Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 12


Kinh Thánh: Mác 3:22-35
CỘT TRÓI SA-TAN
VÀ CƯỚP NHÀ CỦA HẮN BỞI THÁNH LINH
Theo 3:21, “Những thân thuộc Ngài nghe vậy, bèn ra để bắt Ngài, vì họ nói: Ngài cuồng”. Lời phàn nàn này bày tỏ mối quan tâm thiên nhiên từ những người thân của Cứu Chúa – Nô Lệ đối với Ngài, và điều này đã mở đường cho các Kinh luật gia phỉ báng Ngài. Câu 22 chép: “Còn các Kinh luật gia từ Giê-ru-sa-lem xuống, thì nói rằng: Người bị Bê-ên-xê-bun ám, và rằng: Người nhờ chủ quỉ mà đuổi quỉ”. Đây là một lời phỉ báng được thốt ra bởi sự bày tỏ mối quan hệ tâm thiên nhiên trong câu 21.
Vì người thân của Chúa không hiểu Ngài nên họ nói Ngài cuồng. Lời nói này đã mở cửa cho những Kinh luật gia, những người chống đối, phỉ báng Chúa. Những Kinh luật gia có lẽ  đã nói: “Các ông xem kìa, thậm chí những người thân của ông ấy còn nói ông ấy cuồng. Các ông có biết tại sao ông ấy cuồng không? Ông ấy cuồng vì ông ấy bị quỉ ám, và con quỉ này là Bê-ên-xê-bun, Chúa các quỉ”. Cứu Chúa – Nô Lệ đuổi quỉ, là những làm công gian ác cho vương quốc tối tăm của Sa-tan, nhưng những người chống đối nói Ngài đã làm điều này bởi Chúa quỉ. Thật là một sự quỉ quyệt của kẻ ác, là kẻ xúi giục những người chống đối giác ác nói ra điều này. Họ là những người đồng công với hắn và thậm chí là một với hắn.

Bê-ên-xê-bun có nghĩa là Chúa của loài ruồi xanh, tên của một vị thần của người Éc-rôn (2Vua 1:2). Theo cách dùng khinh miệt, người Do Thái đổi nó ra thành Bê-ên-xê-bun, có nghĩa là Chúa của đống phân và được dùng cho kẻ cai trị các quỉ (Mát 12:24; Lu. 11:15, 18-19). Những Kinh luật gia nhạo báng Cứu Chúa – Nô Lệ bằng cách nói rằng Ngài đuổi quỉ nhờ kẻ cai trị các quỉ. Tên gọi cực kỳ phạm thượng này bày tỏ sự chống đối và khước từ mạnh mẽ nhất của họ.
Chắc chắn tên Bê-ên-xê-bun chỉ về Ma Quỉ. Ma Quỉ là chúa của loài ruồi xanh và chúa của đống phân. Các Kinh luật gia có lẽ đã không thể chọn được một từ liệu nào tệ hại hơn để phỉ báng Chúa Jesus. Họ nói rằng không những Ngài bị quỉ ám mà Ngài còn ở dưới Bê-ên-xê-bun, là kẻ cai trị các quỉ. Sự phỉ  báng này nghiêm trọng đến nỗi sau đó Chúa cho thấy rằng điều này không thể tha thứ được, đó là lời phạm thượng đến Thánh Linh (Mác 3:28-30)
Chúng ta cần nhớ rằng người thân của Chúa đã mở ra cho một lời phỉ báng như vậy vì họ nói rằng Ngài cuồng. Họ buộc tội Chúa là cuồng, và điều này tạo cơ hội cho những kinh luật gia phỉ báng Ngài. Có lẽ những Kinh luật gia đã nói: “Ông ấy chắc chắn cuồng vì đã bị quỉ Bê-ên-xê-bun ám”. Từ điều này chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên của người thân dành cho chúng ta có thể mở cửa cho Sa-tan bước vào.
Mác 3:23-25 chép: “Jesus bèn kêu họ đến, phán cùng họ bằng thí dụ rằng: Thể nào Sa-tan đuổi được Satan ư? Nếu nước nào tự chia xé, thì nước ấy không thể đứng nổi. Lại nếu nhà nào tự chia xé, thì nhà ấy cũng không thể đứng nổi”. Lời Chúa ở đây cho thấy Sa-tan không những có một ngôi nhà mà cũng là một vương quốc. Nhà hắn là nhà tội lỗi (1Gi.3:8,10) và vương quốc của hắn là vương quốc tối tăm ( Colo 1:13). Tội nhân vừa thuộc về nhà của Sa-tan vừa thuộc về vương quốc của hắn. Các quỉ thuộc về vương quốc của hắn và chiếm hữu con người cho vương quốc của hắn. Sa-tan là kẻ cai trị thế giớinày (Gi.12:31) và là kẻ cai trị quyền lực trên không trung (Êph 2:2). Hắn có uy quyền của hắn (Công.26:18) và các thiên sứ của hắn (Mat.25:41) là những thuộc cấp của hắn như những chấp chánh, những quyền lực và những kẻ cai trị cả thế giớimờ tối (Êph. 6:12). Vì vậy, Sa-tan có vương quốc, tức là uy quyền của sự tối tăm (Côl.1:13)
Chúng ta đã thấy rằng Sa-tan vừa có nhà có vương quốc. Vương quốc của Sa-tan nghịch lại Vương Quốc của Đức Chúa Trời và nhà của Sa-tan nghịch lại nhà Đức Chúa Trời
Trong Mac 3:26, Chúa chỉ ra rằng nếu “Sa-tan tự dấy nghịch mà chia xé ra, thì không thể đứng nổi được, song nó đến tận cùng rồi”. Sau đó Ngài tiếp tục với câu 27 “Chẳng ai có thể vào nhà dõng sĩ để cướp của, mà lại không trói dõng sĩ trước đã, rồi mới cướp nhà người được” “Của cải” ở đây là những tội nhân bị cầm giữ trong nhà của Sa-tan cho vương quốc của hắn. Cứu Chúa– Nô Lệ đã trói Sa-tan, là kẻ có sức mạnh, vào nhà của hắn cướp của cải để đem tội nhân vào nhà Đức Chúa Trời (Êph. 2:19) qua sự tái sinh vì Vương Quốc của Đức Chúa Trời (Gi. 3:5). Trong khi Cứu Chúa – Nô Lệ đang phục vụ Phúc Âm thì Ngài đang cột trói kẻ có sức mạnh là Sa-tan. Sự phục vụ Phúc Âm là một chiến trận phá hủy Sa-tan và vương quốc tối tăm của hắn.
Lời Chúa trong câu 27 cho thấy khi Ngài rao giảng Phúc Âm, Ngài đang cột trói kẻ có sức mạnh này để hủy diệt vương quốc của hắn bằng cách cướp nhà của hắn. Nói cách khác việc rao giảng của Chúa là tước đoạt của cải của Sa-tan. Sa-tan đã bắt tất cả tội nhân và nhốt họ vào nhà hắn, tức là nhà tù. Vì vậy, tất cả tội nhân đã trở nên phu tù của Sa-tan. Nhưng Chúa Jesus, Đấng có quyền năng của Linh, đã đến rao giảng Phúc Âm. Ngài đã đến cướp nhà của Sa-tan và giải phóng phu tù của hắn.
Nếu không có lời của Chúa ghi lại trong câu 27, chúng ta sẽ không biết rằng khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta nên cướp nhà của Sa-tan. Chúng ta có thể nghĩ rằng rao giảng Phúc Âm chỉ là vấn đề chinh phục hồn người, vấn đề cứu tội nhân hư mất. Tuy nhiên, Chúa có một quan niệm khác về việc rao giảng Phúc Âm. Quan niệm của Ngài là: rao giảng Phúc Âm cứu tội nhân là cướp nhà Sa-tan để giải phóng phu tù của hắn. Chắc chắn rằng việc cướp này phá hủy vương quốc của Sa-tan
Lời trong 3:27 tương ứng với lời Chúa phán với Phao-lô trong Công vụ 26:18: “Để mở mắt họ và xoay họ từ sự tối tăm sang sự sáng, và từ uy quyền của Sa-tan đến Đức Chúa Trời”. Khi Phao-lô được Đức Chúa Trời kêu gọi để rao giảng Phúc Âm, ông được bảo là phải xoay họ từ tối tăm sang sự sáng và từ uy quyền của Sa-tan đến Đức Chúa Trời. Uy quyền của Sa-tan đơn giản vương quốc của Sa-Tan. Ngày nay, khi rao giảng Phúc Âm cho tội nhân, chúng ta cũng nên xoay họ, là những phu tù của Sa-tan, khỏi uy quyền của sự tối tăm đến Đức Chúa Trời và Vương Quốc Ngài.
Trong Mác 3 :28 và 29, Chúa tiếp tục phán với những Kinh luật gia rằng : «Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mọi tội lỗi đều sẽ được tha cho con cái loài người, và phàm lời lộng ngôn nào họ nói ra cũng vậy, song ai lộng ngôn với Thánh Linh thì đến mãi mãi chẳng được tha, nhưng mắc tội đời đời » Lời của Chúa ở đây liên quan đến Thánh Linh, ngụ ý rằng sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ là bởi Thánh Linh, nhất là việc đuổi quỉ để hủy diệt vương quốc tối tăm của Sa-tan. Chúa đã được Linh xức dầu và Ngài liên tục được linh dẫn dắt trong chuyển động của Ngài (Lu.4 :18,1 ; Mác 1 :12)
Khi rao giảng Phúc Âm, Chúa đang hủy diệt vương quốc Sa-tan bởi quyền năng của Thánh Linh. Vào lúc chịu báp-têm, Ngài đã từ chối chính mình, để chính Ngài được chôn trong nước sự chết. Chúa đã không làm bất cứ điều gì bằng quyền năng, sức mạnh, năng lực của riêng Ngài. Trái lại, Ngài đã làm mọi sự bởi Thánh Linh. Cụ thể là bởi Thánh Linh, Ngài đã rao giảng Phúc Âm để cướp nhà của Sa-tan và hủy diệt vương quốc của hắn
Ma-thi-ơ 12 :28 cho thấy đang khi Chúa Jesus hủy phá vương quốc của Sa-tan bằng cách rao giảng Phúc Âm thì Ngài đem Vương Quốc của Đức Chúa Trời đến. « Nhưng nếu Ta nhờ Linh Đức Chúa Trời àm đuổi quỷ thì nước Đức Chúa Trời đã đến trên các ngươi rồi ». Linh của Đức Chúa Trời là quyền năng của Vương Quốc Đức Chúa Trời. Linh của Đức Chúa Trời đang thực hiện quyền năng ở đâu thì ở đó có Vương Quốc của Đức Chúa Trời, và không có chỗ cho các quỉ.
Hành động phụ cho sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa-Nô Lệ được mô tả trong Mác 3 :22-30 tuyệt diệu biết bao ! Từ những gì được mô tả ở đây, chúng ta biết rằng khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta cần cầu nguyện tiếp xúc Đức Chúa Trời là nguồn để có thể nhận thêm Thánh Linh và được Thánh Linh ban năng lực. Sau đó khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta sẽ cướp nhà của Sa-tan và phá hủy vương quốc của hắn. Đây là một vấn đề lớn và rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần nhìn thấy.
Sự phục vụ Phúc Âm không những là vấn đề rao giảng mà cũng liên quan đến việc chiến đấu và tước đoạt. Tội nhân là « ủa cải » bị Sa-tan bắt giữ trong đồn lũy là nhà hắn. Vì  Vậy, không chỉ những người chưa tin cần được thuyết phục và bắt phục mà nhà của Sa-tan cũng cần phải bị cướp để những người chưa tin này có thể được giải phóng khỏi cảnh phu tù. Để giải phóng những ai bị Sa-tan bắt giữ trong ngục tù của hắn, chúng ta cần quyền năng và uy quyền. Thánh Linh là uy quyền và quyền năng của chúng ta. Từ hành động phụ của Chúa ở đây chúng ta nhận ra rằng cần có Thánh Linh ban quyền năng để rao giảng Phúc Âm.
Trong 3 :28 và 29, Chúa nói rằng tất cả các tội phạm và lời phỉ báng sẽ được tha thứ cho con người. Nhưng nếu ai phạm thượng đến Thánh Linh thì « đến mãi mãi chẳng được tha, nhưng mắc tội đời đời », là tội sẽ mãi mãi không được tha thứ. Phạm thượng đến Thánh Linh khác với việc xúc phạm Linh (Hê.10 :29). Xúc phạm Linh là cố ý không vâng lời Ngài. Nhiều tín đồ làm điều này. Nếu xưng tội, họ sẽ được tha thứ và được huyết Chúa tẩy sạch (1 Gi 1: 7,9). Nhưng phạm thượng đến Thánh Linh là vu khống Ngài như những Kinh luật gia đã làm trong Mác 3 :22. Chính bởi Thánh Linh mà Chúa đã đuổi quỉ. Nhưng những Kinh luật gia thấy điều này và nói rằng Ngài bởi Bê-ên-xê-bun, chúa quỉ mà đuổi quỉ. Đó là phạm thượng đến Thánh Linh.
Trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, Cha hoạch địch kế hoạch cứu chuộc (Eph 1 :5,9), Con hoàn thành sự cứu chuộc theo kế hoạch của Cha (1 Phi 2 :24 ; Ga 1 :4) và Linh đến với tội nhân để áp dụng sự cứu chuộc mà Con đã hoàn tất (1 Cô 6 :11; 1 Phi 1 :2). Nếu một tội nhân phạm thượng với Con như Sau-lơ người Tạt-sơ đã phạm thì Linh vẫn còn nền tảng để hành động trên ông và làm cho ông ăn năn và tin Con để được tha thứ (xem 1 tỉ 1 :13-16). Nhưng đến một tội nhân phạm thượng về Linh thì Linh không còn nền tảng nào để hành động trên người ấy và sẽ không còn gì làm cho người ấy ăn năn và tin. Vì vậy, một người như thế không thể nào được tha thứ. Điều này không những lô-gic, hợp lý mà còn hợp với nguyên tắc quản trị của Đức Chúa Trời như được lời Chúa khải thị ở đây
KHÔNG SỐNG TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ SỐNG THIÊN NHIÊN NHƯNG SỐNG TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ SỐNG THUỘC LINH
Trong 3:31-35, chúng ta thấy hành động phụ thứ năm cho sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ; không sống trong môi quan hệ của sự sống thiên nhiên nhưng trong mối quan hệ của sự sống thuộc linh. Mác 3:31 và 32 chép: “Bấy giờ mẹ và anh em Ngài đến, đứng ở ngoài, sai kêu Ngài. Quần chúng ngồi xung quanh Ngài, nói với Ngài rằng: “Kìa mẹ và anh em thấy ở ngoài, đương tìm thầy kia”. Sau sự phạm thượng của những người chống đối bị Sa-tan xúi giục, những người thân của Cứu Chúa – Nô Lệ lại đến gây rối Ngài bởi sự quan tâm thiên nhiên của họ dành cho Ngài. Chắc chắn điều này cũng bị kẻ thù gian ác xúi giục.
Theo các câu 33 đến 35, Chúa phán: “Ai là mẹ ta và anh em ta? Rồi Ngài nhìn quanh những người ngồi bốn phía Ngài mà phán rằng: Này là mẹ ta và anh em ta! vì hễ ai làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy” Lời của Chúa ở đây cho thấy việc Ngài từ khước mối quan tâm thiên nhiên của người thân. Để đánh bại các mưu kế của kẻ ác và hoàn thành sự phục vụ Phúc Âm, Ngài không muốn sống trong mối quan hệ của sự sống thiên nhiên. Điều này bày tỏ sự tuyệt đối của Ngài cho Đức Chúa Trời trong nhân tính Ngài.
Nhìn vào những người ngồi quanh Ngài, Chúa tuyên bố: “Này là mẹ ta và anh em ta!” Sau đó Ngài tiếp tục nói rằng hễ ai làm theo ý chí Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em và mẹ của Ngài. Ở đây, chúng ta thấy mối liên hệ của Chúa với những người theo Ngài thì không ở trong xác thịt nhưng ở trong linh. Bất cứ ai làm theo ý muốn của Cha Ngài là anh em Ngài để giúp đỡ, chị em Ngài để cảm thông và mẹ Ngài để yêu thương cách trìu mến.
Qua sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ, Ngài đã làm cho tội nhân đã tin trở thành người thân thuộc linh của Ngài, tức những người trở thành nhiều em của Ngài (La 8:29; Hê 2:11) trong nhà Đức Chúa Trời (Hê 3:5) và nhiều chi thể của Ngài để xây dựng Thân Thể huyền nhiệm của Ngài (Eph 5:30; 1 Cô 12:12) để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời
Ngày nay, Giáo hội Công giáo La-mã xem Ma-ri là mẹ của Đức Chúa Trời. Nhưng ở đây, Chúa Jesus từ chối mối liên hệ thiên nhiên với mẹ mình và nói rằng ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời là mẹ Ngài.  Hơn nữa, cũng không thể là tự phụ nếu tất cả chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng chúng ta là anh em của Chúa.
Trong 3:31-35, chúng ta thấy Cứu Chúa– Nô Lệ không sống trong mối quan hệ của sự sống thiên nhiên. Thay vào đó, mối quan hệ của Ngài với các môn đồ là mối quan hệ thuộc linh. Từ hành động phụ này chúng ta thấy rằng để có quyền năng trong chức vụ của Đức Chúa Trời, chúng ta cần từ chối những mối quan hệ thiên nhiên. Vướng mắc lớn nhất đối với chức vụ của Đức Chúa Trời là mối quan hệ thiên nhiên với cha mẹ, chồng vợ, con cái và họ hàng. Bởi từ chối mối quan hệ thiên nhiên, Chúa Jesus đã tránh mọi vướng víu này.
Trong năm hành động phụ cho sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa– Nô Lệ, chúng ta thấy không có chỗ quan niệm thiên nhiên, hiểu biết thiên nhiên hoặc quan hệ thiên nhiên. Trong các hành động phụ này, mọi sự đều thuộc linh, thánh khiết và thần thượng, hoàn toàn ngược lại với quan niệm con người. Ngày nay, nếu muốn theo Chúa để có các hành động phụ này, chúng ta không nên nhường chỗ cho quan niệm hay những mối quan hệ thiên nhiên. Để theo Chúa trong những vấn đề này, mọi sự phải thuộc thiên nhiên. Để theo Chúa trong những vấn đề này, mọi sự phải thuộc linh, thần thượng, thánh khiết và theo Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng ta sẽ có chỗ đứng và mạnh dạn thực hiện công tác của Đức Chúa Trời.
Tôi hy vọng tất cả chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, sẽ được giúp đỡ và được ấn tượng về những hành động phụ này đối với sự phục vụ Phúc Âm của Chúa. Đặc biệt, chúng ta cần phải được ấn tượng là không bao giờ xem chức vụ của Chúa và sự chuyển động của Chúa theo cách thiên nhiên.

Tất cả các sự kiện được ghi lại trong Phúc Âm Mác diễn ra dưới sự tể trị của Chúa. Trước nhất trong 1:14-45, chúng ta có năm vấn đề tạo nên nội dung của sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ. Sau đó trong 2:1-3:6, chúng ta có năm sự kiện cho thấy các phương cách thực hiện sự phục vụ Phúc Âm. Như đã thấy, chúng ta cũng có năm hành động phụ trong 3:7-35. Năm trường hợp, và năm hành động này đã xảy ra theo sự tể trị của Đức Chúa Trời theo một trình tự tuyệt vời. Nếu thấy những vấn đề này, chúng ta sẽ biết cách thi hành chức vụ của Đức Chúa Trời. Nếu thấy nội dung, phương cách và hành động, chúng ta sẽ biết sự phục vụ Phúc Âm của Chúa là gì, chúng ta sẽ biết cách thi hành chức vụ này, và chúng ta sẽ biết cách để có nền tảng, vị trí để thực hiện công tác của Đức Chúa Trời.