Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH --17


PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĂN NĂN? 
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh Thánh từng gây nhiều tranh luận và đã khiến cho nhiều tín hữu bối rối là vấn đề sau đây. Chúng ta đọc thấy trong Ma-la-chi 3:6 “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” và trong Gia-cơ 1:17 thì “mọi ân điển tốt lành cùng mọi sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào”.
Còn trong I Samu-ên 15:29 chúng ta lại đọc thấy “Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn”.

Tuy nhiên, còn mâu thuẫn rõ ràng hơn với mấy câu này, chúng ta đọc thấy trong Giô-suê 3:10 “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự hoạ mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó”. Thêm vào đóSáng 6:6 cũng chép “thì (Đức Giê-hô-va) tự trách (ăn năn) đã dựng nên loài người trên mặt đất và buồn rầu trong lòng”. Ở đây không những chép “Đức Giê-hô-va tự trách (ăn năn)” mà còn nói Ngài “buồn rầu trong lòng” nữa. Vậy đây có vẻ là một mâu thuẫn rõ ràng. Phải giải thích như thế nào đây?
Lời giải thích là như thế này những gì mà loạt câu thứ nhất dạy là tuyệt đối đúng; Đức Chúa Trời là Đấng bất biến tuyệt đối. Ngài vốn là Đấng “hôm qua ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hê-bơ-rơ 13:8). Nhưng điều mà những khúc sách thứ hai chép cũng đúng nữa, vì nếu Đức Chúa Trời vốn vẫn giữ nguyên cá tính của Ngài - nghĩa là tuyệt đối bất biến, vô cùng oán ghét tội lỗi, và chủ đích của Ngài là luôn luôn thăm phạt tội lỗi - thì nếu có một thành phố hay người nào thay đổi thái độ của mình đối với tội lỗi, Đức Chúa Trời nhất thiết cũng thay đổi thái độ của Ngài đối với thành phố hay con người đó.
Nếu Đức Chúa Trời vốn cứ y nguyên, nếu thái độ của Ngài đối với tội lỗi và sự công chính là bất biến, thì cách đối xử của Ngài với con người ta phải thay đổi khi họ biết xây bỏ tội lỗi để ăn năn. Cá tính của Ngài vốn chỉ là một, nhưng cách đối xử của Ngài với loài người sẽ thay đổi khi họ thay đổi, chuyển từ địa vị bị Ngài thù ghét, do lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với tội lỗi, sang địa vị làm đẹp lòng tình yêu bất biến sự công chính của Ngài.
Chúng ta có thể minh hoạ cho việc này bằng vị trí của một nhà ga tàu hoả, vốn chỉ đứng nguyên một chỗ, so với con tàu hoả vẫn di chuyển trên các đường ray trước ngôi nhà ga ấy. Khi con tàu bắt đầu di chuyển, thì nó nằm tại hướng đông của nhà ga, nhưng khi nó chạy về hướng tây của nhà ga. Phương pháp duy nhất, để nhà ga có thể đứng nguyên một chỗ đối với con tàu đang di chuyển, là phải chuyển theo con tàu khi con tàu di chuyển. Thế nhưng nếu vị trí của nhà ga là bất biến, thì hướng của nó đối với con tàu phải thay đổi khi con tàu di chuyển.
Thái độ của Đức Chúa Trời đối với loài người cũng thế. Nếu Đức Chúa Trời vốn bất biến về cá tính chủ đích và lập trường, thì khi con người chuyển từ địa vị tội lỗi sang địa vị cùng chính thái độ của Ngài đối với con người ấy cũng phải thay đổi. Chính sự kiện Đức Chúa Trời không ăn năn (tự trách, đổi ý), mà luôn luôn luôn có cùng một thái độ đối với tội lỗi, khiến Ngài nhất thiết phải ăn năn (đổi ý) trong cách cư xử của mình (thay đổi trong cách cư xử với loài người) khi họ xây bỏ tội lỗi để quay về với sự công chính.
Về vấn đề Đức Giê-hô-va ăn năn vì đã dựng nên loài người trên đất, và việc điều đó đã khiến Ngài buồn lòng, thì cũng là điều cần thiết do thái độ bất biến của Ngài đối với tội lỗi. Nếu Đức Chúa Trời không ăn năn (đổi ý hay thay đổi thái độ đối với tội lỗi), nếu sự gian ác của loài người cứ ngày càng tăng, thì sự không ăn năn, lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với tội lỗi nhất thiết phải đòi hỏi rằng con người mà Ngài đã tạo dựng, đã sa vào tội lỗi nghiêm trọng và đáng ghê tởm đối với Ngài như thế, phải trở thành đối tượng để Ngài hết sức buồn phiền và Ngài phải từ bỏ những cách đối xử sáng tạo của Ngài để chuyển sang những cách đối phó phá hoại của Ngài đối với họ.
Làm như thế là cần thiết đối với tội lỗi của loài người. Một Đức Chúa Trời thánh khiết bất biến phải tiêu diệt con người đã sa vào tội lỗi, vô phương cứu vãn. Điều kiện duy nhất để Ngài có thể dung thứ cho người ấy, là chính Ngài phải thay đổi từ một Đức Chúa Trời có cá tính thánh khiết lúc tao dựng con người, để trở thành một Đức Chúa Trời không thánh khiết. Thế là một lần nữa, chúng ta thấy dường như có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là chẳng có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là chẳng có mâu thuẫn gì cả, mà có sự hoàn toàn nhất trí do sự kiện và tư tưởng giữa hai khúc sách có vẻ như mâu thuẫn nhau ở các từ ngữ ở cách nói.