TRONG NẾP
SỐNG HỘI THÁNH
Trong
chương hai của Ruth, chúng ta được giới thiệu về Boaz, một người kì diệu. Như
chúng ta đã thấy, tên Boaz có nghĩa là “trong người ấy có sức lực”. Hơn nữa, Boaz
là một người rất giàu có. Cả tên gọi lẫn sự giàu có của ông đều chỉ tỏ rằng
Boaz, một hình bóng về Christ, rất phong phú và mạnh mẽ đối với những người
biết Ngài là Chúa của họ. Ngài là Đấng Toàn Túc. Sự phong phú của Ngài không dò
lường được, và Ngài có thể đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta, miễn là chúng ta
tự gắn bó với Ngài. Đức Chúa Trời trở nên sức lực cho mọi người tập trung vào
Christ.
Điều
này có nghĩa là những ai tin cậy Christ đều được giữ khỏi những khó khăn hoặc
sẽ chịu khổ ít hơn người khác phải không? Không, điều đó không có nghĩa như
vậy. Tuy nhiên, những người biết Christ là Boaz của họ, kinh nghiệm được việc
chống đỡ và đem qua mọi loại tình huống khó khăn. Dường như những người kinh
nghiệm những gian khổ như vậy phải đầu hàng và từ bỏ, nhưng họ không thể, vì
bên trong họ có một sức lực kín giấu đem họ tiến tới mục đích của Đức Chúa
Trời.
Boaz
cũng là tên của một trong hai cột trụ trong đền thờ được Salomon xây dựng (1
Vua 7: 21).( Kinh thánh VN dịch là “Bô ách”, đúng ra là “Bô ô” Những người được
Christ đem đi trong sức lực của Ngài nhận thấy chính mình được xây dựng vào
trong nơi cư trú của Ngài khi Ngài làm vững mạnh họ bằng đại năng qua Linh Ngài
trong người bên trong của họ (Eph 3: 16). Ngài xây dựng hội thánh Ngài bằng
cách phân phát chính Ngài như Đấng toàn túc vào bên trong những người được chọn
của Ngài.
Khi
Ruth tìm cách chăm sóc cho Naomi và chính nàng, nàng “tình cờ” mót lúa trong
cánh đồng của Boaz (Ruth 2: 3). Mọi tín đồ cần tìm thấy cánh đồng này. Chúng ta
không nên là những người lang thang, đi từ nơi này đến nơi khác. Nếu muốn tăng
trưởng tốt, anh em phải ở lại trong cánh đồng này. Chúa trong sự tể trị của
Ngài đã sắp xếp để Ruth tình cờ đến cánh đồng của Boaz. Sau khi nàng đến đó,
chính Boaz đã truyền lệnh cho nàng thêm rằng: “Đừng đi mót lúa trong cánh đồng
khác” (câu 8). Sau đó, người mẹ thuộc linh của nàng, Naomi, cũng khuyên nàng
đừng đến bất cứ cánh đồng nào khác (câu 22).
LAO TÁC VÀ
TĂNG TRƯỞNG
TRONG CÁNH
ĐỒNG LÀ NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Nếp
sống hội thánh thật là một cánh đồng kì diệu! Những người mạnh mẽ hơn có thể
thu hoạch lúa, và những người yếu đuối hơn có thể mót phần mà những thợ gặt để
lại cho họ. Về Ruth, Boaz bảo những thợ gặt của ông: “hãy để nàng mót giữa vòng
những bó lúa, đừng khiển trách nàng. Cũng hãy chủ định để lúa từ các bó rơi
xuống cho nàng; hãy để lại hầu cho nàng có thể mót và đừng quở trách nàng”
(Ruth 2: 15-16). Khi còn trẻ, tôi không biết cách sản sinh bất cứ điều gì,
nhưng tôi biết cách bước theo những người lớn hơn. Tôi vui hưởng nhiều “phần
sót lại”. Cuối cùng, tôi tăng trưởng, được trang bị và trưởng thành trong sự
vận hành của mình, cho đến khi tôi trở nên một người lao tác có khả năng sản
sinh một điều gì đó cho người khác vui hưởng.
Nếp sống hội thánh là nơi dành cho tất cả
chúng ta. Luôn luôn có phước hạnh để vui hưởng trong cánh đồng này. Theo ngôn
ngữ ngày nay, cánh đồng của Boaz là sự biểu hiện của Thân Thể Christ tại nơi
chúng ta sống. Ngợi khen Chúa! Hễ nơi nào chúng ta sống, nơi đó có cánh đồng mà
chúng ta có thể lao tác. Nếu yếu đuối hơn, chúng ta có thể tiếp nhận một điều
gì đó từ người khác trong cánh đồng này. Nếu mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể lao
tác ở đó để người khác có một điều gì đó để ăn. Hễ được sinh lại và có ao ước
về chính Chúa, chúng ta có thể được thỏa mãn ở đây, vì cánh đồng này sản sinh
lúa mạch và lúa mì (Ruth 2: 23).
Ý NGHĨA CỦA
MÙA GẶT LÚA MẠCH
Ruth
và Naomi trở về vào thời điểm là mùa gặt lúa mạch (Ruth 1: 22). Lúa mạch trong
Kinh Thánh biểu thị sự phục sinh. Nếp sống hội thánh là một nếp sống trong sự
phục sinh. Điều này nghĩa là khi dường như không có cách nào tiến lên, chúng ta
vẫn có thể chỗi dậy và tiến lên. Ngợi khen Chúa vì có một cánh đồng tại đó
chúng ta có thể tự do lao tác, và hạt lúa đầu tiên chúng ta gặt được trong cánh
đồng này là lúa mạch.
Chỉ
trong cánh đồng của Chúa mới có cách cho mọi người được chúc phước và tăng
trưởng. Đây là sự biểu hiện thật của Thân Thể Christ. Kinh nghiệm về việc sống
gần gũi nhau đem chúng ta vào trong sự phục sinh. Nếu đây là một cánh đồng
khác, chúng ta có thể đơn giản lìa khỏi nơi này khi bị một ai đó xúc phạm. Đôi
khi, chúng ta có thể cảm thấy rằng một người đồng lao tác thật quá sức chịu
đựng, nhưng chúng ta nhận thức rằng không có nơi nào khác để đi. Bởi việc ở lại
trong cánh đồng này, chúng ta kinh nghiệm sự phục sinh.
Trong
cánh đồng này, chúng ta thường cảm thấy Boaz của chúng ta thật quá sức chịu
đựng, những người trẻ của Ngài thật quá sức chịu đựng, và thật ra mọi sự đều
quá sức chịu đựng. Nhưng chúng ta vẫn sống sót, vì đây là cánh đồng nơi sự phục
sinh được tìm thấy. Đôi khi tôi nhìn thấy các anh em bàn cãi và tranh luận,
nhưng họ tiếp tục yêu thương nhau và bao phủ các sự yếu đuối của nhau. Điều gì
làm cho nếp sống hội thánh quí báu như vậy? Nếp sống hội thánh có Chúa, nếp
sống hội thánh có nhiều được ủy thác để phục vụ với nhau, và môi trường này dẫn
đến kinh nghiệm sự phục sinh.
SỰ CHĂM SÓC
HỖ TƯƠNG TRONG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Ruth
rất được phước. Đức Chúa Trời của Naomi đã trở nên Đức Chúa Trời của nàng (Ruth
1: 6), bây giờ một điều gì đó thuộc linh được truyền vào Ruth qua gương mẫu của
Naomi. Nàng đến Bethlehem
vào đúng mùa gặt lúa mạch và tình cờ mót lúa trong cánh đồng của Boaz, là nơi
có nguồn cung ứng dư dật. Ở đó, nàng tìm thấy nhiều bạn đồng hành trông coi
nàng. Họ dường như biết mọi được về nàng và tường thuật lại với Boaz nàng đã
lao tác chuyên cần thể nào giữa vòng họ.
Nhiều
đầy tớ của Boaz lao tác với nhau, mỗi người đều thực hiện một chức năng hữu
dụng theo cách phối hợp. Là các chi thể của Thân Thể Christ, chúng ta hữu dụng
đối với Chúa, và chúng ta là phước hạnh cho Thân Thể. Chúng ta không nên chỉ
được dẫn dắt; chúng ta cũng phải dẫn dắt. Chúng ta đừng chỉ đợi người khác cung
phụng; chúng ta cũng phải cung phụng. Chúng ta đừng chờ đợi ai đó ban nước cho
chúng ta; chúng ta phải học tập làm dịu cơn khát của người khác. Chúng ta phải
vận dụng và cung phụng trong cánh đồng của mình giống như các công nhân của
Boaz. Thay vì chờ đợi ai đó cung phụng cho chúng ta vui hưởng, chúng ta phải
học tập lao tác vì người khác, cung phụng cho nhu cầu của họ theo dung lượng
của chúng ta.
Khi
chúng ta cảm thấy rằng nếp sống hội thánh có một sự thiếu hụt thì nan đề không
phải ở nơi những người khác mà ở nơi sự thiếu hụt lao tác của chính chúng ta.
Chúng ta biếng nhác chờ đợi được tưới nước, nuôi dưỡng và làm tươi mới lại
trong khi chính chúng ta lẽ ra phải lao tác với mọi người ở xung quanh chúng ta
trong cánh đồng này. Trong cánh đồng của Boaz, một số người cắt lúa mạch, một
số cột thành bó, một số nấu ăn và phục vụ thức ăn, và một số phối hợp và trông
nom người khác. Mỗi công nhân đều đóng góp vào bức chân dung đẹp đẽ này về nếp
sống hội thánh. Còn anh em thì sao – anh em có lao tác trong cánh đồng này theo
khả năng và dung lượng của mình không? Anh em đang chăm sóc ai?
Ruth
là một người mới bắt đầu ở trong nếp sống hội thánh, nhưng từ ngày đầu tiên,
nàng đã bắt đầu để vận dụng hết mức có thể. Nàng không biết cách cắt và cột
thành bó như người khác, nhưng ít nhất nàng có thể mót lúa. Nàng có thể cung
ứng cho Naomi và chính nàng. Nàng không chờ đợi được nuôi dưỡng; nàng đang làm
việc để nuôi dưỡng. Nàng cần được chăm sóc nhưng nàng cũng chăm sóc người khác.
Nàng được ai đó phục vụ và chính nàng cũng phục vụ. Đây là nếp sống hội thánh.
Vì
vậy Ruth có Boaz (Christ) như một người bà con gần gũi, và nàng cũng cảm thấy
cánh đồng của ông (nếp sống hội thánh). Trong cánh đồng này, nàng tìm thấy lúa
mạch (sự phục sinh) và nhiều người đồng công khác (các anh chị em). Không ai ăn
không ngồi rồi. Không ai trốn việc. Mọi người đều cùng nhau tác nhiệm bằng cách
tiếp nhận nguồn cung ứng và cung phụng cho người khác. Thật là một nếp sống hội
thánh tốt đẹp!
ĐỨC CHÚA
TRỜI SẮP XẾP MỌI SỰ CÁCH CÓ TỂ TRỊ
CHO SỰ TĂNG
TRƯỞNG TRONG SỰ SỐNG
Chồng
của Naomi có một người thân giàu có tên Boaz (Ruth 2: 1). Ruth tình cờ mót lúa
trong cánh đồng của người này. Qua sự việc dường như tình cờ này, nàng nhận
thức rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát. Trong vũ trụ này chỉ có một người cai
quản, và đó là Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta, không có gì gọi là may mắn hay
xui xẻo; chính bàn tay của Đức Chúa Trời quyết định mọi điều. Đức Chúa Trời sắp
xếp mọi sự để chúng ta có thể dự phần vào các phước hạnh thần thượng.
Nhiều
lần, một sự việc dường như nhỏ nhặt có thể thay đổi cuộc đời chúng ta. Khi
chúng ta tin Chúa, nhiều điều như vậy bắt đầu xảy đến với chúng ta do hành động
cai trị của Chúa trong môi trường của chúng ta. Chúa sắp xếp mọi sự vì lợi ích
của chúng ta. Chúng ta không nên nói: “Tôi có một ông chủ (hoặc giáo viên hay
giáo sư) thật tệ!”. Mọi chi tiết trong cuộc đời chúng ta đều được Đức Chúa Trời
định liệu để chúng ta nhận biết Chúa và có được Ngài. Nếu không biết cách đánh
giá cao được Chúa đã thực hiện, chúng ta không thể bước vào điều Chúa đã chuẩn
bị vì ích lợi chúng ta cách đầy đủ. Nếu chúng ta đánh giá cao sự sắp xếp của
Chúa, những điều trong kinh nghiệm của chúng ta sẽ trở nên các bước tiến của
cuộc đời chúng ta. Nếu không có sự nhận thức này, chúng ta sẽ chỉ trải qua
những điều này mà không có được nhiều ích lợi từ chúng.
Sự
sắp xếp của Chúa trong môi trường của chúng ta phải đem chúng ta qua nhiều bước
tiến của cuộc đời. Thí dụ, khi chúng ta bước vào trường tiểu học, đó là một
bước của cuộc đời. Khi chúng ta tốt nghiệp cấp hai và vào cấp ba, đó là một
bước khác của cuộc đời. Khi chúng ta bắt đầu công việc đầu tiên, đó là một bước
khác nữa của cuộc đời. Cùng một nguyên tắc này cũng được áp dụng cho nếp sống
thuộc linh của chúng ta. Chúng ta đang trải qua hết giai đoạn này đến giai đoạn
khác của sự tăng trưởng thuộc linh. Tôi cầu nguyện để qua những lời này anh em
không chỉ tiếp nhận một sự dạy dỗ hay tri thức. Tôi hi vọng anh em có thể nói:
“Tôi đã có được một điều gì đó thêm nữa của Chúa. Tôi đã được đem vào một lĩnh
vực kinh nghiệm khác với Christ”.
Một
khi chúng ta bắt đầu bước theo Chúa, điều đầu tiên chúng ta phải nhận biết là
sự sắp xếp thần thượng của Chúa cho mọi điều trong cuộc sống chúng ta. Khi đó
chúng ta sẽ nói: “Chúa ơi, cuộc đời tôi ở trong tay Ngài. Trong mọi sự, Ngài là
Đấng kiểm soát”.
SỰ TƯƠNG
GIAO DỊU NGỌT TRONG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Khi Boaz đến cánh đồng của mình, ông chào các công nhân của mình bằng
cách nói: “Chúa ở với các anh chị” và công nhân của ông đáp lại bằng cách nói:
“Chúa chúc phước ông” (Ruth 2: 4). Nếp sống hội thánh này thật dịu ngọt biết
bao! Rất nhiều người đang lao tác trong cánh đồng này, nhưng họ làm điều đó
trong một bầu không khí như vậy. Sự tập trung duy nhất của họ là Chúa. Thật tốt
nếu chúng ta luôn luôn chào nhau theo cách này! Những người ở dưới bàn tay tể
trị của Chúa, những người đã kinh nghiệm sự xử lý thành tín của Ngài khi họ tin
cậy Ngài, có thể tương giao với nhau theo cách này. Đây là đặc điểm nổi bật của
nếp sống hội thánh. “Chúa ở với các anh chị … Chúa chúc phước anh”. Chúng ta
phải có Chúa.
ĐƯỢC NÓI TỐT
Boaz
hỏi thăm người đốc công về Ruth. Nàng đã có thể tự giới thiệu mình với người
giám sát này và giải bày tình trạng của mình cho người ấy. Người ấy thay mặt
nàng làm chứng với Boaz rằng nàng đã liên tục lao tác giữa vòng các công nhân
từ sáng. Nàng là một công nhân chăm chỉ. Nàng chỉ nghỉ ngơi khi cần thiết. Nguyện
tất cả chúng ta nhận lấy mỹ đức này, dâng mình cho sự ủy thác thần thượng cách
không mệt mỏi cho đến ngày chúng ta khai trình với Chúa (Romans 14: 12).
BOAZ BẢO ĐẢM
VÀ KHÍCH LỆ RUTH
Tại điểm này, Ruth kinh nghiệm mối quan tâm và an ủi của chính Boaz. Ông
nói với nàng: “Con gái ta, con sẽ nghe lời ta nói phải không? Đừng đi mót lúa
trong cánh đồng khác, cũng đừng đi khỏi đây, nhưng hãy ở gần những người nữ trẻ
tuổi của ta” (Ruth 2: 8). Cánh đồng của chúng ta là nếp sống hội thánh. Chúng
ta phải vui hưởng nếp sống hội thánh là nơi Chúa đặt để chúng ta cách có tể
trị. Giống như Ruth được hướng dẫn ở gần những người nữ trẻ tuổi, chúng ta cũng
cần các bạn đồng hành; chúng ta không nên là các Cơ Đốc nhân cô độc. Boaz tiếp
tục: “Hãy để mắt đến cánh đồng mà họ gặt, và đi theo họ” (câu 9). Chúng ta phải
thức canh để xem việc gặt đang diễn ra ở đâu để chúng ta có thể nhận lấy thức
ăn khi có sẵn. Chúng ta phải luôn luôn nhìn xem Christ và những người tiên
phong đi trước chúng ta. Theo cách này, chúng ta sẽ nhận được phước hạnh.
Boaz
cũng bảo Ruth rằng ông đã truyền lệnh cho những người trẻ tuổi đừng quấy rầy
nàng, và nàng có thể tự do uống nước được cung cấp cho những người lao tác của
ông (2: 9). Khi anh em khát nước trong nếp sống hội thánh, hãy nhớ rằng có các
tín đồ đồng bạn có thể cung cấp nước cho anh em. Hãy học tập dự phần vào sự
cung cấp phong phú mà Chúa đã dành sẵn cho anh em trong Thân Thể.
Khi
nghe mọi lời nhân từ của Boaz, Ruth sấp mặt xuống trước mặt ông và hỏi: “Sao
tôi tìm được đặc ân trong mắt ông, để ông chú ý đến tôi, vì tôi là một khách
lạ?” (câu 10). Ruth không chỉ là một khách lạ; nàng còn là một người Moab bị khinh
miệt. Nhưng Boaz đáp lời rằng ông đã nghe về việc Ruth chăm sóc mẹ chồng nàng
và thể nào nàng đã lìa quê hương để di hành đến một đất nước xa lạ. Boaz đã làm
chứng cho nàng; nàng không tự làm chứng về mình. Chúng ta thường loan truyền
mọi kinh nghiệm chúng ta có. Chúng ta có thể nói: “Chúa ơi, Ngài không biết thể
nào tôi đã trả giá này và theo Ngài sao? Ngài dường như không biết”. Chúa đáp
lại: “Mặc dù Ta có vẻ không biết, nhưng Ta hoàn toàn biết rõ. Ta đã quá quen
thuộc với tình trạng của ngươi”. Chúng ta phải để Chúa làm chứng cho chúng ta.
Boaz
cũng nói về Ruth rằng nàng đáng được Chúa đền đáp cho công tác của mình, vì
nàng đã nương náu dưới cánh của Chúa (câu 12). Ruth không chỉ tin vào Đức Chúa
Trời của Naomi và trở về cùng với Naomi, nhưng nàng còn đến dưới đôi cánh bảo
vệ của Chúa. Nàng đã đi đến chỗ nhận biết Chúa cách riêng tư. Chúa của chúng ta
biết mọi điều chúng ta đã làm, và Ngài cũng biết cách đền đáp cho những ai trả
giá để theo Ngài.
Đây
là nếp sống Cơ Đốc. Hãy nói với Chúa rằng anh em yêu Ngài và anh em muốn dâng
cho Ngài trọn cuộc đời mình. Ngài sẽ đền đáp anh em bằng chính Ngài đến đời
đời.
SỰ CHĂM SÓC
CỦA BOAZ VƯƠN ĐẾN RUTH
Ruth
đáp lại với Boaz: “Chúa tôi ơi, hãy để tôi tìm được đặc ân trong cách nhìn của
ông; vì ông đã an ủi tôi, và phát ngôn cách nhân từ với đầy tớ gái ông, mặc dù
tôi không phải là một trong các đầy tớ gái của ông” (2: 13). Chắc chắn Ruth đã
ao ước là đầy tớ gái của Boaz. Khi mới đến cùng với mẹ chồng mình, nàng không
thể yên nghỉ nhiều, vì không có gì thuộc tương lai của họ được bảo đảm. Có thể
Ruth lo lắng xem xét điều gì sẽ xảy đến với họ. Nàng không có chồng, vì nàng là
một khách lạ, nghĩa là nàng không có người cung cấp và không có phần hưởng giữa
vòng dân mà nàng đang ở. Nàng ở với một góa phụ lớn tuổi và dường như vô vọng,
là người nàng cũng phải cung cấp cho. Tuy nhiên, bây giờ Ruth được an ủi bởi
người xa lạ giàu có này, người đó tình cờ là bà con gần gũi của chồng và cha
chồng quá cố của nàng.
Boaz
mời nàng ăn với những thợ gặt của mình, và chính ông mời nàng một ít thức ăn.
Dường như nàng phải ngồi rất gần ông, nhưng chúng ta được bảo rằng nàng ngồi kế
bên các thợ gặt của ông. Làm thế nào ông, một người chủ, có thể vươn tới nàng,
một người ngồi cách xa ông như thế? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đã kinh nghiệm
sự vươn xa của Chúa chúng ta trong sự chăm sóc của Ngài dành cho chúng ta.
Chúng ta thường cảm thấy như thể chúng ta ở quá xa Chúa nên không thể nhận được
bất cứ điều gì từ Ngài. Ngài là trung tâm và chúng ta cảm thấy mình ở hàng sau
cùng. Nhưng Ngài nói: “Đây là một điều chỉ dành cho ngươi”, và Ngài vươn tới
đúng nơi chúng ta ở. Phước hạnh trực tiếp đến với chúng ta. Chúng ta có thể cảm
thấy mình không biết Chúa ở đâu, nhưng bàn tay Ngài luôn luôn có cách tìm thấy
chúng ta.
PHẦN HƯỞNG
CHUNG VÀ PHẦN HƯỞNG ĐẶC BIỆT
Sau
khi Ruth đã ăn và thỏa mãn, nàng vẫn còn lại chút gì đó (Ruth 2: 14). Hễ khi
nào chúng ta vui hưởng Chúa, luôn luôn có đôi điều thêm nữa. Hơn nữa, Boaz
truyền lệnh cho những người trai trẻ rằng: “Hãy để nàng mót giữa vòng những bó
lúa, đừng khiển trách nàng. Cũng hãy chủ định để lúa từ các bó rơi xuống cho
nàng; hãy để lại hầu cho nàng có thể mót và đừng quở trách nàng” (câu 15-16).
Chúa làm cho chúng ta thỏa mãn như vậy trong nếp sống hội thánh. Thứ nhất,
chúng ta được đặt để ở đây qua sự tể trị của Đức Chúa Trời. Thứ hai, chúng ta
được an ủi bởi các sự bảo đảm của Ngài. Thứ ba, chúng ta được thỏa mãn bởi sự
cung ứng dư dật của Ngài. Dường như Ruth được khích lệ nhận lấy một điều gì đó
từ Boaz mà nàng vốn không được quyền nhận – và có lẽ không có sự dạn dĩ để nhận
– vì vậy ông bảo những người trai trẻ “hãy chủ định để lúa rơi từ các bó lúa
rơi xuống cho nàng”.
Từ ngữ
Hebrew được dịch là “bó” trong câu 16 là độc nhất trong Kinh Thánh. Ý nghĩa của
điều này là gì? Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là có hai loại phước hạnh được
chia phần cho chúng ta. Một phước hạnh thì tổng quát và được dự phần cũng như
được vui hưởng bởi tất cả những người theo Chúa. Đây là phước hạnh chung của
chúng ta. Tuy nhiên, phước hạnh thứ hai thì đặc biệt và độc nhất đối với mỗi cá
nhân tín đồ. Đây là phước hạnh đặc biệt. Về một mặt, tất cả chúng ta đều dự
phần vào cùng một Chúa, cùng một sự cứu rỗi và cùng một sự thỏa mãn và vui
hưởng trong Christ như phần hưởng của các thánh đồ trong ánh sáng (Col 1: 12). Mặt khác,
trong sự phát triển và tăng trưởng của chúng ta, chúng ta kinh nghiệm nhiều
điều mà trở nên là độc nhất của chúng ta. Nhiều chức vụ ra từ “các bó” này. Mỗi
chức vụ thuộc về một người mà chức vụ đó được ban cho để phát triển. Những gì
rơi từ các bó đặc biệt này là của một mình Ruth. Đó là phần hưởng đặc biệt của
nàng.
MỘT PHƯỚC
HẠNH DƯ DẬT
TRỞ NÊN SỰ
NUÔI DƯỠNG CỦA NGƯỜI KHÁC
Những
gì đến với Ruth ngày đó vượt xa những gì nàng có thể tưởng tượng hoặc hi vọng.
Chúng ta cũng vậy. Chúa sắp xếp những điều gì đó cho chúng ta vượt quá bất cứ
điều gì chúng ta có thể lường trước. Cứ như thể Ngài nói: “Khi thức ăn muốn
chúc phước cho ngươi, Ta sẽ thực hiện vượt quá mọi nguyên tắc được thiết lập.
thức ăn sẽ chúc phước cho ngươi cách tự do và dư dật”. Cuối cùng, trong một
ngày làm việc, Ruth có thể đập được một ephah lúa mạch đầy (Ruth 2: 17). Khi
trở về với Naomi, nàng có ephah lúa mạch này cũng như phần còn dư lại từ bữa ăn
với Boaz và các công nhân của ông. Hãy nhớ, cho dù chúng ta không thể tiêu hóa
hết mọi điều chúng ta nhận được, đó vẫn có thể trở nên thức ăn cho người khác.
Có thể chúng ta không có khả năng vui hưởng hơn mười phút trong một giờ đọc
Kinh Thánh, nhưng một giờ đọc Kinh Thánh đó cuối cùng sẽ vươn đến ai đó đang
cần.
NAOMI ĐÁP
LẠI SỰ NHÂN TỪ CỦA BOAZ
Naomi hỏi Ruth rằng nàng đã nhận được một sự nhân từ và rộng rãi như
vậy từ ai. Ruth đáp lại rằng tên người đó là Boaz. Naomi nghe được điều này, bà
dường như sáng tỏ sự việc sẽ mở ra như thế nào từ điểm đó trở đi. Bà nói:
“Nguyện người ấy được phước từ Chúa, là Đấng không từ bỏ sự nhân từ của Ngài
đối với người sống và kẻ chết” (Ruth 2: 20). Naomi thật sự thuộc linh. Bà nhận
thức rằng cuộc gặp gỡ giữa Ruth với Boaz là sự cung cấp của Đức Chúa Trời để
chuộc lại di sản cho họ trong miền đất và dấy lên con cái mang tên con trai bà,
người chồng quá cố của Ruth (4: 10).
LÚA MẠCH RỒI
ĐẾN LÚA MÌ--
SỰ PHỤC SINH
RỒI ĐẾN SỰ CHẾT
Trong
Ruth 2: 23, chúng ta được bảo: “vì vậy nàng ở gần những người nữ trẻ tuổi của
Boaz, mót lúa cho đến cuối mùa gặt lúa mạch và lúa mì; và nàng cư trú với mẹ
chồng mình”. Trong phần lời ngắn ngủi này, nhiều điều được chuyển tải. Mùa gặt
lúa mạch bắt đầu sau tiệc Vượt Qua và tiệc Bánh Không Men. Trong suốt thời gian
này, lúa mạch đầu mùa được dâng cho Chúa như của lễ dâng đưa qua đưa lại. Mùa
gặt lúa mì gắn với tiệc Ngũ Tuần, diễn ra năm mươi ngày sau tiệc trái đầu mùa
(Levi 23: 4-21). Lúa mạch gắn liền với sự phục sinh, trong khi lúa mì là tiêu
biểu về sự chết của Chúa trên thập tự giá. Trong phần này, sự phục sinh được
miêu tả trước và sau đó đến sự chết.
Chúng
ta phải kinh nghiệm sự phục sinh của Chúa trước khi có thể bước vào kinh nghiệm
sự chết của Chúa. Điều này tương ứng với trật tự trong Philippians, là nơi Paul
bảo chúng ta rằng ông tìm cách “để biết Ngài và quyền năng sự phục sinh của
Ngài, và tương giao về các nỗi khổ của Ngài, được đồng hóa với sự chết của
Ngài” (3: 10). Càng kinh nghiệm sự phục sinh của Chúa, chúng ta càng được làm
vững mạnh để nhận lấy con đường thập tự giá. Càng được Linh làm sống động,
chúng ta càng có thể kinh nghiệm công tác kết liễu của Linh.
Trong
lễ Ngũ Tuần, lúa mì đầu mùa được dâng cho Chúa. Điều này chỉ tỏ rằng anh em đã đật
đến một giai đoạn khác trong kinh nghiệm Christ của mình. Anh em không chỉ được
tái sanh; anh em còn kinh nghiệm sự dẫn dắt của Linh và đầy dẫy Linh. Anh em
thuộc về Linh. Anh em không chỉ gặt trong sự phục sinh (được biểu thị bởi tiệc
trái đầu mùa) mà còn đầy dẫy Linh (được biểu thị bởi lễ Ngũ Tuần – Công 2:
1-4). Khi đó anh em có thể chết với Christ. Trước hết anh em kinh nghiệm sự
phục sinh, kế đến anh em được đổ đầy trong linh, và sau đó anh em bước vào
trong kinh nghiệm sự chết của Christ và chết với Christ. Trước hết anh em kinh
nghiệm lúa mạch và sau đó tới lúa mì.
Chúng
ta càng được đổ đầy trong linh, Đức Linh càng thấm nhuần chúng ta; càng được
làm sống động, chúng ta càng có khả năng nói: “Tôi chết với Christ”. Chương hai
kết luận bằng việc Ruth gặt không phải lúa mạch mà là lúa mì. Mùa gặt lúa mì
kết thúc với tiệc Các Lều Tạm. Nói cách khác, khi tiến bộ trong giai đoạn này,
chúng ta có một chứng cớ rằng nếp sống của chúng ta ở trong lều trại. chúng ta
không còn thuộc thế giới này. Chúng ta thuộc về một mình Christ. Không một ai
có thể nói kinh nghiệm sự chết của Chúa trong chúng ta đòi hỏi bao nhiêu lâu.
Tuy nhiên, một ngày kia, Chúa sẽ gom mọi sự lại với nhau. Sự phục sinh đã được
Christ hoàn thành rồi, nhưng việc hoàn thành sự chết của Ngài trong chúng ta là
kinh nghiệm suốt đời của chúng ta. Một số diễn tiến nhanh chóng, một số khác từ
từ. Có một thời kỳ đặc biệt trong cuộc đời chúng ta khi mà chúng ta dự phần vào
sự phục sinh của Christ, nhưng đối với kinh nghiệm sự chết của Ngài, tất cả chúng
ta vẫn còn đang trên đường. Chúa chỉ bảo chúng ta phải tăng trưởng. Không một
ai có thể tăng trưởng dùm anh em. Chính anh em phải bước vào và hoàn thành diễn
trình này. Một ngày kia, Chúa sẽ nhóm họp mọi người lại, và đó là Tiệc Gặt Hái,
Tiệc Các Lều Tạm./.