AI ĐÃ XUI GIỤC ĐA-VÍT TU BỘ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN?
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh Thánh rất thường được viện dẫn để bài bác là trong II Sa-mu-ên 21:1 đối với I Sử ký 2:1. Trong II Sa-mu-ên 24:1 chúng ta lại đọc thấy: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên, Ngài giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng, mà rằng: Hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”. Trong câu trước, chúng ta được bảo cho biết là Đức Giê-hô-va đã giục lòng Đa-vít, khiến nhà vua chống lại dân sự mình khi bảo rằng “hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”. Còn trong câu sau, chúng ta lại được bảo cho biết là Sa-tan đã giục lòng Đa-vít đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên, và chúng ta bị chất vấn: “Phần ký thuật nào là đúng?”
Câu trả lời đơn giản cho thắc mắc này, là cả hai phần ký thuật đều đúng. Thật chính chúng ta không cần phải giả thiết là đã có một sai lầm len lỏi xâm nhập văn bản này, và rằng chữ “Ngài” đã xuất hiện ở đây thay vì chữ “Sa-tan”. Trong trường hợp này, thì những gì đã được chép trongII Sa-mu-ên 24:1 thật ra là: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên. Sa-tan đã giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng....” nghĩa là sở dĩ Đức Giê-hô-va nổi cơn thạnh nộ vì Ngài đã để cho Sa-tan giục lòng Đa-vít.
Lẽ dĩ nhiên, một sự nhầm lẫn như thế rất có thể len lõi xâm nhập văn bản, hoặc cũng có thể rằng đại danh từ Ngài thật ra ám chỉ Sa-tan tuy nó không được đề cập. Hoặc đại danh từ Ngài có thể được giải thích là ám chỉ một “ai đó” không được cho biết đó là “ai” (trong trường hợp này bản Việt văn sẽ dịch là “nó” hay “hắn”). Nếu quả thật là như thế thì lẽ dĩ nhiên, đã chẳng có gì là khó hiểu trong khúc sách này cả, nhưng cũng sẽ chẳng có chỗ khó hiểu nào là không thể vượt qua đối với người hiểu rõ những gì Thánh Kinh truyền dạy liên quan đến mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với sự cám dỗ, và thái độ của Ngài đối với Sa-tan.
Trong II Cô-rinh-tô 12:7 Phao-lô có bảo cho chúng ta biết vì e rằng ông lên mình kiêu ngạo vì đã được ban cho nhiều mặc khải, cho nên ông cũng bị một cái giằm xóc vào thịt, một “quỉ sứ” của Sa-tan “đã vả ông”, để ông khỏi kiêu ngạo quá đáng”. Vậy chủ đích của cái giằm xóc vào thịt, của con quỉ sứ của Sa-tan đó, rất có ích để giữ cho Phao-lô khỏi kiêu ngạo quá mức. Rõ ràng là chính Đức Chúa Trời đã khiến cho cây giằm kia xốc vào thịt, đã sai quỉ sứ của Sa-tan đến, nhưng con quỉ đó không phải là sứ giả của Sa-tan.
Nói khác đi, vì lợi ích cho chúng ta. Đức Chúa Trời có thể lợi dụng Sa-tan, tuy vốn là kẻ ác, để sửa trị chúng ta về phương diện đạo đức. Như Đức Chúa Trời từng khiến cho cơn giận của loài người ca tụng Ngài (Thi thiên 76:10) thể nào, thì Ngài cũng có thể khiến cho cơn giận của Sa-tan ca tụng Ngài y như thế. Điều mà Sa-tan muốn làm chỉ vì ác ý mà thôi, thì Đức Chúa Trời có thể lợi dụng để trở thành lợi ích cho chúng ta. Vậy trong trường hợp Đa-vít tu bộ dân Y-sơ-ra-ên thì chính là Sa-tan đã cám dỗ Đa-vít, nhưng là do Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan cám dỗ nhà vua. Đức Chúa Trời vẫn đứng phía sau sự thử thách và sự thất bại tiếp theo đó của Đa-vít nhờ đó mà có. Theo nghĩa này, thì chính Đức Chúa Trời đã giục lòng nhà vua hành động, để Đa-vít có thể khám phá ra - qua thất bại của nhà vua - đã có gì ở ngay trong lòng mình.
NHỮNG “LỖI LẦM” TRONG THÁNH KINH
Chẳng những thiên hạ bảo rằng trong Thánh Kinh chứa nhiều “mâu thuẫn” mà còn có rất nhiều “nhầm lẫn”, nhiều “lỗi” nữa. Một trong những lầm lỗi thường được các nhà phê bình phá hoại đề cập nhất là Ma-thi-ơ 27:9-10 “Bấy giờ được ứng nghiệm lời đấng tiên tri Giê-rê-mi đã nói rằng: Họ lấy ba chục bạc, là giá của Đấng đã bị định bởi con cái Y-sơ-ra-ên, và đưa bạc ấy và mua ruộng của kẻ làm đồ gốm y như lời Chúa dã truyền cho ta”.
Khúc sách được Ma-thi-ơ đề cập ở đây được tìm thấy trong một lời tiên tri mà Cựu ước kinh gán cho Xa-cha-ri (Xa-ch-ri 11:11-13). Thoạt nhìn thì dường như Ma-thi-ơ đã sai lầm khi gán cho Giê-rê-mi một lời tiên tri thật ra vốn là của Xa-cha-ri cả đến John Calvin dường như cũng tưởng rằng Ma-thi-ơ đã lầm, vì ông viết:
Tôi thú nhận là không biết tên của Giê-rê-mi đã len lỏi vào đây như thế nào, cũng chẳng bận tâm nhiều để tra vấn. Chính khúc sách ấy đã rõ ràng nêu tên Giê-rê-mi và đã lầm với tên của Xa-cha-ri; vì chúng ta không thấy (trong sách) Giê-rê-mi có câu nào thuộc loại ấy, cũng chẳng có câu nào thậm chí gần gần như thế nữa.
Khúc sách này đã được đưa ra như một bằng cớ chứng minh rằng các phần thuật sự trong các sách Phúc âm không nhất thiết là “sử ký” của những việc tuỳ thật sự xảy ra. Chúng ta có phải thú nhận là Ma-thi-ơ đã lầm không? Không, chẳng hề có chút cần thiết nào nhỏ nhặt nhất để thừa nhận điều đó.
LỜI TIÊN TRI
Trước hết, trong một số cổ bản, chữ Giê-rê-mi đã không thấy có, và khúc sách ấy được chép như sau “Bấy giờ được ứng nghiệm lời tiên tri” mà không ghi đó là nhà tiên tri nào. Trong một cổ bản khác, Xa-cha-ri xuất hiện thay vì Giê-rê-mi. Westcott và Hort đã không chấp nhấn bản dịch không có chữ Giê-rê-mi, cũng không chấp nhận bản dịch thay chữ Xa-cha-ri cho chữ Giê-rê-mi, nhưng ghi rằng hai cách dịch này, nhất là cách thứ nhất “rõ ràng là những cách dịch nên chối bỏ”. Bà Lewis bảo rằng một số cổ bản cổ nhất và tốt nhất không có chỗ Giê-rê-mi, cho nên rõ ràng chỗ sai lầm ở đây có thể là do sai lầm của người sao chép.
Tuy nhiên, các nhà phê bình văn bản giỏi nhất đều chấp nhận cách dịch có chữ Giê-rê-mi trong khúc sách này, và theo tôi, thì dường như đây có thể là cách dịch đúng nhất. Nếu trong sách Phúc âm Ma-thi-ơ hồi mới viết ra, Ma-thi-ơ đã dùng chữ Giê-rê-mi ở đây, thì phải chăng đó là một sai lầm? Không nhất thiết phải là như thế. Những từ ngữ hoặc nhiều câu tương tự như thế được tìm thấy trong lời tiên tri mà Cựu ước kinh của chúng ta mang danh Xa-cha-ri, thì điều đó là đúng, không chối cãi vào đâu được. Nhưng nếu căn cứ vào tất cả những chỗ đó để bảo rằng Giê-rê-mi đã không hề nói như thế là không đúng, vì có một sự kiện mà ai ai cũng biết, là các nhà tiên tri về sau của Cựu ước kinh rất thường trích dẫn những câu đã được các nhà tiên tri trước đó nói. Thí dụ trong Xa-cha-ri 1:4 chính Xa-cha-ri đã trích dẫn một câu được biết là của Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 8:11) còn trong khúc sách chúng ta đang khảo xét đây, rất có thể rằng Xa-cha-ri cũng đã trích dẫn của nhà tiên tri Giê-rê-mi.
Đã chẳng có phần ký thuật nào trong sách Giê-rê-mi như chúng ta hiện có trong bộ Cựu ước kinh bảo rằng chính nhà tiên tri Giê-rê-mi đã nói như thế, nhưng cũng chẳng có lý do nào cho chúng ta nghĩ rằng trong sách Giê-rê-mi mà chúng ta hiện có, có ghi lại tất cả các lời tiên tri mà Giê-rê-mi từng nói. Rất có thể rằng Xa-cha-ri đã có được những lời tiên tri của Giê-rê-mi, nhưng đã không có ghi lại trong sách Giê-rê-mi.
Hơn nữa, chính Xa-cha-ri từng nói trong Xa-cha-ri 7:7 “Ấy há chẳng phải (đó là) những lời mà Đức Giê-hô-va cậy các đấng tiên tri đời trước rao ra..... hay sao?”; cho nên, rõ ràng là Xa-cha-ri đã xem như một phần nhiệm vụ của ông, là phải nhắc lại các lời tiên tri của nhiều nhà tiên tri đã qua đời trước ông rồi. Nhất là ông vốn có xu hướng nhắc lại các lời tiên tri của Giê-rê-mi, vì giữa vòng dân Do-thái đã có dư luận nói rằng “thần của Giê-rê-mi đã giáng trên Xa-cha-ri”, cho nên chúng ta mới thấy rằng điều “sai lầm” vẫn được rêu rao là của Ma-thi-ơ, có vẻ như chẳng phải là một sai lầm gì cả một khi chúng ta đã khảo xét điều đó thật kỹ.
Có lẽ cần nói thêm rằng các nhà phê bình từng có nhiều thắc mắc là chẳng hay các chương sách kết thúc sách Xa-cha-ri có quả thật là một phần của các lời tiên tri của Xa-cha-ri hay không. Đã chẳng có gì trong chính các chương ấy cho thấy như thế cả. Quả thật là qua rất nhiều thế kỷ rồi, chúng đã được gắn vào với các lời tiên tri của Xa-cha-ri, nhưng đã chằng có chỗ nào khác trong Thánh Kinh bảo rằng chúng vốn là của Xa-cha-ri, và nhiều người đã cho rằng quả thật chúng không phải là của Xa-cha-ri, mà là của Giê-rê-mi.
Tuy nhiên, đây đã trở thành một vấn đề cho các nhà phê bình. Nếu cần phải chứng minh là như thế, thiết tưởng chỉ cần đơn giản có thêm một phần xác quyết tính chính xác của câu trong sách Ma-thi-ơ. Nhưng cho dù không làm như thế, nếu Xa-cha-ri là trước giả của lời tiên tri này (Xa-cha-ri 11:11-13) như chúng ta thấy chép trong Thánh Kinh, nó không hề chứng minh được rằng Giê-rê-mi đã không hề nói một lời tiên tri tương tự mà Xa-cha-ri đã trích dẫn, rồi Ma-thi-ơ đã trích dẫn thật chính xác. Còn các nhà phê bình thì lại phải sưu tầm nghiên cứu thêm nữa nếu họ muốn chứng minh rằng Ma-thi-ơ đã sai lầm.