngục vào thiên đàng, để giúp người ta có bình an, vui mừng và phước hạnh đời đời. Tuy nhiên, trong Tân Ước, chúng ta có một ấn tượng khác về Phúc Âm. Khi Chúa Jesus giảng Phúc Âm, Ngài nói về Vương Quốc của Đức Chúa Trời và Ngài bảo họ ăn năn vì Vương Quốc này.
Một ngày nọ, khi huấn luyện các môn đồ, Chúa đem họ đến Sê-sa-rê Phi-líp, ở phần phía bắc của Đất Thánh, gần biên giới, tại chân núi Hẹt-môn. Sau đó Chúa bắt đầu hỏi các môn đồ về chính Ngài: “Người ta nói Con người là ai?... Còn các người thì nói Ta là ai?” (Matt 16:13,15) Phi-e-rơ  trả lời rằng: “Ngài là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống” (c.16) Phi-e-rơ nhận biết Chúa là Đấng Christ, là Con Đức Chúa Trời hằng sống. Điều này có nghĩa là Con Đức Chúa Trời hằng sống được lập làm Đấng được xức đầu của Đức Chúa Trời, là Đấng Christ. Sau khi Phi-e-rơ nhận khải thị này về Chúa, Chúa tiếp tục phán: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên vầng đá này…. Ta sẽ giao các chìa khóa của Vương Quốc thiên thượng cho người…(cc 18-19, nguyên văn). Trong những câu này, từ “Hội Thánh” và “Vương Quốc” được dùng cách hoán đổi. Trước hết, Chúa phán: “Ta sẽ lập Hội Thánh Ta” và sau đó. “Ta sẽ giao các chìa khóa Vương Quốc thiên thượng cho ngươi”. Điều này cho thấy rằng để Hội Thánh được xây dựng, Vương Quốc cần được mở ra. Nói cách khác, việc mở Vương Quốc ra là phương cách để bắt đầu xây dựng Hội Thánh.
Chúng ta cần thấy vần đề trọng yếu này: thể yếu nội tại của Phúc Âm là Vương Quốc. Phúc Âm được rao giảng vì Vương Quốc và Vương Quốc là lĩnh vực thần thượng để Đức Chúa Trời thực thi kế hoạch của Ngài, một lãnh vực là nơi mà Đức Chúa Trời có thể thực thi uy quyền của Ngài hầu hoàn thành những gì Ngài dự định. Cách duy nhất để Đức Chúa Trời đạt mục tiêu của Ngài là qua Vương Quốc. Vì vậy, có một phần trong Phúc Âm Mác bày tỏ mục đích của Phúc Âm. Mục đích của Phúc Âm là được Vương Quốc. Vương Quốc của Đức Chúa Trời là mục tiêu của Phúc Âm
Vương Quốc Của Đức Chúa Trời không những là mục tiêu của Phúc Âm mà cũng là kết quả của Phúc Âm. Khi Phúc Âm được rao giảng, kết quả sẽ là gì? Kết quả của việc rao giảng Phúc Âm là gì? Kết quả này là Vương Quốc. Sự rao giảng Phúc Âm là để sản sinh Vương Quốc.
Chỉ trong Phúc Âm Ma-thi-ơ Chúa mới nói về Hội Thánh. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận biết rằng trong ý tưởng của Chúa, Hội Thánh và Vương Quốc là một. Hội Thánh là Vương Quốc và Vương Quốc là Hội Thánh.
VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
KHÔNG BỊ TẠM NGƯNG
Một số giáo sư Kinh Thánh hiểu biết không chính xác về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Họ nói rằng Đấng Christ đã đến Vương Quốc và giao Vương Quốc này cho người Do Thái. Nhưng người Do Thái khước từ Chúa Jesus. Theo những giáo sự này, khi Chúa bị khước từ, Vương Quốc mà Ngài đem theo cũng bị khước từ. Những giáo sư này tiếp tục nói rằng sau khi Chúa và Vương Quốc bị khước từ, Chúa đã tạm ngưng Vương Quốc và bắt đầu xây dựng Hội Thánh. Hơn nữa, họ tuyên bố rằng thời đại hiện tại, tức thời đại ân điển, là thời đại của Hội Thánh. Họ nói rằng trong thời đại ân điển, Chúa đang xây dựng Hội Thánh. Sau đó, sau thời đại Hội Thánh, vào thời điểm Ngài trở lại, Chúa sẽ đem Vương Quốc đến, tức là Vương Quốc mà họ nói đã bị tạm ngưng, và thiết lập Vương Quốc trên đất trong giai đoạn một ngàn năm, là thời đại Vương Quốc. Theo quan điểm này, thời đại hiện tại là thời đại Hội Thánh và thời đại sắp đến là thời đại Vương Quốc
Theo một ý nghĩa, hiểu như vậy về Vương Quốc cũng có một yếu tố lẽ thật. Nhưng hiểu như vậy không hoàn toàn chính xác. Thật ra, Chúa Jesus đã không tạm ngưng Vương Quốc. Trong sách Ma-thi-ơ, chúng tôi đã chỉ ra rằng ở phần cuối Ma-thi-ơ chương 13, việc người Do Thái khước từ Chúa Jesus đã đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, Chúa không tạm ngưng Vương Quốc vì trong Ma-thi-ơ  16, Ngài tiếp tục nói đến việc xây dựng Hội Thánh và cũng nói về các chìa khóa của Vương Quốc. Điều này cho thấy rõ và xác quyết rằng Vương Quốc đã không bị tạm ngưng.
Trong sách Công vụ, chúng ta có thêm những dấu chỉ cho thấy rằng Chúa đã không tạm ngưng Vương Quốc. Công Vụ 1:3 nói rằng đối với các sứ đồ, Chúa “lấy nhiều bằng cớ tự tỏ cho họ biết mình sống, trải bốn mươi ngày từng hiện ra với họ, phán bảo những điều về Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Ở đây, chúng ta thấy suốt bốn mươi ngày giữa sự phục sinh và thăng thiên. Trong Công Vụ 8:12, chúng ta được biết là Phi-líp “giảng tin lành về Vương Quốc Đức Chúa Trời” Trong Công Vụ 14:22, Phao-lô nói với tín đồ về việc bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời rằng: “cần phải trải qua nhiều hoạn nạn mới được vào Vương Quốc Đức Chúa Trời”, Công Vụ 19:8 cho chúng ta biết rằng Phao-lô “vào nhà hội, giảng cách dạn dĩ luôn ba tháng, biện luận và khuyên dỗ những điều về Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Từ Công Vụ 20:25, chúng ta thấy Phao-lô rao giảng Vương Quốc Đức Chúa Trời giữa vòng những người ở Ê-phê-sô. Hơn nữa, Công Vụ 28:23 và 31 nói rằng Phao-lô: “giảng giải…và làm chứng về Vương Quốc Đức Chúa Trời” và “rao giảng Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Qua những câu này, chúng ta thấy Phao-lô dạy dỗ và rao giảng những điều về Vương Quốc Đức Chúa Trời.
La-mã 14:17 nói về mối quan hệ giữa Vương Quốc Đức Chúa Trời và nếp sống Hội Thánh: “Vì Vương Quốc Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng lại sự công nghĩa, bình an, và vui vẻ trong Thánh Linh”. Câu này là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Hội Thánh trong thời đại Hội Thánh là Vương Quốc của Đức Chúa Trời vì văn cảnh ở đây nói về nếp sống Hội Thánh trong thời đại hiện tại
Trong chương này, Phao-lô viết về tiếp nhận những người yếu đuối hơn. Chúng ta không nên khước từ những người yếu đuối hơn về việc ăn uống vì Vương Quốc của Đức Chúa Trời không phải là vấn đề thức ăn hay thức uống. Trái lại, Vương Quốc của Đức Chúa Trời là sự công chính, bình an và vui mừng trong Thánh Linh. Dựa theo câu này, nếp sống Hội Thánh là thực hành Vương Quốc. Vì vậy, nếp sống Hội Thánh của Chúa là thực hành Vương Quốc của Đức Chúa Trời
 Trong sách 1Cô-rin-tô, Ga-la-ti và Ê-phê-sô, Phao-lô cũng nói về Vương Quốc của Đức Chúa Trời . Trong 1Cô-rin-tô 6:9 và 10, Phao-lô nêu tên những loại người nào đó không được thừa hưởng Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Trong Ga-la-ti 5:21, Phao-lô nói rằng những người thực hành công việc của xác thịt sẽ không thừa hưởng Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Trong Ê-phê-sô 5:5, một lần nữa Phao-lô nói về những người “không có cơ nghiệp gì trong Vương Quốc của Đấng Christ và của Đức Chúa Trời”. Văn cảnh của tất cả các câu này về Vương Quốc của Đức Chúa Trời là nếp sống Hội Thánh
Trong Khải Thị 1:9, Giăng làm chứng rằng ông và những thánh đồ khác đang ở trong Vương Quốc Đức Chúa Trời. “Tôi là Giăng, là anh của anh em, đồng phần với anh em về hoạn nạn, về Vương Quốc , và về nhẫn nại trong Jesus”. Làm thế nào Giăng ở trong Vương Quốc đã bị tạm ngưng? Sự kiện Giăng ở trong Vương Quốc một lần nữa chứng tỏ rằng Vương Quốc đã không bị tạm ngưng.
SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG
VÀ VƯƠNG QUỐC THẦN THƯỢNG
Trong chương thứ ba của Phúc Âm Giăng, chúng ta thấy rằng nếu không được tái sinh thì không thể vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng bởi nước và Linh mà sanh, thì không thể vào Vương Quốc Đức Chúa Trời được” (Gi 3:5). Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng tái sinh không để lên thiên Đàng; tái sinh là để chúng ta bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời. “Lên thiên đàng” sẽ là vấn đề trong tương lai, trong khi bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời là vấn đề hiện tại. Khi tin Chúa Jesus, chúng ta được tái sinh. Sự tái sinh của chúng ta là lối để vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời
Cách duy nhất để bước vào trong bất cứ vương quốc nào là được sinh vào trong vương quốc ấy. Chẳng hạn như một con vật bước vào vương quốc động vật bằng cách được vào vương quốc ấy. Nếu một con vật muốn bước vào vương quốc con người thì nó cần phải sinh ra bằng sự sống con người. Bởi các thí dụ này, chúng ta thấy sự sinh vào trong vương quốc nào đó. Chúng ta được sinh vào trong vương quốc con người. Trong cùng nguyên tắc, chúng ta được sinh lại, sinh bởi Đức Chúa Trời để ở trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời
Làm thế nào chúng ta vào trong vương quốc loài người, vương quốc con người? Chúng ta bước vào vương quốc này bởi được sinh ra là người. Qua sự sinh ra này, chúng ta nhận được sự sống con người và bây giờ bởi sự sống này, chúng ta biết được những điều về vương quốc con người. Tương tự như vậy; để bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta phải được sinh bởi Đức Chúa Trời. Để ở trong Vương Quốc  thần thượng, chúng ta phải có sự sống thần thượng. Chúng ta cần sự sống của Đức Chúa Trời để hiểu những điều trong Vương Quốc Đức Chúa Trời. Không có sự sống thần thượng, chúng ta không thể hiểu được Vương Quốc thần thượng
Vì đã được Đức Chúa Trời sinh ra và đã nhận lãnh sự sống của Đức Chúa Trời nên chúng ta ở trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa, chúng ta được tái sinh và bây giờ đang ở trong Vương Quốc thần thượng. Vì đã được tái sinh nên chúng ta ở trong Vương Quốc Đức Chúa Trời. Theo La-mã chương 14, do thực tập nếp sống Hội Thánh, chúng ta đang thực hành nếp sống Vương Quốc.
NẾP SỐNG VƯƠNG QUỐC

Chúng ta quen sử dụng từ “nếp sống Hội Thánh”. Chúng ta thường nói với người khác rằng chúng ta đang ở trong sống Hội Thánh. Tôi xin đề nghị từ nay về sau chúng ta không những nói rằng chúng ta đang ở trong nếp sống Hội Thánh mà cũng nói rằng chúng ta đang ở trong Vương Quốc. Đôi khi nói về nếp sống Vương Quốc thậm chí còn tốt hơn nói về nếp sống Hội Thánh. Nếu chúng ta dùng cụm từ “nếp sống Hội Thánh”, điều này có thể nhắc nhở chúng ta rằng ngày nay chúng ta đang ở trong nếp sống Vương Quốc. Ở trong nếp sống Hội Thánh là ở trong Vương Quốc vì Hội Thánh ngày nay là Vương Quốc và Vương Quốc là thực tại của nếp sống Hội Thánh.